Hoàn thiện quản lý ngành chè Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

---------------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÀNH CHÈ VIỆT NAM Sinh viên 1


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÀNH CHÈ VIỆT NAM


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN HẢI THANH

Lớp : NGA - KTNT

Hoàn thiện quản lý ngành chè Việt Nam - 1

Khóa : K41F

Giáo viên hướng dẫn : ThS. ĐẶNG THỊ LAN


HÀ NỘI, THÁNG 11/2006

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 0

CHƯƠNG I 3

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NGÀNH CHÈ 3

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ 3

1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA QUẢN LÝ 3

1.1. KHÁI NIỆM 3

1.2. VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ 4

1.3. CHỨC NĂNG CỦA QUẢN LÝ 10

2. CÔNG CỤ QUẢN LÝ 12

2.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG CỤ QUẢN LÝ 12

2.2. ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ 13

2.3. PHÂN LOẠI CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ 14

2.4. YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CÔNG CỤ QUẢN LÝ 15

3. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ 16

3.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ ..16

3.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ 17

3.3. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ 17

4. QUẢN LÝ VĨ MÔ ĐỐI VỚI MỘT NGÀNH KINH TẾ 18

4.1. NỘI DUNG QUẢN LÝ VĨ MÔ NGÀNH NGÀNH KINH TẾ 18

4.2. CÁC CÔNG VIỆC CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NGÀNH19

II. NGÀNH CHÈ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÀNH 20

1. NGÀNH CHÈ 20

1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH CHÈ THẾ GIỚI 20

1.2. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH CHÈ 21

2. CÁC PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÀNH CHÈ

.............................................................................................................. 23

2.1. HOÀN THIỆN TỔ CHỨC QUẢN LÝ VĨ MÔ ĐỐI VỚI NGÀNH CHÈ 24

2.2. PHÁT TRIỂN, NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC LIÊN KẾT VÀ ĐẠI DIỆN NGÀNH 25

CHƯƠNG II 27

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÀNH CHÈ VIỆT NAM 27

I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHÈ VIỆT NAM 27

1. VÀI NÉT VỀ CÂY CHÈ VIỆT NAM 27

1.1. NGUỒN GỐC, XUẤT XỨ CÂY CHÈ VIỆT NAM 27

1.2. VỊ TRÍ CỦA CÂY CHÈ VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ

QUỐC DÂN 28

2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, KINH DOANH CHÈ VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 31

2.1. DIỆN TÍCH 31

2.2. SẢN LƯỢNG, NĂNG SUẤT 33

2.3. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU 34

II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÀNH CHÈ 36

1. QUẢN LÝ NGÀNH CHÈ TRƯỚC ĐỔI MỚI 36

1.1. THỜI KỲ TỪ NĂM 1974 ĐẾN NĂM 1980 37

1.2. THỜI KỲ TỪ THÁNG 6-1980 ĐẾN THÁNG 6-1983 38

1.3. THỜI KỲ TỪ THÁNG 6-1983 ĐẾN THÁNG 6-1987 40

2. QUẢN LÝ NGÀNH CHÈ SAU ĐỔI MỚI 45

2.1. TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGÀNH CHÈ 45

2.2. CÁC TỔ CHỨC HỖ TRỢ NGÀNH 51

2.3 CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CHÈ 52

2.4. BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH CHÈ 59

2.5. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ 61

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG QUẢN LÝ NGÀNH CHÈ VIỆT NAM 65

1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 65

2. NHỮNG MẶT HẠN CHẾ 67

CHƯƠNG III 74

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÀNH CHÈ VIỆT NAM

........................................................................................................................................ 74

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CHÈ 74

1. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG 74

2. MỤC TIÊU CỤ THỂ 76

II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NGÀNH CHÈ THẾ GIỚI 79

1. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGÀNH HIỆU QUẢ 79

2. CÁC CHÍNH SÁCH TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH CHÈ 82

III. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÀNH CHÈ VIỆT NAM 87

1. VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC 87

1.1. HOÀN THIỆN BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC

QUẢN LÝ NGÀNH CHÈ ......................................................................... 87

1.2. HOÀN THIỆN CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH CHÈ 88

1.3. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC 90

2. VỀ PHÍA HIỆP HỘI CHÈ VIỆT NAM (VITAS) 92

3. VỀ PHÍA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM (VINATEA) 94

4. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÀNH CHÈ VIỆT NAM

.............................................................................................................. 99

KẾT LUẬN 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ


DANH MỤC BẢNG TRANG

Bảng 1.1: Tỷ trọng sản lượng của một số nước sản xuất chè 20

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam (1995- 2005) 31

Bảng 2.2: Tỷ lệ các doanh nghiệp nhà nước năm 2005 (tính theo công suất và lao động) 52

Bảng 2.3: Khối lượng chè bán cho VINATEA trên tổng sản lượng chè đen 1997-1998 53

Bảng 2.4: Quy mô, diện tích chè của hộ năm 2001 (%) 54

Bảng 2.5: Các công ty chè liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài 56

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu về diện tích, năng suất và sản lượng đến năm 2010..73 Bảng 3.2: Dự kiến khối lượng và kim ngạch xuất khẩu chè 74


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Quan hệ chủ thể - đối tượng - mục tiêu quản lý 12

Hình 1.2: Nội dung của tổ chức quản lý Nhà nước đối với một ngành kinh tế.. 18 Hình 1.3: Phương hướng hoàn thiện quản lý ngành chè 23

Hình 2.1: Xuất khẩu chè Việt Nam 33

Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức ngành chè trước đổi mới 35

Hình 2.3: Mô hình tổ chức quản lý của ngành chè sau đổi mới 46

Hình 2.4: Sơ đồ hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước đối với ngành chè 57

Hình 2.5: Mô hình quản lý ngành chè hiện nay 63

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức ngành chè Kênya 75

Hình 3.2: Mô hình Công ty mẹ và Công ty con 92


LỜI MỞ ĐẦU

Có lịch sử hơn 50 năm phát triển, ngành chè Việt Nam hiện nay đang đứng thứ 7 về sản xuất và thứ 6 về xuất khẩu chè trên thế giới. Hiện ngành đã có 635 đơn vị kinh doanh, chế biến, với khoảng 260 đơn vị trong số đó tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Việt Nam đã lọt vào top 10 quốc gia có ngành chè phát triển nhất thế giới... [32]. Đặc biệt, địa bàn sản xuất kinh doanh của ngành chè ở các vùng trung du, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hoạt động kinh doanh của ngành chè gắn liền với việc giải quyết công ăn việc làm cho trên 6 triệu người, gắn liền với việc giảm khoảng cách giữa miền ngược và miền xuôi, gắn liền với chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Chính phủ...

Với những con số và một số đặc điểm sản xuất, kinh doanh nêu trên, có thể thấy ngành chè có một vị trí quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế ở nước ta. Đó là một ngành vừa có lợi thế, vừa có nhiều tiềm năng to lớn mang tính hiện thực cao. Trong tương lai không xa, chúng ta hoàn toàn có thể phát triển ngành chè thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ngoài những cơ hội lớn, ngành chè cũng đang đứng trước những thách thức quan trọng để tự khẳng định vị thế của mình ở trong nước cũng như ngoài nước. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, chúng ta phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến ngành chè cả tầm vĩ mô và vi mô, trong đó việc tạo ra một cơ chế quản lý phù hợp đang là một yêu cầu rất bức xúc. Khả năng huy động vốn yếu, trình độ công nghệ của các đơn vị kinh tế trong ngành còn chưa cao, trình độ của đội ngũ lao động cũng như trình độ quản lý còn hạn chế, các doanh nghiệp chè ở Việt Nam còn làm ăn manh mún... là những yếu tố trực tiếp đòi hỏi cần tiếp tục hoàn thiện tổ chức, quản lý ngành chè trong thời gian tới. Yêu cầu hiện nay là cần đánh giá thực trạng quản lý ngành chè trong những năm vừa qua, từ đó đề ra những giải pháp phù hợp giúp quản lý ngành chè hiệu quả hơn. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện


quản lý ngành chè Việt Nam” là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn đối với quản lý ngành chè nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung. Tuy nhiên, để tránh dàn trải, khoá luận giới hạn nghiên cứu quản lý ở tầm vĩ mô của Nhà nước là chủ yếu, với kết cấu 3 chương:

Chương I: Một số vấn đề chung về quản lý ngành, ngành chè và các phương hướng hoàn thiện quản lý ngành chè.

Chương II: Thực trạng quản lý ngành chè Việt Nam.

Chương III: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý ngành chè Việt Nam.

Trong quá trình viết khoá luận, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: kết hợp những kiến thức đã tích luỹ trong quá trình học tập với những quan sát đã thu thập được trong thực tế; kết hợp giữa việc tổng hợp sách báo với việc đi sâu nghiên cứu tình hình thực tế bằng các phương pháp so sánh, đánh giá, phương pháp biện chứng duy vật...

Trong quá trình hoàn thành khoá luận, tác giả đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn - ThS Đặng Thị Lan – Khoa Quản trị kinh doanh – trường Đại học Ngoại Thương và rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình và thiết thực của các cán bộ Tổng công ty chè Việt Nam, của gia đình và bè bạn. Tác giả xin chân thành cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.

Do hoàn thiện quản lý ngành chè là một vấn đề lớn, đòi hỏi được tiếp tục nghiên cứu công phu, có sự tham gia của nhiều nhà khoa học và quản lý, vì vậy bài khoá luận không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tác giả rất mong được sự góp ý, phê bình của các thầy cô giáo và bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện và nghiên cứu sâu hơn.

Hà Nội, tháng 12/2006 Sinh viên

Nguyễn Hải Thanh


CHƯƠNG I‌‌

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NGÀNH CHÈ


I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ

1. Khái niệm, vai trò và chức năng của quản lý

1.1. Khái niệm


Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của một tổ chức, từ một nhóm nhỏ đến phạm vi rộng lớn hơn ở tầm quốc gia, quốc tế và đều phải thừa nhận và chịu một sự quản lý nào đó.

Ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất. Có người cho quản lý là hoạt động nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc thông qua sự nỗ lực của người khác. Cũng có người cho quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân để đạt được mục đích của nhóm. Có tác giả lại quan niệm một cách đơn giản hơn, coi quản lý là sự có trách nhiệm về một việc gì đó...

Từ những ý chung của các định nghĩa và xét quản lý với tư cách là một hoạt động, có thể định nghĩa:

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.[12]

Trong định nghĩa trên, cần chú ý một số điểm sau:


- Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định.

- Quản lý bao giờ cũng là quản lý con người.

- Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022