Tăng Cường Trao Đổi, Tọa Đàm, Phổ Biến Kinh Nghiệm Trong Cộng Đồng Dnvvn

3.4.3.2. Tăng cường trao đổi, tọa đàm, phổ biến kinh nghiệm trong cộng đồng DNVVN

Để nâng cao tính liên kết giữa các doanh nghiệp, hiệp hội nên đóng vai trò là người tổ chức các trao đổi, tọa đàm về kinh nghiệm phát triển TTCL. Các buổi trao đổi, tọa đàm giúp doanh nghiệp gỡ bỏ những khó khăn trong phát triển thị trường chiến ợc. Quản trị TTCL còn là một phạm trù tương đối mới mẻ trong hoạt động kinh doanh của các DNVVN do vậy các doanh nghiệp đã triển khai quản trị TTCL có thể chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nhau để nâng cao hiệu suất quản trị TTCL.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế được rút ra ở chương 2, chương 3 của luận án đã phân tích các căn cứ mang tính lý luận và cơ sở thực tiễn để đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quản t rị TTCL của các DNTM,DV vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội

Thứ nhất, chương 3 của luận án đã phân tích rất kỹ những thay đổi từ môi trường vĩ mô trong thời gian vừa qua và dự báo những thay đổi tiếp tục xuất hiện trong thời gian tới có khả năng tạo ra những th ời cơ và thách thức mà các DNTM,DV vừa và nhỏ cần phải nắm bắt cũng như sẵn sàng đối mặt.

Thứ hai, chương 3 của luận án đã xây dựng mười định hướng cơ bản và bốn quan điểm trong hoàn thiện quản trị TTCL của các DNTM,DV nhỏ và vừa.

Thứ ba, từ những cơ sở đã được nói trên, chương 3 của luận án đã xây dựng 3 nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp nâng cao hiệu suất quy trình, nội dung quản trị TTCL của DN. Nhóm giải pháp này tập trung vào việc hoàn thiên mô hình kinh doanh định hướng TTCL dựa trên tri thức của DN; Hoàn thiện quy trình, nội dung quản trị marketing chiến lược của DN; Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng chiến lược của DN;

Nhóm giải pháp hoàn thiện quản trị các công cụ đáp ứng TTCL của DN. Bao gồm: Các công cụ chủ yếu cần hoàn thiện bao gồm: Quản t rị chào hàng TTCL; Quản trị kênh và mạng phân phối; Quản trị truyền thông marketing và xúc tiến thương mại hỗn hợp; Quản trị bán hàng và dịch vụ khách hàng; Quản trị thương hiệu sản phẩm và DN;

Nhóm giải pháp hoàn thiện nguồn lực quản trị TTCL của DN.Nh óm giải pháp này tập trung vào : Hoàn thiện tổ chức, nhân lực quản trị TTCL ; Hoàn thiện ngân quỹ quản trị TTCL; Hoàn thiện hệ thống và công nghệ thông tin TTCL; Hoàn thiện kiểm tra, kiểm soát TTCL và phát triển chiến lược thị trường phù hợp cân bằng và th ích ứng với thay đổi môi trường kinh doanh;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Thứ tư, bên cạnh những nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp, chương 3 của luận án cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh cũng như phát triển cá c TTCL của họ.


Hoàn thiện quản trị thị trường chiến lược của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ trên địa bàn Hà Nội - 20

KẾT LUẬN

Quản trị TTCL với các DNVVN nói chung và DNTM,DV nói riêng là một vấn đề mới trên cả bình diện lý luận và quản trị thực tế. Bằng phương pháp nghiên cứu, luận án đã cố gắng triển khai nghiên cứu đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra và có một số đóng góp mới về khoa học và thực tiễn sau:

Về lý luận: Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu có liên quan đi trước, NCS đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có lien quan đến phạm trù quản trị thị trường chiến lược. Cụ thể:

Trong chương 1, từ những nghiên cứu về quản trị chiến lược, quản trị thị trường, luận án đã mạnh dạn đưa ra khái niệm thị trường chiến lược và quản trị thị trường chiến lược. Đồng thời, luận án đã làm rõ thế nào là DNVVN theo quy định hiện hành và thế nào là DNTM,DV vừa và nhỏ. Hiểu rõ bản chất của DNTM,DV vừa và nhỏ là cơ sở để NCS tiếp tục luận giải những vấn đề quản trị TTCL trong các doanh nghiệp này cần có những khác biệt nhất định so với các DN có quy mô lớn.

Luận án nhận thấy có những mỗi liên quan và khả năng vận dụ ng của một số cơ sở lý thuyết đối với vấn đề nghiên cứu như: lý thuyết cung ứng giá trị, lý thuyết giữ gìn và phát triển khách hàng, lý thuyết bậc thị trường, lý thuyết cạnh tranh…Từ đó, luận án đã đi sâu phân tích và vận dụng các lý thuyết này trong hoạt động quản trị TTCL. Để triển khai quản trị TTCL cần có một mô hình quy trình quản trị rõ ràng, trước yêu cầu đó, NCS đã nghiên cứu và rút ra một quy trình quản trị TTCL gồm 5 bước. Luận án cũng đã làm rõ nội dung của từng bước trong quy trình này.

Hoạt động quản trị TTCL của doanh nghiệp luôn chịu tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài. Luận án đã phân tích khá kỹ sự ảnh hưởng của các yếu tố này để làm cơ sở cho phân tích thực trạng sau này. Đồng thời, luận án đã rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quản trị TTCL của các DNVVN trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do không thu thập được tài liệu cụ thể về quản trị TTCL đối với các DNVVN ở các thành phố lớn nên luận án chỉ mới dừng lại ở việc rút ra kinh nghiệm trong quản trị TTCL thành phố Hồ Chí Minh và ở Nhật Bản nói chung. Nếu có được những bài học kinh nghiệm ở thủ đô một số nước có nhiều nét tương đồng trong khu vực ASEAN thì shữu ích hơn cho việc rút ra những giải pháp trong quản trị TTCL. NCS cũng nhận thấy đây là một hạn chế rất cần được ti ếp tục nghiên cứu.

Về thực tiễn: Dựa trên cơ sở lý thuyết đã xác lập ở chương 1, luận án tập trung phân tích thực trạng quản trị TTCL của các DNTM,DV vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội. Trong quá trình thực hiện mục tiêu nghiên cứu, NCS đã thu được một số kết quả nghiên cứu như sau:

Luận án đã khái quát hóa bức tranh phát triển của các DNVVN nói chung và DNTM,DV vừa và nhỏ nói riêng trên địa bàn Hà Nội. Đồng thời, chỉ rõ 3 đặc điểm cơ bản của TTCL của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội so với các thành phố kh ác trong cả nước, đặc biệt là muốn thấy rõ sự khác biệt so với các thành phố trực thuộc tỉnh. Việc nhận rõ các đặc điểm này giúp NCS thấy rõ hơn thời cơ, thách thức trên thị trường của các doanh nghiệp Hà Nội.

Luận án đã sử dụng 5 mẫu điển hình cho 5 nhóm doanh nghiệp để phẩn tích, từ đó rút ra những kết luận về thực trạng quản trị TTCL của các doanh nghiệp này, trong đó luận án đã chỉ ra 6 điểm hạn chế cơ bản cần khắc phục . Bên cạnh, việc nghiên cứu mẫu mang tính điển hình, luận án đã kết hợp phương pháp đ iều tra dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp để đánh giá thực trạng quản trị TTCL của các DNTM,DV nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội. Từ các phân tích đó, đã rút ra những thành công và hạn chế cần khắc phục trong hoạt động quản trị TTCL của các DNTM,DV vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội. Riêng các hạn chế, luận án đã xắp xếp thành 5 nhóm, liên quan đến các khâu trong quy trình quản trị TTCL cũng như những hạn chế khác được rút ra từ những phân tích ở chương 2.

Về giải pháp : Kết hợp những phân tích ở chương 2 và mộ t số dự báo về thị trường Hà Nội nói chung và thị trường của các DNTM,DV vừa và nhỏ nói riêng trong thời gian tới, luận án đã tập trung xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị TTCL ở các DNTM,DV vừa và nhỏ trong thời gian tới. Luận án đã đưa ra 3 nhóm giải pháp và 3 nhóm kiến nghị hoàn thiện quản trị TTCL của các DNTM,DV vừa và nhỏ Hà Nội đến 2015, tầm nhìn 2020 .

Do thời gian điều kiện, trình độ nghiên cứu có hạn, luận án khó tránh khỏi thiếu sót nhất định, NCS xác định không dừng việc nghiên cứu ở bản luận án này mà sẽ tiếp tục hoàn thiện việc nghiên cứu ở thời gian tiếp theo.

NCS xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn - GS.TS.NGND Nguyễn Bách Khoa, Ban Giám hiệu trường, tập thể cán bộ giáo viên khoa Quản trị doanh nghiệp, cảm ơn cán bộ và nhân vi ên các DNTM,DV vừa và nhỏ mà NCS đã khảo sát vì đã giúp đỡ, cảm thông, hướng dẫn và tạo thuận lợi quý báu mà NCS đã nhận được trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này .

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA NCS


1. Trần Thị Hoàng Hà, (2002), Nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty

thép Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, chủ trì đề tài.

2. PGS.TS,Trần Hùng, Trần Thị Hoàng Hà, Một số ý kiến về triển khai Nghị định 90-CP về hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ, Tạp chí khoa học thương mại, số 4/2004.

3. PGS.TS Phạm Công Đoàn, Trần Thị Hoàng Hà, Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta , Tạp chí khoa học thương mại, số 6/2004.

4. Trần Thị Hoàng Hà, (2006), Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet trong giai đoạn 2005-2010, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Những vấn đề cơ bản về quản trị kinh doanh và thương mại trong bối cảnh công nghệ thông tin và kinh tế tri thức”.

5. Trần Thị Hoàng Hà, (2010), Một số vấn đề tái cấu trúc thị trường chiến lược của

các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong thời kỳ hậu khủng hoảng , Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Tái cấu trúc ngành và các doanh nghiệp công thương trong giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu”.

6. Trần Thị Hoàng Hà, Thực trạng quản trị thị trường chiến lược của các doanh

nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội , Tạp chí khoa học thương mại, số 45 tháng 12/2011

7. Trần Thị Hoàng Hà, Mô hình triển khai quản trị thị trường chiến lược d oanh nghiệp nhỏ và vừa, Tạp chí khoa học thương mại số 47, tháng 4/2012


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt


1. Nguyễn Cảnh Chắt (2009), Quản lý TTCL, NXB Lao động – Xã hội.


2. Chính phủ (2009), Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về

trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3. David.A.Aker (2006), Triển khai chiến lược kinh doanh, NXB Trẻ.

4. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức

XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Đại học Thương Mại, (2006), Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế : Những vấn đề cơ bản về quản trị kinh doanh và thương mại trong bối cảnh công nghệ thong tin và kinh tế tri thức.

6. Đại học Thương Mại, (2010), Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế : Tái cấu trúc ngành và các doanh nghiệp công thương trong giai đoạn h ậu khủng hoảng tài chính toàn cầu,

7. Fred R.David (2004), Khái luận về Quản Trị Chiến Lược , NXB Thống kê.

8. Phạm Huy Giang (2010), Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa bán lẻ hiện đại trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận án Tiến sỹ.

9. TS. Phạm Thúy Hồng (2006), Chiến lược cạnh tranh của các DNNVV Việt Nam, NXB Thống kê.

10. GS.TS Nguyễn Bách Khoa, PGS.TS Nguyễn Hoàng Long (2005), Marketing

thương mại, NXB Thống kê .

11. GS.TS Nguyễn Bách Khoa (6/2011), Phát triển chiến lược kinh doanh dựa trên tri thức của các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Khoa học thương mại, NXB Thống kê.

12. Phillip Kottler (1998), Quản trị Marketing, NXB Thống kê.

13. GS.TS Phạm Vũ Luận (2004), Quản trị doanh nghiệp thương mại , NXB Thống kê.

14. Michael E. Porter (2008), Chiến lược cạnh tranh, NXB Trẻ.

15. Michael E. Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh, NXB Trẻ.

16. TS Hoàng Xuân Nghĩa (2011), Chỉ số PCI và năng lực cạnh tranh của kinh tế

thủ đô.

17. Nguyễn Thị Minh Nhàn (2008), Ứng dụng lý thuyết về chiến lược cạnh tranh vào các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận hà ng hóa ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Đtài NCKH cấp Bộ .

18. Lê Công Sơn (2002), Quản trị DNNVV, NXB Trẻ.

19. Tôn Thất Nguyễn Thiêm(2005), Thị trường, chiến lược, cơ cấu: cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp ,NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

20. Tổng cục thống kê (2010), Niên giám thống kê, NXB Thống kê.


21. UBND Thành phố Hà Nội, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

22. Viện NCPTKT-XH Hà Nội (2010), Những giải pháp chủ yếu phát triển dịch vụ

Logistics ở Hà Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế .

23. Viện NCKT và PT (2011), Logistics những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt

Nam, sách chuyên khảo, NXB Đại học KTQD

24. Nguyễn Hoàng Việt (2010), Phát triển chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Luận án tiến sỹ.

25. W. Chan Kim & R. Mauborgne (2005), Chiến lược đại dương xanh , NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

Tiếng Anh

26. D. Aaker (2004), Strategic Market Management, NXB Prentice Hall.


27. T.Amstrongs (1998), SMESs Management, Mc Millan.

28. A.Ansoff (1985), Corporate strategy, Mc Graw Hill.


29. Ph.Kottler, K.Keller (2008), Marketing management, Prentise Hall.


30. I.Nonaka (2008), Management Flows, Mc Millan.


31. M.Porter (1980), Competitive Strategy, The Free Press.


32. P.Reed (1997), Marketing Planning and Strategy, Harcourt Brace.


33. A.Thompson, A.Strickland, Strategic management, (2001), Mc Graw Hill.

Các website

34. www.gso.gov.vn(Website của Tổng cục Thống kê Việt Nam) .

35. www.moit.gov.vn(Website của Bộ Công Thương) .


36. www.marketingchienluoc.com.


37. www.vinasme.vn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023