So Sánh Quy Trình Kiểm Toán Các Khoản Nợ Phải Trả Với Các Chuẩn Mực Kiểm Toán Việt Nam

hợp gửi thư xác nhận thêm cho 2 nhà cung cấp có số phát sinh lớn với công ty nhưng có số dư bằng không. KTV đã gửi tổng công 10 thư xác nhận cho 10 nhà cung cấp đã chọn trong đó có 9 thư có giá trị khớp đúng, riêng nhà cung cấp là DNTN Máy và Thiết bị Châu xác nhận là công ty CP Sao Mai còn nợ số tiền là 11.000.000 đồng (trong khi đó số dư trên sổ sách là 0). Số tiền chênh lệch này được DNTN Máy và Thiết bị Châu giải thích như sau vào ngày 23/12/2015 công ty CP Sao Mai có mua một thiết bị với giá bao gồm thuế là

11.000.000 đồng, DNTN Máy và Thiết bị Châu đã giao hàng nhưng chưa nhận được tiền thanh toán từ phía công ty CP Sao Mai. Qua hồi âm của khách hàng KTV nhận thấy có hai khả năng dẫn đến sự chênh lệch này. Đầu tiên có thể phía nhà cung cấp có sự nhầm lẫn khi công ty đã thanh toán khoản nợ này nhưng nhà cung cấp vẫn chưa ghi nhận hoặc ghi thiếu, nếu nghi ngờ khả năng này thì KTV cần liên hệ với nhà cung cấp để yêu cầu họ kiểm tra lại. Thứ hai, kế toán công ty đã cố tình hoặc vô ý ghi thiếu, đối với trường hợp này KTV yêu cầu được kiểm tra lại tất cả các hoá đơn, chứng từ mua hàng ngày 23/12/2015, nếu tồn tại chứng từ này, KTV yêu cầu điều chỉnh. Ngược lại, nếu không thấy các loại chứng từ chứng minh nghiệp vụ đã xảy ra, KTV có thể yêu cầu nhà cung cấp cung cấp bản sao hoá đơn để kiểm tra. Để tìm hiểu nguyên nhân của sự chênh lệch này, KTV chon thực hiện thử nghiệm đối ứng tài khoản được trình bày sau.

- Nhận xét: Thử nghiệm gửi thư xác nhận sẽ giúp KTV có được căn cứ chứng minh cho sự hiện hữu đầy đủ và thuộc nghĩa vụ đối với nợ phải trả của đơn vị.

(3) Thử nghiệm chi tiết 3: Kiểm tra số phát sinh nợ phải trả

- Mục tiêu: Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ có liên quan đến nợ phải trả được ghi chép đầy đủ, số liệu trên chứng từ được ghi chép chính xác vào sổ sách.

- Công việc:

+ KTV thu thập sổ cái, bảng cân đối phát sinh tài khoản nợ phải trả.

+ Từ số liệu trên các tài liệu thu thập được KTV tiến hành tổng hợp và lập bảng cân đối phát sinh tài khoản nợ phải trả, sau đó tiến hành so sánh giá trị trên bảng với giá trị trên sổ sách.

- Kết quả: Xem bảng 3.9

Bảng 3.9: BẢNG TỔNG HỢP CÂN ĐỐI PHÁT SINH


Khoản mục


01/01/2015


P.Sinh Tăng


P.Sinh Giảm


31/12/2015

Phải trả người bán


47.579.759.882


535.472.119.432


546.578.259.773


36.473.619.541

Người mua trả tiền trước


-


-


-


-


47.579.759.882

535.472.119.432

546.578.259.773

36.473.619.541






Trong đó:





Số dư Nợ 331 NH


836.087.180




500.525.000

Số dư Có 331 NH


48.415.847.063




36.974.144.741

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp tại Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt – chi nhánh Cần Thơ - 9

(Nguồn: Tổng hợp từ sổ sách của Công ty CP Sao Mai)

Nhìn chung trong niên độ 2015 tài khoản 331 có số phát sinh tăng ít hơn số phát sinh giảm, cụ thể là chỉ có 535.472.119.432 đồng thuộc số phát sinh tăng còn số phát sinh giảm là 546.578.259.773 đồng. Khoản trả trước người bán trong năm 2015 có số dư không lớn là 500.525.200 đồng.

- Kết luận: Thông qua lập bảng cân đối phát sinh nợ phải trả, sau đó tiến hành so sánh giá trị trên bảng với giá trị sổ sách KTV nhận thấy các nghiệp vụ liên quan đến nợ phải trả đã được ghi chép đầy đủ và chính xác. Mặc dù KTV đã tìm được nguyên nhân của số phát sinh giảm trong kỳ, nhưng để hiều một cách rò ràng nhất KTV sẽ thực hiện thêm thử nghiệm kiểm tra đối ứng tài khoản.

- Nhận xét: Thử nghiệm kiểm trả số phát sinh là một trong những thử nghiệm quan trọng trong việc xác định sự trung thực và hợp lý của khoản mục nợ phải trả. Tuy nhiên thủ tục này còn hạn chế là không cung cấp được bằng chứng về tính hiện hữu của các khoản phát sinh. Do đó KTV còn thực hiện thêm thử nghiệm bổ sung như kiểm tra đối ứng tài khoản, kiểm tra chi tiết chứng từ... để chứng minh tính hiện hữu của các khoản phát sinh này.

(4) Thử nghiệm chi tiết 4: Kiểm tra đối ứng tài khoản nợ phải trả

- Mục tiêu: Nợ phải trả được ghi chép đầy đủ, chính xác và các nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị là trung thực hợp lý.

- Công việc: Từ sổ cái tài khoản nợ phải trả, bảng cân đối phát sinh bao gồm tài liệu dạng giấy và dạng tập tin trên máy tính do công ty khách hàng cung cấp, KTV dùng máy tính chạy đối ứng tài khoản để tạo nên bảng đối ứng phát sinh Nợ và Có tài khoản nợ phải trả, thông qua bảng này KTV tìm ra liệu có phát sinh nghiệp vụ bất thường nào không.

- Kết quả: Xem bảng 3.10

Bảng 3.10: PHÂN TÍCH ĐỐI ỨNG TK NỢ PHẢI TRẢ


Nợ

331

Số tiền

111

911.971.591

112

420.855.033.633

131

100.347.323.978

331

1.336.612.380

341

23.074.151.114

515

53.167.069

Tổng cộng

546.578.259.764


xét lại

Chú thích:

331

Nợ

Số tiền

112

16.814.213

133

22.692.975.847

152

355.125.730.881

153

2.419.090.649

155

134.235.272.628

211

3.391.198.978

241

2.104.226.776

242

1.239.086.973

331

1.336.612.380

335

71.038.147

413

505.191.495

622

7.592.614.613

627

5.042.088.802

635

1.199.669.581

641

7.226.054.393

642

1.074.453.074

Tổng cộng

545.272.119.432

: Nghiệp vụ bất thường

: Nghiệp vụ cần xem


(Nguồn: Tổng hợp từ sổ sách của công ty CP Sao Mai 2015)

Qua việc phân tích đối ứng tài khoản nợ phải trả, KTV nhận thấy có một nghiệp vụ bất thường đã được KTV đánh dấu ngày trên bảng phân tích đối ứng nợ phải trả, các nghiệp vụ được tìm hiểu nguyên nhân được giải thích như sau:

Nợ TK 331/ Có TK 112: Nghiệp vụ khi công ty dùng tiền gửi ngân hàng ứng trước số một số tiền để nhà cung cấp có thể thực hiện tốt việc xây dựng thêm một dãy nhà nghỉ trưa cho công nhân viên. Tuy nhiên do công ty

thay đổi kế hoạch nên đã huỷ hợp đồng cách đây 8 tháng nhưng công ty vẫn chưa thể thu hồi được khoản tiền đã ứng trước. Giá trị ứng trước là 100.000.000 đồng. Vì thế KTV đề nghị công ty phải trích lập dự phòng và đã được phía công ty chấp nhận điều chỉnh. Bút toán điều chỉnh:

Nợ TK 642: 30.000.000

Có TK 2293: 30.000.000

Nợ TK 153/ Có TK 331: Mua công cụ dụng cụ chưa thanh toán cho nhà cung cấp

Nghiệp vụ này phổ biến, phát sinh ở hầu hết các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thử nghiệm gửi thư xác nhận trước đó đã phát hiện lỗi. Sau khi rà sót lại tất cả các nghiệp vụ có liên quan đến nợ phải trả phát sinh ngày 23/12/2015 tại công ty CP Sao Mai, KTV phát hiện trong ngày này công ty có mua thiết bị từ DNTN Máy và Thiết bị Châu, vậy nghiệp vụ mua hàng này là có thực. Bên cạnh đó KTV cũng tìm được bộ chứng từ bao gồm hoá đơn, phiếu nhập kho, đơn đặt hàng đã được kế toán kẹp và lưu trữ với nhau. Tuy nhiên kế toán lại quên hạch toán nghiệp vụ sổ sách. KTV ghi nhận sai sót này, sẽ tổng hợp trên bảng tổng hợp sai sót và đề nghị công ty CP Sao Mai thực hiện bút toán điều chỉnh như sau:


Nợ TK 153:

10.000.000

Nợ TK 133:

1.000.000

Có TK 331:

11.000.000

- Kết luận: Qua bảng kiểm tra đối ứng tài khoản nợ phải trả, KTV nhận thấy công ty có nghiệp vụ bất thường. Qua phỏng vấn nhân viên trong công ty và tìm hiểu các hợp đồng, sổ sách, chứng từ có liên quan, KTV đã tìm được nguyên nhân của các khoản bất thường. Ngoại trừ nghiệp vụ bất thường đã được giải thích thì hầu hết nghiệp vụ có liên quan đến nợ phải trả trong kỳ đều phát sinh bình thường nên KTV cho rằng các khoản nợ phải trả đã được ghi chép đầy đủ, chính xác và các nghiệp vụ phát sinh này đều trung thực hợp lý.

- Nhận xét: Thử nghiệm kiểm tra đối ứng là một trong những thử nghiệm quan trọng bắt buộc KTV thực hiện. Vì thông qua việc phân tích đối ứng Nợ và Có các tài khoản KTV sẽ dễ dàng phát hiện nghiệp vụ bất thường. Thông qua việc tìm hiểu và giải thích nguyên nhân của các nghiệp vụ bất thường KTV có thể đánh giá thực sự những sai phạm xảy ra tại công ty khách hàng là vô ý hay cố tình. Bên cạnh đó thử nghiệm cũng cung cấp được bằng chứng về

sự đầy đủ và chính xác trong việc hạch toán kế toán từ chứng từ lên sổ sách và độ tin cậy của số phát sinh trong kỳ.

3.2.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán

Sau khi hoàn thành kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại công ty CP Sao Mai, KTV tiến hành tập hợp các tài liệu, bằng chứng kiểm toán thu thập như hoá đơn, phiếu nhập kho, phiếu chi, hợp đồng mua bán,... KTV sẽ tập hợp các tài liệu này và đánh tham chiếu lênh các giấy tờ làn việc.

Toàn bộ giấy tờ tập hợp của tất cả cá khoản mục trong đó có khoản mục nợ phải trả được chuyển cho KTV chính đề kiểm tra, xem xét, đối với những sai sót được phát hiện, KTV chính lập thư đề nghị bút toán điều chỉnh gửi cho công ty khách hàng và thực hiện tập hợp những sai sót này lại, lập bảng tổng hợp các sai sót đánh tham chiếu lên những lỗi đã phát hiện để thuận tiện cho việc kiểm tra sau này. Do sai lệch trong báo cáo tài chính của công ty CP Sao Mai được giám đốc và kế toán công ty chấp nhận điều chỉnh nên báo cáo kiểm toán được phát hành dưới dạng chấp nhận toàn phần.

Bảng 3.11: BẢNG TỔNG HỢP CÁC SAI SÓT


Tên TK Nội dung


Mã số

BÁO CÁO KQKD

BẢNG CĐKT





Đ/C do kế toán hạch toán thiếu một nghiệp vụ mua hàng chưa thanh toán.

Nợ 153

141



10.000.000


Nợ 133

152



1.000.000


Có 331

311




11.000.000

Đề nghị trích lập dự phòng khoản trả trước còn treo 331 chưa thu hồi được

Nợ 642

25

30.000.000




Có 2293

137




30.000.000

(Nguồn: Kiểm toán viên tổng hợp và tính toán)

- Kết quả: Sau khi lập bảng tổng hợp các sai sót KTV tiến hàng lập bảng tổng hợp kết quả sau kiểm toán


Tên tài khoản

31/12/2015

Trước KT

Điều chỉnh thuần

31/12/2015

Sau KT

31/12/2014

Sau KT

Phải trả cho người bán


36.974.144.741


11.000.000


47.974.144.741


48.415.847.063

Trả trước cho người bán


50.525.200


-


50.525.200


836.087.180

Dự phòng phải thu khó đòi


-


(30.000.000)


(30.000.000)


(Nguồn: Kiểm toán viên tổng hợp và tính toán)

3.3 Đánh giá quy trình kiểm toán

3.3.1 So sánh quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả với các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

3.3.1.1 Giống nhau

- Quy trình kiểm toán mẫu và kiểm toán thực tế tại công ty đều dựa trên nền tảng tuân thủ của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, được ban hành bởi VACPA của Chủ tịch Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam.

- Quy trình kiểm toán của công ty gồm 3 giai đoạn: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, hoàn thành kiểm toán, với các công việc như: khảo sát và tìm hiểu khách hàng, đánh giá sơ bộ về khách hàng, đánh giá rủi ro kiểm toán, tìm hiểu hệ thống KSNB liên quan đến các khoản nợ phải trả, môi trường hoạt động của công ty khách hàng, xác định mức trọng yếu, thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, thử nghiệm cơ bản và phát hành bản dự thảo báo cáo kiểm toán.

- Các vấn đề cơ bản trình bày trong lý thuyết cũng được thực hiện trong thực tế: ký kết hợp đồng, lập kế hoạch kiểm toán, thiết kế chương trình kiểm toán mẫu, thực hiện kiểm toán, trao đổi và góp ý kiến với khách hàng…

3.3.1.2 Khác nhau

Giai đoạn thực hiện kiểm toán

- Chương trình kiểm toán mẫu thì việc tìm hiểu hệ thống KSNB có lập Bảng câu hỏi, sử dụng Lưu đồ, Bảng tường thuật. Tuy nhiên hầu hết các công ty khách hàng đều thuộc loại hình vừa và nhỏ, hệ thống KSNB chưa được hoàn chỉnh nên Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt chỉ sử dụng câu hỏi phỏng vấn công ty khách hàng, không lập bảng câu hỏi cụ thể lưu trong hồ sơ làm việc, không sử dụng lưu đồ, bảng tường thuật.

- Mức trọng yếu thực hiện trong chương trình kiểm toán mẫu bằng mức trọng yếu tổng thể x (50-75%). Nhưng trên thực tế để tiết kiệm thời gian, công sức Công ty SVC ấn định mức trọng yếu thực hiện là 50% mức trọng yếu tổng thể và áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, do đặc điểm riêng của mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì có những sai sót khác nhau, do đó nếu áp dụng cùng mức trọng yếu thực hiện sẽ dẫn đến những sai sót trong báo cáo kiểm toán.

- Theo chương trình kiểm toán mẫu có ba giai đoạn thực hiện đánh giá rủi ro kiểm soát, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm toán sau đó thiết lập công thức tính rủi ro phát hiện, nhưng trên thực tế kiểm toán của công ty để đánh giá các rủi ro này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, sự xét đoán chuyên môn của KTV để quyết định mở rộng hay thu hẹp cỡ mẫu được chọn, phạm vi các thủ tục kiểm toán.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán

- Trên thực tế, do hạn chế về thời gian, các thử nghiệm kiểm soát được thực hiện song song với các thử nghiệm cơ bản, các khoản mục kiểm toán được thực hiện xen kẻ và cùng lúc. Điều này rất thuận lợi trong việc kiểm tra, đối chiếu các tài liệu liên quan, KTV có thể cùng lúc kiểm tra được việc đánh số thứ tự liên tục, việc ký duyệt trên các chứng từ, sự khớp đúng số liệu với các chứng từ liên quan hoặc kiểm tra tính bất thường của nghiệp vụ phát sinh,….Như vậy, KTV vừa thực hiện được hử nghiệm kiểm soát vừa thực hiện được các thử nghiệm cơ bản. Tuy nhiên, việc kết hợp này sẽ làm hạn chế đi tính chính xác của cuộc kiểm toán.

- Về phương pháp chọn mẫu, chương trình kiểm toán mẫu xác định chọn mẫu theo phương pháp thống kê và phi thống kê. Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt chọn chủ yếu theo phương pháp phi thống kê, tùy theo xét đoán của KTV. Tức là, nếu những nghiệp vụ phát sinh ít thì KTV sẽ kiểm tra 100% đối với khoản mục đó, ngược lại, nếu phát sinh nhiều thì dựa vào xét đoán chuyên môn mà KTV chọn mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra.

- Chọn mẫu chứng kiến kiểm kê, chương trình kiểm toán mẫu thì kiểm kê toàn bộ các chứng từ liên quan đến các khoản nợ phải trả, tuy nhiên do hạn chế về thời gian, nên Công ty SVC chỉ chọn ra những chứng từ mà theo xét đoán chuyên môn và thái độ hoài nghi nghề nghiệp của KTV là có chứa đựng sai sót.

- Một thủ tục luôn được KTV tại công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt thực hiện là phân tích đối ứng bên nợ, bên có tài khoản cần phân tích, cụ thể được thể hiện trong bài là khoản mục nợ phải trả. KTV có thể phát hiện ra những trường hợp bất thường khi có đối ứng với những tài khoản mà theo tính chất thì rất ít xảy ra, thậm chí là không thể.

Giai đoạn hoàn thành kiểm toán

- Việc lưu trữ hồ sơ khá khoa học, các hồ sơ kiểm toán trong công ty được đánh dấu, ký hiệu cho mỗi khoản mục đại diện cho mỗi phần hành. Tạo điều kiện thuận lợi cho người xem hồ sơ và sự kiểm tra của cấp trên.

- Trên thực tế, do hạn chế về thời gian, các thử nghiệm kiểm soát được thực hiện song song với các thử nghiệm cơ bản, các khoản mục kiểm toán được thực hiện xen kẻ và cùng lúc. Điều này rất thuận lợi trong việc kiểm tra, đối chiếu các tài liệu liên quan, KTV có thể cùng lúc kiểm tra được việc đánh số thứ tự liên tục, việc ký duyệt trên các chứng từ, sự khớp đúng số liệu với các chứng từ liên quan hoặc kiểm tra tính bất thường của nghiệp vụ phát sinh,….Như vậy, KTV vừa thực hiện được thử nghiệm kiểm soát vừa thực hiện được các thử nghiệm cơ bản, giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Tuy nhiên cũng có mặt trái của nó là không sử dụng được kết quả các thử nghiệm kiểm soát để có thể điều chỉnh cỡ mẫu các thử nghiệm cơ bản cho phù hợp và cần thiết.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022