Thiếu Cơ Chế Quản Lý Để Các Doanh Nghiệp Trong Ngành Hợp Tác Thường Xuyên Với Nhau


- Các công nghệ và bí quyết công nghệ trong ngành chủ yếu do DNNN nắm giữ. Tại khu vực khu vực tư nhân sản xuất chủ yếu vẫn còn đang ở trình độ bán cơ giới, sử dụng máy móc thải loại lạc hậu từ khu vực nhà nước - công nghệ thậm chí có tuổi đến 70 - 80 năm. Ở các hộ chế biến thì thiết bị còn lạc hậu hơn nữa máy móc thường tự tạo và sử dụng thủ công trong nhiều công đoạn sản xuất. Đây là nguyên nhân chính làm giảm năng lực chế biến, đóng gói, nâng cao tính thẩm mỹ của sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này cho thấy cần tăng cường tổ chức quản lý ngành theo hướng liên kết giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp Nhà nước với khu vực ngoài quốc doanh để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành tiếp cận công nghệ. Đặc biệt cho thấy cần nâng cao vai trò Nhà nước, vai trò hiệp hội hỗ trợ tạo lập thị trường công nghệ và hỗ trợ đổi mới công nghệ.

- Về thông tin công nghệ, thị trường: hầu hết các doanh nghiệp không trực tiếp nhận được thông tin từ nước ngoài, chủ yếu do các cơ hội bị hạn chế trong việc hợp tác và tiếp cận thông tin, các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty chè Việt Nam hầu hết nhận thông tin qua Tổng công ty. Các thông tin công nghệ thường không đầy đủ hoặc thiếu chuyên gia phân tích nên có trường hợp doanh nghiệp phải nhập khẩu những thiết bị lạc hậu, giá cả đắt, phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. Đồng thời, các doanh nghiệp trong ngành chưa có khả năng tự tìm kiếm bạn hàng do thiếu thông tin về thị trường, thiếu cán bộ nhân viên được đào tạo chuyên ngành Marketing nên các doanh nghiệp cũng chưa tìm cách tự giới thiệu sản phẩm và doanh nghiệp của mình với các đối tác và thị trường trong và ngoài nước.

- Năng lực của các cơ quan nghiên cứu chưa đáp ứng được cho nhu cầu đổi mới của các doanh nghiệp. Nhà nước cần có chính sách đào tạo, trang


thiết bị hiện đại cho các phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm ở các cơ quan này.

Công nghệ lạc hậu, cùng với quản lý chưa đồng bộ tất yếu là việc hàng hóa chất lượng kém, giá thành cao và khó tiêu thụ. Đến nay mặc dù có tiến bộ nhưng nhìn chung ngành chè Việt Nam chủ yếu (đến 70%) vẫn xuất khẩu sản phẩm chế biến thô dùng làm nguyên liệu tái chế ở nước thứ ba. [22]

2.2. Trình độ lao động và quản lý


Chúng ta phải thừa nhận một điều rằng năng lực đội ngũ cán bộ là nhân tố có tính cạnh tranh của Việt nam song vẫn chỉ ở dạng tiềm năng. Việc có tới 67% giám đốc các doanh nghiệp không đọc được báo cáo tài chính, sự thiếu hụt lao động có kỹ thuật, tay nghề cao đã chứng tỏ chúng ta chưa có khả năng cạnh tranh về nhân lực. Khâu yếu nhất của ta là đào tạo mà đào tạo nhân lực lại là yếu tố quyết định biến tiềm năng dồi dào về nhân lực thành hiện thực. Lao động trong khu vực kinh tế tư nhân cũng là một điểm yếu trong ngành chè Việt Nam. Hầu hết lao động trong khu vực này là lao động phổ thông, ít được đào tạo, thiếu kỹ năng, trình độ văn hoá thấp. Theo thống kê, chỉ có 5,13% lao động trong khu vực tư nhân có trình độ đại học nhưng hơn 80% số người này lại chủ yếu làm việc trong các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. [22]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Đối với ngành chè, giống như nhiều ngành khác, thường có xu hướng lao động có kỹ thuật và lao động cơ khí thường dồn về các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh lớn, làm ăn có hiệu quả. Đây là một khó khăn lớn đối với các đơn vị thiếu điều kiện vật chất, đặc biệt là chưa có đội ngũ công nhân lành nghề.

Các doanh nghiệp trong ngành chưa thực sự chú ý đến đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ. Phần lớn các cán bộ kỹ thuật hiện nay đều do thực tế mà

Hoàn thiện quản lý ngành chè Việt Nam - 10


trưởng thành, khiến cho đội ngũ cán bộ “vừa yếu, vừa thiếu”. Với hạn chế về đội ngũ cán bộ như vậy khiến cho việc giám sát trong quá trình thu hoạch, chế biến gặp nhiều trở ngại.

Mặt khác, do tình trạng “con ông, cháu cha” vẫn còn tồn tại, một số cán bộ không đáp ứng được yêu cầu của công việc, gây gánh nặng cho sự vận hành trong các công ty. Việc không hiểu về chè, không biết bán chè đã tạo điều kiện cho các thương nhân nước ngoài có cơ hội gìm giá mua. Giá bán thấp của một người, một doanh nghiệp sẽ gây phản ứng dây chuyền làm tất cả phải bán theo giá thấp là một thực tế cần khắc phục trong ngành chè hiện nay.

Với đa phần là nông dân, công nhân nông trường nên trình độ học vấn, tính kỷ luật còn quá thấp, ý thức chấp hành, tiếp thu không cao, hơn nữa còn không được đào tạo cơ bản về kỹ năng trồng và chế biến nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của chè xuất khẩu hiện nay, gây mất uy tín và giảm khả năng cạnh tranh của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế.

2.3. Thiếu cơ chế quản lý để các doanh nghiệp trong ngành hợp tác thường xuyên với nhau

Các doanh nghiệp, xí nghiệp chè còn ở tình trạng riêng rẽ, phân tán, kém hiệu quả, các mối liên kết cần có chưa thực sự phát triển. Một phần là do nhận thức yếu kém về lợi ích mà hợp tác mang lại và một phần khác là do Nhà nước thiếu biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện liên kết. [35]

Chính sách thu mua nguyên vật liệu nhất là giá cả chưa khuyến khích nông dân làm nhiều, làm có chất lượng để bán cho Nhà nước; thậm chí có lúc có nơi nguyên liệu thừa, không có nguồn tiêu thụ, tình trạng ép giá đối với nông dân vẫn thường xuyên xảy ra, nhất là lúc vụ mùa thu hoạch. Chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh đôi khi không tách bạch, tập trung vào cùng một tổ chức dẫn đến kém hiệu quả.


Cũng do mang nặng các tính chất của một nền sản xuất nhỏ, phân tán cho nên khi tham gia vào thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp chè Việt Nam rơi vào tình trạng cạnh tranh lẫn nhau trên thương trường, trong số đó, có cả cạnh tranh không lành mạnh : “ta lại đánh ta”, “doanh nghiệp này phá doanh nghiệp kia, địa phương này phá địa phương kia”. Các đối tác nước ngoài đã nhanh chóng nhận ra đặc điểm này, và kết quả là giá xuất khẩu chè Việt Nam đã do chính các doanh nghiệp chè Việt Nam hạ xuống đến mức thấp không thể chấp nhận được, cả doanh nghiệp lẫn nền kinh tế quốc dân phải gánh chịu những thiệt hại lớn. Do đó, cần nhanh chóng hoàn thiện quản lý các doanh nghiệp theo hướng gắn kết để bảo vệ quyền lợi các doanh nghiệp chè nói riêng và cho toàn bộ nền kinh tế nói chung.[19]

2.4. Hiệp hội chè Việt Nam, các cơ quan xúc tiến của Nhà nước chưa thực sự phát huy hiệu quả của mình

Trong ngành đã thiết lập được Hiệp hội chè, tuy nhiên các hoạt động của Hiệp hội vẫn chưa thực sự có hiệu quả trong việc hỗ trợ doanh nghiệp ngành chè. Các doanh nghiệp trong ngành chưa có khả năng tự thiết lập hệ thống thông tin thị trường, xây dựng các hoạt động xúc tiến thương mại, thêm vào đó cũng không gặp thuận lợi khi tiếp cận với các kênh thông tin xúc tiến xuất khẩu. Điều này cho thấy cần tăng cường tổ chức quản lý theo hướng tạo môi trường gắn kết giữa các chủ thể tham gia ngành.

2.5. Những bất cập trong ttổ chức quản lý và tổ chức sản xuất – kinh doanh của Tổng công ty chè Việt Nam

Tổng công ty chè, một doanh nghiệp nhà nước đầu đàn trong ngành chè Việt Nam, dù đã có nhiều cố gắng đổi mới trong suốt thời gian qua nhằm khẳng định vị trí của mình, nhưng vẫn tồn tài nhiều bất cập trong bộ máy tổ chức quản lý:[5]


- Bộ máy quản lý của cơ quan Tổng công ty và các đơn vị cồng kềnh, nặng nề, hiệu lực quản lý thấp, thời gian lao động sử dụng chưa hiệu quả.

- Khối hạch toán tập trung gồm nhiều đầu mối nhỏ, phân tán, năng lực sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế.

- Việc quản lý tập trung thống nhất theo một chiến lược chung chưa thực hiện được, tình trạng phát triển tự phát, cục bộ từng đơn vị, nhất là ở các đơn vị hạch toán độc lập gây khó khăn trong quản lý chất lượng, làm giảm sức cạnh tranh của Tổng công ty trong cơ chế thị trường.

- Trong nhiều năm qua (kể từ khi thành lập Tổng công ty) vốn kinh doanh của nhà nước không tập trung tại Văn phòng Tổng công ty mà phân tán tại các công ty thành viên (theo chế độ giao vốn), công ty thành viên hạch toán độc lập tự chịu trách nhiệm trước nhà nước. Vì vậy, việc quản lý trực tiếp và điều tiết vốn kinh doanh hầu như không thực hiện được.

- Sự bùng nổ về số lượng một cách tự phát của các cơ sở chế biến chè của tư nhân đã làm mất cân đối giữa nguồn cung cấp nguyên liệu với năng lực chế biến. Điều đó đã làm nhiều cơ sở sản xuất chè của Tổng công ty không mua được nguyên liệu để sản xuất, mặt khác chất lượng nguyên liệu rất xấu, rất kém nên phải thu hẹp thậm chí ngừng sản xuất dẫn đến thua lỗ.

Như vậy vấn đề đặt ra là phải hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất – kinh doanh của Tổng công ty chè Việt Nam, thông qua đó Nhà nước có thể thực hiện tốt hơn các chính sách tác động đến ngành chè trong phạm vi cả nước.

Nguyên nhân của những tồn tại trên chủ yếu là do chưa có những chính sách hỗ trợ thích hợp (phát triển cơ sở hạ tầng, giống mới, kỹ thuật, vốn vay và hỗ trợ giống mới...). Quyết định 43 TTg của Thủ tướng chính phủ được triển khai đã nhiều năm nhưng chưa được các Bộ, Ngành, quan tâm để ra các văn bản, thông tư hướng dẫn, nên nhiều chủ trương, chính sách lớn của Chính phủ đến chậm với nông dân trồng chè miền núi. Đặc biệt là Nhà nước


thiếu những chế tài cụ thể để điều khiển, định hướng phát triển ngành, để thực hiện các quyết định, nghị định của mình.


CHƯƠNG III‌‌

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÀNH CHÈ VIỆT NAM


I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CHÈ


1. Định hướng chung


1.1. Định hướng phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước đến năm 2010


Phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng, là cơ sở của tăng trưởng kinh tế ổn định xã hội và nâng cao đời sống nhân dân, là điều kiện không thể thiếu được trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điều này đã được khẳng định rõ trong nhiều văn kiện của Chính Phủ: “Cần phải cải tạo và phát triển nông nghiệp để tạo điều kiện cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Phải có nền nông nghiệp phát triển thì công nghiệp mới có thể phát triển được”. Trong quan điểm và mục tiêu phát triển mà Nghị Quyết Trung ương số 06/NQ- TƯ ngày 10/11/1998 về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn cũng chỉ rõ:” Phát huy lợi thế từng vùng và của cả nước, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển nông nghiệp hàng hoá đa dạng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nông sản thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp, hướng mạnh ra xuất khẩu...”[9],[10].

1.2. Định hướng chung phát triển ngành chè


Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của ngành chè Việt Nam đã giúp cho ngành chè trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của ngành công nghiệp và nền kinh tế quốc dân. Việc cần làm trong giai đoạn hiện nay là làm sao ngành chè Việt Nam ngày càng có năng lực cạnh tranh quốc tế. Trong đó, công tác củng cố và đẩy mạnh hoạt động xuất


khẩu chè trở thành nhiệm vụ chủ yếu nhằm tập trung mọi cố gắng của đất nước cho ngành chè phát triển đúng vị trí và tiềm năng sẵn có của nó.

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tiềm năng phát triển của ngành chè về đất đai, khí hậu, con người, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, căn cứ vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ngành chè đã đề ra chủ trương, quan điểm phát triển chè trong giai đoạn từ nay đến 2010. Xây dựng ngành chè thành một ngành kinh tế mũi nhọn có tầm vóc trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn, cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như đường lối của Đảng đề ra. Nâng cao chất lượng, sản lượng, với giá thành hợp lý để tạo sức cạnh tranh, tiêu thụ ổn định và bán được giá trên thị trường trong nước và quốc tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, làm nghĩa vụ với Nhà nước, tích luỹ tái sản xuất mở rộng, không ngừng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cũng như đời sống vật chất, tinh thần của người làm chè, đặc biệt cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.[37]

Chú trọng đến việc phát triển khoa học công nghệ chế biến thích hợp, cải tiến bao bì, mẫu mã, có những giải pháp thích hợp để thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước để phục vụ mục tiêu phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như xuất khẩu.

Phấn đấu đến năm 2010-2015 trồng mới và trồng thay thế diện tích chè cũ đạt diện tích ổn định khoảng 150.000 ha chè. Năng suất bình quân đạt 8- 9 tấn búp/ ha. Tạo giá trị thu nhập bình quân 35- 50 triệu đồng/ha. Kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD/năm.

Quy hoạch rõ phát triển cho toàn ngành chè: Vùng chè Tây Nguyên: 30 ngàn ha, Vùng khu 4 cũ: 18 ngàn ha, Vùng Trung du và miền núi Phía Bắc: 100 ngàn ha. Mỗi vùng, từng tỉnh phải có quy hoạch chi tiết tới các huyện về quy mô diện tích, cơ cấu giống, phương án sản phẩm, định hướng

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí