Chương Trình Kiểm Toán Mẫu Khoản Mục Nợ Phải Trả

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Số liệu thu thập của Công ty CP Sao Mai tại hồ sơ lưu trữ của Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt – chi nhánh Cần Thơ.

- Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

- Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

- Nguyễn Minh Nhật. 2015. Tài liệu giảng dạy. Bài giảng Kiểm toán 1.

- Nguyễn Quang Nhơn. 2015. Tài liệu giảng dạy. Bài giảng Kiểm toán

2.

- Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt – chi nhánh Cần Thơ, file kiểm

toán khách hàng Công ty CP SaoMai.

- Thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 22/12/2014, quy định chế độ kế toán Doanh nghiệp.

- Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7 tháng 12 năm 2009 của BTC Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng.

- Thông tư 89/2013/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung Thông tư 228/2209/TT- BTC ngày 7/12/2009 của BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng.

- Một số văn bản pháp luật khác.

PHỤ LỤC

Phụ lục 01: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN MẪU KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ

Phụ lục 02: PHÂN TÍCH SƠ BỘ BCTC

Phụ lục 03: C210– KIỂM TRA KIỂM SOÁT CHU TRÌNH MUA HÀNG- PHẢI TRẢ-TRẢ TIỀN

Phụ lục 04: BẢNG TỔNG HỢP SỐ DƯ THEO NHÀ CUNG CẤP Phụ lục 05: THƯ XÁC NHẬN

Phụ lục 06: BCTC ĐÃ KIỂM TOÁN

Phụ lục 01: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN MẪU KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ

E230


Khách hàng: Coâng ty CP Sao Mai


Tên

Ngày

Nội dung: Các khoản phải trả

Người thực hiện:

Phúc Hậu

01/03/2016

Ngày khoá sổ: 31/12/2015

Người soát xét 1:




Người soát xét 2:



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp tại Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt – chi nhánh Cần Thơ - 11

A. MỤC TIÊU


Đảm bảo các khoản phải trả nhà cung cấp, phải trả người LĐ, các khoản trích theo lương, dự phòng trợ cấp mất việc làm, chi phí phải trả, phải trả nội bộ và phải trả khác là có thực, thuộc nghĩa vụ thanh toán của DN; đã được hạch toán chính xác, đầy đủ; được đánh giá và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.


B. RỦI RO SAI SÓT TRỌNG YẾU CỦA KHOẢNMỤC



STT


Các rủi ro trọng yếu

Thủ tục kiểm toán

Người thực hiện

Tham chiếu







C. THỦ TỤC KIỂM TOÁN


STT


Thủ tục

Người thực hiện

Tham chiếu

I. Thủ tục chung

1

Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.


Hậu


E240

2

Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với BCĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).


"


E240

II. Kiểm tra phân tích

1

So sánh, phân tích biến động số dư các khoản phải trả nhà cung cấp, phải trả người LĐ, các khoản trích theo lương, dự phòng trợ cấp mất việc làm, chi phí phải trả, phải trả nội bộ và phải trả khác năm nay so với năm trước, cũng như tỷ trọng số dư các khoản phải trả trong tổng nợ ngắn hạn để phát hiện sự biến động bất thường và đánh giá tính phù hợp với thay đổi trong hoạt động kinh doanh của DN.


"


E240

2

So sánh, phân tích biến động chi phí lương năm nay với năm trước, hàng tháng trong năm trên cơ sở kết hợp với những biến động về nhân sự và chính sách thay đổi lương, đánh giá tính hợp lý.


"


E240

III. Kiểm tra chi tiết


Phải trả nhà cung cấp



1

Thu thập bảng tổng hợp các khoản chi tiết nợ phải trả nhà cung cấp, đối chiếu với Sổ Cái, tìm hiểu bản chất số dư các khoản phải trả lớn.


"


E240

2

Gửi thư xác nhận và thủ tục thay thế:

Hậu

E240

2.1

Lập và gửi thư xác nhận số dư nợ phải trả cho các đối tượng cần xác nhận nợ. Lập bảng tổng hợp theo dòi thư xác nhận và đối chiếu số được xác nhận với số liệu trên sổ chi tiết, xác


"


E240





định nguyên nhân chênh lệch (nếu có).



2.2

Gửi thư xác nhận lần thứ 2 nếu không nhận được hồi đáp.


"


E240

2.3

Trường hợp không trả lời, thực hiện các thủ tục thay thế như: kiểm tra các khoản thanh toán phát sinh sau ngày kết thúc năm hoặc kiểm tra chứng từ chứng minh tính hiện hữu của nghiệp vụ mua hàng (hợp đồng, hóa đơn, phiếu giao hàng, ...) trong năm.


"


E240

3

Kiểm tra các khoản trả trước cho nhà cung cấp: Thu thập danh sách các khoản trả tiền trước cho nhà cung cấp, đối chiếu với Sổ Cái, đối chiếu các khoản trả trước cho nhà cung cấp với điều khoản trả trước quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ, xem xét mức độ hoàn thành giao dịch tại ngày khóa sổ kế toán và đánh giá tính hợp lý của các số dư trả trước lớn cho nhà cung cấp .


"


E240

4

Kiểm tra các khoản nợ chưa được ghi sổ:



4.1

Đối chiếu các hóa đơn chưa thanh toán tại ngày kiểm toán với số dư nợ phải trả đã ghi nhận tại ngày khóa sổ;


"


E240

4.2

Kiểm tra các nghiệp vụ mua hàng/thanh toán saungày kể từ ngày khóa sổ;


Thực hiện D110

4.3

Kiểm tra các chứng từ gốc, so sánh ngày phát sinh nghiệp vụ với ngày ghi nhận trên sổ sách để đảm bảo tính đúng kỳ.


"


E240

5

Kiểm tra cách hạch toán có liên quan đến các trường hợp trao đổi phi tiền tệ (đổi hàng), các yêu cầu với nhà phân phối trên cơ sở các chứng từ liên quan (nếu có.


"


E240

6

Kiểm tra các nghiệp vụ bù trừ nợ (nếu có), kiểm tra hợp đồng, biên bản thỏa thuận và chuyển nợ giữa các bên.


"


E240

7

Kiểm tra việc đánh giá lại đối với các số dư phải trả, số dư trả trước cho nhà cung cấp có

gốc ngoại tệ tại ngày khóa sổ kế toán và cách


"


E240






hạch toán chênh lệch tỷ giá.



8

Kiểm tra cách ghi nhận lãi phải trả đối với các số dư nợ nhà cung cấp đã quá hạn (nếu có) và so sánh với số đã ghi sổ.


"


E240


Phải trả người lao động



1

Kiểm tra chi tiết bảng lương (chọn bảng lương một số tháng):


"


E250

1.1

Chọn một số nhân viên, tiến hành kiểm tra xuyên suốt từ khâu tiếp nhận, ký hợp đồng lao động, chấm công đến việc tính lương và chi trả lương.


"


E250

1.2

Kiểm tra việc tính toán chính xác trên bảng lương bao gồm tổng lương phải trả, các khoản khấu trừ lương (BHXH, BHYT, BHTN, thuế TNCN), lương thuần còn phải trả.


"


E250

1.3

Kiểm tra cách phân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương giữa bảng lương và Sổ Cái để đảm bảo chi phí tiền lương đã được phân bổ phù hợp vào giá thành và chi phí SXKD.


"


E250

1.4

Đối chiếu các khoản khấu trừ lương (BHXH, BHYT, BHTN) với các biên bản quyết toán số phải nộp trong năm, kiểm tra các chứng từ nộp tiền và xác định tính hợp lý của số dư còn phải trả cuối năm.


Hậu


E250

2

Đối với những DN hưởng lương theo đơn giá lương hoặc quỹ lương đã được duyệt, cần so sánh tiền lương thực tế với tiền lương đã được phê duyệt, yêu cầu giải trình những chênh lệch và kiểm tra sự phê duyệt (nếu cần).


"


E250

3

Kiểm tra chính sách nhân sự của DN, thỏa ước lao động tập thể, đảm bảo các khoản phải trả cho người LĐ đã được ghi nhận đầy đủ, đúng kỳ như tiền thưởng, tiền hoa hồng, v.v…


"


E250



Đối chiếu tiền lương phải trả cuối năm với bảng lương đã được phê duyệt hoặc chứng từ chi trả lương phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, đánh giá các chênh lệch (nếu có).


Kiểm tra, đối chiếu với tờ khai quyết toán thuế TNDN để đảm bảo đã loại trừ khỏi chi phí tính thuế đối với khoản tiền lương đã trích nhưng chưa thanh toán cho đến thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.


"


E250


Thu thập biến động của quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, kiểm tra tính đúng đắn của mức trích lập quỹ tại thời điểm cuối năm theo chế độ hiện hành.


"


E250


Kiểm tra việc đánh giá lại đối với các số dư phải trả lương có gốc ngoại tệ tại ngày khóa sổ kế toán và cách hạch toán chênh lệch tỷ giá.



N/A


Chi phí phải trả




Thu thập bảng tổng hợp chi phí phải trả cuối năm, phân tích bản chất của số dư các khoản chi phí phải trả, đánh giá tính hợp lý của các khoản mục.


"


E260


Đối chiếu các số dư chi phí phải trả đã ghi nhận với các chứng từ thanh toán sau ngày khóa sổ kế toán (nếu có) và giải thích các chênh lệch.


"


E260


Trường hợp chưa thanh toán sau ngày khóa sổ, tiến hành kiểm tra các chứng từ liên quan đến cơ sở ước tính cũng như cách tính toán chi phí phải trả mà DN đã thực hiện cuối năm.


"


E260


Kiểm tra các khoản chi phí phải trả chưa được ghi nhận:


"


E260


Trên cơ sở nhật ký tiền gửi ngân hàng và tiền mặt sau ngày kể từ ngày khóa sổ kế toán, chọn ra các nghiệp vụ chi tiền lớn và kiểm tra tính đúng kỳ của việc ghi nhận các khoản chi phí.



Thực hiện D110


Rà soát các hóa đơn chưa thanh toán đến thời điểm kiểm toán, đảm bảo chi phí và nợ phải trả tương ứng đã được ghi nhận đúng kỳ.


"


E260




Rà soát các hợp đồng mua hàng hóa/dịch vụ quan trọng có hiệu lực phát sinh trong kỳ, tham chiếu đến số dư chi phí phải trả cuối năm, đảm bảo các chi phí có liên quan đã được ghi nhận đầy đủ, đúng kỳ.


"


E260


Các khoản phải trả nội bộ




Phân loại chi tiết số dư phải trả nội bộ bao gồm: phải trả thương mại và các khoản phải trả phi thương mại khác.


Hậu


E270


Kiểm tra chi tiết chứng từ đối với các số dư phải trả lớn.


"


E270


Lập và gửi thư xác nhận đối với các số dư phải trả nội bộ và các giao dịch nội bộ liên quan. Tổng hợp kết quả nhận được, đối chiếu với các số dư trên Sổ Cái. Giải thích các khoản chênh lệch (nếu có). (Kết hợp với phần hành phải thu nội bộ).


"


E270


Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá chuyển đổi sang đồng tiền hạch toán đối với các số dư phải trả có gốc bằng ngoại tệ tại thời điểm khoá sổ. Kiểm tra cách tính toán và hạch toán chênh lệch tỷ giá.


"


E270


Các khoản phải trả khác




Thu thập số dư chi tiết của các khoản phải trả cuối kỳ, đối chiếu với Sổ Cái.


"


E270


Lập bảng theo dòi luân chuyển của các khoản phải trả lớn (doanh thu nhận trước, v.v..) đối chiếu với tài khoản doanh thu hoặc chi phí nhằm đảm bảo rằng số dư đã được ước tính hợp lý


"


E270


Kiểm tra các chứng từ cần thiết liên quan đến số dư các khoản phải trả khác như bảng phân bổ doanh thu, hợp đồng liên quan đến các khoản nhận ký cược, ký quỹ, v.v... hoặc gửi thư xác nhận tới bên thứ ba.


"


E270


Kiểm tra việc thanh toán các khoản phải trả đã ghi nhận sau ngày khóa số kế toán và giải thích các chênh lệch (nếu có)


"


E270

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí