Nhận Xét Chung Về Kết Quả Của Các Công Trình Đã Nghiên Cứu Và Nhiệm Vụ Của Luận Án


phản ánh nó; xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả vốn ĐTXDCB từ ngân sách Nhà nước: từ vấn đề về khái niệm, các hình thức biểu hiện, chỉ tiêu phản ánh nó; xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả ĐTXDCB. Từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng hiệu quả vốn ĐTXDCB từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Phân tích, minh chứng, luận giả thực trạng hiệu quả ĐTXDCB mà chủ yếu là hiệu quả ĐTXDCB từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời gian từ 1995 – 2001. Qua phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả ĐTXDCB từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An, luận án đã rút ra những thành công, thất bại và chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân gây ra. Đề xuất giải pháp tài chính khắc phục tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời gian tới. Luận án đưa ra 6 giải pháp từ vĩ mô đến vi mô; từ chính sách chung của Nhà nước về quản lý vốn ngân sách dành cho đầu tư phát triển đến giải pháp nghiệp vụ tài chính nói chung và công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Nghệ An nói riêng. Từ giải pháp cụ thể luận án cũng nêu lên những kiến nghị đối với Nhà nước, các cấp các ngành điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB thuộc Ngân sách Nhà nước nói chung và ở Nghệ An nói riêng đạt hiệu quả trong thời gian tới. Kiến nghị với các cấp các ngành bổ sung sửa đổi chính sách chế độ, chế tài, quy trình nghiệp vụ cấp phát, cho vay vốn Ngân sách Nhà nước và tổ chức bộ máy quản lý tài chính đối với nguồn vốn Ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư XDCB [52].

Luận án tiến sĩ : “Thu hút và sử dụng vốn nước ngoài trong xây dựng kết cấu hạ tầng của ngành giao thông vận tải Việt Nam” của Bùi Nguyên Khánh, tại Trường đại học Ngoại thương Hà Nội, năm 2002 [47] đã chỉ ra rằng: GTVT là một ngành quan trọng, phải đi trước 1 bước để tạo tiền đề cho


các ngành kinh tê phát triển. Xây dựng, nâng cấp, bảo dưỡng duy, tu kết cấu hạ tầng GTVT trong điều kiện thiếu vốn cần phải dựa vào vốn nước ngoài, chủ yếu là vốn ODA và FDI. Mỗi nguồn vốn đều có mặt ưu và khuyết điểm. Luận án đã nêu được vai trò và tác dụng của nguồn vốn ODA cũng như FDI trong xây dựng kết cấu hạ tầng của giao thông vận tải, những mặt trái của các nguồn vốn trên nếu ta sử dụng không hợp lý, tác động qua lại giữa hai nguồn vốn để nhấn mạnh vấn đề cần sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA để tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn FDI. Mục đích xa hơn của các nhà tài trợ nguồn vốn ODA là tạo tiền đề cho các dự án FDI sau này. Tuy nhiên nếu biết kết hợp chúng theo một tỷ lệ hợp lý thì sẽ mang lại hiệu quả to lớn trong việc phát triển kết cấu hạ tầng GTVT. Thông qua các số liệu từ 1995- 2001, tác giả đã đánh giá toàn diện hiện trạng kết cấu hạ tầng GTVT của Việt Nam và phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng GTVT đến năm 2020. Hiện trạng kết cấu hạ tầng GTVT Việt nam còn yếu kém, rất cần vốn để mở rộng, nâng cấp, sửa chữa kết cấu hạ tầng.Trong vài năm qua chúng ta cũng đã tiếp nhận được một số vốn ODA và FDI vào xây dựng kết cấu hạ tầng GTVT, những dự án này cũng đã phát huy hiệu quả gián tiếp thúc đẩy kinh tế phát triển. Đánh giá một cách tương đối hoàn chỉnh hiện trạng sử dụng vốn đầu tư nước ngoài vào xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, đánh giá đúng mức hiệu quả sử dụng vốn, rút ra những ưu khuyết điểm trong sử dụng vốn ODA, từ đó đề xuất các biện pháp tăng cường hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải. Hiểu rõ được hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian qua của ngành giao thông vận tải, để có những chiến lược thu hút thêm nguồn vốn quý báu này là một vấn đề mà những nhà hoạch định chính sách rất quan tâm. Nhưng để tiếp tục thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn nước ngoài, phải có sự đánh giá, rút kinh nghiệm, rút ra những bài học mà ta phải trả giá, từ đó đề ra những biện pháp cụ thể hữu


hiệu nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn nước ngoài trong xây dựng kết cấu hạ tầng GTVT Việt Nam.

Luận án tiến sĩ kinh tế: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước do thành phố Hà Nội quản lý” của Cấn Quang Tuấn tại Học viện tài chính, năm 2009 đã đề cập một số vấn đề lý thuyết chung về vốn ĐTPT và vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN, trong đó việc nghiên cứu vốn ĐTPT được tiến hành dưới góc độ có liên quan đến vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN. Góp phần hệ thống hóa và phân tích sâu một số nội dung lý luận về quản lý vốn ĐTPT nói chung, vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN nói riêng. Trên cơ sở hệ thống hóa những nhận thức chung về vốn ĐTPT và vốn XDCB tập trung từ NSNN, luận án tập trung đánh giá thực trạng sử dụng vốn XDCB tập trung từ nguồn NSNN do thành phố Hà Nội quản lý. Thực trạng pháp lý và tổ chức quản lý nhà nước, các tác động, vấn đề đặt ra, phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN do thành phố Hà Nội quản lý với số liệu 05 năm từ 2001 – 2005 và định hướng đến năm 2010. Đánh giá tổng hợp, khái quát bức tranh toàn cảnh và có cận cảnh sâu, thích hợp thực trạng quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN do thành phố Hà Nội quản lý, khẳng định các thành công, chỉ rõ các bất cập, tồn tại, vấn đề đặt ra và nguyên nhân. Đồng thời luận án cũng đề xuất các giải pháp, kiến nghị cụ thể, có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN do thành phố Hà Nội quản lý trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô. Hà nội [76].

Luận án tiến kỹ kinh tế: “Nghiên cứu Một số giải pháp quản lý rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam ” của Trịnh Thuỳ Anh, tại Trường Đại học giao thông vận tải, năm 2006 [ 2 ] đã nghiên cứu phân tích các rủi ro mang lại thiệt hại, mất mát trong các dự án xây dựng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.


công trình giao thông. Luận án đã xây dựng danh mục 91 rủi ro trong dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam trên cơ sở điều tra phỏng vấn thực tế dưới các góc độ của nhà quản lý dự án. Từ đó tiến hành phân tích, tìm hiểu mối quan hệ mang tính chất xâu chuỗi, để thấy rõ nguyên nhân và hậu quả tất yếu của rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam.Tác giả đã đề xuất các giải pháp giảm nhẹ rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam là quản lý rủi ro dự án theo chu trình và hệ thống quản lý rủi ro dự án giúp nhà quản trị dự án có thể vận dụng trong quản lý điều hành dự án xây dựng công trình giao thông nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của rủi ro. Tác giả cũng đưa ra 3 nhóm giải pháp cụ thể: Nhóm các giải pháp thứ nhất tập trung vào việc giảm nhẹ rủi ro trong tình trạng cụ thể của Việt Nam hiện nay. Nhóm các giải pháp thứ hai đề xuất quản lý rủi ro dự án theo chu trình, áp dụng đối với các dự án xây dựng công trình giao thông ở nước ta, đặc biệt là các dự án nhóm A, nhằm quản lý rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông. Nhóm các giải pháp thứ ba liên quan đến việc xây dựng hệ thống quản lý rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông.

Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam - 4

Có thể nhận thấy rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam chỉ là một trong khía cạnh mà tác giả nghiên cứu trong luận án “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước trong ngành giao thông vận tải Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu của tác giả đi sâu nghiên cứu QLNN đối với nguồn vốn Ngân sách đầu tư cho XDCB.

Về nguồn nhân lực quản lý nhà nước có luận văn thạc sĩ kinh tế: “Phát triển nguồn nhân lực cho quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam” của thạc sĩ kinh tế Hoàng Đức Thắng tại Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội, năm 2007. Luận văn góp phần hệ thống


hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực qua thực tiễn phát triển nguồn nhân lực như: đặc điểm, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực cho quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực giao thông đường bộ giai đoạn đến năm 2005. Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực quản lý dự án xây dựng trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam đến năm 2005.

Qua việc phân tích kinh nghiệm của Trung Quốc, một số nước NIEs Đông Á về phát triển nguồn nhân lực, tác giả đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực cho quản lý các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở nước ta giai đoan 2006 đến năm 2020. Đó là: phải nâng cao vai trò quyết định trong việc đầu tư, định hướng, dẫn dắt phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực cho quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam nói riêng; nâng cao tỷ trọng ngân sách dành cho giáo dục trong ngân sách nhà nước. Đẩy nhanh quá trình đổi mới toàn diện phương thức đào tạo đặc biệt là phương thức đào tạo nguồn nhân lực quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ; hoàn thiện cớ chế, cơ cấu tổ chức hoạt động trong Quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ; quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải gắn liền với việc nâng cao phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc, đề cao truyền thông dân tộc [70].

Trong công tác thanh quyết toán công trình có luận án tiến kỹ kinh tế: “Phương pháp kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành” của Trịnh Văn Vinh, tại Trường đại học tài chính kế toán Hà Nội, năm 2000. Luận án nghiên cứu kiểm toán báo cáo quyết toán các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước và những công trình chỉ định thầu. Đây là những công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành tức chỉ đề cập đến giai đoạn thực hiện đầu tư (giai đoạn thứ hai) của dự án đầu tư.


Luận án đã phân tích làm rõ về vai trò và sự cần thiết khách quan của kiểm toán trong nền kinh tế thị trường đồng thời hệ thống những luận cứ cơ bản của một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính về việc vận dụng vào kiểm toán báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành. Từ việc phân tích đặc điểm và những đặc trưng cơ bản báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành tác giả đã chỉ ra những điểm khác biệt giữa kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành và kiểm toán báo cáo tài chính. Luận án đã chỉ ra và xây dựng được trình tự, nội dung và phương pháp kiểm toán nói chung và việc vận dụng vào kiểm toán báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành nói riêng. Tác giả đã phân tích làm rõ về thực trạng quản lý và kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành hiện nay và chỉ ra những hiện tượng gian lận thường gặp trong quản lý và kiểm toán đầu tư XDCB, thông qua đó đánh giá được những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân của thực trạng và tác động của nó đến việc xác định nội dung, xây dựng trình tự và phương pháp kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành. Tác giả đưa ra những kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại và không ngừng tăng tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành nói riêng trong giai đoạn hiện tại và tương lai [93].

Trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, giám sát có luận án tiến sĩ kinh tế: Nâng cao hiệu quả, hiệu lực thanh tra tài chính dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Nhà nước ở Việt Nam” của Nguyễn Văn Bình tại Học viện tài chính, năm 2010. Luận án đi sâu nghiên cứu về thanh tra tài chính dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước. Luận án trình bày những vấn đề liên quan đến lí luận và thực tiễn trong hoạt động thanh tra tài chính dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước của các cơ quan thanh tra nhà nước thường xuyên


có hoạt động thanh tra về đầu tư xây dựng như: Thanh tra Chính phủ, thanh tra Bộ tài chính, thanh tra Bộ xây dựng, thanh tra Bộ kế hoạch và đầu tư… Luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát những dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền giám sát, đánh giá toàn bộ của cơ quan nhà nước, đó là những dự án có tỷ lệ sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên với khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2009. Từ việc đánh giá thực trạng hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra tài chính dự án đầu tư xây dựng vốn nhà nước ở Việt Nam, làm rõ một cách có hệ thống những khiếm khuyết trong cơ chế hoạt động thanh tra tài chính đối với dự án đầu tư xây dựng, làm sáng tỏ những mặt được và tồn tại bất cập ảnh hưởng đến hiệu quả thanh tra tài chính những dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước, tác giả luận án kiến nghị những giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực của thanh tra tài chính dự án đầu tư góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư vốn của nhà nước, phòng chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn đầu tư trong những năm sắp tới [22].

1.1.3. Nhận xét chung về kết quả của các công trình đã nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước ở những mức độ khác nhau, trên nhiều khía cạnh khác nhau đã đề cập đến quản lý nhà nước đối với ĐTXDCB từ vốn NSNN trong ngành giao thông. Tuy nhiên, có những công trình đã nghiên cứu khá lâu, cách đây hơn chục năm như luận án tiến sĩ kinh tế: “Phương hướng biện pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với xây dựng giao thông” của Bùi Minh Huấn, hơn nữa, nội dung quản lý nhà nước đối với XDGT đối với tất cả các nguồn vốn nói chung, hơn nữa giai đoạn này chưa ban hành các luật như: Luật xây dựng, Luật đầu tư, Luật đấu thầu, Luật doanh nghiệp…[41]; hoặc là có công trình nghiên cứu quản lý nhà nước đối với các giai đoạn của chu trình dự án, như luận án về “Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách


nhà nước ở Việt Nam” của tác giả Tạ Văn Khoái [48] song lại đề cập trên phạm vi trong phạm vi cả nước.

Phần lớn các công trình nghiên cứu đã công bố nghiên cứu sâu về một khía cạnh nhất định của quản lý nhà nước như luận án tiến sĩ kinh tế về Các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam” của Phạm Văn Liên [53]; luận án tiến sỹ kinh tế: “Nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông ở Việt Namcủa Trần Văn Hùng [42]; luận án tiến sĩ : “Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh” của Lê Mạnh Tường [75]; luận án tiến sĩ

: “Thu hút và sử dụng vốn nước ngoài trong xây dựng kết cấu hạ tầng của ngành giao thông vận tải Việt Nam” của Bùi Nguyên Khánh[47]; luận án tiến kỹ kinh tế: “Nghiên cứu Một số giải pháp quản lý rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam ” của Trịnh Thuỳ Anh[2]; luận án tiến kỹ kinh tế: “Phương pháp kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành” của Trịnh Văn Vinh[93]...

Hoặc các nghiên cứu quản lý nhà nước trên một vài khía cạnh trên địa bàn các tỉnh, thành phố như luận án tiến sĩ “Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An” của Phan Thanh Mão[52]; luận án tiến sĩ kinh tế: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước do thành phố Hà Nội quản lý” của Cấn Quang Tuấn[76].

Trong các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi chia sẻ với tác giả Tạ Văn Khoái về “Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước ở Việt Nam” [48]. Nghiên cứu QLNN đối với dự án ĐTXD từ NSNN của tác giả tiếp cận theo các giai đoạn của chu trình dự án. Theo tác

Xem tất cả 252 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí