Hồ Chí Minh, với phương thức bảo lãnh là cam kết chắc chắn. Việc thực hiện bảo lãnh phát hành đối với cổ phiếu vẫn còn ở mức hạn chế, trong năm qua chỉ có một số CTCK triển khai được hợp đồng bảo lãnh phát hành đối với cổ phiếu, như BVSC thực hiện bảo lãnh phát hành cho CTCP Kinh Đô miền Bắc và miền Nam. CTCK Ngân hàng á Đông bảo lãnh phát hành cho 9 công ty cổ phần với giá trị bảo lãnh không quá 8 tỷ/công ty. Còn lại các CTCK chủ yếu làm đại lý phát hành.
CTCK triển khai tích cực nhất hoạt động làm đại lý phát hành cho các doanh nghiệp cổ phần hoá trong năm 2005 la BSC với tổng số 11 hợp đồng,chiếm 80% tổng số hợp đồng đại lý phát hành của các CTCK, tiếp theo la IBS với 4 hợp đồng ký trong năm. Tổng giá trị bảo lãnh phát hành CK trong năm 2005 của CTCK đạt 21.548 tỷ đồng, tăng 155,7% so với năm 2004. Đồng thời, doanh thu từ hoạt động này cũng đạt 42,2 tỷ đồng, tăng 129% so với năm trước. Tuy nhiên, hoạt động bảo lãnh phát hành trong năm 2005 chỉ tập trung ở một số CTCK thuộc khối ngân hàng quốc doanhvà có một số công ty đã hạch toán tiền thu được từ dịch vụ đại lý phát hành vào doanh thubảo lãnh phát hành như TSC, SSI. CTCK có giá trị bảo lãnh phát hành cao nhất trong năm 2005 la ARSC đạt 12,010 tỷ đồng, tiếp theo là VCBS đạt 4.434 tỷ đồng..
Trong năm 2006, BVSC chiếm hơn 70% thị trường về tổng số lượng các đợt phát hành cổ phiếu và giá trị nhận làm đại lý, bảo lãnh phát hành cho các đơn vị phát hành cổ phiếu ra công chúng. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành mới được SSI bổ sung vào tháng 5/2006, nhưng công ty đã thực hiện bảo lãnh cho 3 doanh nghiệp niêm yết gồm Sacom, Bibica, và mới hơn SSI cộng tác với AZN bảo lãnh thành công 900 tỷ đồng trái phiếu cho EVN, kết thúc năm 2006 bằng việc hoàn tất hợp đồng bảo lãnh 1.000 tỷ đồng cổ phiếu cho Vinashin.
Doanh số bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành của 1 số CTCK như AGRISECO là 3.290 tỷ đồng chiếm khoảng 8,25% doanh số, BVSC là khoảng 13 tỷ chiếm 19,72 tổng doanh thu, SSI là 8,91 tỷ chiếm 2,67% tổng doanh thu
6. Kết quả hoạt động của các CTCK trong thời gian qua.
Trong năm 2005, tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh CK và lãi đầu tư của CTCK đạt 680,3 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ hoạt động kinh doanh đạt 298,7 tỷ đồng ( chiếm 44%) và lãi đầu tư đạt 382 tỷ đồng ( chiếm 56%). Lãi đầu tư có giá trị lớn tập trung chủ yếu ở 1 số công ty như ARSC đạt 218, 7 tỷ đồng, VCBS đạt 74,3 tỷ đồng, IBS đạt 36,1 tỷ đồng và ACBS đạt 31 tỷ đồng. Hầu hết các CTCK đều đạt mức lợi nhuận khá khả quan với tổng lợi nhuận thu được đạt 167 tỷ đồng, tăng 38,8% so với tổng lợi nhuận năm 2004 của các công ty, riêng công ty Mê Kông vẫn tiếp tục bị thua lỗ 2,8 tỷ đồng. Công ty đạt mức lợi nhuận cao nhất là VCBS ( 40,3 tỷ đồng), thấp nhất là Haseco ( 1,2 tỷ đồng)
Sau đây là bảng thống kê doanh thu và lợi nhuận sau thuế của 15 CTCK tại Việt Nam, các CTCK còn lại do mới thành lập trong năm 2006 nên chưa có số liệu thống kê đầy đủ về doanh thu và lợi nhuận.
Bảng 11
Tên công ty | Doanh thu | Lợi nhuận sau thuế | |
1 | Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt | 92,236,522,896 | 50,893,882,212 |
2 | Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam | 200,540,000,000 | 51,180,000,000 |
3 | Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn | 378,508,612,998 | 242,030,533,143 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Phát Triển Của Các Công Ty Chứng Khoán Tại Việt Nam
- Thực Trạng Hoạt Động Nghiệp Vụ Của Các Ctck
- Hoạt Động Bảo Lãnh Phát Hành, Đại Lý Phát Hành
- Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Còn Ở Trình Độ Thấp Và Thiếu Tính Đồng Bộ, Thiếu Tính Ổn Định Cũng Ảnh Hưởng Đến Việc Đầu Tư Mở Rộng Hệ Thống
- Định Hướng Phát Triển Các Ctck Trong Giai Đoạn Tới.
- Từng Bước Nâng Cấp Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật .
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng á Châu | 112,950,984,891 | 84,115,562,711 | |
5 | Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh | 114.712.545.802 | 90.970.287.752 |
6 | Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Sài gòn Thương Tín | 10,501,571,114 | 4,861,728,510 |
7 | Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam | 102,874,385,536 | 25,723,295,985 |
8 | Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam | 594,240,000,000 | 41,000.000.000 |
9 | Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam | 234.330.452.000 | 108.850.736.000 |
10 | Công ty Cổ phần Chứng khoán Mê Kông | 20.346.421.000 | 5.857.844.000 |
11 | Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long | 6,354,729,646 | 4,458,842,118 |
12 | Công ty TNHH Một thành viên Chứng khoán Ngân hàng Đông á | 42,566,606,282 | 21,838,448,748 |
13 | Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng | 28,760,886,777 | 20,380,680,117 |
14 | Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình | 4,144,264,614 | (250,957,803) |
Công ty Cổ phần Chứng khoán Đại Việt | 4,055,485,673 | 1,069,672,673 |
(Nguồn : Các báo cáo tài chính của các CTCK )
Sang năm 2006, các CTCK, đặc biệt là các CTCK đã có vị trí trên TTCK,chiếm thị phần lớn trên thị trường, đều đạt mức siêu lợi nhuận. Dẫn đầu là SSI với hơn 242 tỷ đồng, gấp 1,4 lần tổng doanh thu cả năm 2005 của 14 CTCK. Tiếp theo là VCBS với 108.85 tỷ, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2005 ( 40,3 tỷ ), HSC với 90,9 tỷ, ACBS với 84,11 tỷ, BSC và BVSC đều đạt trên 50 tỷ. CTCK Hải Phòng có lợi nhuận là hơn 20 tỷ đồng trong khi doanh thu là hơn 28 tỷ đồng. Những con số ấn tượng trên cho thấy, trong năm 2006, các CTCK đã đạt mức siêu lợi nhuận mà ít có ngành dịch vụ nào có thể đem lại tương tự như vậy. Đây cũng là chính là nguyên nhân của sự ra đời ồ ạt của các CTCK trong năm 2006.
Tuy nhiên, bên cạnh những công ty đã hoạt đông thâm niên, đạt được mức siêu lợi nhuận thì những công ty mới thành lập lại gặp phải không ít những khó khăn do chưa có khách hàng và chi phí để duy trì công ty lại khá lớn. Giám đốc một công ty chứng khoán tiết lộ, theo bảng thống kê hoạt động môi giới hằng tháng từ các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE), chỉ khoảng 20 trên tổng số hơn 50 công ty thành viên có lãi hoặc huề vốn. Số còn lại lỗ từ nhẹ đến nặng, thậm chí có đơn vị chỉ thu được
200.000 đồng mỗi ngày phí giao dịch.
Các CTCK đã giúp Chính phủ thực hiện quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp thu hút được nguồn vốn khá lớn từ các nhà đầu tư,đồng thời mang lại nguồn thu đáng kể cho Ngân sách nhà nước thông qua việc nộp các loại phí, lệ phí và thuế do hầu hết các CTCK đều làm ăn có lãi trong thời gian qua. Tính đến hết ngày 31/12/2006, đã có 193 công ty niêm yết tại TTGDCK Hà Nội và Hồ Chí Minh.Tổng giá trị vốn đạt
221.156 tỷ đồng ( tương đương 14 tỷ USD), bằng 22,7% GDP năm 2006, tăng 20 lần so với cuối năm 2005.
III. Vai trò của CTCK trong sự phát triển của TTCK Việt Nam..
1. Các CTCK đã góp phần to lớn vào sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 7 năm quan.
Theo báo Đầu tư chứng khoán (7/2007), tính đến hết ngày 27-7-2007, UBCKNN đà cấp phép cho 59 công ty chứng khoán hoạt động, đã có mặt trên hầu hết các tỉnh, thành phố lớn, có đại diện nhận lệnh tại nhiều tỉnh, thành phố khác với khoảng 243.809 tài khoản ( tính đến cuối tháng 6/2007).
Để thấy được vai trò của các CTCK với TTCK Việt Nam ,chúng ta có thể đánh giá tổng quan sự phát triển của TTCK Việt Nam trong thời gian qua. Sau 6 năm hoạt động và phát triển, TTCK đã có được những thành tựu đầy ấn tượng, khẳng định cho sự chuyển đổi thành công sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Tại thời điểm ban đầu, khi TTGDCK tp Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động ngày 28/7/2000 mới chỉ có 2 cổ phiếu được đưa vào giao dịch với tổng giá trị vốn niêm yết là 270 tỷ đồng và 6 CTCK đăng ký làm thành viên. Cho đến cuối năm 2005, tổng giá trị thị trường của các chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch theo mệnh giá đạt 47.478 tỷ đồng, tương đương 6,1% GDP, trong đó cổ phiếu chiếm 1,2% GDP và trái phiếu chiếm 4,9% GDP. Số CTCK thành viên được cấp phép hoạt động là 15 công ty.
Năm 2006, TTCK có sự tăng trưởng vượt bậc cả về số lượng hàng hoá, giá trị giao dịch và sự tham gia của các nhà đầu tư. Tính đến ngày31/12/2006 đã có 193 công ty niêm yết tại TTGDCK Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tổng giá trị vốn đạt 221.156 tỷ đồng (tương đương 14 tỷ USD) bằng 22,7% GDP năm 2006, tăng gần 20 lần so với cuối năm 2005 và vượt xa mục tiêu đạt 15% GDP vào năm 2010 của chiến lược phát triển TTCK. VN-Index tăng
mạnh, đạt 751,77 điểm vào phiên giao dịch cuối cùng của năm 2006, tăng 144% so với mức 307,5 điểm của phiên cuối cùng của năm 2005 trong khi mức tăng trưởng của năm 2005 chỉ là 28%. Thị trường trái phiếu cũng có sự phát triển tương tự. Tính đến cuối năm 2006 đã có 458 loại trái phiếu được giao dịch, trong đó có trái phiếu Chính phủ, trái phiếu thành phố và trái phiếu các ngân hàng thương mại với tổng giá trị 70.000 tỷ đồng chiếm 7,7% GDP.
Bước sang đầu năm 2007, TTCK tiếp tục tăng trưởng mạnh, đặc biệt là giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ số VN-Index và HASTC đều tăng trưởng mạnh. VN-Index nhanh chónh vược mốc 1000 điểm, ghi kỷ kục ở mức 1.170,67 điểm vào ngày 12/3/2007. Đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng 3/2007 VN-Index đạt mức 1.071,33 điểm, tăng 44,53% so với phiên mở cửa năm 2007. Kết thúc quý I/2007 HASTC đạt mức 404.08 điểm, tăng 67,03% so với phiên giao dịch đầu năm 2007. Trong quý, HASTC cũng đạt mức kỷ lục 454,81 điểm vào ngàn 3/3/2007. Bên cạnh việc đầu tư thông qua các TTGDCK nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng tham gia mạnh mẽ vào việc mua cổ phần, cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa được niêm yết tại các TTGDCK. Điều này cho thấy quy mô và phạm vi của TTCK phát triển sâu và rộng hơn.
TTCK Việt Nam có được sự lớn mạnh như hiện nay, một phần là nhờ vào đường lối phát triển đúng đắn của Nhà nước, mặt khác là sự đóng góp của các tổ chức có liên quan trong đó có sự góp phần của các CTCK với vai trò là nhà tạo lập thị trường. Các CTCK đã không ngừng hoàn thiện và đa dạng hoá các loại dịch vụ nhằm phục vụ tốt hơn cho các nhà đầu tư CK đồng thời làm tốt vai trò của mình giúp TTCK hoạt động có hiệu quả hơn.
2. Công ty chứng khoán đã và đang giúp Nhà nước triển khai thực hiện bán cổ phần DNNN thông qua cơ chế đấu giá trên thị trường chứng
khoán, góp phần đem lại nguồn thu lớn hơn cho các doanh nghiệp và Nhà nước.
Tính đến nay, các trung tâm giao dich chứng khoán ( TTGDCK) đã tổ chức được 250 phiên đáu giá, bán hơn 1.053 triệu cổ phiếu, thu hơn 34.509 tỷ đồng.
Các CTCK đã giúp Nhà nước thực hiện thành công việc cổ phần hoá DNNN và các doanh nghiệp tư nhân giúp các doanh nghiệp thu hút được nguồn vốn cần thiết phục vụ sản xuất và mở rộng sản xuất. Các CTCK cũng giúp Nhà nước phát hành các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty và chứng chỉ quỹ giúp quá trình cổ phần hoá của các doanh nghiệp được đẩy nhanh ,mạnh và tích cực hơn. Đặc biệt bắt đầu từ năm 2007, theo chủ trương của Chính phủ , Việt Nam sẽ tập trung thực hiện cổ phần hoá hàng loạt những tổng công ty, tập đoàn kinh tế lớn. Trong giai đoạn này, nhiệm vụ quan trọng của các CTCK chính là giúp Nhà nước thực hiện tốt kế hoạch cổ phần hoá trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, nhờ hoạt động kinh doanh tốt, thu được lợi nhuận cao nên các CTCK cũng đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua việc đóng góp thuế , phí , lệ phí. Với sự gia tăng không ngừng của các CTCK và việc TTCK Việt Nam đang thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thì hoạt động kinh doanh của các CTCK hiên nay đã ,đang và sẽ có những đóng góp vào nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN.
I. Những thách thức mà công ty chứng khoán còn gặp phải:
Do thị trường chứng khoán còn non trẻ và qua mới mẻ tại Việt Nam, nên các công ty chứng khoán Việt Nam đã gặp không ít những khó khăn trong quá trình thành lập và hoạt động. Có thể kể đến những yếu tố sau:
1. Các công ty chứng khoán thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn
- Do tại Việt Nam, thị trường chứng khoán còn qua mới mẻ,nên nghề môi giới, tư vấn và liên quan đến chứng khoán chưa thực sự phổ biến và chưa được đào tạo một cách bài bản: Hầu hết các nhân viên của các công ty chứng khoán đều chỉ được đào tạo về chứng khoán thông qua các lớp cấp tốc hoặc được đào tạo sau khi tuyển dụng. Nguồn nhân lực cao cấp cũng còn rất thiếu. Chính vì thế mà các công ty chứng khoán chưa có được những dịch vụ tư vấn có chất lượng và chưa thực sự tạo được niềm tin ở nhà đầu tư. Hiện nay, cũng chưa có chương trình đào tạo chuyên sâu cho cán bộ lãnh đạo cũng như nhân viên hành nghề kinh doanh CK còn thiếu, chưa theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Trong năm 2006, do sự ra đời ồ ạt của các CTCK mà tình trạng thiếu nhân viên càng trở nên trầm trọng, các CTCK đua nhau đưa ra các chính sách nhằm thu hút và giữ người tài, việc thay đổi nhân sự liên tục xảy ra.
Có thể nói, nguồn nhân lực có trình độ là một yếu tố quyết định đến sự thành công của các CTCK, trong khi đó, tại Việt Nam,nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của thị trường còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng nên đây là một vấn đề đặt ra với các CTCK tại Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới.