Truyện “Lịch Sử Quân Đề-Thám Yên-Thế” (Ngô Tất Tố Và L.t.s) ‌


mình với ngọn đèn dầu (…) hết nằm lại ngồi, hết tiêm lại hút, thấy mình cô đơn trong cảnh đêm hôm khuya khoắt. Thám cảm động muốn sa hai hàng nước mắt khóc cho cuộc tan nát của đời mình" [97, tr.139-140]. Trong một đoạn văn ngắn, khoảng 20 dòng, tác giả dùng một loạt từ ngữ bao gồm cả động từ và tính từ để chỉ trạng thái, trực tiếp thể hiện tâm trạng của nhân vật: từ sầu muộn, đau đớn, cảm động đến cô đơn khóc thương cho cuộc tan nát của đời mình. Tác giả chăm chút xây dựng cho nhân vật có một "đời sống" tâm lí khá phức tạp, để nhân vật trăn trở với những hồi ức đan xen, đối lập giữa quá khứ - hiện tại, để rồi tự ý thức, bẽ bàng trước hoàn cảnh "cá nằm trên thớt" của mình. Do đó, nhân vật Đề Thám của Trần Trung Viên đã có khoảng cách khá xa so với hình ảnh thủ lĩnh Đề Thám trong những ghi chép lịch sử và phiên bản nhân vật trong các sáng tác trước đây. Dưới ngòi bút Trần Trung Viên, Đề Thám hiện ra gần gũi, sống động, cụ thể, đầy đủ những tính cách và tình cảm của con người bình thường, với những băn khoăn, day dứt, những nỗi vui buồn, cô đơn, những giọt nước mắt, kể cả những khát vọng cá nhân rất nhân bản.

Về cái chết của Đề Thám, có lẽ Trần Trung Viên đã căn cứ vào các tài liệu của Pháp để kể, cụ thể là cuốn Hoàng Thám, kẻ cướp của Pôn-sắc và Ở Bắc Kì. Cuộc đời phiêu lưu của Hoàng Hoa Thám, tướng giặc của Bouchet [45, tr.127-135], bởi lẽ những tình tiết được kể về cái chết của Đề Thám trong hai cuốn sách này phần lớn đều có trong Cầu Vồng Yên Thế. Chỉ khác một vài chi tiết, Trần Trung Viên kể thêm là "Lương Tam Kì đã trực tiếp huấn thị cho ba thủ hạ trung thành của ông ta là Kì, Chai và Tsan, bảo lập mưu bắt Đề Thám: như ba tên này đã khai với Đề Thám rằng họ là quân cũ của Long Tú Xuân bị lạc chủ mà lẩn lút trong rừng, nay được gặp Đề Thám cũng là chủ cũ rất là sung sướng và xin hết sức giúp Đề Thám" [45, tr.136]. Một chi tiết khác nhau khá quan trọng là khi giết Đề Thám, "Kì nhờ cướp được khẩu súng nên bắn Thám gục liền. Hai người kia vừa đè sấn lên người Đề Thám thì vừa lúc hai thủ hạ của ông nghe tiếng súng sửng sốt tỉnh dậy chạy vào và bị hai phát súng nổ liên tiếp bắn chết. Mấy người khách lại bắn thêm mấy phát nữa sợ kẻ địch chưa chết" [45, tr.136]. Còn những chi tiết khác, về cơ bản nhà văn khá trung thành với sử liệu Pháp.

Bên cạnh đó chúng tôi nhận thấy, khi miêu tả Đề Thám, Trần Trung Viên cũng đưa những thông tin không trùng khớp với thực tế. Ví dụ như việc Đề Thám


xây đồn Phong Xương thực chất là đồn Phồn Xương, lễ tế cờ không phải ở Đình - tảo mà ở Đình Đông. Đặc biệt là thông tin Đề Thám nghiện thuốc phiện gây không ít tranh luận. Trần Trung Viên "theo sách Tây" kể: do nghiện thuốc phiện nên ở nhà hay đi ra ngoài Thám luôn có khay đèn phục vụ, "vợ cả Thám cũng nghiện, nên nằm bên Thám luôn" [97, tr.31]. Nhà văn miêu tả cảnh Thám nằm hút ở nhà Thống Luận và cách hành xử của Đề Thám với hạ cấp có phần bề trên, trịnh thượng: "Hai ba lần Luận hỏi, Thám không trả lời, cứ hút. Đã hơn hai chục điếu rồi, Thám buông dọc tẩu, nhìn lên trần nhà, thở mạnh một làn khói, rồi ngồi dậy, uống nước, vỗ vai Luận đánh bốp một cái, nhoẻn miệng cười…" [97, tr.31]. Vì những chi tiết như vậy mà sau này ông Hoàng Hoa Phồn - con trai của Đề Thám - đã viết thư phản ánh đến ông chủ tờ báo Ngày Nay: "Ngài lại làm ơn công bố lên báo để mọi người biết cho rằng thầy tôi không hề nghiện thuốc phiện như sách Tây nói và bài "Cầu Vồng Yên Thế" của Quan Viên trong Ngọ báo - Thầy tôi vì sự thù tiếp, nhà phải có bàn đèn, người Pháp nhầm nên cho là thầy tôi nghiện đấy thôi. Còn ông Quan Viên chỉ biết phỏng theo sách Tây, không chịu khảo xét nên cũng nhầm là phải lắm" [88, tr.308]. Cùng ý kiến với anh trai mình, bà Hoàng Thị Thế cũng khẳng định rằng Đề Thám "ghét cay ghét đắng những ai ham mê cờ bạc, hút thuốc phiện. Ông bảo làm như thế là tổn hại sức khỏe và phí thì giờ" [86, tr.45]. Viên Đại lí Nhã Nam Alfred Bouchet, người từng giao thiệp nhiều với Đề Thám trong cuộc giảng hòa lần thứ hai (12/1897 - 29/1/1909) cũng đồng suy nghĩ: "Nhiều tác giả kể lại là Đề Thám nghiện thuốc phiện. Lời nói này hoàn toàn sai, không những Đề Thám rất sợ thuốc phiện mà ông ta còn khinh người nghiện thuốc phiện. Nếu quả Đề Thám mà bị nhiễm độc thuốc phiện thì không sao có thể chống cự dẻo dai được lâu dài như thế" [88, tr.307].

Có thể nói, trong một dung lượng khá lớn (34 chương) của thể loại truyện lịch sử, Trần Trung Viên đã đi xa hơn các nhà văn trước trong việc hư cấu nhân vật để xây đắp một nhân vật Đề Thám sinh động, phong phú hơn hẳn những phiên bản trước đó. Cách biểu đạt nhân vật lịch sử của Trần Trung Viên cũng có sự khác biệt so với Phan Bội Châu. Nói về Đề Thám, Phan tiên sinh thể hiện giọng điệu ngợi ca, ngưỡng mộ, xen cả niềm tiếc thương, bùi ngùi, còn Trần Trung Viên lại giữ giọng điệu khách quan, lạnh lùng. Nhân vật Đề Thám được Phan Bội Châu khắc họa chủ yếu ở phương


diện một vị dũng tướng không may lạc thời thế. Còn Trần Trung Viên có thêm sự khai thác và hư cấu phần con người đời thường của nhân vật với những hành động, lời nói, diễn biến tâm lí phức tạp hơn. Sự khác biệt này, theo chúng tôi có hai khả năng: Thứ nhất, tác giả chịu ảnh hưởng quan điểm của người Pháp về cái chết của Đề Thám; thứ hai, do tác phẩm in trên phụ trương Ngọ báo - một ấn bản công khai thời thuộc Pháp - nên nhà văn cần phải dùng cách biểu đạt như vậy để tránh lưỡi kéo kiểm duyệt của thực dân. Chúng tôi nghiêng về giả thuyết thứ hai, bởi lẽ: Căn cứ vào nhan đề Cầu Vồng Yên Thế và lời đề từ của tác phẩm: "Trai Cầu Vồng Yên Thế/Gái Nội Duệ Cầu Lim" [97, tr.5], có thể nhận thấy cảm hứng chủ đạo của tác phẩm này xuất phát từ niềm tự hào, tình cảm trân trọng, ngợi ca của tác giả đối với vùng đất và con người Yên Thế, và chắc hẳn trong đó có anh hùng Đề Thám.

3.1.3. Truyện “Lịch sử quân Đề-Thám Yên-Thế” (Ngô Tất Tố và L.T.S)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Như đã nói, do chưa rõ L.T.S là bút danh hoặc tên viết tắt của nhà văn, nhà báo nào nên ở đây, chúng tôi sẽ chỉ nói tới Ngô Tất Tố. Năm 1913, khi Đề Thám hy sinh cũng là lúc Ngô Tất Tố tròn 20 tuổi, độ tuổi đủ biết nhận thức và đánh giá những sự kiện diễn ra xung quanh bằng con mắt của một người trưởng thành. Những dư âm của cuộc khởi nghĩa và chuyện kể về vị thủ lĩnh hẳn đã in dấu trong tâm trí một thanh niên tinh tường, nhạy bén, sắc sảo như Ngô Tất Tố. Để sau này, với trách nhiệm của một người cầm bút trong thời buổi vong quốc, Ngô Tất Tố không thể làm ngơ trước hiện thực: "Ngày nay sao dời vật đổi. Thám cùng đồng đảng đều hóa nhân vật thời xưa, nhưng cái lịch sử của Đề Thám vẫn quan hệ với lịch sử xã hội. Theo nguyên tắc của xã hội học, những sự thực của xã hội quyết không thể phó cho nước chảy mây tan, cùng thời gian tiêu diệt" [90, tr.2]. Và ông viết Lịch sử quân Đề-Thám Yên-Thế.

Tương tự như Cầu Vồng Yên Thế của Trần Trung Viên, Lịch sử quân Đề- Thám Yên-Thế viết năm 1935 theo kết cấu chương hồi, gồm 20 chương1. Điều đáng kể là người kể chuyện trực tiếp thể hiện quan điểm, thái độ, sự đánh giá của mình

Hoàng Hoa Thám, hiện thực lịch sử và những phiên bản văn chương - 12


1 Trên microfilm tại Thư viện Quốc gia, tác phẩm không có chương IV (chương V tiếp nối luôn chương III). Khi nghiên cứu tác phẩm, chúng tôi nhận thấy "Chương III: Rút quân vào rừng" và "Chương V: Quân chính phủ phá đồn Hữu Thế" có sự liền mạch nội dung sự kiện, vì vậy chúng tôi nghiêng về phán đoán rằng, việc khuyết chương IV là do lỗi in ấn và ít có khả năng bị cắt do kiểm duyệt. Như vậy, trên thực tế tác phẩm có thể chỉ có 19 chương.


đối với nhân vật Hoàng Hoa Thám ở phần mở đầu truyện: “Đề Thám cũng là một người con trai trong miền Yên Thế, Cầu Vồng, mà cái hiệt kiệt của Thám có lẽ còn hơn cái hiệt kiệt của bọn Cai Kinh, Cai Vàng ngày trước" [90, tr.3], và phủ nhận quan điểm coi hành động khởi nghĩa kháng Pháp của Đề Thám là ''phản nghịch'', đồng thời cảm thông với người anh hùng mạt lộ.

Chân dung Hoàng Hoa Thám, qua ngòi bút của Ngô Tất Tố và L.T.S, có nhiều nét được tô đậm và hư cấu, khác thường:

Tiểu sử của nhân vật được giới thiệu: “Ông thân của Thám, một người làm ruộng rất nghèo ở vùng Yên Thế, tên là Trương Văn Vinh, bà thân của Thám là gì thì chưa được rò. Vợ chồng hiếm hoi chỉ có một người con gái, đến năm ngoài bốn mươi tuổi mới sinh ra Thám" [90, tr.5]. Như vậy, theo Ngô Tất Tố thì Đề Thám còn có một người chị gái nữa. Đây là điều không có sử liệu nào ghi chép.

