của quân sĩ. Không chỉ có năng lực đánh giá tình hình, nhận diện cục trận, nhân vật Ông Đề còn chủ động bày thế trận, hành động tiến lui hợp lí: Khi thế giặc mạnh ông đã rút quân để bảo toàn lực lượng: “Ông Đề cùng Cả Tuyển lặng lẽ mang quân rút ra khỏi hành dinh Hữu Nhuế. Nghĩa quân Yên Thế chia làm ba toán. Một toán do Cai Sơn chỉ huy, toán thứ hai do Cả Tuyển chỉ huy, ông Đề đích thân chỉ huy toán sau cùng” [71, tr.113]. Đây là lần rút quân để phục kích tạo yếu tố bất ngờ. Trận đánh của Đề Thám diễn ra không đầy năm phút, quân giặc bị phục kích nên thương vong nhiều, tên quan hai Pháp Trouvé phải đền mạng.
Một tướng tài giỏi như thế nhưng ở một phương diện khác, nhân vật Đề Thám trong hình dung của Hoàng Khởi Phong lại rất bình dị, gần gũi, quan tâm tới đời sống cá nhân của thuộc hạ. Ông cùng nghĩa quân đi tuần, cùng trú hang đá và nấu bữa cơm rau, rồi cùng ăn, cùng nghỉ với những người lính nông dân ấy... Giữa bộn bề chiến trận Ông Đề vẫn vun vén hạnh phúc cho mọi người, quan tâm đến vui buồn của các nghĩa quân. Ở Nhã Nam, trong đồn Phồn Xương, Đề Thám đã đứng ra tổ chức đám cưới cho nghĩa quân, "bốn chú rể là Cai Sơn, Cả Trọng, Cai Cung và Đội Hổ" và các cô gái vùng Kinh Bắc, "bốn cô dâu là Nụ và những chị em bạn của nàng gồm Huệ, Tâm và Hoài" [71, tr.202]. Không chỉ đối tốt với nghĩa quân, Đề Thám còn giữ mối quan hệ khăng khít với dân chúng. Dưới con mắt của nhà văn, cuộc khởi nghĩa của Ông Đề còn là sự vun đắp của nhiều người thuộc nhiều tầng lớp. Một sĩ phu Kỳ Đồng yêu nước đã đem cái học được ở xứ người về vận dụng vào thực tiễn lịch sử đất nước với tất cả tâm huyết (Chương 17), một ông đồ Kinh Bắc cũ dạy con cháu chữ nghĩa văn chương nhưng không sao nhãng bổn phận của một người dân mất nước (Chương 14), một sư cụ già, một tiểu sư Tâm gan dạ đã che chở cho nghĩa quân thoát khỏi trận truy quét của giặc,… mỗi người một cách khác nhau, nhưng họ đều chung một mục đích đóng góp công sức, trí lực và cả sự hy sinh tính mạng cho cuộc khởi nghĩa. Trong dung lượng lớn của trường thiên thiểu thuyết, Hoàng Khởi Phong có vị thế của một người từ xa nhìn lại, bao quát được rộng hơn nên những câu chuyện về nhân vật phụ bên cạnh Đề Thám được ông chăm chút khá kĩ càng hơn các nhà văn trước đây.
Con người đời thường của Ông Đề còn được nhà văn chú ý miêu tả qua mối tình với cô Ba Cẩn (chương XIII, XIV, XV). Hoàng Khởi Phong chắc hẳn đã dựa
trên những câu chuyện dân gian kể về việc cô Ba Cẩn chủ động tìm gặp Đề Thám vì cảm mến, nên trong thiên tiểu thuyết này, ông hình dung rằng cô Ba đi dự hội chùa Lim "chẳng có lòng dạ nghe hát, mà vì Ông Đề có mặt ở đây trong dịp này" [71, tr.181]. Tác giả miêu tả sự gặp gỡ của Đề Thám với cô Cẩn như là "trai anh hùng gặp gái thuyền quyên, không sớm thì muộn cũng thành vợ chồng. Họ sinh ra để làm những chuyện mà người bình thường không dám làm" [59, tr.194]. Đám cưới của Đề Thám với cô Cẩn "chẳng ai nghĩ tới chuyện động phòng của tân lang và tân giai nhân. (…) Họ bàn chuyện tương lai Phồn Xương, họ phân công cho mọi người, họ tính kế lâu dài cho mọi người" [71, tr.195]. Có thể nói, dù ở góc riêng tư nhất nhưng nhân vật Đề Thám vẫn thể hiện là một thủ lĩnh đầy trách nhiệm, vì nghĩa lớn. Hoàng Khởi Phong đã miêu tả chuyện tình yêu của Đề Thám với ý đồ rò rệt là làm đẹp thêm phương diện con người đời thường của nhân vật anh hùng.
Về tính cách, diễn biến tâm lí nhân vật, so với những nhà văn đi trước, Hoàng Khởi Phong cũng đầu tư xây dựng có chiều sâu sắc hơn những hình tượng Đề Thám trước đó.
Trước hết, nhà văn đặt nhân vật vào tình huống thử thách để nhân vật phải đấu tranh tư tưởng và thể hiện cách ứng xử của mình. Tình huống đặt ra cho Đề Thám là: thế trận thay đổi, một số trợ thủ thân tín không đồng tình với ông đã ra hàng1. Tình huống này khiến nhân vật phải trải qua cuộc đấu tranh nội tâm đầy đau đớn. Đề Thám đã ứng xử ra sao giữa tình với lí. Tha ai và xử ai? Trong tâm trạng giằng xé, cách ứng xử của nhân vật đầy mâu thuẫn. Mới đầu, ông đã để tình thân, tình nghĩa thắng lí trí khi tha cho hành động phản bội của người cha nuôi Bá Phức. Nhưng chính hành động này của Đề Thám càng làm nội bộ nghĩa quân mâu thuẫn, lung lay. Chủ tướng nhận thấy cần phải nghiêm khắc và xiết chặt quân luật. Khi Cối Chỉnh và Lão Ứng phản bội, Ông Đề “thấy một chút bất nhẫn nổi lên. Có điều ông biết chắc là dù trong lòng rất muốn nhưng ông không thể tha thứ” [71, tr.141]. Đề Thám đã phải chặt đầu nhiều người trợ thủ bên cạnh mình. Dù đau đớn, xót xa
1 Những người ra hàng gồm nghĩa quân bình thường như thằng Đạo, Lão Ứng, Cối Chỉnh, đến thủ hạ thân tín như Lãnh Túc - "một người chỉ huy gan dạ có tài và đồng thời cũng là con nuôi Đề Thám, vốn không hề có bụng dạ quy hàng (...), đã từng bắn tiếng hăm thiến Lê Hoan cho tuyệt nòi bán nước" [71, tr.541] cũng ra hàng để nhận 1000 đồng bạc trắng và trực tiếp dẫn giặc đi truy lùng nghĩa quân, thậm chí người cha nuôi Bá Phức "trước kia anh hùng đủ điều, thế mà khi về già ươn hèn là thế", vì tham sống sợ chết cũng bán đứng con nuôi của mình cho giặc.
Có thể bạn quan tâm!
- Truyện “Lịch Sử Quân Đề-Thám Yên-Thế” (Ngô Tất Tố Và L.t.s)
- Truyện “ Hoàng Hoa Thám ” Trong Tập Truyện Danh Nhân “Tôn Thất Thuyết Và Những Văn Thân Trong Phong Trào Cần Vương” (Cố Nhi Tân)
- Tiểu Thuyết Lịch Sử “ Núi Rừng Yên Thế ” (Nguyên Hồng) Và “ Người Trăm Năm Cũ ” (Hoàng Khởi Phong)
- Truyện Ngắn “Mưa Nhã Nam” (Nguyễn Huy Thiệp)
- Hoàng Hoa Thám Và Đời Sống Tâm Linh
- Phiên Bản Văn - Sử Về Hoàng Hoa Thám Trong Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Toàn Quốc Và Địa Phương Bắc Giang
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
nhưng ông Đề đã hiểu cho những suy nghĩ, những biến động tâm lý rất người của các nghĩa quân lúc bấy giờ, những người tuổi cao sức yếu, tay đao không vững, tham sống sợ chết muốn ra hàng để được yên hưởng tuổi già. Vì lẽ đó, cuối cùng ông chủ động đưa ra ý kiến: “Khi chúng ta còn có một mảnh đất dung thân thì không thể nuôi ong tay áo nhưng giờ thì khác, bác cho phép tất cả mọi người được tự quyền quyết định với binh sĩ dưới quyền. Chỉ lưu ý là không được háo sát quá đối với thuộc hạ. Con người ta ai cũng tham sống, sợ chết, miễn là họ có về hàng nhưng không làm tay sai cho giặc thì cũng nên để cho họ một con đường sống” [71, tr.473]. Chứng kiến nghĩa quân nhụt chí lần lượt ra hàng, nội bộ lung lay, vị thủ lĩnh đau đớn khi nhận ra đây chính là thất bại của đội quân Yên Thế, sự thất bại nhìn thấy mười mươi mà ông không cứu vãn được.
Ở một phương diện khác, nhà văn đã chủ động lựa chọn trong số nhiều giả thuyết về cái chết của Đề Thám, một cái chết cho nhân vật chính trái ngược với tâm thức dân gian - một cái chết đau đớn, không toàn thây vì bất cẩn, vì tin người - để nhấn mạnh thêm cái bi kịch đau đớn của ông:“Ngày 10 tháng 2 năm 1913 vào hồi 4 giờ 30 phút sáng, tại một khu trại rừng chỉ cách chợ Gồ không đầy ba cây số về phía Bắc ba tên thổ phỉ đàn em của Lương Tam Kỳ đã thừa dịp ông Đề và hai nghĩa quân nằm ngủ hạ sát cả ba người. Chúng cắt đầu ông Đề và mang khẩu súng trường về Nhã Nam lĩnh thưởng" [71, tr.587]. Tác giả còn thuật lại việc quân Pháp mang đầu ông Đề bêu tại Nhã Nam và những nơi khác. Sau đó, xác ông Đề bị quân Pháp mang đi đốt.
Nhưng trên cả những thử thách và cái chết, theo Hoàng Khởi Phong, bi kịch lớn nhất của Đề Thám ở chỗ ông nhìn thấy trước cục diện và cái chết. Ông Đề nói với Cả Tuyển: “Cái hại trước mắt là mình đang là một bó đũa khó bẻ giờ đây tách ra thành nhiều chiếc đũa sớm muộn thì cũng bị ép đánh tan tành. Nhưng tíu tít lại một nơi thì chỉ chịu nổi vài ba trận đánh lớn là cùng, sau đó trọn vùng đất bắc hà dân mình không còn ai đương cự với quân xâm lăng. Thôi thì mình hãy biết mình, cố kéo dài tiếng súng chừng nào tốt chừng ấy chú Tuyển ạ” [71, tr.423]..
Bằng giọng văn điềm tĩnh, đầy trải nghiệm, nhà văn đã chỉ ra nguyên nhân thất bại và bi kịch đó: “Trước Hoàng Hoa Thám có nhiều thủ lĩnh khác (…). Không ai có thể phủ nhận lòng ái quốc của những người chân đất này. Có điều, hình như
không có một thủ lĩnh nào nổi trội hẳn lên để có thể thống nhất thành một lực lượng, chỉ huy bởi một lãnh tụ duy nhất. Do đó họ mãi mãi là những chiếc đũa rời. Quân Pháp đã dùng chiến thuật tập trung quân đông đảo bẻ gẫy một chiếc đũa xong lại tiến đến lãnh địa của một chiếc đũa khác” [71, tr.30-31]. Có thể nói, từ sự thấu hiểu về mối quan hệ giữa con người với lịch sử, trong đó thế chủ động thuộc phần ít ỏi của nhân loại, số đông còn lại là nạn nhân, phải trôi theo dòng và là "con rối" trong trò chơi lịch sử, Hoàng Khởi Phong đã xây dựng Đề Thám như một nhân vật trong dòng lịch sử1: Nhân vật Ông Đề có đầy đủ phẩm chất để trở thành một anh hùng, nhưng không may "lạc thời" "lạc địa"2.
Mặc dù miêu tả quá trình nhân vật đi đến thất bại như một tất yếu, nhưng nhà văn không hạ thấp hình tượng người anh hùng. Ngay từ nhan đề, Hoàng Khởi Phong đã thể hiện cảm hứng ngưỡng vọng, ngợi ca Đề Thám. "Người" không chỉ là Đề Thám mà còn là những người anh hùng cùng thời với ông, một thời đại lịch sử đã qua, đã cách xa hiện tại trăm năm. "Người" và thời đại ấy tưởng như đã cũ mà luôn mới, luôn hiện diện trong cuộc đời hiện tại, khiến người đương thời mãi nhớ về. Những anh hùng dân tộc (như Hoàng Hoa Thám) dù thất bại nhưng những cuộc chiến của họ trở thành bài học, nguồn cổ vũ, là niềm tự hào của thế hệ sau, họ có ngã xuống nhưng vẫn xứng đáng được sông núi ghi danh. Nhà văn đã không ngần ngại trực tiếp thể hiện sự ngưỡng mộ đối với thủ lĩnh: "Khi Đề Thám xuất hiện chẳng bao lâu sau ông đã là cái đích cho dân chúng quanh vùng nhìn đến (...) trong vòm trời Yên Thế này ông là ngôi sao chói lọi nhất. (...) đối với những người dân chất phác nơi đây Đề Thám thật là người nhà trời” [71, tr.82-83]. Có thể nhận thấy, điểm gặp gỡ của Hoàng Khởi Phong và một số tác giả quan tâm đến lịch sử Đề Thám trước đó như Phan Bội Châu, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,…là cảm hứng ngợi ca và sự ngưỡng mộ đối với tài năng, phẩm chất và chí khí của vị thủ lĩnh nghĩa quân.
Trong chương Vĩ thanh, nhà văn đã khẳng định thêm một lần nữa cảm hứng trên:“cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám khởi xướng có thể coi là
1 Đây "là loại hình xuất hiện khá phổ biến trong tiểu thuyết lịch sử sau năm 1945, đặc biệt là giai đoạn sau năm 1986" [57, tr.122].
2 Phan Bội Châu đã từng bùi ngùi xót xa về điều này, ông "tiếc thương bậc anh hùng không gặp thời", "thương tướng quân lỡ sinh làm người nước tôi" [12, tr.152].
những người cuối cùng chống Pháp chịu ảnh hưởng của Hán học. Trong lịch sử Việt Nam cận đại chưa có một nhân vật nào, một phong trào nào, một tướng lãnh cầm quân nào bền bỉ bằng cuộc khởi nghĩa Yên Thế, đã kéo dài cuộc cuộc chiến đấu chống Tây xâm lược tới gần 30 năm” [71, tr.587], "…Ông đã chết cho nhiều người còn sống để rồi những thế hệ sau ông bước vào một giai đoạn lịch sử khác, trong những vùng đất khác và đi theo một học thuyết khác” [71, tr.591]. Đồng thời, nhà văn cũng trích dẫn ý kiến đánh giá từ phía Pháp để nhận chân con người Đề Thám, một người bên kia chiến tuyến như Barthouet - sĩ quan đã từng tham dự các cuộc hành quân càn quét Yên Thế cũng phải khẳng định:“nói về mặt quân sự, Hoàng Hoa Thám là một người lão luyện, có trình độ, kiến thức của một sĩ quan chỉ huy có tài. Ông Đề đã chiến đấu chống lại chúng ta với lòng can đảm và sự kiên trì đáng kinh ngạc. Ơn trời phải hàng thế kỷ mới sản sinh ra một con người như thế” [78, tr.589-591]. Kết lại thiên trường thiên về cuộc đời của Đề Thám bằng lời đánh giá của một người bên kia chiến tuyến, Hoàng Khởi Phong đã lặp lại cách thức kết truyện của Cố Nhi Tân, tuy nhiên trong khi Cố Nhi Tân có xu hướng huyền thoại hóa nhân vật anh hùng thì Hoàng Khởi Phong khẳng định sự hiện diện có thực của một nhân vật huyền thoại trong giai đoạn lịch sử bi hùng của dân tộc.
Có thể nói, dù xa cách về không gian (Việt - Mỹ) và thời gian (trên dưới 30 năm), nhưng Nguyên Hồng và Hoàng Khởi Phong dường như có quan điểm chung khi viết về lịch sử Đề Thám. Hai nhà văn đều thực hiện nhiệm vụ nghệ thuật hóa lịch sử về Hoàng Hoa Thám với cùng mong muốn đứa con tinh thần của mình sẽ làm được điều gì đó tác động đến con người hiện tại. Hay nói một cách khác, Nguyên Hồng và Hoàng Khởi Phong thuộc nhóm người viết theo khuynh hướng coi văn chương là mô hình phản ánh hiện thực, tức là đòi hỏi văn học nghệ thuật phải theo sát và trung thành với thực tế1. Giống như Lukacs đã bày to quan điểm: "Hư cấu cho phép các nhân vật diễn đạt tình cảm, tư tưởng về các quan hệ lịch sử có thực rõ nét hơn những con người của thời ấy đã từng trải nghiệm, nhưng phải luôn xác thực về mặt lịch sử, xã hội" [18, tr.41].
1 Sau này, với bộ tiểu thuyết Rừng thiêng Yên Thế (2013), Huy Cờ cũng đồng quan điểm viết với Lukacs, Nguyên Hồng và Hoàng Khởi Phong. Ông phản ánh chân thực và sinh động "cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Yên Thế vĩ đại và anh hùng" với bốn gương mặt tiêu biểu: Hoàng Đình Kinh, Đề Nắm, Bá Phức, Hoàng Hoa Thám [11, tr.6].
Mặc dù đồng quan điểm sáng tác tiểu thuyết lịch sử, nhưng giữa Nguyên Hồng và Hoàng Khởi Phong lại có phương thức thể hiện riêng, tạo nên những khác biệt rò nét trong hai tác phẩm Núi rừng Yên Thế và Người trăm năm cũ.
Do sáng tác trước thời điểm xã hội và văn học đổi mới (năm 1986) nên Núi rừng Yên Thế vẫn nằm trong dòng chủ lưu của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, nghiêng về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn - một đặc điểm nổi bật của văn học 1945-19751. Chịu sự chi phối của nền văn học vẫn đang vận hành theo quán tính của những năm chiến tranh, sáng tác của Nguyên Hồng trở thành vũ khí tinh thần để động viên, khơi dậy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Nguyên Hồng đã tập trung khắc họa kiểu nhân vật quần chúng nhân dân và xây dựng Thơm như một quần chúng tiêu biểu đại diện cho dân làng. Nhà văn sử dụng phương pháp sáng tác của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, nghiêng về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, vì lẽ đó, cảm thức chủ đạo của tác phẩm là ca ngợi truyền thống yêu nước của dân tộc, giọng điệu chủ đạo mang âm hưởng sử thi, ngợi ca người anh hùng đại diện cho sức mạnh cộng đồng, trên tinh thần nâng đỡ những con người cùng khổ đến với chân lí Cách mạng. Ngược lại, Hoàng Khởi Phong sáng tác thiên tiểu thuyết của mình sau khi văn học nước nhà đã trải hàng chục năm chuyển mình, đổi mới nên Người trăm năm cũ mang cảm hứng thế sự, được bao trùm bởi giọng điệu đối thoại, phân tích, triết luận rò nét. Những suy ngẫm, triết lí của nhà văn không được bộc lộ trực tiếp mà thông qua lời nhân vật để đối thoại với bạn đọc2. Có thể nói, cội nguồn của tính đối thoại trong tiểu thuyết là đối thoại về tư tưởng, quan niệm, vì thế tác giả xây dựng những đối thoại đa chiều trong tác phẩm tạo nên một
1 Theo Nguyên Ngọc, nhìn chung văn học giai đoạn khoảng 1975-1985 vẫn "trượt theo quán tính cũ"
- quán tính của văn học thời chiến [57, tr.36].
2 Suy ngẫm và quan niệm về văn chương qua lời của cụ đồ Kinh Bắc: "Con người ta có thể trí trá, giả dối, có thể ngoa ngôn xảo ngữ, lắt léo, lật lọng. Nhưng chữ nghĩa thì khác, nó phơi ngay được lòng dạ của người viết" [71, tr.248]. Suy ngẫm về những vấn đề của dân tộc như: sự đoàn kết (ông ví những cuộc khởi nghĩa đơn lẻ của các ông Đề như chiếc đũa, dễ dàng bẻ gãy từng chiếc), việc cần phải học hỏi, hướng ngoại: "Cái học ngàn năm cũ thì thật là đã hỏng, phải cho con cháu mình đi học cái hay, cái giỏi của người thì mới chống đỡ với người được”,... Suy ngẫm và quan niệm về những người chủ nhân tương lai của đất nước thể hiện qua lời nhân vật Kỳ Đồng nói với Cụ Đồ Kinh Bắc: “Tương lai của nước ta nằm trong tay những đứa trẻ lớn lên với núi đồi, đồng ruộng chứ không phải trong tay những đứa trẻ giờ đây đang ở trong những cung điện và dinh thự. Những đứa trẻ sung sướng quá thường hay ích kỷ, nghĩ đến mình quá nhiều còn đâu mà nghĩ tới người” [71, tr.249].
văn bản đòi hỏi và phức tạp, chất chứa tư tưởng, tâm sự của cá nhân đối với dân tộc, đất nước. Nhà văn chú ý phác họa hình ảnh một số nhân vật lịch sử chí khí cao, lòng ái quốc dạt dào nhưng không gặp thời, như Tôn Thất Thuyết, Tôn Thất Đạm, Nguyễn Thiện Thuật,... Đồng thời mượn lịch sử, dùng lịch sử để đối thoại, để đặt vấn đề với hiện tại, tương lai của đất nước1.
Bên cạnh không gian nhà tù, những cảnh chiến trận được Nguyên Hồng lược thuật khá chi tiết. Tuy nhiên, các trận đánh khi vào tiểu thuyết của ông đã bị tước bỏ những căn cứ như ngày tháng năm cụ thể, đó chỉ là nơi nhân vật thể hiện tài năng và bản lĩnh của mình. Chắc hẳn ông chỉ dựa vào những ghi chép lịch sử về các trận đánh, rồi nắm lấy cái cốt của sự kiện mà kể theo ý chủ quan của mình. Một cây bút mạnh về phản ánh hiện thực đời sống như Nguyên Hồng thì miêu tả chiến trận có lẽ không phải sở trường. Hoặc cũng có thể, ông dành miêu tả chi tiết cảnh chiến trận ở tập ba khi Đề Thám làm thủ lĩnh mà chưa kịp thể hiện. Dù vậy, không gian chiến trận ở đồi Cao Thượng của nghĩa quân với quân của Tôm He hay ở đồi Đỏ với quân của tướng Gô Đanh, kết hợp với không gian nhà tù đã mở ra mảng không gian hiện thực trong thiên tiểu thuyết2, là lời tố cáo mạnh mẽ của tác giả với chế độ khắc nghiệt, tàn ác của thực dân.
1 Quan niệm soi vào sử để sửa sau này cũng được Nguyễn Xuân Khánh nhấn mạnh: "Thịnh đấy! Suy đấy! Chẳng vì thịnh mà kiêu, chẳng vì suy mà nản. Cứ bền lòng nhìn vào sử mà ngắm mình trong một tấm gương. Ngắm để vẽ, để tô, để sửa, ắt khuôn mặt càng dễ ưa, dễ coi. Hồn núi ở đó, hồn sông cũng ở đó. Chẳng thế mà kẻ ngoại bang sang xâm lấn nước ta, lúc nào cũng chỉ nhăm nhăm xóa bỏ sử sách nước ta" [20, tr.269].
2 Đan xen với mảng không gian hiện thực, Nguyên Hồng còn miêu tả không gian tâm linh, bao gồm Phật giáo và cơ đốc giáo cùng hiển linh trên mảnh đất Yên Thế. Hình ảnh nhà chùa hiện lên giản dị có phần tềnh toàng, hoang dã: "chùa trên đỉnh đồi khuất giữa một rừng dẻ, trám và sau sau. (…) tường nóc nhà chùa mấy chỗ sụt lở chỉ chữa vá víu, mà không tu bổ hẳn hoi. Phương trượng là ba gian nhà gỗ, mái tranh, sân đất và bể nước mưa dưới gốc cau chỉ đủ nước pha trà thắp hương và nấu cơm". Hình ảnh Sư ông với "cái khổ mặt xương sắt, cái thân người gầy guộc, bấy lâu nhiều người tưởng như là ốm yếu lắm", thích ăn sắn chấm vừng lạc, hàng ngày tụng kinh, bốc thuốc, luyện khí công [22, tr.1039] cho người đọc cảm nhận cuộc sống một phật tử sống thanh bạch, hòa hợp với người dân. Cửa chùa chính là nơi Thơm nương náu học và luyện phép khí công, dưỡng tâm thanh tịnh. Ngược lại, Nhà thờ, Cha và kinh thánh dẫn dắt, thu phục các con chiên đi theo đường hướng kính Chúa, dời xa hiện thực đang diễn ra xung quanh. Nguyên Hồng sinh ra và lớn lên trong gia đình công giáo, vì lòng kính Chúa mà ông đã "đánh trốc gốc rễ của tà đạo", đánh những kẻ đội lốt truyền đạo để làm mật thám cho tây, "dọn đường cho tây dương đi cướp nước" [22, tr.949]. Hình tượng cha Phanxicô và những con chiên "ngoan đạo", tôn sùng Hội thánh và cố gắng giữ phép đạo bị xô lệch: "mấy nhà trong xóm chính rủ nhau đến ngày Lễ phục sinh này còn con chó vện của nhà bà Bỏm sẽ đem thịt nốt…để mừng Chúa Giêsu sống lại", Trùm Xoan thích làm dồi và nướng chả chó cho Người (cha Phanxicô), còn Cha thì quan điểm "những kẻ có học có tài lại có cả sức, không chịu làm quan mà lại hoạt động trong dân chúng như thế này mới thật là nguy hại
Ngược lại, Hoàng Khởi Phong tập trung vào miêu tả cảnh chiến trận, những cuộc thư hùng, phục kích, tấn công, giao đấu trong không gian rộng mở nhằm làm nổi bật hình ảnh nhân vật - một con người tài năng và phóng khoáng. Có lẽ do tác giả đã có kinh nghiệm trận mạc, hoặc vì tác giả để tâm tư mình vào từng nhát gươm, từng mũi tên, viên đạn,… nên so với Núi rừng Yên Thế (Nguyên Hồng), cảnh chiến trận trong Người trăm năm cũ được nhà văn diễn tả có phần sinh động hơn. Bên cạnh đó, những cảnh càn quét, bắt bớ, những âm mưu thâm độc của quân Pháp, những trò hạ lưu của chúng đối với nghĩa quân và nhân dân cũng được nhà văn chăm chút miêu tả thực sự làm cho không khí câu chuyện trở nên ngột ngạt, ghê rợn một cách sống động. Có lẽ vì vậy, tuy cùng mang chất sử thi nhưng ở Nguyên Hồng là sự hào hùng, còn ở Hoàng Khởi Phong lại là một sử thi bi tráng.
Nếu như Nguyên Hồng hay những nhà văn trước đây trung thành với lối kể theo trình tự và trọn vẹn những chặng đời của Đề Thám và khởi nghĩa Yên Thế, thì Hoàng Khởi Phong đã lựa chọn có chủ ý thời gian/sự kiện thủ lĩnh ra hàng lần thứ hai (năm 1897) để bắt đầu câu chuyện. Đặt nhân vật trong thời điểm khó khăn, thử thách ấy, nhà văn đã diễn tả được hình ảnh một thủ lĩnh bản lĩnh và chiến thuật tài tình, song cũng phải trải qua những bi kịch đau đớn cùng nghĩa quân, từ đó ông gửi gắm nhiều suy ngẫm và đối thoại với bạn đọc. Sự chủ động sáng tạo của nhà văn còn thể hiện ở phần đầu tác phẩm, nếu như Nguyên Hồng mô tả đoàn người khốn khổ dắt díu nhau phiêu bạt chạy lên Yên Thế, thì Hoàng Khởi Phong bắt đầu bằng sự kiện đoàn mười tám người do ông Tri (cháu nội của cụ Khán Sự) một nghĩa quân
cho ta. Phải bằng tất cả mọi cách, tất cả mọi giá làm cho họ theo ta…" [22, tr.945]. Cha còn tuyên truyền "Nước An Nam là của Chúa đấy!" (chứ không phải của người dân), quân dữ đến cướp bóc, phá rào phá cửa rồi Cha vẫn lệnh cho "đàn bà con gái, ông già bà lão phải ngồi thụp xuống và lại quỳ gối đọc kinh, lần tràng hạt" [22, tr.951]. Có thể nói, Nguyên Hồng đã nhìn ra và vạch được bộ mặt của tà đạo qua Phanxicô, Trùm Xoan,…và những con chiên khác núp dưới bóng Chúa. Sau hơn 30 năm, nhà văn Huy Cờ trong Rừng thiêng Yên Thế đã tiếp nối Nguyên Hồng ở mạch phê phán này, nhưng ở cấp độ mạnh mẽ hơn. Nhà văn đã nhiều lần chất vấn Chúa để làm rò bộ mặt của tà đạo:"nếu Chúa linh thiêng thật thì những kẻ dối trá, như phải đẩy xuống chín tầng địa ngục. Nhưng ở chốn thuộc địa mông muội này, chẳng có ai đứng ra để phán xét", tên Cha cố Côlôme bị lột mặt nạ lộ rò bản chất là tay sai của giặc "chính hắn vẽ họa đồ, sai tay chân thân cận dẫn Pháp lên Yên Thế". Hắn còn dở thói dâm đãng, ăn nằm đến nỗi có con ngoài giá thú với Hoa - con của Bang Uông. Phạm tội rất trọng nhưng hắn đã lừa gạt các con chiên là Hoa mang hài đồng của Chúa. Không chỉ dừng lại ở việc lột mặt nạ những kẻ đội lốt truyền đạo mà làm bậy, Huy Cờ đã xây dựng tình huống để Đề Sặt và mười nghĩa quân đến nhà Côlôme ám sát tên gián điệp này, tỏ rõ thái độ quyết liệt đối với kẻ thù [11, tr.100-139].