VAI TRÒ CỦA DU LỊCH TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN, XU THẾ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TOÀN CẦU VÀ KHU VỰC
1. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân
Ngày càng có nhiều quốc gia đưa ra những chính sách hấp dẫn cũng như các khoản đầu tư lớn nhằm thu hút và phát triển Du lịch theo hướng lâu dài bởi họ nhận thấy những lợi thế mà nó đem lại. Vị trí của du lịch trong nền kinh tế quốc dân càng được khẳng định. Xét về ý nghĩa kinh tế, đầu tư cho du lịch thu lại lợi nhuận nhiều và thu hồi vốn nhanh. Du lịch được coi là “ngành công nghiệp không khói” hay “ngòi nổ để phát triển kinh tế” trong vấn đề thu hút ngoại tệ, doanh thu từ du lịch cao, tạo nhiều công ăn việc làm...
Để hiểu được vai trò to lớn của du lịch, ta sẽ đi phân tích các nội dung chủ yếu sau:
Biểu đồ doanh thu du lịch thế giới 2000
18%
50%
26%
2% 1%3%
Đông á vμ Thái Bình Dương
Châu Phi Trung Đông
Châu Mỹ
Nam á Châu Ău
Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới
Du lịch là một ngành kinh tế mang lại lợi nhuận cao, có khả năng thu hồi vốn nhanh và bảo toàn được vốn. Theo nghiên cứu của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) thì cứ
1 USD đầu tư vào công nghiệp đem lại 1,1 USD, nhưng 1 USD đầu tư vào du lịch sẽ
mang lại 1,4 USD. Khi lợi nhuận tăng, tất nhiên nó sẽ đóng góp được nhiều hơn vào Ngân sách nhà nước cùng với nguồn ngoại tệ lớn góp phần cải thiện cán cân thanh toán và phát triển nền kinh tế quốc dân.
Ở nhiều nước phát triển cũng như đang phát triển, du lịch là nguồn thu rất quan trọng từ thu nhập ngoại tệ và giải quyết được nhiều việc làm. Doanh thu toàn cầu đã lên tới 462 tỷ USD vào năm 2001 có nghĩa là thế giới thu khoảng 1,3 tỷ USD hoặc 1,4 tỷ Euro trong một ngày. So với năm 2000, doanh thu đã giảm 2,5% từ 474 tỷ USD. Tính bằng Euro, thì doanh thu du lịch quốc tế đã tăng lên 516 tỷ Euro từ 514 tỷ năm 2000, tăng 0,5% do đồng USD đã tăng 3% so với Euro. Doanh thu trung bình một lượt khách là 670 USD hoặc 750 Euro.
T riệu khách Doanh Thu
Hiện trạng khách vμ doanh thu du lịch thế giới 1990 - 2000
800
657
698
600
551
565
597
611
625
458
464
503
520
400
476
436
436
445
455
315
324
354
405
200
269
278
0
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Năm
Triệu khách
Triệu USD
Doanh thu du lịch quốc tế đạt mức tăng trưởng 4,5% so với năm 1999. Hơn nữa, thu nhập từ vận chuyển du lịch ước tính đạt 97 tỷ USD. Doanh thu cao nhất tính trên lượt khách là ở Châu Mỹ (1060 USD) tiếp sau là Nam Á (800 USD) và Đông Á và khu vực Thái Bình Dương (là 740 USD).
Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới
Trong năm 2000, Mỹ là nước dẫn đầu với doanh thu du lịch quốc tế là 85,2 tỷ USD. Ba điểm đến quan trong vùng Địa Trung Hải là Tây Ban Nha, Pháp và Italia, mỗi
nước đạt khoảng 30 tỷ. Anh đạt 20 tỷ và Đức, Trung Quốc, Áo và Canada mỗi nước
đạt trên 10 tỷ USD.
Đối với nhiều nước có nền du lịch phát triển mạnh như Mỹ, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Trung Quốc, và Đức... như số liệu từ bảng dưới đây thì doanh thu từ du lịch thật khổng lồ:
Bảng 1: 15 Nước có Doanh thu Du lịch lớn nhất thế giới
Đơn vị tính: Tỷ USD
Nước | 2000 | 2001 | Tỷ lệ thay đổi (%) 2001/2000 | Thị Phần (%) 2001 | |
1 | Mỹ | 82.0 | 72.3 | - 11.9 | 15.6 |
2 | Tây Ban Nha | 31.5 | 32.9 | 4.5 | 7.1 |
3 | Pháp | 30.7 | 29.6 | - 3.7 | 6.4 |
4 | Ý | 27.5 | 25.9 | - 5.7 | 5.6 |
5 | Trung Quốc | 16.2 | 17.8 | 9.7 | 3.8 |
6 | Đức | 17.9 | 17.2 | - 3.7 | 3.7 |
7 | Anh | 19.5 | 15.9 | - 18.8 | 3.4 |
8 | Áo | 10.0 | 12.0 | 19.7 | 2.6 |
9 | Canada | 10.7 | - | - | - |
10 | Hy Lạp | 9.2 | - | - | - |
11 | Thổ Nhĩ Kỳ | 7.6 | 8.9 | 17.0 | 1.9 |
12 | Mê Hi Cô | 8.3 | 8.4 | 1.3 | 1.8 |
13 | Hong Kong | 7.9 | 8.2 | 4.5 | 1.8 |
14 | Australia | 8.0 | 7.6 | - 4.8 | 1.6 |
15 | Thuỵ Sỹ | 7.5 | 7.6 | 1.6 | 1.6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt động của Du lịch Quốc tế ở Việt Nam - 1
- Hoạt động của Du lịch Quốc tế ở Việt Nam - 2
- Du Lịch Thế Giới Nhanh Chóng Ổn Định Và Hồi Phục
- Quá Trình Quốc Tế Hoá Đời Sống Kinh Tế Thế Giới
- Những Kết Quả Đạt Được Của Hoạt Động Du Lịch Quốc Tế
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới (Dữ liệu thu thập tháng 6, 2002)
Đổi mới và đẩy mạnh phát triển du lịch sẽ tạo ra động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, kéo theo phát triển nhiều ngành kinh tế như xây dựng, giao thông vận tải, bưu điên, ngân hàng…
Thực ra, khi du lịch phát triển hoặc khi chúng ta có chính sách phát triển du lịch thì tất yếu dòi hỏi về xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, các điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng sẽ tăng lên. Một quốc gia có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp hay có bề dày văn hoá với những di tích lịch sử nổi tiếng, những kỳ quan nổi tiếng chắc chắn sẽ hấp dẫn khách du lịch nhưng quốc gia đó sẽ thu hút được lượng khách nhiều hơn nếu biết đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, biết tôn tạo và phát triển đúng hướng.
Xét sâu xa hơn, du lịch và các ngành khác có mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại lẫn nhau. Ví như ở một số quốc gia có hệ thống giao thông vận tải thuận tiện, ngành
viễn thông và ngân hàng phát triển sẽ thúc đẩy khách du lịch đến với mình. Khi đến với Việt Nam, nhiều khách du lịch cảm thấy e ngại khi vẫn phải mang theo nhiều tiền mặt. Vì ở các nước phát triển, hầu hết việc thanh toán thông qua thẻ tín dụng và ngân hàng, hay qua Internet giúp khách du lịch thuận tiện trong việc đi lại, mua sắm, tiết kiệm được thời gian cho việc đi du lịch. Ngược lại, khi du lịch phát triển, nó sẽ buộc ngành ngân hàng tự cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ để cạnh tranh và thu hút khách hàng.
Hơn nữa, du lịch phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành công nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Khi khách du lịch lưu trú ở một nước hoảng năm ngày, họ sẽ phải tiêu thụ một khối lượng lớn lương thực. Không phải xây dựng nhà máy, không phải đầu tư nhiều vào đóng gói, bảo quản và vận chuyển, nước này có thể tiêu thu tại chỗ một khối lượng lớn thực phẩm, tạo ra nhiều việc làm và thu hút được số luợng lớn ngoại tệ.
Theo tính toán của Tổ chức Du lịch Thế giới, thì trong cơ cấu chi tiêu của du khách, có tới 40% số tiền khách đi du lịch dùng chi vào việc mua sắm. Đây là nhu cầu cần thiết của khách mà du lịch phải tìm cách đáp ứng, và việc đáp ứng nhu cầu này có thể tạo ra nhiều lao động cũng như thu được nguồn ngoại tệ cho đất nước.
Du lịch quốc tế cũng đem lại những điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các quan hệ kinh tế của các thương gia, các nhà đầu tư trong và ngoài nước thông qua việc khách du lịch kết hợp tham quan du lịch với việc tìm hiểu thị trường, môi trường đầu tư kinh doanh. Du lịch làm thay đổi sắc thái, cơ cấu kinh tế của mỗi vùng, mỗi địa phương và mỗi quốc gia. Thông qua việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch và các cung cấp dịch vụ khác, du lịch tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế huy động nguồn lực vật chất, lao động để phát triển kinh tế địa phương. Du lịch tạo điều kiện phát triển tới cả các vùng sâu, vùng xa, từ đó nâng cao trí thức, tạo việc làm và thu nhập cho người bản địa và từ đó tạo nên chính khoản đầu tư cho cuộc sống họ.
Du lịch quốc tế là chiếc cầu nối của tình hữu nghị, tạo sự hiểu biết giao lưu giữa các dân tộc, tạo nên một thế giới hoà bình, thịnh vượng và tôn trọng lẫn nhau.
Với vị trí kinh tế của du lịch như đã đề cập ở trên, nhiều nhà kinh tế còn gọi du lịch là “ngành xuất khẩu vô hình”:
Xét trên phương diện kinh tế, doanh thu du lịch quốc tế được xếp ngang hàng với doanh thu xuất khẩu và tiêu dùng trong du lịch quốc tế được xếp cùng với nhập khẩu. Đối với nhiều nước, du lịch quốc tế là nguồn không thể thiếu được trong khoản lợi nhuận thu được từ ngoại tệ.
Năm 1999, du lịch quốc tế và doanh thu từ vận chuyển hành khách đạt gần 8% tổng doanh thu xuất khẩu thực phẩm và Dịch vụ toàn cầu. Tổng doanh thu du lịch quốc tế, gồm cả lợi nhuận thu được từ vận chuyển du lịch quốc tế, ước tính đã tăng lên tới 555 tỷ USD, vượt qua tất cả các loại hình kinh doanh quốc tế khác.
Thu nhập xuât khẩu toμn cầu 1999
Sắt thép
Khoáng sản Thiết bị viễn thông
DƯt may
Máy tính & thiết bị VP
Nhiên liệu Thực phẩm
Sản phẩm hoá học
Sản phẩm tự động hoá
Du lịch
0
50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 550 600
Đơn vị tính: Tỷ USD.
Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới, Quỹ Tiền tệ Thế giới
Với vị trí kinh tế, chính trị, xã hội như vậy, du lịch quốc tế đã và đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong tổng thể nền kinh tế xã hội của mỗi nước, là mục tiêu phát triển của nhiều quốc gia. Như vậy, rõ ràng phát triển du lịch là một hướng đi đúng đắn.
Tình hình phát triển du lịch trên thế giới
Ngày nay cùng với xu thế toàn cầu hoá, thế giới ngày càng liên kết chặt chẽ hơn về mọi mặt, quan hệ giữa các quốc gia cũng trở nên mật thiết hơn. Hợp tác để phát triển kinh tế là mục đích của các nhà chính trị và các quốc gia. Việc tạo dựng ngôi nhà chung Châu Âu, hệ thống quy đổi đồng tiền chung đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập cảnh giữa các nước với nhau, dễ dàng trong việc thanh toán, kích thích nhu cầu đi lại thăm quan du lịch. Hơn nữa việc bùng nổ các phương tiện chuyên trở hiện đại ở mọi nơi mọi lúc giúp rút ngắn được thời gian hành trình, lưu trú, giảm chi phí cho du khách, kéo dài thời gian giải trí vốn eo hẹp của khách du lịch. Ngoài ra, Cuộc cách mạng Công nghệ Thông tin (Information Technology Revolution) đã phát triển rộng rãi trên toàn thế giới nhờ những tiến bộ toàn cầu hoá nền kinh tế. Và sự phát triển công nghệ thông tin liên lạc sẽ ngày càng đẩy nhanh sự cá nhân hoá. Điều này cũng phản ánh trong ngành công nghiệp du lịch. Một cá nhân giờ đây tuỳ ý lựa chọn điểm du lịch, đặt vé máy bay, chương trình du lịch, ăn nghỉ và thậm chí đặt du lịch tự chọn ngay tại nhà của mình. Thậm chí khoản tiền trả cho các công ty hàng không, các công ty du lịch, khách sạn... đều qua Internet, một phần của hệ thống thương mại điện tử. Nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, thu nhập có thể tiêu dùng tăng, giáo dục phát triển, và mật độ thông tin tạo nên sự đa dạng trong việc lựa chọn và làm cho nhu cầu của du khách cũng nhiều hơn.
Trong qúa trình phát triển, du lịch thế giới đã hình thành các khu vực lãnh thổ với các thị phẩn khách du lịch quốc tế khác nhau. Năm 1999, Châu Âu là khu vực đứng đầu với 58,7% thị phần khách du lịch quốc tế. Tiếp đó là Châu Mỹ với 19,3%, Đông Á - Thái Bình Dương 14,35%... Tuy nhiên bước vào thế kỷ XXI, hoạt động du lịch có xu
hướng chuyển dịch sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới đến 2010 khu vực Đông Á - Thái Bình Dương sẽ vượt Châu Mỹ, và trở thành khu vực đứng thứ 2 sau Châu Âu về đón khách du lịch quốc tế, với 22,08% thị phần và đến năm 2020 là 27,34%.
2.1 Tổng quan hoạt động du lịch thế giới theo vùng
2.1.1 Châu Âu: Là khu vực phát triển nhất của du lịch thế giới năm 2000, thu hút lượng du khách lớn đến với Đức tham dự EXPO 2000 và tới Italia với lễ hội Vatican. Các nước Đông Âu đã hồi phục trở lại sau xung đột Kosovo và Thổ Nhĩ Kỳ cũng hồi phục lại sau 2 năm du lịch suy giảm do sự bất ổn định về chính trị cũng như xuất hiện nhiều thảm hoạ tự nhiên. Croatia tiếp tục phát triển mạnh sau 1 năm suy xụp, đón 2 triệu lượt khách vào năm 1999. Slovania cũng có bước nhảy vọt (tăng 23%), Macedonia (tăng 24%), Bosnia Herzegovina (tăng 24%) và Nga (15%), Phần Lan
Lượt khách | |||||
720 | |||||
696.7 | 692.7 | ||||
700 | |||||
680 | |||||
660 | 652.2 | ||||
640 | 628.9 | ||||
620 | |||||
600 | |||||
580 | |||||
Năm | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 |
triệu
(10%), Estonia (16%).
Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới
2.1.2 Châu Mỹ: Đạt mức tăng trưởng nhanh nhất vùng Ca-ri-bê (tăng 7,5%), trong khi Trung tâm và Bắc Châu Mỹ cũng đạt những mức tăng khích lệ 7% và 5,7%. Lượng khách đến với Mỹ tăng lên 4,9% do các thị trường chính ở các nước khác tiếp