Ngoại hình của nhân vật được nhà văn miêu tả cường điệu như cách làm của dân gian, nhấn mạnh ở "sức vóc càng ngày càng khỏe mạnh", như "một tay tráng sĩ nơi rừng xanh", "khuôn mặt khôi ngô, con mắt sáng quắc, tai rất tinh, mũi rất thính, hơi có tiếng động hoặc có mùi lạ ở nẻo thật xa, người khác không thể biết nhưng Thám biết ngay tức thì” [90, tr.7]. Theo cách hình dung này, Đề Thám ngay từ diện mạo đã có những nét phi thường, khác người.

Con người của Đề Thám được nhà văn tô đậm ở tính cách ngang tàng, “từ thuở nhỏ đã tỏ ra tính ngang tàng xắc xói chơi nghịch nhiều trò lạ lùng, (…) bao giờ Thám cũng chỉ làm tướng giặc chứ không làm quan” [90, tr.2-3]. Nhà văn đã dùng cách kể chuyện theo lối lấy điểm tô diện kết hợp với những giai thoại dân gian khi miêu tả sức mạnh khác thường của Đề Thám, ngòi bút có phần phóng đại, tô đậm ở chi tiết "đứa trẻ chăn trâu, bò thuở nọ vụt trở thành tráng sĩ rừng xanh". Tráng sĩ ấy "thấy con lợn nòi đương nghiến ruộng lúa nhà mình" đã "sông vào nhằm giữa tinh mũi con lợn ấy, giáng một gậy thật mạnh", "nhảy tót qua đầu con vật, vượt ra đằng sau, tức thì lại nhảy quay lại, giang tay thẳng cánh phang luôn mấy gậy đều trúng vào đầu cả, con vật vỡ tan cả đầu, lồng độ một quãng khá dài, rồi gục xuống" [90, tr.8]1, hành động đó khiến nhân dân cả vùng khâm phục. Có thể


1 Chi tiết Thám đánh lợn nòi sau này được Lê Minh Quốc sử dụng để miêu tả sức mạnh của Đề Thám trong Tướng quân Hoàng Hoa Thám: "Có một lần cả bọn đi chăn trâu rủ nhau đi vào rừng,


nói, nhân vật Đề Thám ngay từ thuở nhỏ đã mang khí chất của một thủ lĩnh hùng mạnh trong tương lai. Kể về cậu bé Thám, giọng điệu trần thuật của tác giả dù đã tỏ ra khách quan, song ý ngợi khen và thái độ cảm mến khá rò.

Một đặc điểm quan trọng của thủ lĩnh Đề Thám mà các tác giả viết về ông đều đánh giá cao, đó là chí khí của người anh hùng. Khi còn là tráng sĩ rừng xanh, nhân vật Đề Thám đã "chủ động tìm gặp Bá Phức nhập đội quân đi đánh giặc", thực hiện "cái chí Cần Vương”. Sau đó "nhập bọn với Cai Kinh” [90, tr.27-28], “đến lúc Cai Kinh bị giết, Thám bèn thu nhặt ít nhiều quân tàn, từ biệt Bá Phức kéo về đường xuôi, quyết ra sức tung hoành cho phỉ chí” [90, tr.29]. Đề Thám lập đồn Hữu Thế, tương kế tựu kế đối phó với Lê Hoan - Bá Phức. Đề Thám trá hàng, hoãn binh khi thấy yếu thế nhưng vẫn tích cực chuẩn bị cho chiến đấu. Đề Thám giúp đỡ đảng Nghĩa Hưng hoạt động ở Hà Nội và miền Trung, đảng Nghĩa Hưng tham gia vụ đầu độc trại lính Pháp ở Hà Nội [90, tr.79]. Việc không thành do có kẻ phản bội, giặc truy quét và đảng Nghĩa Hưng tan rã… Trải qua không ít lần thất bại trong cuộc đời cầm quân, song Đề Thám chưa bao giờ nhụt "cái chí Cần Vương”. Tác giả còn khẳng định một lần nữa chí khí của Đề Thám khi so sánh cách hành xử của một người anh hùng với chính quyền thực dân đương thời: "giả thử Thám chỉ cần lấy sự phú quý một mình, thì những khi bài chiến giảng hòa, Thám cứ yên tâm làm Đề Kiều, thống Luận, làm Lương Tam Kì, cái địa vị "ông vua" mấy chục xã đồng rừng", "nhưng mà giang hồ quen thú, "ở cạn" không phải là tính thuồng luồng. Cho nên dù đã ngồi lên trên cuộc sống giàu sang, Thám vẫn không quên chí cũ" [29, tr.38]. Đề Thám khác so với Đề Kiều, Thống Luận, Lương Tam Kì ở chỗ trước những cám dỗ phú quý, vinh hoa ông luôn giữ được chí khí của một chính nhân quân tử, một “Chân tướng quân”. Ngô Tất Tố và L.T.S đã gặp gỡ Phan Bội Châu khi khẳng định chí khí như một phẩm chất làm nên người anh hùng thời loạn. "Chân dung Hoàng Hoa Thám vì thế đã vượt xa cái ngưỡng "khảo thấu lục lâm" mà một số người đã từng đánh giá" [29, tr.38].


chẳng may bị lợn nòi tấn công. Cả bọn chạy tán loạn. Riêng Thám bình tĩnh đứng lại. Dòng dạc như một ông tướng xông pha nơi trận mạc, Thám hét lớn rồi lựa thế phang gậy vào đầu lợn nòi. Hăng tiết, con lợn nòi húc mạnh vào Thám. Nhờ có vò, Thám né sang một bên rồi vung thẳng tay phang liên tiếp mấy gậy nữa…" [76, tr.10].


Nhân vật Đề Thám cũng được miêu tả đậm chất hư cấu với những hành vi, tính cách của con người bình thường. Giống như Trần Trung Viên, Ngô Tất Tố và

L.T.S cũng miêu tả Đề Thám hút thuốc phiện. Cảnh hút thuốc của Đề Thám và Bá Phức có phần hòa hợp: “Trước khi nói chuyện, Thám sai sắp sửa bàn đèn mang ra (…). Cha giả, con hờ đối mặt nằm ở hai bên, điếu tạc, điếu thù, vừa hút vừa nói chuyện” [90, tr.59]. Nhân vật Đề Thám còn biết nói dối mình là người đi buôn thuốc phiện bị cướp khi lần đầu gặp cô Ba Cẩn: “Chẳng giấu gì cô tôi ở đường xuôi lên đây buôn thuốc phiện. Chẳng may giữa đường bị kẻ cướp đón đường cướp mất. Tôi chạy tháo thân vào rừng, không ngờ trời tối không biết đường nào mà đi, mới phải đứng nấp ở đây chờ cho tới sáng. Cô có biết đường nào đi ra, làm ơn chỉ giúp cho tôi” [90, tr.100]. Người đọc hẳn cũng thích thú khi thấy một Đề Thám "say tình" khác lạ so với sử liệu: "Khói thuốc lờ mờ, ánh đèn le lói, cái dung nhan cô lúc ấy càng làm cho Thám không thể dứt tình. Nhất là đôi má hồng hồng, như muốn báo cho khách biết chủ nó tuổi xuân đã đến. (…) Càng nhìn Thám càng sinh mến" [90, tr.108]. Bút pháp tả cảnh kết hợp tả tình của nhà văn trong trường đoạn miêu tả cảnh gặp gỡ nên duyên giữa cô Ba và Đề Thám đã tạo nên chất thơ cho thiên truyện.

Nhân vật Đề Thám cũng được xây dựng tâm lý khá phức tạp, mà đoạn miêu tả tâm trạng Đề Thám trong đêm bị Bá Phức đặt bom sát hại là một minh chứng: "trong khi Bá Phức vào trại, Thám đã biết chắc có sự không tốt cho mình, nên vẫn để ý đề phòng từng ly từng tý. Cái lúc Thám ngủ đó, không phải ngủ thật, mắt tuy nhắm mà tinh thần vẫn tỉnh, cốt giả đò ngủ để dò cử động của Bá Phức đó thôi. Bá Phức trở dậy hút thuốc, châm lửa vào ngòi trái bom, Thám đều biết cả" [90, tr.54].

Về cái chết của nhân vật Đề Thám, trong khi Phan Bội Châu, Việt Sinh chủ trương không nhắc đến hoặc né tránh hoặc chỉ nói giản lược, Trần Trung Viên dựa vào ghi chép của người Pháp kể khá chi tiết, thì Ngô Tất Tố và L.T.S dường như dung hòa hai trạng thái trên. Nhà văn không né tránh, cũng không kể chi tiết "theo sách Tây", mà cái chết của vua Yên Thế được thuật là: "Năm 1913, tháng 2, đêm mồng 9, trời mưa như trút, trong rừng gió thổi ào ào, Thám nằm trong túp nhà tranh ở trại Cổ Tú, trằn trọc suốt đêm không ngủ. Gần sáng đến lượt hai tướng của Thám đi ngủ, Thám phải thức cho họ ngủ. Nhưng vì thức khuya mệt quá, Thám lại


nằm xuống giường, rồi cũng thiu thiu ngủ mất… Ba tên thích khách rón rén vác cuốc bò vào trong lều, giơ cuốc bổ xuống đầu Thám thật mạnh, rồi cướp lấy súng của Thám, bắn luôn hai tướng của Thám. Ngoài lều vẫn mưa gió, trên rừng vẫn bị mây đen phủ kín, trời đất như muốn vẽ ra cảnh buồn rầu. Ba tên Khách cắt lấy đầu Thám và hai tên tướng của Thám, đem về nộp lấy thưởng. Hết đời vua Yên Thế” [90, tr.316]. Tác giả lựa chọn cách kết truyện tương đối đơn giản, chỉ lược thuật sự việc dẫn đến cái chết của nhân vật mà không có thêm những bình luận, đánh giá về Hoàng Hoa Thám trong mối quan hệ với lịch sử xã hội, như chủ đích ban đầu của ông. Câu kết truyện được viết bằng một giọng điệu có phần dửng dưng, nhưng toàn bộ khung cảnh trời đất chứng kiến cái chết của Hoàng Hoa Thám được miêu tả ngay trước đó, "Ngoài lều vẫn mưa vẫn gió, trên rừng vẫn bị mây đen phủ kín, trời đất như muốn vẽ ra cảnh buồn rầu” thì lại thể hiện một cảm xúc khác. Đó là một không khí tang tóc, và nó không thể được tạo nên từ một sự dửng dưng trong lòng người cầm bút. Trạng thái “nước đôi” ở đoạn kết này có lẽ là cách viết của không ít nhà văn trong bối cảnh kiểm duyệt chặt chẽ của thực dân đối với sách truyện viết về một nhân vật đối kháng lừng danh như Hoàng Hoa Thám. Mặt khác, khi đặt Lịch sử quân Đề-Thám Yên-Thế vào cụm tác phẩm Ngô Tất Tố viết về lịch sử trước 1945 như Gia Định Tổng chấn Tả quân Lê Văn Duyệt (1937) hay Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ (1935), thì thấy ông có một quan niệm riêng về việc biểu tả lịch sử. Ngô Tất Tố chọn giọng điệu trung tính khi kể chuyện1, khi dùng các đại từ nhân xưng, còn quan niệm lịch sử sẽ chi phối cách ông sử dụng nguồn sử liệu hoặc những chi tiết hư cấu đan xen kín đáo.

Có thể nói, Đề Thám trong Lịch sử quân Đề-Thám Yên-Thế được xây dựng đậm chất hư cấu. Nhân vật mang những nét tính cách và tình cảm của con người bình thường với những băn khoăn, buồn vui, kể cả những ham muốn cá nhân rất nhân bản. Để làm điều đó, Ngô Tất Tố đã vượt ra khỏi nguyên tắc thi pháp của sử thi và truyện lịch sử truyền thống, khiến cho tác phẩm được xem là "viết theo thể dã


1 Tên tác phẩm và nội dung trên bản in microfilm tại Thư viện Quốc gia; tác phẩm viết về Lê Văn Duyệt (hay còn gọi là Tả Quân Duyệt) - một vị quan thời vua Gia Long, không liên quan đến thời kỳ cai trị của Pháp nhưng khi miêu tả cái chết của vị vua, Ngô Tất Tố cũng kể với giọng dửng dưng: “Đánh đùng một cái, vua Gia-Long chết, thế là việc phải hoãn”.


sử đầy rẫy những tính tiết hư cấu có tính chất văn học không thể dùng làm tài liệu nghiên cứu được" [42, tr.29].

So sánh Lịch sử quân Đề-Thám Yên-Thế với Chân tướng quân, có thể thấy, trong quy định của thể loại liệt truyện, Phan Bội Châu thiên về lược thuật và phân tích, so sánh đi kèm với giãi bày cảm xúc của tác giả về nhân vật lịch sử. Hơn nữa, tác giả và nhân vật lại là người cùng thời, vì vậy nhân vật Đề Thám còn gần gũi với sử liệu, dường như chưa được "trao cho sự sống" [18, tr.41]. Còn tác phẩm của Ngô Tất Tố và L.T.S thuộc thể loại truyện ký lịch sử, là những ghi chép chính sử đã pha trộn hư cấu mang ý chủ quan của người viết. Với tiêu đề Lịch sử quân Đề-Thám Yên-Thế rõ ràng đối tượng và phạm vi phản ánh rộng hơn, nên mạch truyện được đa dạng hơn, nhiều tình tiết, sự kiện ngoài sử liệu được đưa vào tạo nên cho nhân vật một bối cảnh rộng rãi để "sống". Nhân vật Đề Thám trong truyện của Ngô Tất Tố và L.T.S được thể hiện mọi phương diện cá nhân trong các mối quan hệ với cô Ba Cẩn, Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm, Đội Hỗ, Lý Nho, Lang Siu,… nhân vật lịch sử vì thế đã mang nhiều đặc tính của nhân vật trong văn học.

Đối chiếu giữa Lịch sử quân Đề-Thám Yên-Thế với Cầu Vồng Yên Thế, chúng tôi nhận thấy, Trần Trung Viên và Ngô Tất Tố - L.T.S có mối quan tâm và lựa chọn những sự kiện/vấn đề lịch sử khá giống nhau, dẫn đến sự trùng lặp về nội dung giữa hai tác phẩm này. Cụ thể, cả hai tác phẩm đều kể về: chuyện Bá Phức mưu hại Đề Thám, mối quan hệ Đề Thám với cô Cẩn, Đề Thám với Kỳ Đồng, việc thành lập đảng Nghĩa Hưng do Đề Thám lãnh đạo, sự kiện đầu độc trại lính Hà Nội có sự tham gia của nghĩa quân Yên Thế, sự kiện Cả Trọng hy sinh, sự kiện Đề Thám xin giảng hòa, cuộc hội kiến Chính phủ ở Nhã Nam, sự kiện Đề Thám bị ba tên tay sai của Lương Tam Kì hại chết. Tuy nhiên mỗi nhà văn lại có cách tiếp cận và biểu đạt khác nhau. Ví dụ: cùng kể về đảng Nghĩa Hưng, Trần Trung Viên kể tỉ mỉ (45 trang) theo lối truyện trinh thám và tình cảm lãng mạn kết hợp cả những yếu tố ma mị, tâm linh. Nhân vật có tên là cô Tài, thầy Lang Seo được xây dựng có hành động, ngôn ngữ khá phức tạp. Ngược lại, Ngô Tất Tố và L.T.S lại kể lướt qua (14 trang), ngôn ngữ hay hành động của nhân vật chị Từ, thầy Lang Sỉu chỉ được lược kể qua lời người kể chuyện. Cùng thuật sự kiện Đề Thám bị ba tên tay sai của Lương Tam Kỳ hại chết, mỗi nhà văn đặt vai trò của Lương Tam Kì ở

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí