Định Hướng Phát Triển Các Ctck Trong Giai Đoạn Tới.


nhưng phần lớn trong số đó là CTCK trực thuộc các NHTM, có được sự hỗ trợ về tài chính từ các Ngân hàng như SBS, ACBS, IBS, BSC….

Và một số công ty có kết quả kinh doanh tốt như SSI, BVSC. Các CTCK còn lại có vốn điều lệ khá nhỏ bé so với các CTCK trong nước và là rất nhỏ bé không thể cạnh tranh được với các CTCK 100% vốn nước ngoài. Đặc biệt với các nghiệp vụ đòi hỏi phải có lượng vốn lớn mới được thực hiện như BLPH thì các CTCK không có đủ vốn buộc phải đứng ngoài, còn với những công ty có đủ vốn nhưng không nhiều thì sẽ gặp nhiều hạn chế, rủi ro trong khi thực hiện nghiệp vụ này. Do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh nên tiềm năng tài chính nhỏ chính là một hạn chế với các CTCK Việt Nam, đặc biệt là khi chúng ta đang chịu áp lực cạnh tranh từ những tập đoàn tài chính lớn chuẩn bị tham gia vào TTCK Việt Nam trong những năm tới.

- Hạn chế về chế độ kế toán, kiểm toán :

Hiện nay, vẫn diễn ra tình trạng báo cáo tài chính năm của CTCK được kiểm toán bởi kiểm toán viên không có tên trong danh sách kiểm toán viên được chấp thuận, việc thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về tài chính, nhân sự còn mang tính hình thức, sơ sài, chậm nộp báo cáo tài chính năm được kiểm toán làm ảnh hưởng, tiến độ lập báo cáo tổng hợp đánh giá hoạt động của các CTCK. Chế độ kiểm toán của CTCK, sau một thời gian hoạt động cũng đã bộc lộ nhiều bất cập. Theo chế độ kế toán hiện hành của CTCK, hiện nay không có tài khoản để để hạch toán doanh thu từ dịch vụ tài chính khác. Chính vì vậy, đa phần các CTCK hạch toán doanh thu này vào doanh thu tư vấn đầu tư chứng khoán cho người đầu tư. Một số CTCK lại hạch toán doanh thu này vào doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành.

- Trong quá trình hoạt động các CTCK vẫn để xảy ra những sai sót trong quá trình kiểm tra và nhập lệnh dẫn đến sửa lỗi sau giao dịch và bị SGDCK thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định cảnh cáo như công ty


VNdirect, SSI, BVSC, BIDV, SBS, ACBS, FSC….Hơn nữa nhiều đại diện của các CTCK bị đình chỉ tư cách đại diện giao dịch do huỷ lệnh giao dịch trong cùng đợt khớp lệnh 2 phiên liên tiếp như đại diện giao dịch của công ty VNDirect, BVSC, ACBS, SBS….‌

II. Định hướng phát triển các CTCK trong giai đoạn tới.

Để có ưu thế về cạnh tranh xét trên bình diện Quốc gia, chúng ta phải tạo nên sự an toàn, ổn định về an ninh, chính trị, thông thoáng về hệ thống pháp luật và môi trường đầu tư, sự minh bạch công khai về hoạt động kind doanh, nhất là lĩnh vực tài chính. Chính vì vậy, vai trò chủ động và hiệu quả của Chính phủ trong việc tạo lập và thực hiện chính sách vĩ mô thích hợp và hỗ trợ nền thị trường CK nói chung và các công ty Chứng khoán nói riêng là rất quan trọng. Trong thời gian tới Nhà nước cần thực hiện tốt kế hoạc phát triển công ty CK giai đoạn 2006-2010, cụ thể như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

1.Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật

Luật CK Việt Nam đã được Quốc Hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2007. Do vậy, Nhà nước cần thực hiện bổ sung các văn bản hướng dẫn thi hành Luật CK về mức vốn pháp định đối với công ty CK theo đó vốn pháp định để được thực hiện các nghiệp kinh doanh chứng khoán phải được nâng cao dặc biệt là đối với các nghiệp vụ đòi hỏi vốn lớn như BLPH, TDCK.

Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 9

Xây dựng các quy định tiêu chuẩn tối thiểu về kiểm toán đối với pháp nhân góp vốn và kiểm toán tài sản đối với thể nhân góp vốn thành lập công ty CK.

Xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn các CTCK cung cấp dịch vụ mới, như giao dịch kì hạn chứng khoán, giao dịch vay(vay tiền mua CK và vay CK để bán)…Xây dựng lộ trình tăng vón cho các CTCK đáp ứng yêu cầu của Luật CK.


Sửa đổi văn bản hướng dẫn về thuế, phí và lệ phí đối với công ty CK theo hướng dẫn dần đưa lĩnh vực kinh doanh CK ra khỏi ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư, tăng mức lệ phí cấp giầy phép kinh doanh CK và áp dụng cơ chế trích lập và sử dụng nguồn thu từ lệ phí cấp phép theo hướng gắn trách nhiệm và quyền lợi của người chịu trách nhiệm thẩm định cấp giấy phép và giám sát hoạt động của các công ty CK.

2. Nâng cao quy mô, năng lực và chất lượng dịch vụ cung cấp của các CTCK, áp dụng thông lệ tốt nhất về quản trị công ty

Ban hành và áp dụng Điều lệ mẫu đối với CTCK


Xây dựng và ban hành bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp cho người hành nghề kinh doanh CK

Xây dựng và áp dụng chương trình đào tạo chuyên sâu cho lãnh đạo và người hành nghề kinh doanh CK của các CTCK nhằm nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho lãnh đạo và người hành nghề tại các CTCK, đảm bảo 100% nhân viên làm việc tại các vị trí thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, nhân viên tiếp xúc trực tiếp hoặc quản lý tiền, CK của khách hàng tại các CTCK phải có chứng chỉ hành nghề CK. Chương trình đào tạo chuyên môn phải được xây dựng thống nhất theo chuẩn mực quốc tế theo từng nghiệp vụ chuyên sâu, tổ chức đào tạo, tổ chức thi sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề CK theo vị trí làm việc chuyên môn.

Khuyến khích các CTCK mở rộng mạng lưới hoạt động trên cơ sở liên kết với các ngân hàng được phép cung cấp dịch vụ lưu ký chứng khoán dưới hình thức đại lý nhận lệnh hoặc phòng giao dịch.

Hoàn thiện hệ thống thanh toán CK thông qua việc yêu cầu các CTCK lựa chọn ngân hàng thanh toán, cug cáp dịch vụ nhận, giữ, quản lý tiền mua


CK và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán CK, hỗ trợ khả năng thanh toán CK.

3.Tăng cường công tác quản lý giám sát của các cơ quan quản lý CTCK.

Tăng cường công tác giám sát, thẩm định qua hồ sơ về điều kiện cấp phép KDCK của các tổ chức, cá nhân xin cấp phép. Giám sát trước khi cấp phép kinh doanh CK trên cơ sở thẩm định về trình độ, năng lực, kinh nghiệm làm việc của Tổng Giám đốc các CTCK theo quy định pháp luật, đảm bảo CTCK ra đời và triển khai hoạt động với việc cung cấp dịch vụ có chất lượng cho khách hàng, đảm bảo CTCK có đủ năng lực về tài chính và nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có uy tín mới được triển khai và cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành CK, tư vấn tài chính và đầu tư CK.

Bổ sung, sửa đổi chế độ kế toán CTCK đảm bảo quản lý hoạt động kinh doanh CK một cách minh bạch, bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

Nghiên cứu, áp dụng việc giám sát CTCK trên trong quá trình triển khai hoạt động trên cơ sở dựa vào các tiêu chí xác định rủi ro. Đây là mô hình giám sát tiên tiến, hiện đại đang được các nước trong khu vực áp dụng thực hiện. Theo đó, việc giám sát CTCK dựa trên cơ sở kết hợp việc tự đánh giá của các CTCK và việc giám sát của SGDCK và UBCKNN.

Công tác giám sát, thanh tra CTCK của UBCKNN cần được tổ chức lại theo hướng có Ban chuyên trách thực hiện việc giám sát tuân thủ đối với hoạt động của CTCK và ban cưỡng chế thực thi pháp luật.


Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ giám sát cho lãnh đạo và chuyên viên các Ban giám sát của UBCKNN và của TTGDCK và SGDCK.

III. Một số giải pháp phát triển các công ty chứng khoán.

1. Các giải pháp vĩ mô

Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp, chứng khoán và TTCK để tạo môi trường thuận lợi cho các CTCK tại Việt Nam phát triển , cụ thể là một số giải pháPHCK sau đây:

1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp, chứng khoán và TTCK.

Hoàn thiện và nhanh chóng đưa luật chứng khoán vào thực tiễn. Luật chứng khoán đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày

1/1/2007.Do vậy các quan Chính phủ cần khẩn trương xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm đưa luật sớm đi vào thực tiễn cuộc sống.

Cần thực hiện, rà soát, bổ sung các văn bản pháp luật, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong việc hoàn thiện các văn bản pháp luật để giảm thiểu sự mâu thuẫn và chồng chéo. Ưu tiên tạo lập cơ sở pháp lý cho việc hoàn thiện các chuẩn mực quản lý, giám sát và tổ chức hệ thống giám sát, phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời chú trọng các qui định về ự tham gia của các bên nước ngoài vào TTCK vần sớm được hoàn chỉnh.

Ban hành các quy định để tạo cơ sở pháp lý cho các CTCK tái cơ cấu theo hướng tăng quy mô vốn, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng phạm vi và mạng lưới cung cấp dịch vụ, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ chứng khoán.

Theo hướng đồng bộ hoá hệ thống pháp luật điều chỉnh các tổ chức phát hành ra công chúng và các công ty đại chúng, xây dựng hành lang pháp lý


cho các công ty, đặc biệt là các quy định liên quan đến công khai minh bạch thông tin, chế độ kế toán, kiểm toán, quy định về quản trị công ty, các quy định về bảo vệ quyền lợi nhầ đầu tư nói chung.

Trên nền tảng đó, nền kinh tế sẽ minh bạch hơn và các công ty niêm yết sẽ thực sự là những doanh nghiệp hàng đầu đại diện cho nền kinh tế, còn các công ty đại chúng khác không đủ điều kiện và tiêu chuẩn niêm yết sẽ giao dịch tại thị trường phi tập trung (TTGDCK Hà Nội). Đồng thời chúng ta cũng cần tăng cường công tác giám sát, thực thi pháp luật đối với các tổ chức có chứng khoán được phát hành và giao dịch rộng rãi trong công chúng.

Hoàn thiện môi trường thể chế trong lĩnh vực dịch vụ kinh doanh CK

Trong thời gian tới Nhà nước và các cơ quan chức năng cần :

- Nâng cao vai trò quản lý để ngăn chặn hạn chế các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

- Xây dựng kế hoạch phát triển các tổ chức cung ứng dịch vụ chứng khoán.

- Hỗ trợ hoạt động và nâng cao vai trò của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán.

- Về lâu dài, cần nâng cao tiềm lực tài chính cho các tổ chức cung ứng dịch vụ chứng khoán, tạo điều kiện cho các CTCK mở rộng phạm vi hoạt động.

- Hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin trên cơ sở đồng bộ và thống nhấ giữa Sở GDCK và TTGDCK và các thành viên là các tổ chức cung ứng dịch vụ kinh doanh CK

- Nâng cao trình độ chuyên môn của các nhân viên hành nghề kinh doanh chứng khoán.


- Xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn về quản trị doanh nghiệp đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ kinh doanh chứng khoán.


Hoàn thiện hệ thống luật cạnh tranh.

Nhà nước cầ hoàn thiện hệ thống luật cạnh tranh bao gồm pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống (hay kiểm soát) độc quyền. Tuy nhiên, bên cạnh hai lĩnh vực pháp luật cơ bản này, thuộc về hay liên quan đến pháp luật cạnh tranh người ta cofnn có thể kể đến nhiều lĩnh vực khác nữa như : Pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá,pháp luật về quảng cáo …

1.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động của CTCK.

Hoạt động môi giới.

Mặc dù hoạt động môi giới đã được các CTCK nâng cao về chất lượng dịch vụ nhưng Nhà nước và các cơ quan có liên quan cần tăng cường hoạt động quản lý, giám sát để hạn chế và cấm CTCK tự ý mua, bán chứng khoán trên tài khoản của khách hàng hoặc mược danh nghĩa của khách hàng để mua, bán chứng khoán.

Hơn nữa cần tiếp tục thi hành và áp dụng những quy định về cảnh cáo và phạt các CTCK có hoạt động sai trái trong khi thực hiện dịch vụ môi giới để hoạt động này ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn và giúp các nhà đầu tư có thể yên tâm.

Hoạt động tư vấn đầu tư CK

Cần có những quy định, hướng dẫn rõ rang đối với các hành vi vi phạm và bị cấm trong khi thực hiện các dịch vụ tư vấn đầu tư như:

- Cấm giới thiệu cho khách hàng mua hoặc bán chứng khoán với việc đưa ra dự đoán chắc chắn.


- Cấm khuyến nghị đồng loạt hoặc quá mức đối với nhiều khách hàng mua và bán liên tục một loại chứng khoán trong thời gian nhất định làm ảnh hưởng đến việc hình thành giá một cách công bằng.

- Cấm khuyến nghị khách hàng trong một thời gian liên tục nhất định, mua hàng loạt hoặc mua quá mức vớ mục đích bán chứng khoán mà công ty đang nắm giữ.

Hoạt động tự doanh chứng khoán.

Nhà nước và các bên liên quan cần ban hành Thông tư hướng dẫn CTCK thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và một số nghiệp vụ mới phát sinh như tạo lập thị trường, mua bán chứng khoán có kỳ hạn….Cần có quy định rõ rang về hoạt động tự doanhbao gồm :

- Mua, bán chứng khoán cho chính công ty để thu lợi nhuận từ chênh lệch giá.

- Tạo lập thị trường

- Hoạt động giao dịch vừa cho chính công ty, vừa cho khách hàng ( là giao dịch mà CTCK mua hoặc bán CK cho chính mình trong quá trình thực hiện hoạt động môi giới

Ngoài ra cần sửa đổi, bổ sung quy định mới về việc:

- Cấm thực hiện giao dịch mua chứng khoán theo lệnh của khách hàng cùng một ngày với giao dịch bán chứng khoán của chính công ty.

- Nghiệp vụ tự doanh phải thực hiện bằng chính nguồn vốn của công ty hoặc nguồn vốn huy động phú hợp với quy định pháp luật.

- Nghiệp vụ tự doanh phải thực hiện dưới danh nghĩa của công ty, không mượn danh nghĩa người khác, không thực hiện với danh nghĩa cá nhân.

- Cấm cho người khác mượn tài khoản tự doanh

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022