Hoạt Động Bảo Lãnh Phát Hành, Đại Lý Phát Hành


Bảng 7


NĂM

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tínhđếnhết 26/6/2007

Khối lượng GD

3.

662.790

19.721.930

37.008.649

53.155.990

248.072.240

353.070.622

1.120.781.696

1.135.007.203

Giá trị giao dịch (

TR.Đ)

92.357

1.034.721

1.080.891

2.998.321

19.887.150

26.877.959

86.829.274

122.733.726

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 6

(Nguồn : SGDCKTp.Hồ Chí Minh)


Nhìn vào bảng thông kê kết quả giao dịch qua các năm, chúng ta có thể thấy là khối lượng và giá trị giao dịch tăng đều qua các năm. Trong 4 năm từ năm 2000 đến năm 2003 tổng KLGD chỉ đạt khoảng hơn 100 triệu giao dịch, nhưng đến năm 2004 và 2005 KLGD đã tăng mạnh đạt khoảng 250 và 350 triệu giao dịch. Năm 2006 đánh dấu bước ngoặt trong sự phát triển của TTCK Việt Nam nói chung và các CTCK tại Việt Nam nói riêng khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO khẳng định vị thế của chúng ta trong sự hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể nói năm 2006 là năm thăng hoa của các CTCK tại Việt Nam với tổng khối lượng giao dịch đạt 1.120 triệu giao dịch với tổng giá trị giao dịch đạt 86.830 tỷ đồng. Về khối lượng giao dịch năm 2006 toàn thị trường tăng 300% so vớii năm 2005 đạt 1.120,78 triệu giao dịch trong đó cao nhất là giao dịch cổ phiếu đạt gần 540 triệu giao dịch, tăng 5,67 lần so với năm 2005, tiếp theo là trái phiếu chiếm 477,5 triệu giao dịch- tăng 200% so với năm 2005, chứng chỉ quỹ chỉ đạt khoảng 100 triệu giao dịch tăng 400%. Các CTCK Việt Nam đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển đó đồng thời cũng hoạt động hiệu quả và thu được những khoản lợi nhuận lớn. Chỉ riêng hoạt động môi giới, với phí môi giới là 0,5 % thì lợi nhuận từ hoạt động này trong giai đoạn TTCK bùng nổ là không nhỏ. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2007, tổng KLGD toàn thị trường đã đạt hơn


1.135 triệu giao dịch, tăng hơn KLGD cả năm 2006 15 triệu giao dịch. Trong đó, số lương giao dịch cổ phiếu tăng mạnh với hơn 789 triệu giao dịch.

Biểu 8


800000000

700000000

600000000

500000000

400000000

300000000

200000000

100000000

0


KLGDCP KLGDTP

KLGDCCQ

2005 2006 Jun-

07

(Nguồn : SGDCKTp.Hồ Chí Minh)


Chỉ qua một vài con số cụ thể trên, chúng ta cũng có thể cảm nhận được phần nào sự trưởng thành mạnh mẽ về quy mô của TTCK Việt Nam trong đó có sự đóng góp không nhỏ của CTCK.


-Hoạt động môi giới cổ phiếu


Bảng 9


NĂM

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tính đến hết

26/6/2007

Giá trị GD ( Tr.Đ)

90.215

964.020

959.330

502.022

1.970.969

2.784.291

35.472.342

95.852.455

Khôi lượng GD

3.641.000

19.028.200

35.715.939

28.074.150

72.894.288

94.846.187

538.536.869

789.482.037

(Nguồn : SGDCKTp.Hồ Chí Minh)

Nhìn vào bảng 10 ta có thể thấy khối lượng và giá trị giao dịch cổ phiếu qua mỗi năm tăng mạnh.Tại sàn Hostc số lượng cổ phiếu niêm yết từ 33 cổ phiếu cuối năm 2005 tăng lên 107 cổ phiếu vào cuối năm 2006. Tổng khối lượng giao dịch năm 2006 tăng 5,7 lần so với năm 2005 từ 94.846.187 cổ phiếu lên 538.536.869. Giá trị giao dịch năm 2006 tăng hơn 12,7 là so với năm 2005 từ 2.784 tỷ lên tới 35.472 tỷ đồng. Trong năm 2005, hai CTCK luôn dẫn đầu về thị phần giao dịch cổ phiếu là BVSC chiếm 23,04% thị phần và SSI chiếm 16,09% thị phần. BVSC là công ty đầu tiên và có nhiều kinh nghiệm cũng như uy tín trong việc thu hút khách hàng, còn SSI là công ty có khả năng tiếp thị và nắm bắt được nhu cầu thị trường nên đã thu hút được một lượng khách hàng khá đông. Tiếp theo là CTCK BSC chiếm 11,67% thị phần, ACBS chiếm 11,48%, IBS chiếm 10,07%, VCBS chiếm 8,05%. Trong năm 2006, 2 công ty SSI và BVSC vẫn dẫn đầu thị trường về thị phần hoạt động môi giới cổ phiếu. Với việc tham gia thị trường ngay từ đầu, cùng với SSI, BVSC là công ty có thị phần cao nhất trong hoạt động môi giới chứng khoán với khoảng 20% khoảng 16.000 tài khoản,SSI quản lý khoảng 15.000 tài


khoản trong tổng số 80000 tài khoản trên TTCK ( tính đến 30/11/2006) chiếm thị phần 19%. Riêng khối đầu tư nước ngoài SSI chiếm trên 60% thị phần với trên 1000 tài khoản trong số 1.700 tài khoản của đối tượng này. Về giá trị giao dịch, SSI phụ trách 20% giá trị giao dịch tại sàn Tp. Hồ Chí Minh và khoảng 40% tại sàn Hà Nội.

- Hoạt động môi giới trái phiếu

Bảng 10


NĂM

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tính đến hết 26/6/2007

KLGD

21.790

693.730

1.292.710

25.081.840

171.679.232

232.110.825

477.500.447

225.119.155

GTGD(

Tr.đ)

2.143

70.702

121.561

2.496.299

17.883.282

23.837.589

48.654.249

23.64.035

(Nguồn : SGDCKTp.Hồ Chí Minh)


Khối lượng và giá trị giao dịch trái phiếu tăng đều qua các năm tuy nhiên trong giai đoạn 2000-2003 khối lượng và giá trị giao dịch còn nhỏ bé, từ năm 2004-2006 tình hình giao dịch trái phiếu có nét nổi trội hơn. Năm 2005, tổng giá trị giao dịch đạt 23.883tỷ đồng, tăng 32,83% so với năm 2004 Tuy nhiên việc thực hiện giao dịch cũng chỉ tập trung ở một số CTCK như VCBS ( chiếm 48,34%), BSC ( chiếm 21,35%), ACBS ( chiếm 13,08%).

. Năm 2006, giá trị giao dịch đạt 48.654 tỷ tăng 104% so với năm 2005. Tuy nhiên trong 2 quý đầu năm 2007, giá trị giao dịch trái phiếu chưa đạt tới 50% so với năm 2006 do thị trường có phần ảm đạm.

Tính đến cuối năm 2006, đã có 456 loại trái phiếu được giai dịch, trong đó có trái phíêu Chính phủ, trái phiếu thành phố và trái phiếu các ngân hàng thương mại với tổng giá trị 70.000 tỉ đồng, chiếm 7,7%


Trong thời gian vừa qua, các CTCK luôn chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường hỗ trợ thông tin tư vấn cho người đầu tư, đã và đang hoàn thiện hơn cơ sở vật chất cho hoạt động môi giới như thực hiện đúng quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn về diện tích sàn giao dịch tối thiểu để phục vụ tốt các nhà đầu tư, hệ thống công nghệ thông tin cũng được đổi mới, nhà đầu tư có thể tiếp cận thông tin và thực hiện đặt lệnh giao dịch một cách thuận tiện và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí. Ngoài ra các CTCK còn áp dụng chính sách thu phí linh hoạt theo hướng khuyến khích giao dịch ( giảm phí môi giới cho khách hàng có giá trị giao dịch lớn) phù hợp với điều kiện thị trường nên đã thu hút được dông đảo nhà đầu tư đến với công ty của mình, các CTCK ra đời sau, do chưa có nhiều khách hàng nên đã đưa ra nhiều chính sách khá ưu đãi như miễn phí mở tài khoản, giảm phí giao dịch trong 2 tháng đầu. Các CTCK cũng phối hợp thường xuyên và đồng bộ bới các tổ chức tài chính –tín dụng như với các NHTM cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng như cho vay cầm cố chứng khoán, cho vay ứng trước tìen bán chứng khoán và cổ tức, cho vay hỗ trợ kinh doanh chứng khoán niêm yết.

Nhìn chung, đây là nghiệp vụ cơ bản và được các CTCK chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong thời gian vừa qua, các CTCK đã làm tốt vai trò trung gian trên TTCK, thực hiện tốt nhiệm vụ môi giới chứng khoán, giúp các nhà đầu tư và các doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn đến được với nhau.

Doanh thu từ hoạt động môi giới kinh doanh của 1 số CTCK lớn như SSI tính đến hết năm 2006 đạt 49,2 tỷ,chiếm 14,47% tổng doanh thu, BVSC tính đén hết tháng 9/2006 là 18.668.921đồng, chiếm 34% doanh thu, Haseco là 1,59 tỷ chiếm 13,6 % doanh thu, ACBS là 23,8 tỷ chiếm 21,09% tổng doanh thu.


2.-Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán.

Hiện nay hầu như các CTCK đều thực hiện tư vấn miễn phí cho các nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên hoạt động này vẫn chưa được đẩy mạnh. Chất lượng tư vấn còn thiên về việc cung cấp thông tin mà chưa có tính chất chuyên nghiệp, hàng tuân, hàng tháng, hàng quý, các CTCK đều đưa ra những bản báo cáo phân tích thị trường có chiều sâu nhưng lại thiếu tính cập nhật. Chính vì thế mà các CTCK vẫn chưa có được niềm tin của các nhà đầu tư. ở những nước phát triển, nhà đầu tư phải trả phí cho dịch vụ tư vấn. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, cả 60 CTCK đều cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán miễn phí. Do TTCK Việt Nam mới hình thành nên hầu như các CTCK chưa có được những nhân viên được đào tạo chuyên sâu và có kiến thức để nâng cao chất lượng tư vấn đầu tư cho các nhà đầu tư.

Về hoạt động tư vấn niêm yết. Trong năm 2005 dịch vụ này còn hạn chế cả về số lượng và chát lượng. Năm 2005, số tổ chức phát hành được UBCKNN cấp phép niêm yết còn rất khiêm tốn mới chỉ có 15 tổ chức, tăng 7 tổ chức so với năm 2004.

Trong năm 2006, hoạt động này đã được các CTCK chú ý nâng cao chất lượng dịch vụ.Tính đến 30/11/2006, SSI đã tư vấn niêm yết và phát hành cho 28 doanh nghiệp trên sàn thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, đến cuối năm nay, đạt khoảng 35 DN trong tổng số gần 100 doanh nghiệp tại 2 sàn.

Doanh thu từ hoạt động này của 1 số CTCK lớn năm 2006 la: BVSC là hơn 5 tỷ, chiếm khoảng 10% doanh thu, SSI là 7,35 tỷ chiếm khoảng 2,2% doanh số, ACBS là 6,05 tỷ chiếm 5,35%.

3.Hoạt động tự doanh

Về đầu tư :Danh mục đầu tư tự doanh CK của các CTCK tính tại thời điểm 31/12/2005 bao gồm các loại chứng chỉ quỹ đầu tư chiếm 1,17% tổng giá trị CK tự doanh, cổ phiếu chiếm 3,23%, trái phiếu chính phủ chiếm


40,23%, trái phiếu đô thị và chứng khoán chưa niêm yết chiếm 55,37%. Năm 2005, các CTCK thuộc khối ngân hàng tiếp tục đầu tư vào trái phiếu chính phủ niêm yết và chứng khoán chưa niêm yết khác. Các CTCK còn lại chủ yếu tập trung vào cổ phiếu chưa niêm yết, một số CTCK có CK tự doanh dưới hình thức giao dịch kỳ hạn khá cao như HSC. Tổng giá trị CK do các công ty nắm giữ vào ngày 31/12/2005 đạt 4.136 tỷ đồng, tăng 28,18% so với cùng kỳ năm 2004. Có những công ty có giá trị CK tự doanh nắm giữ cuối kỳ cao hơn vốn chủ sở hữu, như VCBS có giá trị CK tự doanh cao hơn vốn chủ sở hữu là 965 tỷ đồng, tức cao hơn 16,09 lần so với vốn chủ sở hữu, tiếp theo là ARSC gấp 12,17 lần so với vốn chủ sở hữu.

Về tình hình giao dịch tự doanh: Năm 2005 là năm các CTCK bắt đầu triển khai mạnh hoạt động tự doanh, trong đó tự doanh dưới dạng Repo chiếm tỷ trọng khá lớn. Tổng giá trị giao dịch tự doanh của các CTCK đạt 34,786 tỷ đồng, tăng 62,98% so với năm 2004. Tuy nhiên hoạt động tự doanh chỉ diễn ra mạnh ở một số công ty như CTCK ARSC với tổng giá trị trong năm đạt

14.370 tỷ đồng, chiếm 41,31% thị phần tự doanh, tiếp theo la VCBS chiếm 32,46% thị phần và IBS đạt 14,57% thị phần.

Theo kết quả kinh doanh năm 2006 của SSI, trong tổng doanh thu 378, 48 tỷ đồng năm 2006 thì doanh thu từ hoạt động tự doanh đã đến 194,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất và bằng 51,3 % tổng doanh thu, gấp 5,58 lần tổng doanh thu của các CTCK trong năm 2006, chứng tỏ hoạt động tự doanh ngày càng là nghiệp vụ hoạt động chủ yếu của các CTCK hiện nay. Doanh thu từ hoạt động này của ARGISECO là 20 tỷ đồng, doanh thu tự doanh củaACBS là 51,056 tỷ chiếm 45,2%, của BVSC cũng đạt khoảng 20 tỷ đồng chiếm 27% tổng doanh thu. Công ty Haseco có doanh thu tự doanh là 9,793 tỷ chiếm tới 88% tổng doanh thu.


Nhìn chung hoạt động tự doanh của các CTCK chủ yếu tập trung vàp trái phiếu Chính phủ và chứng khoán chưa niêm yết. Tiền đầu tư vào CK tự doanh chủ yếu là nguồn vốn đi vay. Một số công ty có điều kiện và lợi thế về tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi nên đã có doanh số tự doanh khá cao. Điều này được thể hiện qua kết quả hoạt động nêu trong báo cáo tài chính của các công ty, với tổng doanh thu tự doanh của các CTCK trong năm 2005 chiếm 52,46% doanh thu từ hoạt động kinh doanh cả năm. Công ty có tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tự doanh so với tổng doanh thu hoạt động kinh doanh CK cao nhất là BSC chiếm 75,5%, thấp nhất là BVSC chiếm 7,67%.

4. Hoạt động quản lý danh mục đầu tư

Trong năm 2005, có 9 CTCK triển khai nghiệp vụ này là, tăng 4 công ty so với năm 2004. Tổng giá trị vốn uỷ thác quản lý danh mục đầu tư trong năm 2005 đạt 1.533 tỷ đồng với 77 hợp đồng quản lý danh mục đầu tư được ký, cao hơn năm 2004 là 43,36%. Tổng giá trị CK trong danh mục đầu tư tồn cuối kỳ năm 2005 đạt 1.114 tỷ đồng, tăng 22,99% so với tổng giá trị CK trong danh mục cuối kỳ năm 2004.

Doanh thu từ hoạt động quản lý danh mục đầu tư đạt 7,8 tỷ đồng, bằng 0,7% tổng giá trị CK đã đầu tư. Công ty có doanh thu cao nhất là ARSC đạt 3,7 tỷ đồng và công ty có doanh thu thấp nhất là Haseco đạt 3 triệu đồng.

Năm 2006, mảng quản lý danh mục đầu tư tại SSI hiện có tổng giá trị 300 tỷ đồng, với doanh thu từ phí quản lý đạt 35-40 tỷ đồng. Tuy mới triển khai nhưng giá trị quản lý và lợi nhuận mang lại cho SSI tương đương với hiệu quả của một quỹ đầu tư lớn.

5.Hoạt động bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành

Hoạt động bảo lãnh phát hành của các CTCK năm 2005 vẫn tập trung chủ yếu vào các loại : trái phiếu Chính phủ của Kho bạc nhà nước và Quỹ hỗ trợ phát triển, trái phiếu đô thị của Quỹ đầu tư và phát triển đo thị thành phố

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022