Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Tài Chính Của Doanh Nghiệp.

ROE = Lợi nhuận

VCSH BQ


× 100%

Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả VCSH. có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa VCSH với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn. mở rộng quy mô. 1.6.Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp.

1.6.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

- Hình thức pháp lý của doanh nghiệp

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, có các loại hình doanh nghiệp chủ yếu sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.Mỗi doanh nghiệp khi thành lập sẽ lựa chọn theo một hình thức pháp lý nhất định. Mỗi loại hình doanh nghiệp đó có đặc trưng riêng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp.Vì vậy việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Và điều đó đồng nghĩa với việc ảnh hưởng tới năng lực tài chính của doanh nghiệp. Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình doanh nghiệp là: uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng; khả năng huy động vốn; rủi ro đầu tư; tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp; tổ chức quản lý doanh nghiệp.

- Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của ngành kinh doanh

Mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau có đặc điểm kinh tế - kĩ thuật riêng có ảnh hưởng không nhỏ đến NLTC của doanh nghiệp. Do những đặc điểm đó chi phối đến tỷ trọng đầu tư cho các loại tài sản trong doanh nghiệp, nhu cầu vốn lưu động…Bên cạnh đó, mỗi ngành nghề kinh doanh lại chịu tác động khác nhau trước những biến động của nền kinh tế vĩ mô.

Đối với những doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm có chu kì kinh doanh ngắn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm không có biến động lớn. DN cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng nên dễ dàng đảm bảo cân đối thu chi, cũng như đảm bảo nhu cầu vốn lưu động. Còn đối với những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có chu kì kinh doanh dài thì nhu cầu vốn lưu động lớn hơn. Những DN hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao hơn, tốc độ chu chuyển vốn lưu dộng cũng nhanh hơn so với ngành công nghiệp, nông nghiệp…

- Trình độ tổ chức quản lý

Bên cạnh hai yếu tố trên, một yếu tố bên trong DN có ý nghĩa quyết định đến NLTC của doanh nghiệp là trình độ tổ chức quản lý của các nhà quản trị trong doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh nào đều phải lựa chọn cho doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh của mình một cơ cấu tổ chức quản lý riêng. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp, tổ chức làm ăn thua lỗ, phá sản, phát triển chậm đều là do cơ cấu tổ chức quản lý chưa hợp lý, chưa phù hợp với thực tiễn. Vì vậy vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp, tổ chức là làm sao tìm cho mình một cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý. Bởi lẽ khi có một cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý thì mới cho phép sử dụng tốt các nguồn lực, giúp cho việc ra các quyết định đúng đắn và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quyết định đó, điều hoà phối hợp các hoạt động nhằm đạt được mục đích chung đề ra. Doanh nghiệp có quy mô càng lớn, càng phức tạp thì hoạt động của của doanh nghiệp cũng phức tạp theo. Do đó các nhà quản lý cần phải đưa ra một mô hình cơ cấu quản lý hợp lý sao cho đảm bảo quản lý được toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp đồng thời



phải làm sao để bộ máy quản lý không cồng kềnh và phức tạp về mặt cơ cấu. Còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì bộ máy quản lý phải chuyên nghiệp, gọn nhẹ để dễ thay đổi phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó nâng cao hiệu quả SXKD cũng như tăng cường NLTC cho DN.

Để làm được điều đó, trước hết, lãnh đạo phải nhìn nhận được khả năng của từng nhân viên và bố trí họ vào các công việc phù hợp, tạo điều kiện để họ phát huy năng lực bản thân. Qua kinh nghiệm công việc, nhân viên sẽ vững vàng hơn và dần gánh vác bớt trách nhiệm cho lãnh đạo, đảm bảo cho hoạt động nhịp nhàng của bộ máy doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lập hệ thống kiểm soát kế hoạch một cách hiệu quả, khuyến khích từng phòng ban tự kiểm soát, đồng thời xây dựng bản mô tả công việc rõ ràng để mỗi nhân viên tự chấn chỉnh mình. Doanh nghiệp cũng phải thúc đẩy sự chia sẻ thông tin giữa các cá nhân và các bộ phận trong doanh nghiệp, phải lấy sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban làm một trong những cơ sở để điều chỉnh sơ đồ tổ chức.

1.6.2.Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

- Tự nhiên - Cơ sở hạ tầng

Yếu tố này tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên như: sản xuất nông phẩm. thực phẩm theo mùa, kinh doanh khách sạn, du lịch...

Để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên, các doanh nghiệp phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân tích, dự báo của bản thân doanh nghiệp và đánh giá của các cơ quan chuyên môn. Các biện pháp thường được doanh nghiệp sử dụng : dự phòng, san bằng, tiên đoán và các biện pháp khác...Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp như vấn đề tiếng ồn, ô nhiễm môi trường... và các doanh nghiệp phải cùng nhau giải quyết.

- Các yếu tố kinh tế

Các yếu tố kinh tế bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hố đoái...tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp. Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi,. phân tích. dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng,. khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa. Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các doanh nghiệp cần dựa vào một số căn cứ quan trọng: các số liệu tổng hợp của kì trước, các diễn biến thực tế của kì nghiên cứu, các dự báo của nhà kinh tế lớn...

- Kỹ thuật - Công nghệ

Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng...Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy,. nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời.

- Văn hóa - Xã hội

Văn hóa – xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới năng lực tài chính của DN. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh.

- Chính trị - Pháp luật

Chính trị - Pháp luật gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị...Các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư.

Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Để đưa ra được những quyết định kinh doanh hợp lý, doanh nghiệp cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển.

Kết luận chương 1

Chương 1 của khóa luận tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực tài chính của doanh nghiệp. Trong đó, tập trung vào các vấn đề cơ bản của tài chính doanh nghiệp, năng lực tài chính của doanh nghiệp, các tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp. Qua đó nêu bật được vai trò, ý nghĩa của những chỉ tiêu đánh giá, cho thấy sự cần thiết phải phân tích năng lực tài chính của doanh nghiệp.



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG VIỆT NAM

Trong chương 1 chúng ta đã trình bày những lý thuyết căn bản về tài chính doanh nghiệp, những chỉ số đánh giá, phân tích tài chính doanh nghiệp và ý nghĩa của nhưng chỉ số đó. Để làm rõ hơn nữa, nội dung của chương 2 sẽ là thực trạng năng lực thực tế của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông Việt Nam. Nội dung chính của chương 2 sẽ bao gồm phần thông tin giới thiệu công ty và sau đó là phần quan trọng nhất, đi sâu phân tích tình hình tài chính của công ty.

2.1 Giới thiệu công ty

+ Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông Việt Nam. Được viết tắt: Công ty CP DET Việt Nam

+ Trụ sở: Số nhà 14, ngõ 47/31. tổ 18 Đức Giang, Phường Đức Giang, Quận Long Biên, Hà Nội

+ Mã số thuế: 0102715783.

+ Lĩnh vực kinh doanh chính:

- Sản xuất, mua bán thiết bị điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, tin học, thiết bị phát thanh, truyền hình

- Dịch vụ lắp đặt, lắp ráp, bảo hành, bảo trì sản phẩm của công ty kinh doanh

- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh

+ Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0102715783, đăng ký lần đầu vào ngày 08 tháng 04 năm 2008, thay đổi lần 1 vào ngày 23 tháng 03 năm 2010 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 08 tháng 04 năm 2008.

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông Việt Nam thành lập được 6 năm. Trong thời gian đầu mới thành lập, số lượng nhân viên không nhiều, lại thiếu chuyên môn và ít kinh nghiệm về lĩnh vực điện tử, điện lạnh nên công ty gặp không ít những trở ngại về công nghệ mà đối thủ cạnh tranh là những công ty lớn có uy tín lâu năm. Tuy nhiên nhờ có kinh nghiệm trong lĩnh vực này cùng với đội ngũ lãnh đạo năng động, sáng tạo, nỗ lực hết mình trong công việc của các nhân viên trong công ty. Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông Việt Nam đã vượt qua được những khó khăn ban đầu và từng bước xây dựng một nền tảng vững chắc để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình.

Ngày đầu thành lập, Công ty CP DET Việt Nam chỉ có 10 thành viên (bao gồm cả lãnh đạo và nhân viên). Trong quá trình hình thành phát triển, quy mô của công ty ngày càng được mở rộng cả về thị trường kinh doanh, vốn lẫn số lượng lao động trong công ty, Số lượng lao động trong công ty hiện nay đã là 25 người.

2.2. Phân tích tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận giai đoạn 2010 – 2012


Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn năm 2010 – 2012

Đơn vị tính: đồng



Chỉ tiêu


Năm 2012


Năm 2011


Năm 2010

Chênh lệch 2012/2011

Chênh lệch 2011/2010

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Doanh thu

9.434.070.233

8.916.897.947

9.074.315.150

517.172.286

5,8

(157.417.203)

(1,73)

Chi phí

8.722.473.153

8.243.547.734

8.389.847.506

478.925.419

5,8

(146.299.772)

(1,74)

Lợi nhuận

711.597.080

673.350.213

684.467.644

38.246.867

5,68

(11.117,431)

(1,62)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 49 trang tài liệu này.

Phân tích năng lực tài chính và một số giải pháp cải thiện năng lực tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông Việt Nam - 3

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm – Công ty CP DET Việt Nam

Nhìn vào bảng báo cáo doanh thu – chi phí – lợi nhuận giai đoạn năm 2010 -2013, ta thấy công ty kinh doanh đang chuyển biến theo chiều hướng tích cực, thể hiện rõ nhất là lợi nhuận sau thuế của công ty liên tục tăng lên ở năm 2011 so với năm 2010, ở năm 2012 so với năm 2011. Cụ thể, ta đi sâu vào phân tích từng chỉ tiêu cụ thể.

Doanh thu:

Trong ba năm giai đoạn 2010-2012, tổng doanh thu của công ty không ổn định, lúc tăng lúc giảm. Trong tổng doanh thu thuần chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm hơn 99%. Doanh thu hoạt động tài chính thì chiếm một tỷ lệ quá ít và không có các khoản thu nhập khác. Thể hiện, năm 2011 ở mức 8.916 triệu đồng, giảm đi 157 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ là 1,73%. Nguyên nhân là doanh công ty không bán được ít hàng hóa dịch vụ hơn so với năm 2010, còn doanh thu hoạt động tài chính thì chỉ tăng lên 1 triệu đồng. Lý do dẫn đến doanh thu giảm là do năm 2011, công ty đã tiết kiệm chi phí quảng cáo, giảm các chương trình khuyến mại, và cũng không tránh khỏi lạm phát giá cả của thị trường, khủng hoảng kinh tế nói chung của toàn cầu. Năm 2012, tổng doanh thu ở mức 9.434 triệu đồng tăng lên 517,172 triệu đồng, tương ứng với 5,8% so với năm 2011. Điều này cho thấy thị trường của công ty



đã bị eo hẹp lại, niềm tin của khách hàng đầu ra với công ty đã giảm xuống. Nguyên nhân tăng là do doanh thu thuần bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ tăng lên, năm 2012 tăng lên 517, 973 triệu đồng, tương ứng với 8,81%. Do năm 2012, công ty tiếp tục áp dụng chính sách tích cực marketting, thu hút khách hàng, tìm kiếm và mở rộng thị trường, tạo uy tín với khách hàng đầu ra.

Chi phí:

Trong giai đoạn năm 2010 – 2012, tổng chi phí của công ty cũng không ổn định. Năm 2011 ở mức: 8.243 triệu đồng, giảm đi 146 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ là 1,74%. Nguyên nhân chi phí năm 2012 giảm là do, công ty bán được ít hàng hóa hơn năm 2011, kéo theo chi phí gía vốn hàng bán giảm và tốc độ giảm của giá vốn hàng bán cao hơn tốc độ tăng của chi phí quản lý kinh doanh, chi phí lãi vay cũng giảm. Như vậy năm 2011, tốc độ giảm của doanh thu và chi phí tương đối là như nhau, cho ta thấy được công ty sử dụng chi phí một cách hợp lý.

Năm 2012, chi phí tăng lên 478 triệu đồng, tương ứng với 5,8% so với năm 2011. Nguyên nhân chính là do năm 2012, công ty bán được nhiều hàng hóa, chi phí giá vốn tăng lên 18,89%, chi phí quản lý kinh doanh tăng lên do công ty tăng thêm nhân sự phòng kinh doanh, tích cực quảng cáo, thực hiện chương trình khuyến mại để thu hút khách hàng.

Lợi nhuận sau thuế:

Là khoản lợi nhuận trước thuế sau khi đã trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2011 giảm đi 11.117.431 đồng tương ứng với 1,6%. Nguyên nhân giảm là do năm 2011 doanh thu thuần giảm 158.437.735 đồng, tương ứng với 1,7%. Năm 2012, lợi nhuận sau thuế tăng lên 38.246.867 đồng, tương ứng với 5,68%. Việc gia tăng này là do doanh thu thuần năm 2012 tăng lên 517.973.847 đồng, tương ứng với 5,81%.

Nhận xét: Như vậy trong ba năm qua 2010 – 2012, ta thấy biến động về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty không ổn đinh lúc tăng, lúc giảm nhưng công ty kinh doanh năm nào cũng có lợi nhuận. Ta thấy rằng khoản lợi nhuận sau thuế của công ty khoảng 7 % so với doanh thu, con số này tuy không lớn, nhưng trong thời kỳ 2010-2012, nền kinh tế còn nhiều khó khắn, lạm phát tăng cao nhiều doanh nghiệp phá sản, kinh doanh thua lỗ mà công ty vẫn giữ vững đà tăng trưởng, kinh doanh có lãi. Cho thấy công ty có một một bộ máy nhân sự. bộ máy quản lý tài chính tốt, cũng với những chiến lược kinh doanh tốt kết hợp với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhân viên ưu tú phấn đấu phát triển công ty. Công ty đã tạo dựng được uy tín, mối quan hệ thân thiết với khách hàng đầu ra và đầu vào. Sự cân bằng giữa đầu ra và đầu vào.

2.3. Nội dung phân tích năng lực tài chính của Công ty CP DET Việt Nam

2.3.1 Khả năng huy động vốn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh

- Quy mô vốn

Thông qua bảng báo cáo tài chính của công ty giai đoạn năm 2010 đến 2012. nguồn vốn của công ty liên tục tăng. Cho thấy trong quá trình hoạt động kinh doanh.công ty luôn cố gắng huy động. sử dụng mọi nguồn lực một cách hiệu quả. không ngừng gia tăng VCSH.

Bảng 2.2 : Quy mô vốn qua các năm 2010 - 2012


Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu


Năm 2010

(đồng)

Năm 2011

Năm 2012

Giá trị (đồng)

Tố độ

tăng (%)

Giá trị (đồng)

Tốc độ tăng (%)

Nợ phải trả


712.362.671


1.029.284.735


44,49


1.223.032.973


18,82

NguồnV CSH


2.830.146.344


3.503.496.556


20,31


4.215.093.636


23,79

Tổng nguồn

vốn


3.542.509.015


4.532.781.292


27,95


5.438.126.609


19,97


Nguồn: Báo cáo tài chính các năm – Công ty CP DET Việt Nam


Tổng nguồn vốn của công ty không ngừng tăng lên. Năm 2011 tăng tới 27.95% tương đương với 990 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012 tăng 19,97% tương ứng với 906 triệu đồng so với năm 2011. Trong đó. VCSH tăng lên khá nhanh chóng: 673 triệu đồng tương đương 23,79% ở năm 2011 so với năm 2010 và tăng ở mức 20,31% tương đương 712 triệu đồng ở năm 2012, con số này thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty đang phát triển tốt. Nguyên nhân chủ yếu của giai đoạn năm 2010 -2012 là do nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của công ty liên tiếp tăng. Năm 2012 tốc độ tăng trưởng của nợ phải trả thấp hơn năm 2011. Ngược lại thì năm 2012 tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn chủ sở hữu lại cao hơn năm 2011. Như vậy công ty CP DET Việt Nam trong 3 năm đều có nguồn vốn chủ sở hữu cao và lớn hơn nợ phải trả thể hiện năng lực tài chính công ty vững mạnh. Tất cả các khoản vay ngắn hạn, dài hạn, công nợ phải trả khách hàng, công ty đều có thể thanh toán tốt.

- Cơ cấu nguồn vốn

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2011

Năm 2010

Tỷ số nợ


0,22


0,23


0,20


Tỷ suất tự tài trợ


0,78


0,77


0,80

Tỷ số nợ trên VCSH


0,29


0,29


0,25

Tỷ suất tự tài trợ TSDH


2,41


3,01


4,64

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm – Công ty CP DET Việt Nam a)Tỷ số nợ

Nhìn vào các chỉ tiêu thể hiện cơ cấu nguồn vốn của công ty ta thấy tỷ số nợ của công ty hiện thấp. Liên tục trong ba năm giai đoạn từ năm 2010 – 2012 tương đối ổn định, tăng giảm không đáng kể, thể hiện năm 2010 ở mức 0,20; năm 2011 là 0,23; năm 2012 là 0,22. So với mức thông thường mà các ngân hàng có thể chấp nhận khi xem xét cho



DN vay vốn là 0,5 thì tỷ số nợ của công ty hiện vẫn là thấp. Nguyên nhân năm 2011, tỷ số nợ tăng lên là do nợ phải trả và tổng nguồn vốn tăng, tốc độ tăng trưởng của nợ phải trả cao hơn tốc độ tăng trưởng của nợ phải trả 44,5% cao hơn tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn ở mức 27,95%. Lý do dẫn đến điều này là do năm 2011, các khoản vay ngắn hạn tăng lên, khoản phải trả khách hàng cũng tăng lên và đặc biệt các khoản thuế phải nộp nhà nước tăng mạnh nhất ở mức 69,6% so với năm 2010.

Năm 2012, chỉ số này giảm xuống 0,01 lần so với năm 2011. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của nợ phải trả năm 2012 thấp hơn tốc độ tăng trưởng của nguôn vốn chủ sở hữu và tấc nhiên là thấp hơn tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn. Như vậy ta thấy mức độ phụ thuộc vào chủ nợ của công ty ở năm 2012 ít hơn so với năm 2011 và khả năng thanh toán của công ty tăng lên và giảm thiểu rủi ro. Công ty có nhiều cơ hội hơn vay thêm vốn nhiều hơn và có khả năng tiếp cận những khoản vay tín dụng. Công ty sẽ phải trả với mức lãi suất thấp hơn do ngân hàng hay các chủ đầu tư phải chịu một mức rủi ro thấp hơn.

b)Tỷ số nợ trên VCSH

Tỷ số nợ trên VCSH của công ty cũng thấp cho thấy công ty sử dụng chủ yếu là VCSH để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của mình. Điều này đem lại sự an toàn trong kinh doanh và sự tin tưởng của các đối tác cũng như cổ đông. Tuy nhiên, hệ số nợ thấp cũng đồng nghĩa với việc công ty sử dụng ít đòn bẩy tài chính.

Tỷ số nợ trên VCSH của công ty cả ba năm đều nhỏ hơn 1. Năm 2011 chỉ số này ở mức 0,29 lần tăng lên 0,04 lần so với năm 2010 ở mức 0,25 lần. Nguyên nhân tăng là do năm 2011 tốc độ tăng trưởng của nợ phải trả 44,49% cao hơn tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn chủ sở hữu ở mức 23,8%. Sự tăng này không tốt với công ty vì nó sẽ ảnh hưởng đến sự tin tưởng của các nhà đầu tư. Mặc dù vậy nhưng tỷ số này vẫn ở mức thấp nhỏ hơn 1, cho nên cũng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh cũng như thu hút các nhà đầu tư.

Năm 2012, tỷ số này vẫn giữ nguyên mức bằng năm 2011 là 0,29%. Nguyên nhân là mức tăng trưởng của nợ phải trả cũng tương đương với mức tăng trưởng của nguồn vốn chủ sở hữu, không chênh lệch nhiều. Cụ thể là mức tăng trưởng của nợ phải trả là 18,82%, nguồn vốn chủ sở hữu là 20,31 %. Như vậy trong giai đoạn 3 năm qua, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty đều nhỏ hơn 1, thể hịên tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả của DN chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn. Chứng tỏ doanh nghiệp vững mạnh về tài chính. Điều này rất tốt, tạo được niềm tin với khách hàng, thu hút các nhà đầu tư.

c)Tỷ suất tự tài trợ TSDH

Tỷ suất tự tài trợ TSDH của công ty năm 2011 ở mức 3,01 lần giảm đi 1,63 lần so với năm 2010 ở mức 4,64 lần. Nguyên nhân của việc giảm la do tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn chủ sở hữu năm 2011 23,8% thấp hơn tốc độ tăng trưởng của tài sản dài hạn ở mức 91%. Sự gia tăng mạnh của tài sản dài hạn ở năm 2011, nguyên nhân là do tài sản cố định tăng mạnh ở mức 93,5%. Trong tổng tài sản dài hạn thì chủ yếu là tài sản cố định, chiếm tỷ trọng đến 97,89% trong tổng tài sản dài hạn, tài sản dài hạn khác chỉ chiểm tỷ trọng 2,11% trong tổng tài sản dài hạn.

Năm 2012 ở mức 2,41 lần tỷ số này tiếp tục giảm xuống 0,6 lần so với năm 2011. Lý do giảm là do tốc độ tăng trưởng của tài sản dài hạn năm 2012 so với năm 2011 là 50,28% thấp hơn tốc độ tăng trưởng tài sản dài hạn năm 2011 so với năm 2010 ở mức là 91%. Nguyên nhân nữa là do tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu năm 2012 so với năm 2011 20,31% thấp hơn tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu năm 2011 so với năm 2010 ở mức 23,8%.

Tỷ suất tự tài trợ TSDH của công ty cả ba năm đều lớn hơn 1 thể hiện TSDH của công ty chủ yếu được đầu tư bằng VCSH. Điều này cho thấy một tiềm lực tài chính vững mạnh. Vốn chủ sở hữu của DN đáp ứng được nhu cầu cho mua sắm TSDH phục vụ cho SXKD của doanh nghiệp, góp phần đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Những ta lại thấy tỷ suất tự tài trợ TSDH của các năm liên tục giảm đi, con số này thể hiện công ty bắt đầu sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư cho TSDH. thể hiện nợ phải trả của công ty liên tục tăng từ năm 2010 – 2012.

d)Tỷ suất tự tài trợ

Tỷ suất tự tài trợ của công ty năm 2011 ở mức 0,77 lần giảm đi 0,03 lần so với năm 2010 ở mức 0,80 lần. Nguyên nhân là do năm 2011 tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu 23,8% thấp hơn tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn của công ty ở mức 28% so với năm 2010. Tỷ số này giảm đi thể hiện năm 2011 tính tự chủ về tài chính của công ty kém hơn so với năm 2010.

Năm 2012, chỉ số này tăng lên 0,01 lần so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012 tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn chủ sở hữu 20,31% cao hơn tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn 19,97% so với năm 2011. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng là do sự gia tăng của lợi nhuận sau thuế tăng 47,33% so với năm 2011. Việc gia tăng lợi nhuận sau thuế rất tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty, thể hiện công ty kinh doanh càng ngày càng phát triển.

Nhìn chung cả 3 năm qua tỷ suất tự tài trợ của công ty đều nhỏ hơn 1. Cho thấy công ty có một tiềm lực tài chính vững mạnh. Tính tụ chủ trong tài chính cỷa công ty không nhiều biến động và khá ổn định, mức độ độc lập về tài chính của công ty khá tốt.

Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. VCSH chiếm tỷ trọng rất lớn. Năm 2010 VCSH chiếm tới 80%. Nợ phải trả chiếm một tỷ trọng rất nhỏ là 20%. trong đó lại là nợ ngắn hạn Công ty không hề sử dụng vay nợ dài hạn. Sang năm 2011. VCSH giảm xuống còn là 77% tr.đ. nợ phải trả chỉ chiếm 23%. trong đó là 13% khoản phải trả người bán (tăng so với năm 2010 là 159 triệu đồng). Công ty không dùng bất kỳ khoản vay nào dài hạn. Đến năm 2012. tỷ trọng nợ phải trả đã tăng lên 78%. trong đó chủ yếu là vay ngắn hạn và khoản nợ khách hàng. Công ty vẫn không sử dụng nợ vay dài hạn.

- Khả năng huy động vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Thông qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn ở trên. phần nào chúng ta đã thấy được khả năng huy động vốn cho SXKD của công ty. Để xem xét một cách đầy đủ và toàn diện hơn, ta đi phân tích từng nguồn chủ yếu trong tổng nguồn vốn của DN.


Bảng 2.4: Nguồn VCSH


Chỉ tiêu


Năm 2010

đồng)

Năm 2011

Năm 2012

Giá trị (đồng)

Tố độ tăng

(%)

Giá trị đồng)

Tốc độ tăng (%)

Vốn đầu tư

chủ sở hữu

2.000.000.000

2.000.000.000

-

2.000.000.000

-

Lợi nhuận

sau thuế

830.146.344

1.503.496.556

81,1

2.215.093.636

47,33

Nguồn

VCSH

2.830.146.344

3.503.496.556

20,31

4.215.093.636

23,79

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm – Công ty CP DET Việt Nam



Ngoài nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu là 2 tỷ đồng. thì một nguồn chính mà doanh nghiệp huy động để sử dụng cho hoạt động của mình là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hay chính là số lãi từ SXKD của công ty để lại để tái đầu tư. Việc tài trợ bằng lợi nhuận không chia là một phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và hấp dẫn của các công ty cổ phần vì DN giảm được chi phí và sự phụ thuộc vào bên ngoài. Nguồn vốn này chiếm 23,43% trong tổng nguồn vốn năm 2010. Năm 2011 là 33,17% và sang năm 2012 đã tăng lên, chiếm 40,73%. Nguồn vốn này tăng lên nhanh chóng trong 3 năm.

- Năm 2011ở mức 3.503.496.556 đồng tăng so với năm 2010 là 673 triệu đồng, tương ứng với 23,8%. Nguyên nhân tăng là do năm 2011 lợi nhuận sau thuế tăng lên 673.350.213 đồng, tương ứng với 81,1%. Chỉ số này tăng khá cao, chứng tỏ công ty lại có thêm nguồn vốn chủ sở hữu để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

- Năm 2012, nguồn vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng lên 20,31% so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng của năm 2012 thấp hơn so với năm 2011. Nguyên nhân tăng cũng là do sự gia tăng của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Năm 2012, lợi nhuận sau thuế tăng 47,33%.

Theo như thuyết minh BCTC thì trong 3 năm qua, nhờ kinh doanh có lãi nên ngoài phần cổ tức đã chia cho cổ đông trong mỗi năm. Công ty đã huy động được một nguồn vốn đáng kể từ lợi nhuận để tài trợ cho các hoạt động của mình. Điều này thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty liên tục đi lên và năng lực tài chính của công ty vững chắc.

Trong quá trình hoạt động, DN luôn phải đương đầu với rủi ro và không thể lường trước hết được mọi tình huống xấu có thể xảy ra. VCSH có chức năng như tấm lá chắn bảo vệ DN, giúp doanh nghiệp vượt qua những tình huống đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng SXKD, khuếch trương thương hiệu, thể hiện sức mạnh tài chính của mình. Vì vậy, việc gia tăng VCSH là hết sức cần thiết. Về vấn đề này, Công ty đã và đang làm khá tốt. Tuy nhiên, Công ty vẫn cần phải nỗ lực hơn nữa để ngày càng nâng cao VCSH cũng như tăng cường sức mạnh tài chính của mình.


Bảng 2.5: Nợ phải trả


Chỉ tiêu


Năm 2010

đồng)

Năm 2011

Năm 2012

Giá trị (đồng)

Tố độ tăng

(%)

Giá trị đồng)

Tốc độ tăng (%)

Vay ngắn han

173.156.000

286.914.864

65,7

420.673.728

46,62

Phải trả người

bán

474.939.500

633.341.429

33,4

712.921.676

12,57

Thuế và các

khoản phải nộp Nhà nước

64.267.171

109.028.442

69,6

89.437.569

(17,97)

Nợ phải trả

712.362.671

1.029.284.73

5

44,49

1.223.032.97

3

18,82

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm – Công ty CP DET Việt Nam

Toàn bộ hoạt động của công ty chủ yếu được tài trợ bởi VCSH và nợ ngắn hạn. Tỷ lệ nợ của công ty rất thấp. Tuy nhiên trong điều kiện kinh doanh có lãi như hiện

nay. Công ty nên xem xét việc gia tăng độ lớn của đòn bẩy tài chính để vừa đảm bảo an toàn kinh doanh, lại vừa đem lại lợi nhuận cao hơn.

Nợ phải trả của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn, không có nợ dài hạn. Trong đó. chủ yếu là vay và nợ ngắn hạn và các khoản tín dụng thương mại. Năm 2011, nợ phả trả tăng lên 44,5% so với năm 2010. Lý do là do tăng nợ ngắn hạn. Năm 2012, chỉ số này tiếp tục tăng lên 18,82%. Nguyên nhân tăng vẫn chính là do gia tăng nợ ngắn hạn 18,82%. Sau đây ta đi sâu vào phân tích từng chỉ tiệu của thể trong nợ phải trả:

a)Vay và nợ ngắn hạn

Nguồn vốn ngắn hạn giúp DN đáp ứng các nhu cầu vốn lưu động. đảm bảo cho việc SXKD được bình thường. liên tục. Việc huy động nguồn vốn vay ngắn hạn từ bên ngoài của DN trong 3 năm liêm tục tăng. Năm 2010. là một khoản vay ngắn hạn của ngân hàng là 173 triệu đồng. chiếm 4,89% tổng nguồn vốn và năm 2011 là 286 triệu. chiếm 6,33 % tổng nguồn vốn. năm 2012 tăng lên 134 triệu đồng so với năm 2011. tương ứng với 7,74% trong tổng nguồn vốn. Khoản vay này được dùng để đáp ứng các nhu cầu thanh toán ngắn hạn. Việc công ty tăng cường sử dụng nợ vay này là một dấu hiệu tốt. Mức vay nợ ngắn hạn này vẫn ở mức thấp. giúp công ty duy trì hoạt động hiệu quả mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán của công ty.

b)Tín dụng thương mại( Phải trả người bán )

Tín dụng thương mại là loại tín dụng rất phổ biến trong kinh doanh. là loại tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp cấp cho nhau vay. không có sự tham gia của ngân hàng hoặc cũng có thể hiểu là loại tín dụng được cấp bằng hàng hóa dịch vụ chứ không phải bằng tiền. Thông thường. đó là khi doanh nghiệp được mua chịu hay nhận tiền ứng trước của khách hàng. Trong DN. kế toán ghi nhận khoản này là khoản phải trả người bán và người mua trả tiền trước. Đây là một hình thức huy động nguồn vốn mà các DN khá ưa thích. nó đáp ứng nhu cầu một cách nhanh chóng với chi phí thấp hơn các hình thức khác rất nhiều.

Đối với Công ty CP DET Việt Nam. nguồn vốn này tăng lên liên tục trong ba năm. Năm 2010 là 474 triệu đồng chiếm 13,41%. năm 2011 là 633 triệu đồng chiếm 13,97%. năm 2012 là 712 triệu đồng chiếm 13,11 % trong tổng nguồn vốn. Điều này cũng cho thấy uy tín của công ty đối với bạn hàng. Công ty là khách hàng quen thuộc. lâu năm. Công ty đã và đang xây dựng được niềm tin với các nhà cung cấp. Và tỷ lệ của khoản tín dụng này cũng tương đối thấp so với tổng nguồn vốn cho thấy tiềm lực tài chính của công ty vẫn tốt. Công ty luôn thanh toán đúng hạn đã tạo được sự tin tưởng của các nhà cung cấp nên khi công ty mở rộng sản xuất. đã được hưởng một khoản ưu đãi khá lớn. Tuy nhiên. việc sử dụng nguồn vốn này cũng cần thận trọng. không nên lạm dụng. để làm sao vừa đảm bảo đầu vào cho SXKD. vừa đảm bảo chi trả đúng hạn cho nhà cung cấp. giao hàng hóa chất lượng đúng theo hợp đồng cho khách hàng. Như vậy mới giữ được uy tín và tiếp tục nhận được sự ưu đãi về lâu dài.

c)Các nguồn khác

Trong nợ phải trả của công ty. ngoài hai nguồn chính là vay nợ ngắn hạn và tín dụng thương mại thì còn một số nguồn khác như: thuế và các khoản phải nộp nhà nước. phải trả người lao động. các khoản phải trả. phải nộp khác như ký quỹ. ký cược ngắn han. bảo hiểm xã hội. bảo hiểm y tế... Trong cả 3 năm qua. nguồn này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ: dưới 3% tổng nguồn vốn. Là một công ty thường xuyên có các hoạt động nhập khẩu hàng hoá. các mặt hàng điện tử. điện gia dụng từ nước ngoài nên ngoài khoản thuế thu nhập doanh nghiệp. thuế giá trị gia tăng như các công ty khác. công ty còn phải nộp thuế nhập khẩu. Công ty luôn thực hiên rất tốt các nghĩa với nhà



nước. đồng thời có các hoạt động đầu tư xây dựng. giúp phát triển ngành công nghệ thông tin trong nước nên được hưởng nhiều ưu đãi từ nhà nước.

Các nguồn này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ và là nguồn không thường xuyên của doanh nghiệp. Việc huy động. sử dụng các nguồn này phải hết sức thận trọng. đảm bảo thực hiện đúng các quy định của nhà nước đặc biệt là quy định về thuế. Việc trả lương công nhân đầy đủ cũng rất quan trọng để khuyến khích được công nhân hăng say, tận tâm với công việc và công ty đang thực hiên rất tốt vấn đề này.

2.3.2. Quy mô tài sản. cơ cầu và chất lượng của tài sản.

- Cơ cấu và chất lượng của tài sản

Cơ cấu tài sản của công ty khá cân bằng. Trong cả 3 năm. công ty đầu tư vào TSNH nhiều hơn TSDH. Năm 2010 tỷ trọng TSNH lớn hơn. chiếm 82,79%.tỷ lệ khá cao. còn TSDH chiếm 17,21% trên tổng tài sản. Năm 2011 TSDH vẫn cao hơn TSNH là 2.204 triệu đồng. chiếm 74,31 %. TSDH chiếm 25,69 % trên tổng tài sản. Năm 2012 thì TSNH tăng hơn so với năm 2011 là 319 triệu đồng chiếm 67,81% trên tổng tài sản. còn TSDH thì tăng lên cao so với năm 2010 là 1.141 triệu đồng và chiếm 32.19% trên tổng tài sản. Tỷ trọng tài sản dài hạn qua ba năm liên tục tăng lên là do công ty mua sắm thêm tài sản cố định và tài sản ngắn hạn khác phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. do công ty có nhiều mẫu mã và chủng loại các sản phẩm hơn. Trong những năm qua. Công ty rất chú trọng đến việc đầu tư cho công nghệ để mua máy móc, thiết bị nâng cao kiểm tra chất lượng sản phẩm. phục vụ cho cán bộ công nhân viên với những thiết bị văn phòng tốt hơn. Công ty đã đầu tư vào TSCĐ hữu hình như máy móc thiết bị. phương tiện vận tải… . Nhìn vào bảng báo cáo tài chính ba năm ta thấy tài sản cố định hữu hình năm 2012 chiếm tỷ lệ cao là 98% trên tổng tài sản dài hạn của công ty. Hầu như đánh giá tỷ trong TSDH của công ty chính là bẳng tỷ trọng của tài sản cố định hữu hình.

Bảng 2.6: Cơ cấu tài sản


Chỉ tiêu


2012


2011


2010

Giá trị (tr.đ)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (tr.đ)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (tr.đ)

Tỷ trọng (%)

Tài sản ngắn hạn


3.687


67,81


3.368


74,31


2.932


82,79

Tài sản dài hạn


1.750


32,19


1.164


25,69


609


17,21

Tổng tài sản


5.438


100


4.532


100


3.542


100

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm – Công ty CP DET Việt Nam


- Tính thanh khoản

Khả năng thanh toán là một trong những yếu tố thể hiện năng lực tài chính của DN. nó cũng quyết định đến uy tín của một công ty. Đối với công ty CP DET Việt Nam nhìn chung các hệ số thể hiện khả năng thanh toán của công ty trong 3 năm qua đều ở mức cao cho thấy khả năng thanh toán của công ty là tốt.

Xem tất cả 49 trang.

Ngày đăng: 18/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí