Hoàn thiện thẩm định năng lực tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 1684137068 - 27

toán manh mún, hoạt động kém hiệu quả và thông tin cung cấp không đủ tin cậy. Vì thế, để nâng cao NLTC phục vụ cho công tác thẩm định của ngân hàng, trước hết bản thân doanh nghiệp cần hoàn thiện công tác kế toán của mình. Doanh nghiệp nên có sự đầu tư hơn nữa vào bộ máy kế toán. Căn cứ vào quy mô hoạt động mà doanh nghiệp có thể thuê một số lượng nhân viên cần thiết, ở những trình độ phù hợp với quy mô phát triển của doanh nghiệp để thực hiện đầy đủ khối lượng công việc và tiết kiệm chi phí. Chuyên môn hóa trong phụ trách các phần hành kế toán khác nhau sẽ giúp cho các nhân viên kế toán có thể đưa ra những số liệu chính xác, góp phần tạo ra tính chính xác cho các tiêu chí trong BCTC. Để công tác hạch toán kế toán trong các DNNVV ngày càng hoàn thiện, đòi hỏi từ phía Nhà nước, Bộ Tài chính… có những văn bản quy định và hướng dẫn cụ thể công tác kế toán cho các DNNVV, tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo kế toán để cập nhật thông tư, Luật kế toán đối với bộ máy kế toán cho các doanh nghiệp này.

Doanh nghiệp phải tự có ý thức đảm bảo tính trung thực của BCTC. Thực hiện xây dựng BCTC và báo cáo quản trị của doanh nghiệp cần tuân thủ nguyên tắc nhất quán ở chỗ các tiêu chí phản ánh trong báo cáo kế toán nội bộ phải thống nhất với các tiêu chí của BCTC, qua đó đảm bảo tính trung thực của BCTC. Nhằm đảm bảo tính công bằng trong quá trình thẩm định BCTC, trước hết cần có quy định chặt chẽ, yêu cầu các doanh nghiệp nộp hồ sơ xin vay vốn phải nộp BCTC đã được kiểm toán. Báo cáo kiểm toán có thể giúp đánh giá tương đối chính xác tình trạng sức khỏe tài chính và quản lý của công ty cho các bên liên quan. Để đảm bảo được điều đó, doanh nghiệp cần có một hệ thống kiểm soát nội bộ, các quy trình, quy tắc quản trị… và kiểm toán nội bộ cũng như kiểm toán dịch vụ từ bên ngoài.

Thứ hai, thực hiện tốt quản trị dòng tiền, duy trì khả năng thanh toán đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp

Quản trị dòng tiền hiệu quả là điều mấu chốt đối với sự tồn tại của một doanh nghiệp. Điều này thậm chí còn quan trọng hơn cả việc sản xuất các hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện việc bán hàng. Phần lớn các doanh nghiệp có thể mất một cơ hội bán hàng hoặc một KH và vẫn tiếp tục bán hàng. Tuy nhiên, việc tính sai khả năng tiền mặt cần thiết, không đảm bảo khả năng thanh toán có thể khiến một doanh

nghiệp đột ngột dừng kinh doanh. Việc quản trị dòng tiền giúp cho doanh nghiệp tránh được những khủng hoảng trong quá trình vận hành.

Nhà quản trị doanh nghiệp cần rút ngắn chu kỳ tạo tiền bằng cách quản lý có hiệu quả các tài sản, các khoản nợ, doanh thu và chi phí. Đồng thời, các DNNVV cần lập kế hoạch nhằm dự báo trước nhu cầu chi tiêu vốn bằng tiền cũng như ước tính khả năng nguồn thu tiền mặt trong kỳ để chủ động đề ra biện pháp giải quyết sự mất cân đối giữa khả năng nguồn thu và nhu cầu chi tiêu vốn tiền mặt tại các thời điểm trong năm. Nhờ việc quản trị dòng tiền tốt, doanh nghiệp luôn đảm bảo có lượng tiền mặt cần thiết để thanh toán cho các khoản chi từ đó đảm bảo khả năng thanh toán trong doanh nghiệp, giữ vững an ninh tài chính, góp phần đảm bảo NLTC doanh nghiệp.

