Bảng Cấu Hỏi Tìm Hiểu Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ

Bảng 3.2: BẢNG CẤU HỎI TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ



STT


Câu hỏi


Thủ tục kiểm tra


Kết quả


1

Công ty có những quy định cụ thể bằng văn bản về thủ tục mua hàng hay không?

Yêu cầu đơn vị cung cấp các văn bản quy định liên quan đến việc mua hàng.

Đa phần công ty có những quy định cụ thể bằng văn bản về thủ tục mua hàng. Bên cạnh đó cũng có một số thủ tục mua hàng không được quy định như mua sắm TSCĐ, hàng hóa nguyên vật

liệu.


2

Chứng từ mua hàng có sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền hay không?

Chọn mẫu ngẫu nhiên 20 giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ trong kỳ. Kiểm tra xem có chứng từ được phê duyệt trước khi thực hiện hay

không?

Tất cả các chứng từ mua hàng có sự phê duyệt của cấp thẩm quyền.


3

Công ty có tìm hiểu về nhà cung cấp trước khi ký hợp đồng hay không?

Từ danh sách các nhà cung cấp, chọn 3 đối tượng để xem xét đơn vị có thực hiện đánh giá năng lực, uy tín… của nhà cung cấp không và

hồ sơ lưu lại là gì.

Trước khi mua hàng công ty đều có tìm hiểu về nhà cung cấp và lưu lại với dạng văn bản.


4

Kế toán HTK có đối chiếu với đơn đặt hàng, phiếu nhập kho, phiếu yêu cầu nhập kho, hóa đơn khi ghi

nhận HTK hay không?

Căn cứ 20 giao dịch đã chọn ở trên: kiểm tra, đối chiếu với đơn đặt hàng, hợp đồng, hóa

đơn, phiếu nhập kho.

Trước khi ghi nhận một nghiệp vụ phát sinh kế toán HTK đều đối chiếu với các

chứng từ liên quan.


5

Hàng tháng công ty có tổ chức kiểm kê, đối chiếu số lượng thực tế với sổ kế toán hay không?

Mượn các tài liệu tổng hợp kết quả kiểm kê của đơn vị, phỏng vấn những người tham gia quá trình này. Xem xét việc xử lý kết quả sau kiểm kê. Tham gia chứng kiến kiểm kê tại

ngày kết thúc kỳ kế toán.

Qua kiểm tra tài liệu và phỏng vấn những người có liên quan thấy công ty có kiểm kê, đối chiếu số lượng thực tế với sổ kế toán định kỳ vào cuối hàng tháng.

6

Các chứng từ có được lập

Căn cứ 20 giao dịch đã

Qua kiểm tra cho thấy


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp tại Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt – chi nhánh Cần Thơ - 7





và hạch toán ngay sau khi các nghiệp vụ xảy ra hay không?

chọn ở trên: Kiểm tra, đối chiếu ngày trên hóa đơn, phiếu nhập kho

với ngày hạch toán trên sổ kế toán.

các chứng từ được lập và hạch toán không quá một ngày sau khi các nghiệp vụ xảy ra.


7

Hàng tháng kế toán, kho và bộ phận mua hàng có đối chiếu số liệu với nhau hay không?

Chọn 3 tháng trong năm để mượn biên bản đối chiếu giữa các bộ phận. Đối chiếu số liệu và xem xét việc xử lý

chênh lệch (nếu có).

Kế toán, kho và bộ phận mua hàng đều đối chiếu số liệu vào cuối mỗi tháng.


8

Hoá đơn có được đối chiếu với hợp đồng, đơn đặt hàng, phiếu nhập kho … hay không?

Căn cứ 20 giao dịch đã chọn ở trên: Kiểm tra, đối chiếu các thông tin về loại hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá…giữa hóa đơn, hợp

đồng, đơn đặt hàng, phiếu nhập kho.

Tất cả các hoá đơn đều được đối chiếu với hợp đồng, đơn đặt hàng, phiếu nhập kho một cách kỹ lưỡng.


9

Định kỳ công ty có thực hiện đối chiếu công nợ với từng nhà cung cấp hay không?

Chọn 2 quý trong năm để mượn Biên bản đối chiếu công nợ với nhà cung cấp. Đối chiếu số liệu với sổ kế toán. Xem xét việc xử lý các

chênh lệch (nếu có).

Công ty có đối chiếu công nợ với nhà cung cấp nhưng không thường xuyên.


10

Công ty có căn cứ vào đề nghị thanh toán của nhà cung cấp và đối chiếu với hóa đơn mua hàng hóa,

dịch vụ khi chuyển tiền thanh toán hay không?

Chọn 20 nghiệp vụ thanh toán tiến hành để kiểm tra đến đề nghị thanh toán và đối chiếu hóa đơn.

Trước khi thanh toán công ty đều có đối chiếu lại với đề nghị thanh toán và hoá đơn mua hàng.

(Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt – Chi nhánh Cần Thơ)

- Kết luận: Qua các công việc mà KTV thực hiện để tìm hiểu HTKSNB của công ty CP Sao Mai. KTV thấy rằng các nhận viên đều có trách nhiệm trong công việc, họ luôn làm theo đúng quy định của công ty, các nhân viên đều là người có năng lực và luôn làm tốt công việc của mình. Qua quan sát tìm hiểu HTKSNB của công ty KTV cho rằng hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty CP Sao Mai là hữu hiệu.

3.2.1.3. Mục đích kiểm toán của đơn vị khách hàng

Đây là Công ty Cổ phần nên mục đích kiểm toán là:

- Công bố tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2015 cho các cổ đông nắm rò.

- Xác nhận độ trung thực và hợp lý của toàn bộ BCTC. Đây sẽ là kết quả đánh giá hoạt động kinh doanh năm 2015 của Công ty CP Sao Mai và từ đó thu hút thêm vốn đầu tư của các cổ đông, các nhà đầu tư bên ngoài.

3.2.1.4 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ

- Kết quả: Xem phụ lục 02

- Nhận xét: Qua bảng phân tích sơ bộ BCTC ở trên ta thấy các khoản có sự biến động tương đối cao. Trong đó có các khoản biến động giảm như:

+ Khoản mục nợ phải trả người bán: Giảm 11.447.702.322 đồng so với năm 2014 tương ứng với tỷ lệ là 23,63%, số biến động giảm tương đối nhiều. Nên cũng phả ánh tình hình nợ tốt của công ty. Bên cạnh đó KTV nên xem xét chính sách mua hàng của công ty tìm hiểu nguyên nhân giảm của khoản mục này, vì có thể công ty có sai sót.

+ Khoản mục trả trước cho người bán: Giảm 335.561.980 đồng so với năm 2014 tương ứng với tỷ lệ 40,13% khoản này giảm so với năm trước, KTV cần chú ý và kiểm tra các yếu tố liên quan đến việc giảm này. Để tránh công ty có sai sót trong qua trình hạch toán, ghi nhận vào sổ sách, hoặc cố tình ghi giảm.

Ngoài biến động giảm còn có các biến động tăng như:

+ Khoản mục phải trả khác: Tăng 265.000.357 đồng so với năm 2014 tương ứng tỷ lệ là 57,08%. Tỷ lệ tăng khá nhiều nên KTV cần lưu ý các thủ tục kiểm tra nguyên nhân tăng của khoản mục này nhằm giảm thiểu rủi ro.

- Kết luận: Qua sự phân tích biến động của các khoản mục trên, KTV cần kiểm tra rò các biến động của các khoản mục này , tìm hiều nguyên nhân tăng giảm của từng khoản mục cụ thể và cần chú ý kiểm tra khoản mục có sự biến động cao hơn so với các khoản mục còn lại. Để tìm ra các sai sót trong quá trình hạch toán của công ty khách hàng.

3.2.1.5. Rủi ro kiểm toán và xác lập mức trọng yếu

a. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán

Thông qua các bước tìm hiểu KTV đã có những hiểu biết cơ bản về HTKSNB của công ty CP Sao Mai, KTV tiến hành đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán như sau:

- Với kinh nghiệm kiểm toán nhiều năm, đội ngũ KTV có tinh thần trách nhiệm và chuyên môn cao, khả năng xét đoán nhận định vấn đề nhạy bén, cũng như việc lập kế hoạch và tổ chức kiểm toán khoa học. Nên khả năng

KTV không thể nhận ra BCTC còn sai sót trọng yếu là rất thấp. Do đó, KTV chấp nhận rủi ro kiểm toán ở mức thấp là 5% (AR=5%).

- Công ty CP Sao Mai là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sàn xuất và kinh doanh nhiều mặt hàng thuỷ hải sản. Số lượng nhà cung cấp nhiều cộng với số dư nợ phải trả lớn là tăng độ phức tạp của khoản mục nợ phải trả và việc thiếu sót trong ghi nhận là việc không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó mục đích chủ yếu của công ty khi mời kiểm toán là để công bố cho cổ đông cũng như thu hút thêm các khoản đầu tư từ bên ngoài, phía Ban Giám đốc của công ty có thể dựa vào tính chất của khoản mục là rất khó phát hiện khi khai thiếu nghiệp vụ để làm giảm chi phí nhằm làm đẹp BCTC. Dựa trên sự trên sự phân tích tình hình kinh tế tại công ty, đồng thời đưa ra một số câu hỏi về đánh giá áp lực với Ban Giám đốc và Kế toán trưởng (xem bảng 3.3) KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức khá cao là 70% (IR=70%).

Bảng 3.3: BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ RỦI RO TIỀM TÀNG


Câu hỏi

Không

1. Công ty có ý định thu hút thêm vốn đầu tư từ bên ngoài hay không?



2. Công ty có nhiều khoản nợ bất thường không?


3. Kế toán trưởng có chịu áp lực từ ban giám đốc không?


4. Công ty có giao dịch với nhà cung cấp ngoài nước hay không?



5. Khoản mục nợ phải trả có nhiều biến động hay không?


6. Số phát sinh của khoản mục nợ phải trả lớn hay không?


(Nguồn: KTV tổng hợp)

- Thông qua bảng câu hỏi và thực hiện C210 – Kiểm tra hệ thống KSNB chu trình mua hàng, phải trả (xem phụ lục 03). Từ đó cho thấy HTKSNB của công ty CP Sao Mai là khá hữu hiệu. Các thủ tục kiểm soát có thể ngăn ngừa được sai sót và gian lận. Dựa vào kinh nghiệm, KTV chính đã đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức trung bình là 30% (CR=30%).

- Rủi ro phát hiện được đánh giá sơ bộ như sau:

DR = AR/(CR*IR)= 5%/(30%*70%)= 23,81%

Với rủi ro phát hiện là 23,81% cho thấy khi áp dụng các thủ tục kiểm toán nhưng KTV vẫn không phát hiện được các sai lệch trọng yếu của các khoản nợ phải trả là 23,81%.

b. Xác lập mức trọng yếu

Do Công ty CP Sao Mai có doanh thu và lợi nhuận trước thuế không ổn định và người sử dụng có xu hướng tập trung vào lợi nhuận, doanh thu, tài sản thuần nên KTV chọn chỉ tiêu tổng tài sản để xác định mức trọng yếu tổng thể của BCTC.

Bảng 3.4: XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU (PM)


STT

Chỉ tiêu


Kế hoạch

Thực tế







1

Tiêu chí được sử

dụng để tính PM


Tổng tài sản

Tổng tài sản







2

Nguồn số liệu để xác định PM


BCTC trước kiểm toán

BCTC đã điều

chỉnh sau kiểm toán







3

Lý do lựa chọn

tiêu chí này để xác định mức trọng yếu









4

Giá trị tiêu chí

được lựa chọn

(a)

157.316.814.089

157.316.814.089







Điều chỉnh ảnh

hưởng của các biến động bất thường


(b)


-


-

5

Giá trị tiêu chí

được lựa chọn

(c)=(a)-(b)

157.316.814.089

157.316.814.089






6

Tỷ lệ sử dụng để

ước tính PM

(d)




Lợi nhuận trước

thuế: 5% - 10%

7,0%

-

-


Doanh thu: 0,5% -

3%

1,0%

-

-


Vốn chủ sở hữu:

1% - 5%

2,0%

-

-


Tổng tài sản và

vốn: 1% - 2%

2,0%

3.146.336.282

3.146.336.282






7

Lý do lựa chọn tỷ










lệ này:










8

Mức trọng yếu

tổng thể

(e)=(c)*(d)

3.146.336.282

3.146.336.282






9

Mức trọng yếu

thực hiện - 50%

(f)=(e)*(50%

-75%)

1.573.168.141

1.573.168.141







10

Ngưỡng sai sót không đáng kể/ Sai sót có thể bỏ

qua


(g)=(f)*4% (tối đa)


62.926.726


62.926.726






Căn cứ vào bảng trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán.



Chỉ tiêu lựa chọn

Năm nay

Năm trước

Chênh lệch


1

Mức trọng yếu tổng thể


3.146.336.282


7.944.110.484


(4.797.774.202)


2

Mức trọng yếu thực hiện


1.573.168.141


3.972.055.242


(2.398.887.101)


3

Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua


62.926.726


158.882.210


(95.955.484)

(Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ thực tế kiểm toán công ty CP Sao Mai)

3.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

3.2.2.1. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và đánh giá lại rủi ro kiểm soát

a. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

(1) Thử nghiệm 1

- Mục tiêu:

+ Kiểm tra việc đánh số liên tục và chữ ký của nhưng người có liên quan trên các chứng từ (phiếu đề nghị mua hàng, đơn đặt hàng, phiếu nhập kho, phiếu chi,...).

+ Kiểm tra việc lập và lưu trữ chứng từ liên quan đến nợ phải trả.

- Công việc: KTV chọn mẫu một số nghiệp vụ phát sinh liên quan đến nợ phải trả để kiểm tra (tổng cộng số nghiệp vụ được kiểm tra là 120 nghiệp vụ).

KTV yêu cầu đơn vị cung cấp các loại chứng từ của những nghiệp vụ đó như: phiếu đề nghị mua hàng, đơn đặt hàng, phiếu nhập kho, hoá đơn, phiếu chi (nếu có) kết hợp kiểm tra các loại chứng từ nêu trên nhưng chưa được sử dụng.

- Kết quả:

+ Sau khi kiểm tra các chứng từ phiếu đề nghị mua hàng, đơn đặt hàng, phiếu nhập kho, hoá đơn, phiếu chi, KTV nhận thấy chúng được đánh số liên tục, có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan.

+ Các chứng từ trong cùng nghiệp vụ được đơn vị kẹp chung với nhau và lưu theo ngày tại phòng kế toán.

- Kết luận: Công ty thực hiện tốt việc kiểm soát chứng từ, các chứng từ được đánh số liên tục trước khi sử dụng, có đầy đủ chữ ký xét duyệt của người có thầm quyền, việc lưu trữ chứng từ chưa sử dụng và đã sử dụng thực hiện khá tốt.

- Nhận xét: Đối với khoản mục có số lượng nghiệp vụ phát sinh tương đối nhiều như khoản mục nợ phải trả thì việc KTV tiến hành chọn mẫu một số bộ chứng từ có liên quan đến nợ phải trả trong một tháng để kiểm tra việc lập, xét duyệt và lưu trữ là hợp lý. Thông qua việc kiểm tra này KTV có thể hiểu được việc tổ chức quan lý, sắp xếp, lưu trữ chứng từ của công ty.

(2) Thử nghiệm kiểm soát 2:

- Mục tiêu: Kiểm tra sự phân công trách nhiệm của các bộ phận trong công ty.

- Công việc: KTV thu thập các quyết định, quy chế làm việc của từng bộ phận. KTV tiến hành phỏng vấn nhân viên trong công ty kết hợp quan sát sự phân chia trách nhiệm của các bộ phân, cụ thể:

+ Bộ phận kế toán, thủ quỹ và xét duyệt công nợ.

+ Bộ phận mua hàng, bộ phận kho và bộ phận kế toán phải trả.

+ Sự khác biệt giữa bộ phận tài vụ và bộ phận kế toán.

- Kết quả: KTV nhận thấy trong công ty có sự phân chia trách nhiệm rạch ròi giữa các bộ phận kế toán, thủ quỹ và xét duyệt công nợ; bộ phận mua hàng, kho và kế toán phải trả; bộ phận tài vụ và kế toán được tổ chức độc lập.

- Nhận xét: Thông qua việc phỏng vấn và quan sát, KTV đánh giá được phần nào sự hữu hiệu trong việc phân chia trách nhiệm giữa các bộ phận trong

công ty. Tuy nhiên thủ tục này chỉ đúng tại thời điểm KTV thực hiện phỏng vấn và quan sát còn những thời điểm khác thì không thể đảm bảo được. Do đó, thủ tục này chỉ có thể chứng minh tại thời điểm quan sát công ty có thực hiện phân chia trách nhiệm giống như thiết kế, nhưng không đảm bảo rằng việc vận hành nó là hữu hiệu.

(3) Thử nghiệm kiểm soát 3:

- Mục tiêu:

+ Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ thanh toán nợ phải trả (chứng từ thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng), có đối chiếu với các chứng từ liên quan (đơn đặt hàng, hoá đơn, phiếu nhập kho,...), có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền xét duyệt trước khi xác nhận thanh toán hay không.

+ Kiểm tra các phiếu chi đã được thanh toán có được ký và đóng dấu xác nhận hay không.

+ Kiểm tra xem đơn vị có ban hành những quy định về xét duyệt thanh toán nợ phải trả hay không.

- Công việc:

Thực hiện phỏng vấn:

+ Nhân viên trong đơn vị để xem đơn vị có ban hành những quy định về xét duyệt thanh toán hay không.

+ Thủ quỹ để biết thủ quỹ có thực hiện kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ thanh toán, cố ý hoặc đóng dấu xác nhận lên những phiếu chi đã được chi hay không.

KTV thực hiện quan sát các nhân viên có thực hiện đối chiếu chứng từ thanh toán nợ phải trả với các chứng từ có liên quan như đã trình bày hay không.

Chọn mẫu ngẫu nhiêu hai tháng (tháng 6, tháng 12), mỗi tháng chọn tất cả các chứng từ thanh toán (kèm các chứng từ có liên quan đến các chứng từ thanh toán này như: đơn đặt hàng, hoá đơn, phiếu nhập kho) để kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ thanh toán, cụ thể đối chiếu về ngày, số lượng, đơn giá, số tiền trên các chứng từ, xem xét chứng từ thanh toán có đầy đủ chữ ký xác nhận của người có thẩm quyền hay chưa.

- Kết quả: Sau khi thực hiện phỏng vấn và quan sát nhân viên và thủ quỹ của đơn vị KTV thấy rằng đơn vị ban hành những quy định về xét duyệt thanh toán nợ nhưng những quy định này không được cụ thể hoá bằng văn bản, thủ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022