Phóng Sự “Bóng Người Yên Thế” (Việt Sinh) Và Truyện “Cầu Vồng Yên Thế” (Trần Trung Viên) ‌


quả của nhiều năm "xuất dương" bôn tẩu ở nước ngoài, đọc tân văn, tân thư và tiếp thu những luồng tư tưởng mới mẻ của thời đại.

Viết Chân tướng quân nhằm bày tỏ niềm tiếc nuối, xót thương một vị tướng tài ba nhưng sinh lầm nơi, lầm thời và ngợi ca công lao, khẳng định vị trí của tướng quân Hoàng Hoa Thám trong lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, mục đích sáng tác của Phan Bội Châu không chỉ dừng lại ở đó. Bởi lẽ, việc Chân tướng quân viết bằng chữ Hán, xuất bản tại Quảng Đông, Trung Quốc và được dùng như một tài liệu tuyên truyền cổ động ái quốc cho thấy tác giả chủ ý hướng đến đối tượng người đọc là tầng lớp có học ở hải ngoại và trong nước. Đây là lực lượng mà Phan Bội Châu khi khởi xướng phong trào Đông Du đã đề cao họ với vai trò là người dẫn đạo trong công cuộc giải phóng dân tộc, canh tân đất nước. Nhưng trong bối cảnh phong trào Đông Du đã tan rã, các phong trào yêu nước bị đàn áp và những trí thức yêu nước bị bắt, bị trục xuất,… thì việc chia sẻ, khích lệ tinh thần chiến đấu, lòng yêu nước là một việc hết sức cần thiết. Như vậy, mục đích thứ hai khi viết Chân tướng quân, Phan Bội Châu nhằm hướng đến người yêu nước nói chung, những anh hùng mạt vận đương thời nói riêng.

3.1.2. Phóng sự “Bóng người Yên Thế” (Việt Sinh) và truyện “Cầu Vồng Yên Thế” (Trần Trung Viên)

Những năm 1935-1936, Mặt trận Bình dân được thành lập tại Pháp với chủ trương chống phát xít, đòi quyền lợi chính trị, kinh tế cho đông đảo quần chúng, thi hành chính sách đối ngoại hòa bình và cải thiện đời sống kinh tế, chính trị cho các dân tộc bị Pháp đặt làm thuộc địa. Đối với Đông Dương, Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình, ban bố ân xá tù chính trị, nới rộng quyền tự do báo chí. Ở Việt Nam, làn sóng tư tưởng của Mặt trận bình dân đã thay đổi phần nào diện mạo đời sống chính trị, văn học. "Chính sách đồng hóa" được thay đổi thành "chính sách hợp tác" với nhiều cải cách: thu hút thanh niên vào các trường cao đẳng và đại học do thực dân Pháp mở ra, cho phép mở tòa báo, xuất bản sách giáo khoa, cổ động "xây đắp nền quốc văn", và chính sách kiểm duyệt được nới lỏng tạo điều kiện cho các dòng văn học trước đây vẫn bị coi là "bất hợp pháp" phát triển. Tận dụng sự thuận lợi từ chính sách dân chủ, tự do báo chí do sự thắng thế của Mặt trận Bình dân Pháp


mang lại, các nhà văn tìm đến đề tài lịch sử như một cơ hội quý báu để bộc lộ và khích lệ tinh thần ái quốc. Đây chính là nguyên nhân giải thích tình trạng ‘nở rộ’ các tác phẩm chuyện kể lịch sử thời kỳ này ở khắp hai miền Nam Bắc [16], [23], [33], [34], [35].

Trong xu hướng đó, lịch sử về Hoàng Hoa Thám là một đề tài thu hút sự quan tâm, lựa chọn phán ánh của nhiều nhà văn. Năm 1935, Thạch Lam (bút danh Việt Sinh) và Trần Trung Viên cùng đến làng Trũng và Lăng Cao thuộc phủ Yên Thế, tỉnh Bắc Giang khi đó gặp gỡ thân nhân nghĩa sĩ của Hoàng Hoa Thám để khai thác tư liệu. Họ đã gặp Hoàng Văn Vi (con trai của Đề Thám và bà Ba Cẩn) ở Bắc Giang, gặp bà Lí Chuột ở làng Trũng và ông Cai Cờ ở làng Lăng Cao. Trở về Hà Nội, Việt Sinh có bài phóng sự Bóng người Yên Thế đăng tải hai kì liền trên trang 2 và 3 của báo Ngày Nay, Trần Trung Viên viết Cầu Vồng Yên Thế do Ngọ báo xuất bản.

Được viết dưới dạng phóng sự - một hình thức của ký, Bóng người Yên Thế của Việt Sinh không chỉ đưa tin mà còn dẫn dắt bạn đọc tiếp cận hiện trường cuộc khởi nghĩa Yên Thế, cung cấp thông tin về cuộc sống hiện tại của những người thân cận Đề Thám bằng các phương thức miêu tả, phỏng vấn, đối thoại trực tiếp với nhân chứng lịch sử. Vì vậy, trong thiên phóng sự này, nhân vật Đề Thám được xây dựng theo cách đặc biệt, được hiện lên trong từng lời kể và cảm nhận của những nhân chứng và của chính tác giả.

Cảm nhận của nhà văn về Đề Thám được thể hiện qua những chi tiết miêu tả ông Hoàng Văn Vi khi ở Bắc Giang: "Một người thiếu niên chậm chạp, nói năng nhỏ nhẹ như sợ hãi cái gì (…) cánh tay lên xuống một cách rụt rè, e ngại - một vẻ lễ phép quá độ và không được tự nhiên như người thường", nhưng Việt Sinh tinh ý đã nhận thấy đó chỉ là vẻ bề ngoài, còn hình ảnh bên trong lại khác với vẻ bề ngoài ấy: "trên nét mặt, trên cái trán rộng và sáng sủa, cái nghị lực và cái can đảm khác thường (…) đôi mắt tỏ sáng, đủ cho ta biết cái dòng giống mạnh mẽ xưa không mất". Ông Vi dù bị ép vào khuôn phép, có những hành vi khúm núm sợ hãi "nhưng cái bản tính thiên nhiên mạnh mẽ và hùng cường đã không chịu để cho khuôn phép bao năm làm mờ". Từ Bắc Giang lên làng Trũng, Lăng Cao và đi sâu vào vùng Đồn Gồ, Phồn Xương,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.


Hố Chuối, Việt Sinh nhận thấy "cử chỉ của Vi càng thay đổi. Không còn phải là người thiếu niên rụt rè, lễ phép như trước nữa (…). Điệu bộ ông trở nên mạnh mẽ, nhanh nhẹn khác thường. Cái chỗ rừng đồi này mới đáng là chỗ ông sinh hoạt". Những chi tiết tác giả miêu tả và cảm nhận về ông Hoàng Văn Vi - người con trai của Đề Thám - đã gợi cho bạn đọc nhớ đến hình ảnh vị thủ lĩnh năm xưa, một ông Đề Thám mạnh mẽ, lanh lợi, làm chủ khắp cánh rừng, ngọn đồi, xây dựng hầm hào, kiên cường chống giặc ròng rã ngót 30 năm. Cuối bài phóng sự, tác giả đã nhấn mạnh thêm sức mạnh ấy của Đề Thám: "người ấy lại là một tay thiện xạ, thì một khẩu súng, một cái nỏ, một trăm viên đạn hay một trăm cái tên tẩm thuốc độc, có thể chống cự mà không sợ thua với 50 người lính giỏi ở ngoài" [80].

Hoàng Hoa Thám, hiện thực lịch sử và những phiên bản văn chương - 11

Bên cạnh sức mạnh hơn người, Đề Thám còn là một vị thủ lĩnh có uy lực, luôn chống lại bọn cường hào ác bá và bảo vệ, che chở nhân dân. Lời của bà Cai Cờ đã cho biết: Sở dĩ họ đi theo quan Thám bất chấp nguy hiểm như vậy vì "Chúng tôi bị người ta ức hiếp không trông vào ai được nên phải đến cầu cứu Quan lớn chúng tôi mới được yên". Ngược lại, những nghĩa quân và người dân như vợ chồng bà Lí Chuột, vợ chồng Cai Cờ cũng hết lòng với vị thủ lĩnh của họ. Khi nói về Đề Thám, họ gọi ông là "quan", "quan Thám", "quan lớn", với tình cảm trân trọng, đầy xúc động. Lời kể của ông Cai Cờ: "tối hôm qua, tôi vừa nằm mộng thấy quan tới đây (…), năm nào chúng tôi cũng nhớ ngày cúng giỗ, ngày mùng 8 tháng Giêng. Lắm lúc ngồi, tôi cứ phảng phất như thấy hình bóng người ở bên mình" đã cung cấp thêm một thông tin nữa về ngày mất của Đề Thám, đồng thời cho thấy, đối với vợ chồng ông bà, hình bóng Đề Thám luôn ở trong tâm thức. Bà Lí Chuột thì chịu "đủ nỗi long đong vất vả" khi nhận nuôi ông Vi: nào là "lúc nó còn ẵm ngửa thì bị bắt", "giam cầm trong ngục", "tra khảo", "đưa đi khắp tỉnh này đến tỉnh khác để nhận mặt", bà bị ông Tuần ở Bắc Giang mắng, dọa nạt,…bắt khai ra sự thật, song bà vẫn nhất quyết nhận ông Vi là con đẻ. Bà đã cưu mang nuôi nấng ông Vi từ lúc ẵm ngửa, "mỗi khi nói đến tên Vi giọng nói lại trở nên âu yếm, xót thương vô hạn", "đưa mắt nhìn ông Vi như mẹ nhìn con yêu". Có thể nói, những nghĩa quân và người dân như vợ chồng bà Lí Chuột, vợ chồng Cai Cờ đã chấp nhận "xưa kia xông pha tên đạn, mạo hiểm nguy nan" và hiện tại "chỉ được sống một cái đời nghèo khổ"


mà "cương quyết theo cái chí của mình, không sờn lòng, không thay đổi" trung thành với Đề Thám, chứ không chịu sống cảnh phong lưu sung sướng nhưng làm kẻ "lợi dụng thời thế để lập công" như Thống Luận. Những chi tiết trên cho thấy tình cảm, tấm lòng của nhân dân và nghĩa quân dành cho Đề Thám cùng những người thân trong gia đình ông, có thể nói "không có cái sức mạnh gì có thể làm lay chuyển được cái lòng hy sinh và trung thành của những người này" [80]. Những chi tiết ấy còn cho thấy Đề Thám luôn gần gũi, gắn bó ân tình với nghĩa quân và nhân dân. Sức mạnh của Đề Thám chính là sự ủng hộ, là tình cảm, sự hy sinh, lòng trung thành của nhân dân và nghĩa quân đối với ông.

Hành trình tìm về quá khứ của tác giả dừng lại ở Đồn Gồ, nơi vị thủ lĩnh hy sinh. Cái chết của Đề Thám được tác giả cho là do số mệnh, tái hiện sơ lược và thông tin không thật sự chuẩn xác: "mấy tên quân của Đường Tam Kì sang, Thám đã nghĩ rồi sao lại còn trù trừ không giết?" (đúng ra là Lương Tam Kì), "Thám xưa nay nằm ngủ không che mặt bao giờ, hôm ấy lại kéo chăn trùm kín, để đến nỗi mấy tên quân kia vác cuốc đến mà không biết" [80]. Rò ràng Việt Sinh chủ định lướt qua chi tiết cái chết của Đề Thám để nhấn vào cảm xúc riêng về mất mát này. Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ: "đã rồi…sao lại còn để đến nỗi", không phải để chất vấn mà thể hiện sự tiếc nuối cho sự kết thúc cuộc đời Đề Thám: "thật Thám đã chịu một cái chết tối tăm, không đáng chút nào cho người xưa nay hằng xông pha tên đạn". Chi tiết cuối tác phẩm, khi Việt Sinh nhìn ông Vi "Ông ta đứng sững bên bờ thành, mắt đăm đăm như nhớ lại những sự gì đau đớn, xót thương (…). Bóng mây chiều bỗng che rợp dãy đồi… Tôi tưởng như bóng người Yên Thế lẩn quất đâu đây mênh mông, rộng rãi như ôm ấp cả một vùng" [80] đã tiếp nối mạch cảm xúc của tác giả về sự ra đi của Đề Thám, tạo cho thiên phóng sự dư vị hoài cổ kín đáo về quá khứ hào hùng của một người anh hùng. Trong không gian Đồn Gồ lúc xế chiều buồn rầu, lạnh lẽo đã diễn ra sự đồng cảm và kết nối âm - dương giữa hai thế hệ, Đề Thám và con trai ông, hay Đề Thám và hậu thế. Hình ảnh ẩn dụ "bóng mây chiều" hay chính là bóng hình Đề Thám vẫn che rợp núi đồi, ôm ấp cả một vùng Yên Thế đã cho thấy cái chết chỉ lấy đi thể xác của Đề Thám, còn tinh thần, ý chí và khí phách của ông không bao giờ mất.


"Là nhà văn của những truyện ngắn viết về lớp người nghèo khổ, Việt Sinh mang phong cách nhỏ nhẹ, tâm tình mà sâu sắc ưu tư, vì thế thiên phóng sự Bóng người Yên Thế là dòng hồi ức tìm về "một thời vang bóng" của Hùm thiêng Yên Thế" [29, tr.49]. Qua hình tượng Đề Thám và việc tái hiện quá khứ lịch sử từ hồi ức, trí nhớ, kỉ niệm của các nhân chứng sống, Việt Sinh kéo trở lại lịch sử oai hùng của dân tộc, làm thức dậy tinh thần ái quốc trong quần chúng nhân dân. Trong tình thế đất nước đang chịu cảnh đô hộ của thực dân và xã hội tồn tại một thực tế như ông Hoàng Văn Vi nói: "người xung quanh (…) đều ra vẻ hững hờ, lãnh đạm", "đem giọng mỉa mai, chế nhạo", "nhân tình thế thái bây giờ không đáng chấp làm gì (…) [80], thiên phóng sự này chắc chắn là một diễn ngôn đầy ý nghĩa.

Cùng chuyến đi với Việt Sinh lên Yên Thế, nhưng Trần Trung Viên đã dựa thêm vào nhiều tài liệu khác, trong đó chủ yếu là sử liệu Pháp để viết thành cuốn truyện lịch sử có tựa đề Cầu Vồng Yên Thế. Tác phẩm có hình thức kết cấu chương hồi của tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa, gồm 34 chương. Nội dung tập trung vào bối cảnh Yên Thế sau khi Bắc Kỳ về tay quân Pháp, chính quyền thực dân bắt đầu dùng quân sự để trấn áp các cuộc nổi dậy mà họ cho là "giặc cướp" đang nổi lên khắp nơi như "ong vỡ tổ", mà tâm điểm là phong trào Yên Thế do Hoàng Hoa Thám cầm đầu [29, tr.41]. Ở mỗi chương, nhà văn đã chọn một sự kiện, một sự việc nhằm làm nổi bật phẩm chất, con người nhân vật Đề Thám1.

Không chỉ là tâm điểm của Chương II: Vua Yên Thế: Hoàng Hoa Thám mà còn là hình ảnh xuyên suốt tác phẩm, Hoàng Hoa Thám trong Cầu Vồng Yên Thế có những điểm đáng chú ý:

Về tiểu sử của Đề Thám, tác giả dẫn vài dòng: "Một người đàn bà ở làng Ngọc Đức, gần làng Trũng (Yên Thế) lấy Trương Văn Vinh và sinh hạ một đứa con trai, đặt tên là Trương Văn Thám sau đổi thành Hoàng Hoa Thám. Thuở nhỏ, nhà nghèo, Thám phải đi ở chăn trâu độ nhật. Mồ côi bố từ khi lọt lòng, mẹ phải đi


1 Ví dụ, chương II nhấn mạnh tài quân sự của Đề Thám thể hiện ở chiến thuật chiến tranh du kích, chương III tô đậm sự mưu trí, ứng biến lanh lợi, nhạy bén của Đề Thám trước âm mưu ám sát của người cha nuôi Ba Phức, chương IV thể hiện "đôi mắt xanh" tinh tường của Đề Thám khi chọn bạn đời, chương V thêm một lần tác giả nhấn mạnh khả năng ứng biến trước tình thế của Đề Thám qua kế hoãn binh nhằm khôi phục lực lượng. Các chương khác còn miêu tả Đề Thám trong mối quan hệ với Kỳ Đồng, đảng Nghĩa Hưng, khởi nghĩa Hà Thành,…


bước nữa, năm 18 tuổi, Thám lấy vợ sinh được một con trai là Cả Trọng, năm 20 tuổi Thám theo ông Trần Quang Loan làm lãnh binh Bắc Ninh, chống lại quân Pháp. Năm 23 tuổi, Thám theo Ba Phức đi khắp Vân Nam, Túc-sơn, Hòa-lạc, giúp một tay đầu đảng nghịch tặc ở Đồng-nai là Cai-Kinh” [97, tr.10]. Cách thuật tiểu sử nhân vật của Trần Trung Viên vắn tắt, gần giống lối ký sự, tác giả chỉ đưa ra những thông tin cần thiết và những bình luận được tiết chế tối đa. Tuy nhiên có thể nhận thấy một số thông tin chưa thực sự thống nhất với những ghi chép trong sử liệu. Như: tên cha nuôi là "Ba Phức" thực ra là Bá Phức, tên phụ thân của Đề Thám trong truyện kể là "Trương Văn Vinh" nhưng thực ra là "Đoàn Danh Lại, sau đổi thành Trương Thận" [88, tr.91],… còn lại, về cơ bản, người kể chuyện đã khái quát được những nét chính về xuất thân, tiểu sử giai đoạn trước khi làm thủ lĩnh khởi nghĩa của Đề Thám, giúp người đọc có những hình dung liệu.

Chân dung của Đề Thám, đặc biệt là ngoại hình nhân vật được miêu tả không khác nhiều so với những tài liệu ghi chép của người Pháp: "cái hình vóc Thám đầu chọc, người cao, mình to, râu thưa, mắt nhỏ lại xếch, khi mặc Nam, khi mặc Khách", "Thám có tướng tinh cọp", trong lưng "lúc nào cũng có súng", trong lễ hàng phục, nhân vật Đề Thám được miêu tả tỉ mỉ: "Thám đầu chít khăn lượt thâm, mình mặc áo thâm dài, quần lụa, chân đi đôi giầy Tàu, cổ tay trái đeo chiếc vòng vàng nạm ngọc, râu lún phún dưới cằm và hai bên mép, mặt có vẻ thâm hiểm mà thông minh" [97, tr.11-21].

Con người của Đề Thám được tác giả thuật lại và nhấn mạnh là "có tài, lại gan và khỏe", quyết đoán, sẵn sàng xả thân làm việc lớn, "vốn có tính trọc trời khuấy nước đâu chịu ngồi yên". Để chống lại quân chính phủ, Đề Thám "họp hơn nghìn đồ đảng trong chùa làng Đình Tảo, gần Nhã Nam, để tế cờ khao quân, rồi chia đóng tại các làng, Thám thì đóng ở Chương vàng", sau đó "lẻn về Bắc ninh, cướp súng đạn, lương thực, Thám chiếm lấy đồn Hữu nhuế, dựng lại pháo đài rất kiên cố". Thám còn "lập một hội kín gọi là hội "Nghĩa-hưng", ai vào hội chỉ biên tên hiệu, và phải nộp năm mươi đồng bạc", cũng chính Thám chỉ huy việc đầu độc trại lính Hà Nội, gây cho quân chính phủ không ít thiệt hại. Không những thế, Thám còn là người khôn khéo, tài trí, mưu lược hơn người. Khi quân yếu thế thì Đề Thám


hoãn binh, trá hàng để thu nạp thêm quân binh. "Ngoài mặt Thám giả danh là làm ruộng, thuê người cấy cầy rất nhiều, nhưng sự thực thì bao nhiêu điền tốt ấy là quân chiến. Trong mặt, Thám ngầm bài binh bố trận, (…) công việc làm rất êm kín". Trong thời gian trá hàng thì Đề Thám "kín đáo, ít nói, ít giao thiệp", "trong khi nói chuyện Thám đắn đo từng câu từng tiếng, rất khôn khéo và kín đáo, lại được lòng hết thảy các quan", "tỏ mình là người chung thủy lịch thiệp". "Thám cũng khéo luyện cho đội quân trinh thám","biết lợi dụng óc mê tín của người các vùng để lấy tiền, và mộ nhiều người vào đảng" [97, tr.10-35]. Tài năng quân sự của Đề Thám thể hiện ở chiến thuật đánh du kích, quân của Thám "thường lẫn vào các làng các chợ, ăn mặc như những người làm ruộng, buôn bán, binh khí và súng đạn thì họ giấu ở các bờ đê, bụi tre, bờ đầm, bờ ruộng, rồi họ đánh cướp bất thình lình, khi quân Chính phủ đến, họ lại giấu hết các khí giới, làm lụng buôn bán như thường" [97, tr.13]. Đề Thám còn biết tận dụng triệt để lợi thế của địa hình rừng núi làm thế thượng phong để chống lại kẻ thù mạnh hơn gấp hàng trăm lần: "một nơi hiểm trở rừng xanh nước độc, đầy thú dữ, đầy lau sậy, cây leo, cỏ rậm, suối cao, đèo cả, mới nghe nói đến cũng đủ rùng mình. Thế mà lại là nơi Đề Thám đóng, chỗ này thì đặt cái cạm, chỗ kia thì đào cái hố, trên mặt để ít cành cây, lại phủ vờ lớp lá, người vô ý bước phải bị tụt xuống, rồi bọn quân nấp trong các bụi, chĩa súng bắn ra, người ở ngoài xông vào chẳng thấy gì, chỉ làm cái bia chịu đạn" [97, tr.6].

Phẩm chất đặc biệt nổi bật của Thám chính là "không mất chí kiên nhẫn", tinh thần kiên định, trước sau như một, bất kể lúc thắng thế hay khi sa cơ. Hình ảnh Đề Thám "chiếc thân phiêu bạt, nay ở Lang-Trung, mai ở Lang-Các, khi Yên Lãng, khi Hương Lâm, lúc lại thất thểu trên con đường Hà Nội đi Phủ Lạng, đêm ngày lẩn tránh, no đói không thường, (…) bị quân Chính phủ đuổi đánh" [97, tr.10], nhưng vẫn giữ vững chí khí, càng phiêu lưu càng dụ được nhiều thủ túc cùng chí hướng bền bỉ chống lại quân chính phủ. Sự mưu trí, tài cầm quân hơn người lại thêm chí khí bất khuất của Đề Thám khiến cho nhà cầm quyền cũng phải lao tâm khổ tứ, vừa căm ghét vừa khiếp sợ, thêm cả nể phục.

Không chỉ phác họa hình ảnh một thủ lĩnh tài năng, kiên định, ý chí khuấy nước chọc trời, Trần Trung Viên còn quan tâm khía cạnh con người đời thường và


xây dựng tâm lí, tính cách cho nhân vật. "Chương IV - Vườn thêm binh, hoa thêm tướng" kể về việc gặp gỡ nên duyên giữa Đề Thám và cô Ba Cẩn1 hẳn khiến người đọc thú vị khi có thêm những hình dung về nhân vật lịch sử: Một Đề Thám biết nói dối, thử lòng,… để chọn lựa người yêu. Một Đề Thám rất bản năng và "thực tế", khi "nhìn thiếu nữ đã thấy cảm lòng, nhưng bụng đói cơm ngon, thì việc ăn phải là việc cần làm trước". Một Đề Thám say đắm "yêu vì tình cũng có, mà trọng vì tài cũng có, trước mặt cô Ba, Thám đã gan dạ hơn, rồi từ đấy Thám không rời cô Ba nửa bước" [97, tr.27],…

So với Đề Thám trong Chân tướng quân của Phan Bội Châu, nhân vật Đề Thám trong truyện của Trần Trung Viên được xây dựng đời sống tâm lí và diễn biến tâm trạng phức tạp hơn. Đoạn miêu tả tâm trạng Đề Thám khi sa cơ lỡ vận ở chương XXXIII là ví dụ tiêu biểu. Đoạn văn mở đầu bằng hình ảnh "Thám ra vẻ sầu muộn vô cùng". Ông nhận thức được hoàn cảnh hiện tại: "Mất vợ, mất con, quân tướng kẻ chết người hàng, nay còn có hai người tâm phúc với mình, đánh thì hết quân, lương, ra hàng cũng không đủ tín nhiệm". Ông "nghĩ đến chuyện dọc ngang ngày trước, Thám càng đau đớn cho vận bĩ đường cùng". Những cảnh hiện tại và quá khứ cứ hiện ra đan xen trong tâm trí người thủ lĩnh: "Nhà cao cửa rộng là đâu, mà nay một thân nằm trong ngò hẻm lều tranh, rồi biết bao giờ lại thấy cảnh xum họp thầy trò, cha con, vợ chồng như ngày năm trước". Đề Thám ý thức rõ hơn hoàn cảnh hiện tại: "Cá nằm trên thớt, bây giờ chết sống lúc nào không biết. Tuổi đã cao, còn rãi rầu mưa nắng, tấm thân biết có ra gì mai sau! Cái đêm hôm ấy đêm gì? Mà Thám không sao chợp được mắt". Tâm trạng sầu muộn, đau đớn, bẽ bàng của nhân vật được đẩy lên theo thời gian, đêm càng khuya khoắt, rừng càng tĩnh mịch âm u, hiu quạnh: "Một


1 "Một hôm, trời tối, tới làng Vạn-vân, Thám một mình vẩn-vơ, bụng đói cật rét, không biết chỗ nào ngọt bùi ấm-áp mà tìm. Thám chống nẹ ngồi trên đống lá khô, thở dài, thất vọng. Bỗng có tiếng người xô lá đi đến. Thám né mình, nhảy ra sau, rút súng toan bắn, thì có tiếng hỏi: "Ai?". Tiếng ấy rò là tiếng đàn bà. Thám định-nhỡn nhìn, nhưng trời tối, liền giở lối nhà nghề, nằm xát đất nhìn lên, thấy bóng một người cầm dao, mà người ấy lại là một người con gái. Thám nói:

- Tôi đi buôn bán, bị giặc lấy cả tiền bạc, nay lỡ độ đường, đói cơm hết vốn, phải ngồi đây, xin người cứu giúp.

Động lòng trắc-ẩn, thiếu nữ liền bảo: nếu thực kẻ lỡ độ đường, thì xin tạm về nhà cô, ở gần đó. Thám xin theo đi ngay.

(...) Thừa dịp, Thám muốn dò hỏi xem ông cụ có ưa Thám không mới kiếm câu gợi ý:

- Tôi nghĩ như lệnh lang theo Thám thì thực là phí cả đời người, Thám chỉ là một tên giặc, cướp của giết người, Nhà nước đang nã bắt. Chính tôi cũng mới bị quân Thám bóc lột đây" [97, tr.21-27].

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí