Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Dự Trữ Quốc Gia


Một là, Hàng DTQG phải được quản lý chặt chẽ, an toàn, bí mật theo quy định của pháp luật; chủ động đáp ứng kịp thời yêu cầu, mục tiêu của DTQG. Hàng DTQG sau khi xuất phải được bù lại đủ, kịp thời.

Hai là, Hàng DTQG phải được sử dụng đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật; không được sử dụng hàng DTQG để kinh doanh.

1.2.3 Nội dung quản lý Dự trữ quốc gia

Một là, Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về DTQG

Ngay sau khi Luật DTQG ra đời, các văn bản quy định về DTQG được sửa đổi, ban hành kịp thời, tương đối đầy đủ, tạo hành lang pháp lý trong quá trình thực hiện, đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động DTQG, giúp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trước đó. Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh đã tuân thủ và thực hiện một cách nghiêm túc, hoạt động DTQG ngày càng hiệu quả, có nhiều đóng góp cho việc hoàn thành các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách theo quyết định của Chính phủ. Triển khai tổ chức thực hiện Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh thường xuyên chủ động rà soát, kịp thời phát hiện những quy định không còn phù hợp để trình cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp để đảm bảo hệ thống pháp luật về DTQG được thi hành đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.

Hai là, Thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển DTQG

Chiến lược phát triển DTQG là toàn bộ quá trình dự báo, hoạch định mục tiêu, quy hoạch và kế hoạch hình thành nguồn lực DTQG nhằm mục tiêu “chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; phục vụ quốc phòng, an ninh”. Căn cứ vào chiến lược phát triển DTQG, mục tiêu của DTQG, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và dự báo về tình hình kinh tế-xã hội trong nước, quốc tế, trên địa bàn quản lý để Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh xây dựng kế hoạch DTQG phù hợp.

Ba là, Thực hiện quản lý chi tiết Danh mục hàng DTQG được giao quản lý; thực hiện các quyết định xuất, nhập, mua, bán hàng DTQG

Về danh mục, cơ cấu hàng DTQG, Luật DTQG đã bổ sung và nâng giá trị pháp lý danh mục hàng DTQG có tính ổn định lâu dài; đối với từng nhóm hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.


DTQG được quy định các mặt hàng cụ thể, bao quát được hết danh mục mặt hàng dự trữ, cơ bản loại bỏ được những danh mục mặt hàng dự trữ không còn phù hợp như trước đây. Danh mục hàng DTQG hiện nay là những mặt hàng mang tính chiến lược, thiết yếu, quan trọng, cần thiết phù hợp với mục tiêu DTQG, có quy mô đủ mạnh, sẵn sàng để can thiệp khi có tình huống cấp bách xảy ra. Theo đó, danh mục hàng DTQG về quy mô ngày càng được củng cố và nâng cao dần, cơ cấu danh mục mặt hàng DTQG đa dạng đáp ứng để thực hiện mục tiêu DTQG.

Hoàn thiện quản lý dự trữ quốc gia khu vực Nghệ Tĩnh - 4

Việc nhập, xuất, mua bán hàng DTQG được Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh thực hiện theo đúng phân cấp, quyết định của cấp có thẩm quyền; tổ chức thực hiện mua nhập, xuất bán theo quy định của Luật Đấu thầu, đấu giá và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Để phủ hợp với tính chất thời vụ của mặt hàng lương thực, phù hợp với đặc điểm nước ta là người dân còn sống dựa nhiều vào nghề trồng lúa nước, Luật DTQG đã quy định các trường hợp đấu thầu, đấu giá trong mua, bán hàng DTQG, đồng thời bổ sung hình thức mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng vừa góp phần vào hoàn thành mục tiêu vừa đảm bảo giải quyết đầu ra cho người dân trên địa bàn. Trong nhiều năm qua, Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh đã nghiêm túc thực hiện việc mua bán hàng DTQG theo đúng quy định của Luật DTQG, Thông tư 89/2015/TT-BTC ngày 11/6/2015 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục DTNN về mua bán hàng DTQG, trong đó việc mua gạo được thực hiện theo phương thức đấu thầu rộng rãi, đảm bảo theo quy trình quy định tại Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ và các văn bản quy định, hướng dẫn có liên quan.

Bốn là, Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ bảo quản hàng DTQG

Bảo quản an toàn hàng DTQG cả về số lượng và chất lượng là nhiệm vụ trọng tâm của ngành DTQG. Một trong những biện pháp hiệu quả để góp phần bảo quản an toàn, giảm hao hụt, giảm chi phí, kéo dài thời gian bảo quản, nâng cao chất lượng hàng DTQG là việc nghiên cứu, áp dụng tiến bộ KHKT, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản. Tại Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh hoạt động này trở


thành phong trào thực hiện thường xuyên, thu hút được CBCC tham gia, khuyến khích được CBCC tham gia trực tiếp công tác bảo quản nghiên cứu, đề xuất các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu khoa học nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng hàng DTQG cũng như nghiên cứu đưa các công nghệ bảo quản mới vào áp dụng.

Năm là, Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về DTQG

Căn cứ kế hoạch tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật của Tổng cục DTNN và nhiệm vụ chính trị được giao của đơn vị, Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh xây dựng và tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các quy định của pháp luật về DTQG đến các Chi cục DTNN, phòng nghiệp vụ thuộc Cục. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật và các văn bản quy phạm pháp luật được Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh tổ chức thực hiện một cách thiết thực bằng nhiều hình thức, phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của đơn vị đã giúp cho CBCC, người lao động nắm bắt kịp thời các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của Ngành.

Sáu là, Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ DTQG

Tổng cục DTNN thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo đối với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển đề ra. Đồng thời, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ sở đào tạo bồi dưỡng cử công chức tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng để bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức. Đối với các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ hoặc phổ biến, triển khai các chế độ, chính sách mới, Tổng cục DTNN đưa ra yêu cầu về nội dung và mời chuyên gia thuộc các cơ quan QLNN chuyên ngành (Học viện Hành chính Quốc gia, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính…) trực tiếp giảng dạy, Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh cử công chức theo từng đối tượng giảng dạy tham gia đầy đủ. Bên cạnh đó, chủ động mở hội nghị chuyên đề, tập huấn về nghiệp vụ, về phổ biến pháp luật, như: hành chính, tài chính, đấu thầu, công tác tổ chức cán bộ, Luật DTQG, Luật Cán bộ, công chức, Quy chế Văn hóa công sở, Quy chế Dân


chủ cơ sở… được tổ chức thường xuyên và mang lại kết quả tích cực cho đội ngũ công chức trong Cục.

Bẩy là, Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về DTQG

Hoạt động thanh tra chuyên ngành DTQG đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tác động tích cực đến hoạt động DTQG, các quy định tại Điều 11 Luật DTQG được thực hiện tốt. Hàng năm Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh xây dựng kế hoạch tự kiểm tra nội bộ trình Tổng cục DTNN phê duyệt làm căn cứ thực hiện. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đơn vị đã nghiêm túc thực hiện đầy đủ, đảm bảo theo quy định, quy chế kiểm tra đã ban hành.

Trong 5 năm qua, phát huy vai trò của Thanh tra, đơn vị đã phối hợp với Vụ Thanh tra, tổ chức thực hiện các cuộc thanh tra kiểm tra việc chấp hành pháp luật và các quy định khác của pháp luật có liên quan về DTQG theo kế hoạch của cấp trên; việc chấp hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng DTQG, Định mức KT-KT hàng DTQG đã được Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh chấp hành đầy đủ theo đúng quy định.

Tám là, Thực hiện hợp tác quốc tế về DTQG

Trong điều kiện và tình hình mới, ngành DTNN đã tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan DTQG của các nước: Liên bang Nga, Trung Quốc, Cu-ba, Mông Cổ, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên… theo phương thức đôi bên cùng có lợi. Trong khuôn khổ hợp tác giữa các nước ASEAN, ngành DTNN đẩy mạnh quan hệ với các nước trong khối như Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Lào, Căm-pu-chia… Đồng thời, tham gia quỹ dự trữ lương thực của khối ASEAN và dự trữ đủ cơ số gạo được phân bổ.

Trong tiến trình đổi mới, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, ngành DTNN đã và đang tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức dự trữ của các nước trên thế giới như Nhật Bản, Israel… cũng như các cơ quan quốc tế khác như Tổ chức nông – lương quốc tế (FAO) thuộc Liên hợp quốc, Cơ quan hợp tác và phát


triển kinh tế (OECD)… nhằm tranh thủ những kinh nghiệm, tri thức quản lý hiện đại và công nghệ bảo quản tiên tiến trong hoạt động DTNN.

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Dự trữ quốc gia

DTQG, dự trữ của một nước do nhà nước nắm giữ và quản lý, bao gồm dự trữ các loại vật tư - hàng hóa chiến lược; nhằm mục đích khắc phục những tổn thất do thiên tai, địch họa gây ra trên quy mô lớn trong một khoảng thời gian nhất định. DTQG là nguồn tích lũy của quốc gia, sức mạnh của đất nước được sử dụng khi có biến cố, thiên tai, đột xuất, cấp bách. Do đó việc đưa vào dự trữ các danh mục mặt hàng nào, với số lượng dự trữ bao nhiêu, công tác quản lý như thế nào đối với hoạt động này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: chính trị, xã hội, tự nhiên, kinh tế, con người của mỗi quốc gia, cụ thể:

1.3.1 Yếu tố chính trị, xã hội

Nghị quyết số 39/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương ngày 15/01/2019 về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực trong nền kinh tế nêu rõ, cần duy trì mục tiêu quy mô DTQG so với GDP cao hơn với mục tiêu tại Chiến lược phát triển DTQG giai đoạn 2010-2020 từ mức: 0,8% - 1,0% GDP vào năm 2025; 1,5% GDP vào năm 2035; đạt 2% GDP vào năm 2045. Thực tế, số liệu về tổng mức DTQG và khả năng hạn hẹp của NSTW hiện tại cho thấy, để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, cần có những giải pháp đột phá theo hướng đa dạng hóa nguồn lực huy động cho DTQG để tăng tổng mức DTQG; giảm dần gánh nặng cho NSNN đặc biệt là NSTW

1.3.2 Yếu tố tự nhiên

Địa hình, khí hậu của một đất nước có ảnh hưởng không nhỏ đến QLNN về DTQG. Theo đó, khí hậu từng thời kỳ, từng năm sẽ liên quan đến mức độ ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt, hỏa hoạn, dịch bệnh và những thiệt hại đến đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Trong những năm gần đây, khi cân bằng tự nhiên của trái đất bị phá vỡ do các hoạt động khai thác tự nhiên quá mức, do bùng nổ nạn ô nhiễm môi trường công nghiệp ngày càng gia tăng thì cũng dến lúc con người ở mọi nước kể cả những nước công nghiệp phát triển đến những nước nghèo phải đối mặt


với những hiểm họa do tự nhiên mang lại. Những đợt hạn hán kéo dài gây cho mùa màng thất bát, sản xuất nông nghiệp bị đình đốn, các thảm họa bão, lũ lụt ngày càng nặng nề, có phạm vi ảnh hưởng ngày càng rộng thiệt hại lớn, những thảm họa thiên nhiên như động đất, sóng thần, rò rỉ phóng xạ có nguy cơ xảy ra trong tương lai..

Yếu tố bất thường của tự nhiên không chỉ xảy ra ở vài vùng mà có khi mang tính chất toàn cầu. Ví dụ đại dịch cúm H1N1 năm 2009 gây chấn động toàn thế giới, lan nhanh tới 214 quốc gia và khiến 18.000 người thiệt mạng trên tổng số 575.000 ca nhiễm bệnh, đại dịch MERS năm 2012 đã có mặt tại 25 quốc gia làm 1.179 người nhiễm virus, 442 người tử vong, đại dịch Ebola trong năm 2014, trong đó gần 7.000 trường hợp tử vong vì virus này; năm 2019, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia trên thế giới, hiện nay đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đã tác động trực tiếp đến các ngành xuất, nhập khẩu, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, lao động, việc làm; nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô... Tất cả những chi phí để phòng chống và khắc phục các thảm họa môi trường, thiên nhiên, dịch bệnh nói trên đều phải được điều tiết từ những khoản dự phòng tài chính của mỗi quốc gia.

Như vậy, tình trạng mất ổn định, những hiểm họa không thể lường trước được của tự nhiên đã trở thành những hiểm họa tiềm ẩn ở bất cứ quốc gia nào, bất cứ khu vực nào. Các hiện tượng thiên tai, thời tiết bất thường, cực đoan không những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, tình hình sản xuất kinh doanh mà còn đe dọa đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của con người.

Khả năng phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh của người dân là có hạn nên đã đặt cho Nhà nước những nhiệm vụ ngày một nặng nề, trong đó cứu hộ, cứu nạn đã trở thành những sự vụ cần giải quyết hàng năm. Nhà nước sẽ cân


nhắc việc dự trữ mặt hàng gì, mức dự trữ và dự trữ ở khu vực nào là hợp lý và đảm bảo thuận tiện, cần thiết, kịp thời khi có rủi ro xảy ra.

1.3.3 Yếu tố kinh tế

Ngân sách nhà nước chi cho DTQG thực hiện theo quy định của Luật NSNN và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm. Do đó việc dự trữ các mặt hàng với tổng mức dự trữ bao nhiêu phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ nhất định. Nếu một quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn, nguồn NSNN giành cho DTQG cũng lớn và ngược lại nếu kinh tế một quốc gia bất ổn, Nhà nước cần cân đối các nguồn thu chi để đảm bảo trang trải cho các hoạt động của quốc gia, do đó nguồn lực giành cho DTQG cũng hạn chế hơn.

Mặt khác, toàn cầu hóa kinh tế đang là một xu thế khách quan lôi cuốn nhiều nước tham gia, mở ra cơ hội và thách thức đối với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở các quốc gia. Quá trình toàn cầu hóa làm cho nền kinh tế các quốc gia ngày càng phụ thuộc vào nhau, khiến cho chính sách đơn lẻ của một nước không còn hiệu lực mạnh như trong một nền kinh tế đóng được nữa. Toàn cầu hóa và hội nhập luôn có hai mặt: tích cực và tiêu cực. Đi kèm với tự do hóa thương mại và tài chính thì sự bất ổn về kinh tế ngày một gia tăng, nó tạo ra cơ hội và thách thức lớn cho tất cả các quốc gia. Bên cạnh đó toàn cầu hóa còn làm lây lan nhanh chóng trên quy mô lớn những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính, tiền tệ... làm cho nền kinh tế dễ biến động hơn, dễ mất ổn định hơn. Chính vì lẽ đó, các nước cần phải đưa ra những chính sách, chiến lược nhằm nâng cao năng lực nội sinh để vừa có thể tham gia hội nhập kinh tế toàn cầu, vừa tìm cách chiếm lợi thế cho riêng mình.

1.3.4 Yếu tố con người

Con người là chủ thể thực hiện QLNN về DTQG. Việc nhìn nhận, nắm bắt vấn đề có vai trò quan trọng trong việc đưa ra những quy định, văn bản chỉ đạo, điều hành cả một hệ thống, một ngành dự trữ, nó quyết định đến công tác thực thi các văn bản phù hợp hay vướng mắc, đã đầy đủ, bao quát hay vẫn còn buôn lỏng, thiếu sót, đồng bộ hay sai lệch so với các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn khác. Trước yêu cầu nhiêm vụ mới, cần quan tâm, chú trọng đến công


tác cán bộ; tuân thủ nguyên tắc cũng như đảm bảo tính minh bạch trong thực hiện công tác cán bộ; thực hiện đồng bộ giải pháp công tác cán bộ, tích cực xây dựng đội ngũ CBCC có trách nhiệm, đạo đức, giỏi về nghiệp vụ, năng lực thực tiễn. Việc lựa chọn, đào tạo đội ngũ CBCC làm công tác quản lý nói chung và QLNN về DTQG nói riêng cần phải có kiến thức, có cái nhìn bao quát, có tầm nhìn chiến lược, biết đánh giá, dự đoán tình hình, từ đó chỉ đạo hệ thống CBCC thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả đảm bảo công tác DTQG thực hiện được đúng mục tiêu của mình.

Việc đưa những CBCC thiếu chuyên môn nghiệp vụ, không có tầm nhìn của nhà quản lý, không có tâm với nghề thực hiện công tác quản lý DTQG sẽ làm hoạt động DTQG bị trì trệ, đi lệch hướng, gây thất thoát ngân sách nhà nước.

QLNN về DTQG còn có quản lý về con người nhằm đánh giá, đưa ra các biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn của các CBCC, bố trí, phân bổ hợp lý đội ngũ CBCC nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi CBCC, tạo thành một bộ máy DTQG hoạt động nhuần nhuyễn, nâng cao hiệu quả, hoàn thành nhiệm vụ, tiết kiệm ngân sách nhà nước.

1.4 Kinh nghiệm quản lý Dự trữ quốc gia của một số khu vực và một số bài học rút ra cho khu vực Nghệ Tĩnh

1.4.1 Kinh nghiệm quản lý Dự trữ quốc gia của một số khu vực

1.4.1.1 Cục Dự trữ Nhà nước Hoàng Liên Sơn

Cục DTNN khu vực Hoàng Liên Sơn được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/10/2012 theo Quyết định số 2243/QĐ-BTC ngày 07/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính với chức năng QLNN về hoạt động DTNN theo quy định của pháp luật trên địa bàn 4 tỉnh: Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai và trực tiếp quản lý một số mặt hàng DTNN theo kế hoạch hằng năm của Tổng cục DTNN. Cục DTNN Hoàng Liên Sơn được thành lập là đơn vị thứ 22 của Tổng cục DTNN phủ kín trên địa bàn toàn quốc, với phạm vi quản lý là các địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh – quốc phòng. Bên cạnh những lợi thế về tài nguyên, khoáng sản và các tiềm năng phát triển, đây còn là một trong những khu vực khó khăn nhất cả nước.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 13/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí