quỹ có thực hiện kiểm tra chứng từ thanh toán trước khi thanh toán và có đóng dấu lên phiếu chi sau khi thanh toán.
- Kết luận: KTV nhận thấy hoạt động có liên quan đến thanh toán nợ phải trả và xét duyệt thanh toán của công ty là hữu hiệu. Công ty có thực hiện kiểm tra tính hợp lệ và khớp đúng của chứng từ thanh toán có liên quan. Các phiếu chi đã thanh toán đã được đóng dấu xác nhận rò rằng và lưu trữ tách biệt. Tuy nhiên cần lưu ý việc quy định một cách rò ràng xét duyệt thanh toán nợ phải trả là điều quan trọng, trong thời gian tới công ty nên thực hiện cụ thể hoá chúng bằng văn bản đề có cơ sở vững chắc cho việc xét duyệt về sau.
- Nhận xét: Thông qua thử nghiệm kiểm soát đối với chứng từ thanh toán nợ phải trả KTV sẽ nắm bắt rò hơn về việc tổ chức sử dụng chứng từ và hiểu rò hơn sự phận chia trách nhiệm đối với việc xét duyệt thanh toán. Bởi vì các hoạt động có liên quan đến chứng từ thanh toán và xét duyệt thanh toán vốn tiềm ẩn nhiều khả năng xảy ra gian lận sai sót. Do đó đòi hỏi công ty phải thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm tra nhằm hạn chế tối đa gian lận, sai sót đối với việc thanh toán nói chung và chứng từ thanh toán nợ phải trả nói riêng.
(4) Thử nghiệm kiểm soát 4:
- Mục tiêu:
+ Kiểm tra quá trình nhận hàng, phiếu nhập kho hoặc báo cáo nhận hàng có được lập ngay khi công ty nhận hàng hay không.
+ Kiểm tra xem có sự tính toán chính xác và đối chiếu hoá đơn với phiếu nhập kho (hoặc báo cáo nhận hàng) và đơn đặt hàng trước khi chấp nhận thanh toán hay không.
- Công việc:
+ Chọn ngẫu nhiên 20 giao dịch: Kiểm tra, đối chiếu ngày trên hóa đơn, phiếu nhập kho với ngày hạch toán trên sổ kế toán. KTV xuống kho thực hiện quan sát quá trình nhận hàng tại công ty kết hợp phỏng vấn thủ kho về nhận hàng, cụ thể là ngay khi nhận hàng thủ kho và bộ phận chuyên môn có thực hiện kiểm tra và lập phiếu nhập kho khi nhận hàng hay không.
+ KTV phỏng vấn kế toán nợ phải trả xem trước khi xác nhận thanh toán với nhà cung cấp họ có tiến hành đối chiếu các nội dung trên hoá đơn như số lượng, giá cả, chủng loại, đơn vị tính, quy cách,... với phiếu nhập kho (hoặc báo cáo nhận hàng), đơn đặt hàng hay không.
- Kết quả: Sau khi thực hiện quá trình thực hiện quá trình kiểm tra, quan sát và phỏng vấn tại kho, kết hợp phỏng vấn bộ phận kế toán công nợ KTV nhận thấy ngay khi nhận hàng thủ kho và một cá nhân trong bộ phận nhân hàng tiến hành kiểm tra hàng hoá, tổ chức chuyển ngay hàng đã nhận vào đúng vị trí, đồng thời thủ kho cũng tiến hành lập phiếu nhập kho cho hàng hoá được nhận, sau đó thực hiện chuyển phiếu này cùng với hoá đơn cho bộ phận kế toán thực hiện xác nhận thanh toán. Bộ phận kế toán nợ phải trả có thực hiện đối chiếu lại các nội dung trên hoá đơn với phiếu nhập kho và đơn đặt hàng nếu thấy khớp thì xác nhận thanh toán.
- Kết luận: KTV cho rằng công ty đã thực hiện tốt hoạt động kiểm soát đối với khâu nhận hàng và thanh toán trong chu trình mua hàng – trả tiền. Hàng hoá được kiểm tra kỹ trước khi nhận, thủ kho nhận hàng xong có lập phiếu nhập kho và bộ phận kế toán nợ phải trả có thực hiện việc tính toán, đối chiếu các nội dung trên hoá đơn với các chứng từ liên quan trước khi xác nhận thanh toán.
- Nhận xét: Có thể nói khâu nhận hàng và xác nhận thanh toán trong chu trình mua hàng – trả tiền là quan trọng. Bởi vì trong giai đoạn này nếu công ty không kiểm tra lại hàng hoá, lập phiếu nhập kho với giá trị chính xác và kế toán không kiểm tra, tính toán lại nội dung trên hoá đơn trước khi xác nhận thanh toán sẽ gây ra nhiều sai sót gây tổn thấy cho công ty. Thử nghiệm này giúp KTV có được đánh giá chính xác hơn về khâu nhận hàng nói riêng và chu trình mua hàng nói chung.
b. Đánh giá lại rủi ro kiểm soát
Qua bốn thử nghiệm kiểm soát, KTV nhận thấy công ty thực hiện khá đầy đủ và chặt chẽ các nguyên tắc về kiểm soát nội bộ. Vì vậy, việc đánh giá về các rủi ro không thay đổi:
- Rủi ro kiểm soát (CR) là 30%
- Rủi ro tiềm tàng (IR) là 70%
- Rủi ro kiểm toán (AR) là 5%
- Rủi ro phát hiện (DR) là 23,81%
3.2.2.2. Thực hiện thử nghiệm cơ bản
a. Thủ tục chung
(1) Thủ tục chung 1: Kiểm tra các nguyên tắc kế toán mà Công ty CP Sao Mai
- Mục tiêu: Các nguyên tắc mà công ty đang áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kiểm toán hiện hành.
- Công việc:
+ KTV thực hiện phỏng vấn công ty trong đơn vị kết hợp xem xét công ty có ban hành những văn bản hay có những công bố cụ thể về các chế độ kế toán áp dụng trong năm.
+ Kiểm tra sổ sách kế toán, các BCTC của năm nay và năm trước để xem chúng có được trình bày rò ràng và thống nhất về số liệu hay không, phần thuyết minh BCTC có nêu rò những vấn đề như chuẩn mực, chế độ kế toán áp dụng, các chính sách kế toán áp dụng hay không.
- Kết luận: Sau khi tiến hành phỏng vấn nhân viên đơn vị và thu thập các tài liệu có liên quan đến vấn đề kế toán của công ty CP Sao Mai, KTV nhận thấy công ty đã tuân thủ đầy đủ và nhất quán các quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam, các thông tư hướng dẫn và Chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ tài chính ban hành.
- Nhận xét: Đối với công ty là khách hàng năm đầu tiên như Công ty CP Sao Mai, thì thủ tục tìm hiểu về các nguyên tắc kế toán mà công ty áp dụng có thể coi là khá quan trọng. Bởi vì việc tuân thủ và áp dụng nhất quán các nguyên tắc kế toán là bằng chứng quan trọng đảm bảo tính trung thực và hợp lý của BCTC lập ra.
(2) Thủ tục chung 2: Kiểm tra việc ghi chép số dư đầu kỳ khoản mục nợ phải trả của công ty CP Sao Mai
- Mục tiêu:
+ Kiểm tra số dư đầu kỳ của khoản mục Nợ phải trả xem chúng có được ghi chép chính xác không.
+ Số dư đầu kỳ trên bảng cân đối kế toán và số dư cuối kỳ trên báo cáo kiểm toán của công ty kiểm toán tiền nhiệm có khớp với nhau không.
- Công việc:
+ Thu thập các tài liệu cung cấp thông tin về số dư đầu kỳ tài khoản phải trả như bảng cân đối kế toán năm 2015 và báo cáo kiểm toán 2014 đã được phát hành.
+ Sử dụng số liệu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kiểm toán lập bảng so sánh số dư đầu kỳ khoản mục nợ phải trả
- Kết quả: Xem bảng 3.5
Bảng 3.5: SO SÁNH SỐ DƯ ĐẦU KỲ TRÊN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2015 VÀ SỐ DƯ CUỐI KỲ TRÊN BÁO CÁO KIỂM TOÁN NĂM 2014
ĐVT: Đồng Việt Nam
Khoản mục | Bảng CĐKT 01/01/2015 | Báo cáo KT 31/12/2014 | Chênh lệch | |
1 | Phải trả người bán | 48.415.847.063 | 48.415.847.063 | - |
2 | Trả trước cho người bán | 836.087.180 | 836.087.180 | - |
Có thể bạn quan tâm!
- Áp Dụng Quy Trình Kiểm Toán Khoản Mục Nợ Phải Trả Nhà Cung Cấp Của Công Ty Tnhh Kiểm Toán Sao Việt Tại Công Ty Cp Sao Mai
- Áp Dụng Quy Trình Kiểm Toán Khoản Mục Nợ Phải Trả Tại Công Ty Cp Sao Mai.
- Bảng Cấu Hỏi Tìm Hiểu Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
- So Sánh Quy Trình Kiểm Toán Các Khoản Nợ Phải Trả Với Các Chuẩn Mực Kiểm Toán Việt Nam
- Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Quy Trình Kiểm Toán Khoản Mục Nợ Phải Trả Tại Công Ty Tnhh Kiểm Toán Sao Việt – Chi Nhánh Cần Thơ
- Chương Trình Kiểm Toán Mẫu Khoản Mục Nợ Phải Trả
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng hợp từ sổ sách năm 2015 của công ty CP Sao Mai)
- Kết luận: KTV không phát hiện sự chênh lệch trong số dư đầu kỳ của nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán hiện hành với số dư cuối kỳ trên báo cáo kiểm toán của năm trước, điều này chứng tỏ số dư đầu kỳ của năm hiện hành được ghi chép chính xác và khớp đúng với số dư cuối kỳ của năm trước (đã được kiểm toán).
- Nhận xét: Sự khớp đúng và chính xác của số liệu là một trong những căn cứ quan trọng để KTV dựa vào đó mà đưa ra nhận định về độ tin cậy của số dư đầu kỳ trong khi kiểm toán. Tuy nhiên cần lưu ý độ tin cậy của số dư đầu kỳ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình hình hoạt động của công ty khách hàng, KTV tiền nhiệm,... nên KTV cần cân nhắc thu thập thêm bằng chứng khác nhằm củng cố kết luận của mình.
b. Thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích: phân tích biến động của nợ phải trả.
Trong thủ tục này KTV tiến hành xem xét tình hình biến động của nợ phải trả giữa năm nay và năm trước. Thủ tục này giúp KTV có thể đánh giá, nhận xét về tính hợp lý của số liệu, đồng thời phát hiện những sai lệch trọng yếu có khả năng tồn tại của nợ phải trả. Nếu khoản mục có tồn tại những biến động bất thường KTV có thể tiến hành phỏng vấn người chịu trách nhiệm về khoản mục này kết hợp sử dụng các thủ tục kiểm toán khác (nếu cần thiết) để phục vụ cho kết luận cuối cùng của mình.
- Mục tiêu: Khoản mục nợ phải trả được ghi chép chính xác, đầy đủ, hiện hữu và thuộc nghĩa vụ của công ty.
- Công việc: Căn cứ vào số liệu trên BCTC mà đơn vị cung cấp, KTV lập bảng phân tích biến động nợ phải trả trong năm tài chính 2015. Thông qua thủ tục này KTV xem xét có tồn tại những biến động bất thường hay không. Nếu có biến động bất thường thì tiến hành tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá tính hợp lý của sự biến động này.
- Kết quả: Xem bảng 3.6
Bảng 3.6: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG NỢ PHẢI TRẢ
31/12/2015 | 01/01/2015 | Biến động | ||
Số tiền | Tỷ lệ (%) | |||
1. Phải trả cho người bán | 36.974.144.741 | 48.415.847.063 | (11.441.102.322) | (26,63) |
2. Trả trước cho người bán | 500.525.200 | 836.087.180 | (335.561.980) | (40,13) |
(Nguồn: Tổng hợp từ sổ sách năm 2015 của công ty CP Sao Mai)
- Kết luận: Từ bảng phân tích số dư ta thấy nợ phải trả người bán giảm 11.441.102.322 đồng. Khoản trả trước cũng giảm 335.561.980 tương ứng với tỷ lệ 40,13% so với cuối kỳ năm trước. Nhìn chung thì các khoản biến động khá lớn, nên KTV cần xem xét , thực thêm thủ tục phân tích và tìm hiểu nguyên nhân tăng giảm của các khoản phải trả ở trên.
- Nhận xét: Thủ tục phân tích do KTV thực hiện chỉ đơn thuần là so sánh giữa đầu năm và cuối năm để xem xét biến động. Có thể nói thủ tục này khá đơn giản, tuy nhiên có thể giúp KTV phát hiện những biến động bất thường trong nợ phải trả, phân tích biến động và tìm hiểu nguyên nhân của những biến động đó. Từ đó KTV sẽ định hướng kiểm toán thích hợp và có thể xác định cần kết hợp thêm thử nghiệm chi tiết nào để nhằm thu thập thêm các bằng chứng tin cậy phục vụ cho cuộc kiểm toán.
c. Thử nghiệm chi tiết
(1) Thử nghiệm chi tiết 1: Kiểm tra việc ghi nhận nợ phải trả (đối chiếu với sổ cái, sổ chi tiết, bảng cân đối kế toán)
Trong thủ tục này, KTV tiến hành đối chiếu nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán với sổ cái, sổ chi tiết nợ phải trả nhằm kiểm tra tính chính xác của nợ phải trả được ghi nhận.
- Mục tiêu: Nợ phải trả được ghi chép chính xác và đầy đủ.
- Công việc: KTV yêu cầu đơn vị cung cấp bảng cân đối kế toán, sổ cái, sổ chi tiết tài khoản nợ phải trả của năm tài chính 2015. Từ các số liệu này KTV lập bảng so sánh nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán với sổ cái, sổ chi tiết để xem xét số dư giữa các sổ sách này có trùng khớp với nhau hay không. Nếu số liệu không trùng khớp chứng tỏ kế toán đã hạch toán thiếu, trùng lắp hay khai khống nghiệp vụ. Thủ tục này được thực hiện nhằm đảm bảo các khoản nợ phải trả được ghi chép chính xác và đầy đủ. Do đây là lần đầu tiên kiểm toán tại công ty CP Sao Mai nên KTV cần xem xét độ tin cậy của số dư đầu kỳ của công ty (thông qua việc tìm hiểu KTV tiền nhiệm, tình hình hoạt động của công ty và thực hiện các thủ tục chung đã được thực hiện).
- Kết quả: Xem bảng 3.7
Bảng 3.7: BẢNG ĐỐI CHIẾU NỢ PHẢI TRẢ TRÊN SỔ CÁI, SỔ CHI TIẾT VÀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Bảng CĐKT | Sổ cái | Sổ chi tiết | Chênh lệch | |
1. Phải trả người bán | 36.974.144.741 | 36.974.144.741 | 36.974.144.741 | - |
2. Trả trước cho người bán | 500.525.200 | 500.525.200 | 500.525.200 | - |
(Nguồn: Tổng hợp từ sổ sách năm 2015 của công ty CP Sao Mai)
- Kết luận: Sau khi tổng hợp, so sánh các số liệu của khoản mục nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán với sổ cái, sổ chi tiết tài khoản này, KTV nhận thấy không có tồn tại chênh lệch.
- Nhận xét: Thử nghiệm đối chiếu số liệu này giúp KTV có được căn cứ để đánh giá được khoản nợ phải trả phát sinh được ghi nhận đầy đủ, phản ánh kịp thời và chính xác vào sổ sách kế toán. Tuy nhiên do thử nghiệm này chỉ đối chiếu các số tổng với nhau nên chưa thực sự đảm bảo tuyệt đối các khản nợ phải trả được ghi nhận đầy đủ và chính xác. Vì trên thực tế nhằm mục đích gian lận hay làm đẹp BCTC, ở một số công ty mặc dù khoản nợ phải trả có thực sự phát sinh nhưng công ty không ghi nhận. Đối với loại gian lận này thì thủ tục này không phát hiện được. Do đó, KTV cần cân nhắc thực hiện thêm các thử nghiệm chi tiết để đảm bảo mục tiêu đầy đủ đối với nợ phải trả .
(2) Thử nghiệm chi tiết 2: Gửi thư xác nhận một số khoản nợ phải trả.
- Mục tiêu: Khoản mục nợ phải trả có thực sự hiện hữu, được ghi chép đầy đủ và thuộc nghĩa vụ của công ty.
- Công việc: KTV yêu cầu công ty cung cấp bảng số dư chi tiết nợ phải trả. Dựa trên bảng số liệu này KTV tính toán, lập bảng tổng hợp số dư theo nhà cung cấp, sau đó chon mẫu để gửi thư xác nhận. Cụ thể việc gửi thư xác nhận thực hiện như sau:
+ Gửi thư xác nhận cho tất cả các nhà cung cấp chủ yếu của công ty (có số dư cuối kỳ lớn).
+ Chọn gửi thư cho một số nhà cung cấp mà công ty có số lần giao dịch lớn, dù số dư nợ phải trả cuối kỳ bằng 0.
+ Thu thập thư xác nhận, lập bảng tổng hợp gửi thư xác nhận.
- Kết quả:
+ Bảng tổng hợp số dư theo nhà cung cấp xem phụ lục 04
+ Bảng tổng hợp kết quả gửi thư xác nhận: Xem bảng 3.8
Bảng 3.8: BẢNG TỔNG HỢP GỬI THƯ XÁC NHẬN
TÊN NHÀ CUNG CẤP | SỐ DƯ TRÊN SỔ SÁCH | SỐ DƯ THEO THƯ XÁC NHẬN | CHÊNH LỆCH | ||
NỢ | CÓ | ||||
1 | CTY TNHH TM KT VƯƠN CAO | - | 5.163.271.194 | 5.163.271.194 | - |
2 | CTY TNHH SX TM - DV ANH ĐÀO | - | 400.154.786 | 400.154.786 | - |
3 | CTY TNHH KỸ THUẬT MỸ | - | 133.681.163 | 133.681.163 | - |
4 | CTY TNHH ĐOÀN KẾT | - | 16.814.213 | 16.814.213 | - |
5 | CTY TNHH TP XK NAM HẢI | - | 3.276.150.755 | 3.276.150.755 | - |
6 | CTY TNHH SX - TM HƯNG TÂN | - | 181.550.971 | 181.550.971 | |
7 | CTY TNHH XD PHƯỚC HƯNG | 500.525.200 | - | 500.525.200 | - |
8 | DNTN MÁY VÀ TB CHẤU | - | - | 11.000.000 | 11.000.000 |
9 | CTY TNHH ÁNH PHÁT | - | - | - | - |
10 | TH FOODS SINGAPORE PTE. LTD. | - | 27.802.521.660 | 27.802.521.660 | - |
TỔNG CỘNG | 500.525.200 | 36.974.144.741 | 37.485.669.942 | 11.000.000 |
(Nguồn: Kiểm toán viên tổng hợp và tính toán)
Dựa vào bảng số dư chi tiết nợ phải trả do công ty cung cấp, KTV tiến hành gửi thư xác nhận đối với tất cả 8 nhà cung cấp có số dư Nợ và Có, kết