DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Lịch sử hình thành và phát triển của Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh………………………………………. | 34 | |
Hình 2.2: | Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh.............................................................................. | 40 |
Bảng 2.1: | Bảng tổng hợp số lượng nhập tăng nguồn lực DTQG giai đoạn 2015-2019.................................................... | 45 |
Bảng 2.2: | Bảng tổng hợp số lượng xuất đổi hàng DTQG giai đoạn 2015 -2019.......................................................... | 47 |
Bảng 2.3: | Bảng tổng hợp số lượng xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ giai đoạn 2015-2019............................ | 50 |
Bảng 2.4: | Bảng tổng hợp số liệu quyết toán các nguồn kinh phí giai đoạn 2015-2019.................................................... | 56 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện quản lý dự trữ quốc gia khu vực Nghệ Tĩnh - 1
- Một Số Đặc Trưng Cơ Bản Của Dự Trữ Quốc Gia
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Dự Trữ Quốc Gia
- Một Số Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Khu Vực Nghệ Tĩnh
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Dự trữ của mỗi quốc gia (DTQG) bao gồm tiền và hiện vật để sử dụng vào việc phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai; đáp ứng nhu cầu an ninh, quốc phòng, góp phần ổn định chính trị, kinh tế, trật tự xã hội và đời sống dân cư cũng như các nhiệm vụ khác của Nhà nước. Tất cả các nước đều coi DTQG là nguồn lực đảm bảo cho sự phát triển bền vững kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước; là lực lượng quan trọng kịp thời phục vụ trong các biến cố về thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, những nguy cơ tiềm ẩn về khủng bố, tranh chấp lãnh thổ v.v….
Ở Việt Nam, nhận thức được sâu sắc vai trò, vị trí quan trọng của DTQG trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, Đảng và Nhà nước ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều sự quan tâm đến hoạt động DTQG.
Do đặc điểm và yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn lịch sử, tổ chức và hoạt động của ngành DTNN đã có nhiều thay đổi. Nhưng dù ở thời kỳ nào, hoàn cảnh nào, ngành DTNN cũng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao phó, được nhân dân tin yêu. Hoạt động của ngành DTNN trong hơn nửa thế kỷ qua đã góp phần tích cực vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo trong đấu tranh chống xâm lược cũng như trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Đối với Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh, là một tổ chức trực thuộc Tổng cục DTNN, Bộ Tài chính; thực hiện chức năng trực tiếp quản lý hàng DTQG và QLNN về hoạt động DTQG trên địa bàn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Đây là địa bàn trọng yếu của khu vực Bắc Trung Bộ với diện tích Nghệ An và Hà Tĩnh là 22.484,4km2, dân số khoảng 4.616.657 người. Thường xuyên thực hiện xuất cấp từ nguồn Dự trữ cho 34 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 14 huyện miền núi, miền núi cao. Đặc biệt, Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối (đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh). Người dân 02 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh phần lớn sống chủ
yếu dựa vào nghề nông, canh tác phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lũ nhiều, cuộc sống của người dân còn rất nhiều khó khăn.
Sau hơn 64 năm hình thành và phát triển, cùng với sự phát triển của Ngành DTNN, QLNN về DTQG ngày càng hoàn thiện và chặt chẽ hơn. Luật DTQG số 22/2012/QH13 và các quy định đã khắc phục những hạn chế, bất cập của Pháp lệnh DTQG năm 2004; cơ bản đáp ứng trong việc quản lý, điều hành nguồn lực DTQG tập trung, thống nhất, nâng cao hiệu lực và hiệu quả; đáp ứng yêu cầu hoạt động DTQG trong tình hình mới. Đây là hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, bao quát, điều chỉnh hoạt động quản lý, điều hành DTQG; góp phần nâng cao hiệu quả, phát huy vai trò quan trọng của DTQG và thực hiện được mục tiêu DTQG là chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; phục vụ quốc phòng, an ninh.
Tuy nhiên, nhìn chung cơ chế chính sách QLNN về DTQG còn chưa thực sự đồng bộ, có lúc chưa đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn đặt ra về quản lý DTQG nói chung và tại Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh nói riêng. Trong những năm gần đây, Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh nền kinh tế có những chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát kiểm soát ở mức thấp... nhưng cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức với sự biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh hoành hành… ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lương thực và đời sống nhân dân; nguồn nhân lực giảm sâu do công chức nghỉ hưu và tuổi đời bình quân cao, sự biến động khó lường của thị trường hàng lương thực; các định mức kinh tế kỹ thuật được điều chỉnh giảm; phân cấp quản lý tài chính tài sản ngày càng bó hẹp; hệ thống kho tàng mặc dù đã được đầu tư nhưng tỷ lệ kho tàng xây dựng còn thiếu và đang tiếp tục phải sử dụng hệ thống các kho cũ, không đồng bộ và ngày càng xuống cấp.... đã đặt ra cho Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh trách nhiệm lớn hơn, nặng nề hơn trong việc quản lý DTQG.
Để góp phần đảm bảo hoàn thành mục tiêu DTQG, góp phần thực hiện chiến lược DTQG trong tình hình mới, Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh cần thiết phải
hoàn thiện quản lý DTQG tại Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh để đáp ứng mục tiêu của DTQG là “nhằm chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; phục vụ quốc phòng, an ninh”. Hoàn thiện quản lý dự trữ quốc gia tại Cục dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh góp phần quan trọng trong việc đưa dự trữ quốc gia hoạt động một cách có hệ thống, ngày càng có hiệu lực, hiệu quả, có vai trò to lớn cho triển khai thực hiện các quan điểm, chính sách mới của Đảng, Nhà nước về DTQG, kiểm tra, giám sát thúc đẩy hoạt động DTQG có hiệu quả, có lợi cho nhân dân và xã hội, góp phần đắc lực cho sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Vì vậy, tôi lựa chọn nội dung đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện quản lý DTQG khu vực Nghệ Tĩnh”để làm luận văn thạc sĩ.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến quan đến đề tài luận văn
Thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn gồm:
- Đề tài luận án:“Đổi mới hoạt động DTQG trong cơ chế thị trường ở Việt Nam” (2004) của tác giả Nguyễn Ngọc Long, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Luận án đã tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về DTQG và hoạt động DTQG trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân; đồng thời phân tích thực trạng hoạt động DTQG ở Việt Nam để đề xuất phương hướng, các giải pháp đổi mới hoạt động DTQG.
- Bài báo khoa học: “Vai trò của DTQG trong việc bảo đảm an sinh xã hội” (2009) của tác giả Phạm Phan Dũng đăng trên Tạp chí Cộng sản số 799. Bài viết nghiên cứu về vai trò của hoạt động DTQG trong việc bảo đảm an sinh xã hội, trong đó đánh giá thực trạng DTQG ở Việt Nam, đề ra giải pháp phát huy vai trò của DTQG trong bảo đảm an sinh xã hội và bình ổn thị trường.
- Đề tài luận văn: “Hoàn thiện cơ chế QLNN về DTQG ở Việt Nam” (2014) của tác giả Trần Quốc Thao, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn nghiên cứu lý luận về DTQG, cơ chế QLNN về DTQG; thực trạng cơ chế QLNN về
DTQG ở Việt Nam, gắn liền với tiến trình đổi mới nền kinh tế từ cơ chế hành chính tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, hội nhập và toàn cầu hóa ở Việt Nam. Phân tích, đánh giá hoạt động DTQG, cơ chế QLNN đối với DTQG qua các thời kỳ, đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế QLNN về DTQG ở Việt Nam. Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; Phương pháp dự báo khoa học; Phương pháp tổng hợp và phân tích; Phương pháp xử lý hệ thống.
- Đề tài luận văn: “Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch tại Tổng cục DTNN” (2013) của tác giả Lê Bá Thanh - Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế quốc dân. Luận văn nêu rõ những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng công tác xây dựng kế hoạch của Tổng cục DTNN, đồng thời tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch tại Tổng cục DTNN.
- Đề tài luận văn: “Hoàn thiện cơ chế QLNN về hàng DTQG” (2012) của tác giả Lê Văn Dương - Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác QLNN về các mặt hàng DTQG, nêu ra những bất cập và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với các mặt hàng này.
- Công trình: “Hoàn thiện công tác DTQG đối với mặt hàng gạo tại Tổng cục DTNN” (2013) của tác giả Phạm Thị Phương – Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương mại. Luận văn này nghiên cứu những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác QLNN về DTQG đối với mặt hàng gạo tại Tổng cục DTNN, với phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu…
- Đề tài luận văn: “Nâng cao hiệu quả quản lý định mức KT-KT bảo quản thóc - hàng DTQG tại Tổng cục DTNN” (2017), tác giả Phạm Trấn Quốc. Luận văn đã nêu ra những vấn đề cơ bản về quản lý định mức bảo quản thóc - hàng DTQG. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đi vào phân tích thực trạng quản lý định mức bảo quản thóc - hàng DTQG tại Tổng cục DTNN từ khâu quản lý hồ sơ đến việc phân cấp quản lý, trên cơ sở đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá về điểm yếu, điểm
mạnh trong quản lý định mức kinh tế- kỹ thuật đối với bảo quản mặt hàng thóc tại Tổng cục DTNN và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý định mức bảo quản thóc - hàng DTQG tại Tổng cục DTNN trong tương lai gần.
- Đề tài luận văn: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Tổng cục DTNN” năm 2015 – Luận văn Thạc sỹ, tác giả Nguyễn Thị Thanh Hoa đã góp phần hệ thống hóa những vấn đề, quy định chung trong quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nước và đúc rút một số bài học kinh nghiệm từ công tác quản lý tài chính của các nước khác. Từ khung lý thuyết, tác giả phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính trong việc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ và chu trình quản lý tài chính; chỉ ra được những kết quả, nguyên nhân và những vướng mắc, hạn chế trong triển khai thực hiện công tác quản lý tài chính tại đơn vị và đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính trong thời gian tới.
- Đề tài luận văn:“Tăng cường quản lý chi kinh phí hoạt động tại Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh”(2016),- Luận văn Thạc sỹ, tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng. Luận văn này đã tập hợp các cơ sở lý luận về quản lý chi kinh phí hoạt động tại các Cục DTNN khu vực, trên cơ sở đó nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chi kinh phí hoạt động đối với Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh, đề xuất các giải pháp quản lý chi kinh phí hoạt động đối với Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh trong thời gian tới. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp thống kê; phương pháp so sánh; phương pháp dự báo; phương pháp chuyên gia.
-Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ“Nghiên cứu định hướng Chiến lược DTQG đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035”, được nghiệm thu năm 2019, tác giả Lê Văn Thời - Chủ nhiệm đề tài, đề tài được nghiên cứu với mục tiêu: “tìm ra những định hướng chiến lược và giải pháp phát triển DTQG đến năm 2030 phù hợp với quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và bối cảnh kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng trong tình hình mới. Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực DTQG; xây dựng lực lượng DTQG có quy mô đủ mạnh,
danh mục mặt hàng thiết yếu, chiến lược để sẵn sàng, chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; phục vụ quốc phòng, an ninh và các yêu cầu về ổn định sản xuất và đời sống theo sự điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về dự trữ, các hình thái dự trữ trong nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt, kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học này sẽ làm cơ sở để Tổng cục DTNN tham mưu với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển DTQG đến năm 2030, định hướng đến năm 2035 theo đúng lộ trình đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019”.
Một số kết luận rút ra qua tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn và khoảng trống nghiên cứu
Một là, Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn đã tổng quan đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận của quản lý DTQG và làm rõ được một số khái niệm có liên quan; phân tích được vai trò, tầm quan trọng, nội dung và các nhân tố có tác động đến DTQG ở cả cấp trung ương và khu vực. Trong luận văn này học viên sẽ kế thừa và chọn lọc một số nội dung có liên quan để xây dựng khung lý thuyết cho việc nghiên cứu đề tài luận văn;
Hai là, Trong các đề tài đã tổng quan, có khá nhiều kinh nghiệm và giải pháp của các khu vực trong cả nước được rút ra và đề xuất nhằm tăng cường quản lý DTQG, nhất là ở các cục DTQG khu vực, học viên sẽ nghiên cứu, lựa chọn một số bài học kinh nghiệm và các giải pháp phù hợp với các điều kiện hiện tại của Cục DTQG khu vực Nghệ Tĩnh để đề xuất các giải pháp cùng với việc phân tích thực trạng của đơn vị và mục tiêu, quan điểm tăng cường quản lý DTQG khu vực Nghệ Tĩnh thời gian tới;
Ba là, Bối cảnh trong nước và quốc tế đã tác động rất lớn đến công tác quản lý DTQG của các khu vực nói chung và khu vực Nghệ Tĩnh nói riêng, hơn nữa do đặc điểm của khu vực là thường xuyên chịu tác động của thiên tai, bởi vậy khoảng
trống nghiên cứu của đề tài luận văn được xác định là trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận, các bài học kinh nghiệm về quản lý DTQG; phân tích, đánh giá thực trạng quản lý DTQG khu vực Nghệ Tĩnh để chỉ ra các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của chúng làm cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp, kiến nghị khả thi để góp phần tăng cường quản lý DTQG khu vực Nghệ Tĩnh giai đoạn tới năm 2025 và những năm tiếp theo.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý DTQG khu vực Nghệ Tĩnh để đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý DTQG khu vực Nghệ Tĩnh trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài luận văn gồm:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về DTQG và quản lý DTQG.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý DTQG khu vực Nghệ Tĩnh, qua đó chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của chúng làm cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quản lý DTQG khu vực Nghệ Tĩnh thời gian tới.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý DTQG khu vực Nghệ Tĩnh giai đoạn đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn này nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý DTQG và thực trạng quản lý DTQG khu vực Nghệ Tĩnh.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Tiếp cận nghiên cứu các nội dung quản lý dự trữ quốc về tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển; nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ bảo quản; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện hợp tác quốc tế