Trong giai đoạn 2015 – 2020, MB đã có những định hướng chung về hoạt động và hoạt động tín dụng cũng như hoạt động cho vay DNNVV. Để đạt được những mục tiêu đó, Ngân hàng quân đội đã đưa ra những giải pháp: (1) Hoàn thiện hệ thống thu thập thông tin cho hoạt động thẩm định NLTC DNNVV vay vốn tại ngân hàng; (2) Sửa đổi, bổ sung nội dung phân tích ; (3) Hoàn thiện quy trình thẩm định; (4) Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp; (5) Nâng cao đạo đức, trình độ của chuyên viên làm công tác thẩm định tài chính; (6) Hoàn thiện phương pháp thẩm định; (7) Tiếp tục xây dựng và phát triển hệ thống tiêu chí trung bình ngành nghề lĩnh vực; (8) Nâng cao hiệu quả công tác giám sát, thanh kiểm tra và tổ chức triển khai quy trình thẩm định NLTC DNNVV thống nhất trên toàn hệ thống MB. Để các giải pháp này có hiệu quả, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan cần phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng trong việc nâng cao NLTC của doanh nghiệp.

Kết luận chương 4

Trong nội dung chương 4, trên cơ sở những lý luận cơ bản về NLTC và thẩm định NLTC trong chương 1 cùng với những phân tích, đánh giá thực trạng NLTC và thẩm định NLTC DNNVV của MB trong chương 2 và các định hướng trong hoạt động cho vay DNNVV, thẩm định NLTC DNNVV, NCS đã đưa ra các giải pháp

chính và giải pháp bổ trợ nhằm hoàn thiện thẩm định NLTC DNNVV trong hoạt động cho vay của MB.

Các giải pháp chính như: hoàn thiện hệ thống thu thập thông tin cho hoạt động thẩm định NLTC DNNVV vay vốn tại ngân hàng, hoàn thiện quy trình và phương pháp thẩm định, hoàn thiện công tác tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp…; các giải pháp bổ trợ được đưa ra nhằm hỗ trợ cho các giải pháp chính được thực hiện thuận lợi. Sau đó, NCS đưa ra các kiến nghị, đề xuất với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan, Ngân hàng Nhà nước, DNNVV… để đảm bảo các giải pháp có thể được thực hiện khả thi.

KẾT LUẬN

Năng lực tài chính doanh nghiệp là khái niệm cơ bản nhằm chỉ ra khả năng đảm bảo nguồn lực tài chính của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đối với ngân hàng, việc đảm bảo và nâng cao NLTC của doanh nghiệp giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro trong hoạt động, đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay. Do vậy, ngân hàng luôn quan tâm đến NLTC của doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng thông qua công tác thẩm định NLTC doanh nghiệp. Luận án đã xem xét, xây dựng một cách hệ thống lý luận về vấn đề này trên các khía cạnh: khái niệm, quy trình, nội dung, các tiêu chí phân tích và thẩm định NLTC doanh nghiệp. Đây là những đóng góp quan trọng về mặt lý luận của luận án. Bên cạnh đó, luận án cũng đưa ra kinh nghiệm của các nước và các tổ chức uy tín trên thế giới về thẩm định NLTC doanh nghiệp từ đó rút ra bài học cho NHTM cổ phần Quân đội trong việc hoàn thiện thẩm định NLTC doanh nghiệp. Đây là những đóng góp mới đáng chú ý của luận án.

Ngân hàng quân đội là một trong 5 ngân hàng lớn nhất ở Việt Nam, tuy nhiên trong hoạt động nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề khiến ngân hàng gặp phải rủi ro. Luận án đã đánh giá được một số ưu điểm, hạn chế về thực trạng thẩm định NLTC DNNVV trong hoạt động cho vay của Ngân hàng quân đội từ năm 2012 đến 2016 trên các nội dung và tiêu chí phân tích đã đưa ra. Luận án đã đưa ra một ví dụ về thẩm định NLTC doanh nghiệp nhỏ vay vốn tại MB làm ví dụ minh họa. Luận án cũng chỉ ra một số nguyên nhân chủ quan và khách quan của những tồn tại trên.

Tóm lại, luận án với 4 chương đã giải quyết khá triệt để mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Hoàn thiện luận án này, NCS mong muốn đóng góp một phần kiến thức của mình vào vấn đề thẩm định NLTC DNNVV trong hoạt động cho vay của NHTM cổ phần Quân đội. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn số liệu, luận án không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, do vậy trong tương lai, những nghiên cứu tiếp theo có thể tiếp tục được tiến hành để tìm ra những giải pháp phù hợp hơn nữa với những biến động trong hoạt động kinh doanh của cả ngân hàng cũng như các DNNVV.

NCS mong nhận được sự đánh giá của các nhà khoa học để luận án được hoàn chỉnh hơn và NCS có thể có được kiến thực sâu rộng hơn về lĩnh vực nghiên cứu.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước:


1.

Phạm Thị Vân Anh (2012), “Nâng cao năng lực tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học Viện Tài

Chính.

2.

PGS. TS. Lý Hoàng Ánh, PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2012), Giáo trình

Thẩm định tín dụng,Nxb. Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

3.

Nghiêm Văn Bảy (2010), “Các giải pháp tín dụng nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” , luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài

chính

4.

Nguyễn Tấn Bình (2004), “Phân tích hoạt động doanh nghiệp: phân tích kinh doanh, phân tích báo cáo tài chính, phân tích kinh tế các dự án”,

Nxb.Thống kê, Hà Nội.

5.

Bộ Kế hoạch đầu tư (2011), Sách trắng DNNVV Việt Nam 2011, Hà Nội.

6.

Bộ Kế hoạch đầu tư (2015), Sách trắng DNNVV Việt Nam 2014, Hà Nội.

7.

Bộ Tài chính (2016), Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ

và vừa, Hà Nội.

8.

GS. TS. Ngô Thế Chi, PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ (2015), Giáo trình phân

tích tài chính doanh nghiệp, NxB Tài chính, Hà Nội.

9.

Chính phủ (2009), Nghị định về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa,

số 56/2009/ NĐ – CP.

10.

CIEM (2015), Kết quả điều tra thực tế các DNNVV Việt Nam 2014, Hà Nội.

11.

CIEM (2016), Kết quả điều tra thực tế các DNNVV Việt Nam 2015, Hà Nội.

12.

PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ, TS Nghiêm Thị Thà (2010), Đọc và phân tích

báo cáo tài chính doanh nghiệp,NxB Tài chính, Hà Nội.

13.

Lê Công (2013), “Giải pháp phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng thương

mại cổ phần Quân đội”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính

14.

Nguyễn Tiến Dũng (2015), “Ổn định tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa ở

Việt Nam”, luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Hoàn thiện thẩm định năng lực tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 1684137068 - 27


15.

PGS. TS. Đinh Xuân Hạng, ThS. Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình quản

trị tín dụng ngân hàng thương mại, NxB Tài chính, Hà Nội.

16.

PGS. TS. Đinh Xuân Hạng, TS. Nghiêm Văn Bảy (2014), Giáo trình quản trị

ngân hàng thương mại 1, NxB Tài chính, Hà Nội.

17.

Lê Thị Hạnh (2017), “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam theo tiêu chuẩn Basel II”, luận án tiến sỹ kinh

tế, Học viện Tài chính.

18.

Nguyễn Quang Hiện (2016), “Quản trị rủi ro tín dụng tại MB”, luận án tiến

sỹ kinh tế, Học viện Tài chính.

19.

Nguyễn Trọng Hòa (2009), “Xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế chuyển đổi”, Luận án tiến sỹ kinh

tế, Trường đại học Kinh tế Quốc dân.

20.

Học viện Tài chính (2008), “Quản lý tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt

nam hiện nay”, đề tài NCKH cấp Bộ Tài chính, Hà Nội.

21.

Nguyễn Thị Hương (2016), “Xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị

trường tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”, luận án tiến sỹ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

22.

TS. Nguyễn Minh Kiều (2015), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng,

Nxb. Tài chính, Hà Nội.

23.

Trần Thị Kỳ (2003), “Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín nhiệm trong phân tích tín dụng của các NHTM Việt Nam”, luận án tiến sỹ kinh tế, trường

Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh.

24.

Lã Thị Lâm, “Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ

phần ở Việt Nam hiện nay”, luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính.

25.

Nguyễn Văn Lê (2014), “Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh

nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng.

26.

Thùy Linh – Việt Trinh (2014), Quy trình thẩm định tín dụng ngân hàng,

Nxb. Tài chính, Hà Nội.

27.

Lê Thị Lợi (2016), “Quản trị vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng thương mại cổ



phần Quân đội (MB)”, luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài Chính.

28.

Lê Quang Mạnh (2011), “Phát huy vai trò của nhà nước trong phát triển

doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường đại học Kinh tế Quốc dân.

29.

Nguyễn Thị Minh (2014), “Quản lý tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường đại học Kinh tế Quốc

dân.

30.

Quang Minh (2015), Hướng dẫn thẩm định tín dụng và xử lý các rủi ro vay

và cho vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng , Nxb Tài chính, Hà Nội.

31.

Ngân hàng nhà nước ( 2014), Thông tư 36/2014/ TT – NHNN.

32.

Ngân hàng nhà nước (2013, 2014, 2015, 2016), Báo cáo thường niên, Hà Nội

33.

Ngân hàng nhà nước (2016), Thông tư 39/2016/TT – NHNN.

34.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp ước Basel (I, II và III),

http://www.sbv.gov.vn

35.

MB (2012, 2013, 2014, 2015, 2016), Báo cáo kết quả kinh doanh Khối SME,

Hà Nội.

36.

MB (2012, 2013, 2014, 2015, 2016), Báo cáo tài chính, Hà Nội.

37.

MB (2012, 2013, 2014, 2015, 2016), Báo cáo thường niên, Hà Nội.

38.

MB (2015), Chiến lược phát triển giai đoạn 2016 - 2020 định hướng tới

2025, Hà Nội.

39.

MB (2016), Các quy trình cho vay, quy trình thẩm đinh, xếp hạng tín dụng

của MB, Hà Nội.

40.

MB (2016), Định hướng kinh doanh khối SME giai đoạn 2015 – 2025,

Nội.

41.

MB, Báo cáo tài chính CTCP Lilama 3.3 (2012, 2013, 2014, 2015, 2016),

Nội

42.

Nguyễn Thị Hoài Phương (2012), “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương

mại Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường đại học Kinh tế Quốc dân.

43.

Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng, NXB Chính trị quốc gia, Hà

Nội.


44.

Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

45.

Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46.

Quốc hội (2017), Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa,NXB Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

47.

Hà Quý Sáng (2010), “Các giải pháp tài chính, kế toán để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường đại học

thương mại.

48.

PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân

hàng, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

49.

Tổng cục thống kê (2015), Kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp

Việt Nam giai đoạn 2011 - 2014, NXB Thống kê, Hà Nội.

50.

Tổng cục Thống kê (2016), Niên giám thống kê 2015, NXB Thống kê, Hà

Nội.

51.

Nguyễn Minh Tuấn (2008),“Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh

nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”, luận án tiến sỹ kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân.

52.

Tạ Quang Tuấn (2015), “Quản trị rủi ro thị trường tại MB”, Luận án tiến sỹ

kinh tế, Học viện Ngân hàng.

53.

Vũ Hoa Tươi (2013), Chính sách ưu đãi lãi suất, Thẩm định tín dụng, Lập phương án dự phòng rủi ro và xử lý nợ xấu trong các tổ chức tín dụng, ngân

hàng, Nxb. Tài chính, Hà Nội.

54.

PGS. TS. Bùi Văn Vần, PGS. TS Vũ Văn Ninh (2015), Giáo trình tài chính

doanh nghiệp, NxB Tài chính, Hà Nội.

55.

VCCI(2014), Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2013, NXB

Thông tin và truyền thông, Hà Nội.

56.

VCCI(2015), Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2014, NXB

Thông tin và truyền thông, Hà Nội.

57.

VCCI(2016), Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2015, NXB

Thông tin và truyền thông, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2023