Một Số Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Khu Vực Nghệ Tĩnh


Những ngày đầu sau khi mới thành lập và đi vào hoạt động, Cục DTNNKV Hoàng Liên Sơn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và nhân sự. Đơn vị không có trụ sở, không có kho tàng, không có trang thiết bị, tất cả đều phải đi thuê. Nhân sự của đơn vị lúc bấy giờ chỉ có 15 công chức, người lao động được điều động từ Cục DTNNKV Vĩnh Phú lên, trong đó phần nhiều đã gần đến tuổi nghỉ hưu hoặc còn rất trẻ, mới vào ngành chưa có kinh nghiệm công tác. Hơn nữa, vì đa số công chức công tác xa nhà nên tư tưởng bị dao động, đã có lúc có những đồng chí muốn xin chuyển công tác hoặc nghỉ hưu sớm. Dẫu khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng với tinh thần gương mẫu của những người đảng viên, bản lĩnh của những người được giao nhiệm vụ đi xây dựng đơn vị mới, tập thể Lãnh đạo Cục đã làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, động viên CBCC ổn định tư tưởng, yên tâm bắt tay vào công cuộc xây dựng đơn vị mới. Song song với đó là nhanh chóng triển khai công tác kiện toàn tổ chức, đảm bảo sự đồng bộ từ các phòng chuyên môn đến các Chi cục trực thuộc cũng như các tổ chức chính trị, Đảng, đoàn thể, tạo sức mạnh tổng hợp để vượt qua những khó khăn trong giai đoạn đầu mới thành lập.

Bước qua thời kỳ khó khăn, đến nay Cục DTNNKV Hoàng Liên Sơn đã ổn định tổ chức bộ máy với 05 phòng nghiệp vụ và 02 Chi cục DTNN thuộc Cục (Chi cục DTNN Tuyên Quang, Chi cục DTNN Yên Bái); tổng số công chức là 48 người, tuổi đời bình quân là 38 tuổi. Kể từ khi thành lập đến nay, tuy thời gian không dài, nhưng với sự nổ lực phấn đấu, sự đoàn kết và quyết tâm cao của tập thể Lãnh đạo, CBCC trong toàn đơn vị, Cục DTNN KV Hoàng Liên Sơn đã từng bước đi vào hoạt động ổn định, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chính trị được giao, được Tổng cục DTNN đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu trong phong trào thi đua yêu nước. Đặc biệt trong thực hiện xuất cấp gạo cứu trợ, hỗ trợ, sau khi có Quyết định giao kế hoạch của Tổng cục, mặc dù thời gian các đợt xuất cấp là rất ngắn và cấp bách, việc vận chuyển và giao nhận cho các địa phương gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện giao thông đi lại, địa hình địa phương đa số là vùng núi cao hiểm trở, vùng sâu, vùng xa, thường xuyên xẩy ra sạt đường, lở đất do mưa rừng nhưng với quyết tâm cao của cấp ủy Đảng, Lãnh đạo Cục cùng tập thể công chức


người lao động đã chủ động khắc phục mọi khó khăn, vận chuyển khẩn trương, an toàn, nhanh gọn, kịp thời đã giúp học sinh, đồng bào các dân tộc giảm bớt phần nào những khó khăn trong cuộc sống.

Một trong những kinh nghiệm quản lý DTQG của Cục DTNN Hoàng Liên Sơn đó là đào tạo đội ngũ thủ kho giỏi, kỹ thuật viên giỏi. Để làm được điều đó, Cục DTNN Hoàng Liên Sơn đã phát động phong trào “Thủ kho giỏi, kỹ thuật viên giỏi” để thúc đẩy đội ngũ công chức, học tập kinh nghiệm thực tế, phát huy sáng kiến, nắm vững quy trình, quy phạm trong bảo quản hàng dự trữ, đảm bảo an toàn về số lượng và chất lượng hàng DTQG. Trong nhiều năm qua, Cục DTNN Hoàng Liên Sơn đã luôn hoàn thành 100% kế hoạch mua nhập hàng, xuất bán, xuất cứu trợ, hỗ trợ hàng DTQG. Từ chỗ không có trụ sở, không có kho tàng, không có trang thiết bị, tất cả đều phải đi thuê thì nay được sự quan tâm của Bộ Tài chính, Tổng cục DTNN cùng với sự nỗ lực, sáng tạo trong công tác quản lý, điều hành đã phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý các dự án đầu tư của Tổng cục DTNN trong triển khai ĐTXD dự án Kho dự trữ Yên Bái, đồng thời thực hiện tốt vai trò chủ đầu tư đối với các dự án ĐTXD kho dự trữ Tuyên Quang, Hà Giang…đảm bảo theo đúng quy định về ĐTXD, đúng tiến độ kế hoạch được giao, với tổng tích lượng kho đáp ứng yêu cầu tại chỗ về vật tư, hàng hóa để xuất cấp kịp thời khi có lệnh của cấp trên.

Công tác quản lý, sử dụng vốn, phí, kinh phí hành chính sự nghiệp tại đơn vị luôn đảm bảo chặt chẽ, đúng mục đích, có hiệu quả, thu-chi đúng nguyên tắc, công tác kế toán, hạch toán đúng chế độ tài chính kế toán của nhà nước quy định.

Công tác tổ chức cán bộ từng bước được củng cố, kiện toàn nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Cục DTNN khu vực Hoàng Liên Sơn thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ đối với người lao động theo đúng quy định; quan tâm và chăm lo nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho CBCC, từ đó giúp cho mội CBCC, người lao động có ý thức trách nhiệm trong công việc, yên tâm công tác, yêu ngành, yêu nghề, hăng say thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Cùng với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, trong những năm qua Cục DTNN KV Hoàng Liên Sơn đã làm tốt công tác khen thưởng, việc bình


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

xét, đề nghị khen thưởng được thực hiện kịp thời, dân chủ, công bằng, khách quan theo đúng quy định của Luật Thi đua khen thưởng, chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng cục DTNN. Trong giai đoạn 2015-2020, đơn vị đã có nhiều tấm gương tập thể, cá nhân tiêu biểu, được khen thưởng xứng đáng như: 02 cá nhân được tặng Huân chương Lao động hạng nhì, 01 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; đơn vị đã 03 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Tài chính; 02 cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Tài chính; 15 lượt tập thể và 20 lượt cá nhân được Bộ Tài chính tặng Bằng khen.v.v...Năm 2018, Cục DTNN KV Hoàng Liên Sơn đã được Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang tặng Bằng khen trong phong trào thi đua.

Những nổ lực này của đơn vị được UBND các tỉnh, các sở, ban ngành được giao phối hợp thực hiện đánh giá rất cao. Từ năm 2015-2019 đã có 07 lượt tập thể và 12 cá nhân được Bộ trưởng Bộ Tài chính tặng bằng khen; 05 lượt tập thể và 17 lượt cá nhân được Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN tặng giấy khen vì có thành tích trong công tác xuất cấp gạo hỗ trợ Tết Nguyên đán và giáp hạt.

Hoàn thiện quản lý dự trữ quốc gia khu vực Nghệ Tĩnh - 5

1.4.1.2 Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đà Nẵng

Đối với nghành DTQG, công tác quản lý chất lượng hàng DTQG luôn là nhiệm vụ cơ bản, quan trọng hàng đầu trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ của ngành. Chất lượng hàng DTQG quyết định mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị, năng lực đáp ứng và kết quả thực hiện quản lý DTQG. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng hàng DTQG, nhất là sau khi Luật DTQG có hiệu lực thi hành (từ ngày 01/7/2013), Tổng cục DTNN đã trình Bộ Tài chính ban hành các Thông tư hướng dẫn về quản lý chất lượng hàng DTQG.

Để làm tốt công tác bảo quản hàng DTQG, trong những năm qua Tổng cục DTNN đã đặc biệt quan tâm đến phát triển khoa học-công nghệ. Hàng năm, Ngành dự trữ dành một phần kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất và nghiên cứu triển khai ứng dụng các quy trình công nghệ bảo quản mới để vận dụng đưa vào quy trình bảo quản hàng DTQG trong toàn ngành; hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác quản lý nội ngành DTNN, đồng thời khuyến khích CBCC tích cực phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong công tác, nhằm quản lý vào bảo quản an toàn hàng


DTQG (đặc biệt là mặt hàng lương thực: thóc, gạo) trong những điều kiện khắc nghiệt của biến đổi khí hậu.

Trong những năm qua, Cục DTNN khu vực Đà Nẵng đã không ngừng phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, tăng cường công tác quản lý chất lượng và đưa ra nhiều sáng kiến quan trọng nhằm duy trì phương châm 3 nhất trong công tác bảo quản hàng DTQG, đó là: “chất lượng hàng hóa tốt nhất, thời gian bảo quản lâu nhất và với chi phí thấp nhất”. Đó là điểm nổi bật trong công tác bảo quản hàng dự trữ của đơn vị. Cục DTNN khu vực Đà Nẵng luôn được Tổng cục DTNN đánh giá cao, là một trong những đơn vị đi đầu trong toàn ngành về công tác bảo quản hàng DTQG.

Tại Cục DTNN khu vực Đà Nẵng, trong công tác bảo quản hàng DTQG, bên cạnh việc tuân thủ các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho từng mặt hàng, luôn tìm tòi nghiên cứu, áp dụng các công nghệ mới vào công tác bảo quản nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo quản, đảm bảo chất lượng hàng DTQG lưu kho luôn an toàn, chất lượng hàng hóa khi xuất kho được tốt nhất. Đặc biệt, trong bảo quản lương thực, vấn đề công nghệ và kỹ thuật bảo quản là khâu then chốt nhất quyết định chất lượng, hiệu quả của công tác bảo quản lương thực, thực hiện bảo quản chặt chẽ đúng quy trình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Từ năm 2015 đến nay, chất lượng lương thực tại đơn vị luôn được đảm bảo theo quy định, hàng hóa lưu kho luôn đảm bảo an toàn, không có sự cố xảy ra, các chỉ tiêu cơ lý, sinh hóa đảm bảo theo quy định, lương thực khi xuất kho không có hao hụt vượt định mức. Tỷ lệ hao hụt trung bình 5 năm qua: gạo 0% (định mức 0,054%) và thóc 0,45% (định mức 1,49%) với thời gian bảo quản 27 tháng.

Công tác bảo quản hàng DTQG tại đơn vị trong những năm qua ngày càng được nâng cao và mang lại hiệu quả thiết thực. Bên cạnh việc kịp thời áp dụng công nghệ mới vào bảo quản, hàng năm đơn vị đã phát động các phong trào thi đua lao động, sáng tạo, phát huy sáng kiến đến toàn thể CBCC trong toàn đơn vị. Rất nhiều đề tài, sáng kiến về công tác kỹ thuật bảo quản đã được áp dụng rộng rãi mang lại hiệu quả cao trong toàn Cục, tận dụng được vật tư thiết bị, tiết kiệm chi phí, nhân


công đem lại hiệu quả cao cũng như giải quyết kịp thời những vướng mắc do điều kiện kho tàng, thời tiết.

Để thực hiện tốt công tác quản lý DTQG tại Cục DTNNKV Đà Nẵng đã thực hiện nghiêm việc kiểm soát chất lượng đầu vào đối với từng loại hàng hóa theo đúng quy chuẩn cho phép trước khi nhập kho đưa vào bảo quản. Thực hiện đúng quy định của nhà sản xuất đối với máy móc, thiết bị phục vụ trong công tác bảo quản; nâng cao tinh thần trách nhiệm của CBCC, đặc biệt là đội ngũ kỹ thuật, thủ kho trong quá trình tiếp nhận và thực hiện công tác bảo quản. Chủ động sáng tạo trong công tác bảo quản; tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất đồng bộ cũng như đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật, kỹ thuật viên và thủ kho nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng cho việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản hàng hóa dự trữ; Phối hợp chặt chẽ với Vụ Khoa học & Công nghệ bảo quản trong việc triển khai áp dụng công nghệ mới; thường xuyên trao đổi thông tin trong công tác quản lý chất lượng để kịp thời đưa ra những biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa lưu kho; Định kỳ tổ chức Hội nghị kỹ thuật bảo quản để lực lượng kỹ thuật viên, thủ kho trong đơn vị trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác bảo quản, tạo sự thống nhất trong quản lý điều hành.

1.4.2 Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho khu vực Nghệ Tĩnh

Từ một số kinh nghiệm về quản lý DTQG của các khu vực đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho khu vực Nghệ Tĩnh như sau:

Một là, Quan tâm đào tạo đội ngũ CBCC đặc biệt là đội ngũ công chức làm việc trực tiếp như Thủ kho, Kỷ thuật viên. Tạo điều kiện để CBCC được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng cập nhật, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ kết hợp với đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ thông qua việc hướng dẫn, giao thêm công việc. “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” vì vậy cần phải chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức. Bên cạnh đó kịp thời khen thưởng đối với các cá nhân tổ chức theo nguyên tắc “Thành tích đến đâu


thì khen thưởng đến đó, khen thưởng phải đúng đối tượng, đúng thành tích” để có sức lan tỏa rộng, có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ trong thực hiện các nhiệm vụ.

Hai là, Quan tâm xây dựng hệ thống kho tàng: Một trong những điều kiện đảm bảo tăng nguồn lực DTQG, đảm bảo cơ sở vật chất trong việc bảo quản chất lượng hàng DTQG đó là hệ thống kho tàng đồng bộ, có quy mô đủ lớn để thực hiện mục tiêu của ngành DTNN. Góp phần thực hiện chiến lược DTQG, mở rộng tích lượng kho để bố trí nguồn hàng DTQG đáp ứng nhu cầu dự trữ trên địa bàn và các tỉnh lân cận.

Ba là, Ngoài việc áp dụng công nghệ mới vào bảo quản thì việc tích cực phát động phong trào nghiên cứu, áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm đem lại hiệu quả cao cũng như giải quyết kịp thời những vướng mắc do điều kiện kho tàng, thời tiết có tác động trực tiếp đến công tác bảo quản hàng hóa DTQG

Bốn là, Quản lý tài chính, tài sản: Công tác quản lý tài chính, tài sản cần đảm bảo chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn vốn, phí được giao; tăng cường công tác quản lý chi tiêu, có kế hoạch bảo đảm nguồn kinh phí cho việc thực hiện các hoạt động nhập, xuất, cứu trợ, viện trợ. Quá trình triển khai dự toán ngân sách được quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi phí. Tổ chức thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; từng bước nâng cao đời sống CBCC.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ TRỮ QUỐC GIA KHU VỰC NGHỆ TĨNH‌


2.1 Tổng quan về Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh

2.1.1 Giới thiệu về Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, ngày 07/8/1956, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 997/TTg, thành lập Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước thuộc Thủ Tướng phủ. Trực thuộc Cục có 18 Ban Đại diện Vật tư dự trữ đóng tại các địa bàn trọng yếu từ Vĩnh Linh trở ra, trong đó, có Ban Đại diện Vật tư dự trữ tỉnh Nghệ An, Ban Đại diện Vật tư tỉnh Hà Tĩnh chính là các tổ chức tiền thân của Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh ngày hôm nay.

Từ những ngày đầu thành lập, trong điều kiện đất nước còn chiến tranh, lực lượng cán bộ mỏng, kho tàng đơn sơ, lán tạm, nhưng những con người làm công tác dự trữ trên quê hương Xô Viết Nghệ Tĩnh anh hùng, đã luôn sẵn sàng xả thân vì nhiệm vụ, trực tiếp quản lý, bảo quản tốt các mặt hàng lương thực, vải, muối, xăng dầu v.v..., phục vụ cho hậu phương Miền Bắc, và trung chuyển, hậu cần phục vụ chiến trường Miền Nam.

Năm 1964 đế quốc Mỹ leo thang đánh phá Miền Bắc, Nghệ An, Hà Tĩnh là tiền tuyến của hậu phương lớn Miền Bắc XHCN, là hậu phương gần kề của tiền tuyến lớn Miền Nam, là địa bàn quan trọng trong vận tải chiến lược quân sự, vì thế nơi đây là một trong những trọng điểm giặc Mỹ tập trung đánh phá ác liệt, hòng cắt đứt huyết mạch giao thông chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến Miền Nam. Trong bom đạn, gian khổ, những người làm công tác Dự trữ cùng với nhân dân bám trụ kiên cường, dũng cảm, mưu trí cứu chữa, bảo vệ an toàn kho tàng, hàng hóa, chi viện kịp thời cho chiến trường Miền Nam.

Trước yêu cầu hàng dự trữ phải được huy động nhanh hơn, đáp ứng kịp thời cho chiến trường, hệ thống kho tàng đã được chia lẻ, sơ tán để đảm bảo bí mật, an toàn, giảm thiểu thiệt hại do chiến tranh. Cục Dự trữ Vật tư Nhà nước đã có thay đổi về cơ cấu tổ chức, hình thành các tổ chức quản lý hàng dự trữ chuyên ngành và


giúp Chính phủ thực hiện quản lý thống nhất các hoạt động DTNN, hàng dự trữ được giao về cho các Bộ, Ngành. Tại tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh: các Ban Đại diện Vật tư dự trữ được sắp xếp thành Ban Vật tư liên tỉnh Nghệ-Tĩnh trực thuộc Tổng cục Vật tư (sau là Bộ Vật tư); Các phòng quản lý dự trữ lương thực (P1) chuyển thành Ban dự trữ, gọi là Ban 51 Nghệ An, Ban 51 Hà Tĩnh thuộc Cục Dự trữ lương thực Nhà nước, Bộ Lương thực (sau hợp nhất thành Ban 51 Nghệ Tĩnh khi sáp nhập tỉnh năm 1976). Ở các huyện có các Khu vực dự trữ lương thực gọi là Khu 51 trực tiếp quản lý các kho dự trữ lương thực Nhà nước (ký hiệu K51 như: K51 Quỳnh Lưu, K51 Yên Thành, K51 Can Lộc, K51 Đức Thọ...); và Tổng kho II thuộc Bộ Nội thương được thành lập, quản lý DTNN các loại vật tư (Cụm kho muối Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Đức Hòa, kho vật tư Đức Lạc...). Trong thời gian này, cùng với sự chiến đấu kiên cường của nhân dân trên quê hương Nghệ Tĩnh, những người làm công tác dự trữ đã thầm lặng, kiên trung, bám trụ địa bàn, canh hàng, giữ kho trong bom đạn, bảo vệ an toàn hàng triệu tấn lương thực, hàng nghìn xe ô tô, hàng chục vạn tấn xăng dầu, muối, kim khí, thiết bị; hàng triệu mét vải bạt, ni-lon, thuốc, dụng cụ y tế, cung ứng, phục vụ kịp thời cho chiến trường Miền Nam, góp phần cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thống nhất Tổ quốc, đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam sang một giai đoạn mới.

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ: hàn gắn vết thương chiến tranh và cả nước đi lên xây dựng XHCN, ngày 18/2/1984, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 31/HĐBT, thành lập Cục Quản lý Dự trữ vật tư Nhà nước thuộc Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở Cục Dự trữ vật tư Nhà nước thuộc Bộ vật tư và sáp nhập các Cục DTNN ở các Bộ và Tổng cục. Theo đó, Tổng kho A37 được thành lập trên cơ sở Ban 51 Nghệ Tĩnh và Tổng kho II. Lúc này mặt hàng dự trữ chiến lược là thóc tẻ, được tổ chức nhập kho từ nguồn Thuế nông nghiệp và xuất kho theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị, phục vụ các Kế hoạch xây dựng, phát triển kinh tế của đất nước ta, mang đặc trưng của thời kỳ bao cấp.

Đến năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng đổi tên Cục Quản lý Dự trữ Vật tư Nhà nước thành Cục DTQG; tại các địa phương, các Tổng kho trực thuộc được đổi tên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2022