Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 13

mức độ rủi ro của mỗi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Mức phí bảo hiểm tiền gửi của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi sẽ được xác định theo từng năm dựa vào kết quả đánh giá, phân loại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Thứ sáu: Đối với loại tiền được bảo hiểm và chủ thể được thụ hưởng bảo hiểm tiền gửi. Qua phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về những vấn đề này, theo quan điểm của chúng tôi, Luật bảo hiểm tiền gửi cần hoàn thiện theo hướng sau:

Quy định loại tiền gửi được bảo hiểm bao gồm tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ của người gửi tiền gửi tại các tổ chức nhận tiền gửi. Có vậy, mới tạo được sự yên tâm của người gửi tiền cho dù đó là tiền đồng hay ngoại tệ.

Đối với vấn đề xác định chủ thể được thụ hưởng bảo hiểm cân được xem xét một cách nghiêm túc. Bởi lẽ, các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này đang tạo ra một sự khó hiểu và xét trên một khía cạnh nào đó là thiếu khoa học. Tại sao tiền gửi của công ty hợp danh được bảo hiểm còn tiền gửi của các công ty khác không được bảo hiểm? Theo quan điểm của chúng tôi cần quy định chủ thể được thụ hưởng bảo hiểm tiền gửi là các tổ chức, cá nhân có thực hiện việc gửi tiền tại các tổ chức nhận tiền gửi. Tất nhiên rằng, đi kèm với quy định đó cần loại trừ một số trường hợp mà người gửi tiền sẽ không được bảo hiểm ví dụ như tiền gửi nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người gửi tiền; Tiền gửi để mua các loại giấy tờ có giá vô danh...

Thứ bảy: Luật bảo hiểm tiền gửi cần hoàn thiện các quy định về việc kiểm tra, giám sát của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm. Thực ra, về vấn đề này, các quy định của pháp luật hiện hành về bảo hiểm tiền gửi đã đề cập. Tuy nhiên, có thể khẳng định đó mới chỉ dừng lại ở việc nhắc đến một quyền hạn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi- quyền kiểm tra, giám sát tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Theo quan điểm của chúng tôi, Luật

bảo hiểm tiền gửi cần phải quy định một cách rõ ràng hơn về việc kiểm tra, giám sát đối với tổ chức tham gia bảo hiểm. Quy định đó có thể triển khai theo hướng:

- Giám sát từ xa của Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, trong đó xác định hoạt động này là một bộ phận quan trọng của hệ thống giám sát tài chính quốc gia. Việc giám sát này được biểu hiện thông qua khía cạnh giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn trong hoạt động ngân hàng đồng thời phát hiện, cảnh báo những vi phạm có thể xảy ra.

- Quy định quyền kiểm tra trực tiếp của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi báo cáo giải trình các vấn đề bất thường, yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm xuất trình những tài liệu liên quan đến xếp loại, đánh giá hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Quy định như trên mới thể hiện được vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Đó cũng là cơ sở để đánh giá, phân loại từng tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và đây là căn cứ quan trọng để quyết định biểu phí đối với từng tổ chức tham gia bảo hiểm khi chúng ta quy định mức phí không đồng hạng.

Thứ tám: Luật bảo hiểm tiền gửi cần có những quy định về vấn đề khủng hoảng và xử lý tình trạng này. Cụ thể, cần quy định về tình trạng khủng hoảng; xác định quỹ xử lý khủng hoảng; và quyết toán quỹ xử lý khủng hoảng. Sở dĩ chúng tôi mạnh dạn đề xuất phương hướng trên được xuất phát từ tính rủi ro cao kết hợp với sự phản ứng mang tính dây chuyền trong lĩnh vực ngân hàng. Quy định đó nhằm tạo ra cơ chế thiết lập sức mạnh khi chính tổ chức bảo hiểm tiền gửi cũng gặp khó khăn. Từ đó, càng củng cố được niềm tin trong công chúng và tất nhiên đó sẽ là cơ sở để tạo ra sự bình ổn cho hệ thống tài chính quốc gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Thứ chín: Luật bảo hiểm tiền gửi cần có quy định cụ thể trong việc xác định thẩm quyền của Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc xử lý các vi phạm đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi các tổ chức này vi

phạm các quy định về an toàn trong hoạt động. Có vậy, mới tạo ra sự chủ động trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.

Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 13

Cũng liên quan đến vấn đề này, Luật bảo hiểm tiền gửi phải khắc phục ngay bất cập của các văn bản pháp luật hiện hành về bảo hiểm tiền gửi trong việc xác định trách nhiệm, biện pháp xử lý trong trường hợp các chủ thể vi phạm các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

Thứ mười: Luật bảo hiểm tiền gửi cần có quy định về vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ bảo hiểm tiền gửi. Trong phần đánh giá thực trạng, chúng tôi đã chỉ ra sự bất cập của các văn bản pháp luật hiện hành về vấn đề này. Theo quan điểm của chúng tôi, Luật bảo hiểm tiền gửi cần quy định một cách rõ ràng việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ bảo hiểm tiền gửi được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự- quy định như vậy sẽ một mặt phản ánh được đúng bản chất của quan hệ bảo hiểm tiền gửi- một loại hình của quan hệ dân sự. Mặt khác, nó là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên liên quan khi các quyền và lợi ích hợp pháp này bị xâm hại.

KẾT LUẬN

Đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm tiền gửi để từ đó chỉ ra những ưu điểm, những hạn chế và dự liệu những phương hướng khắc phục là vấn đề hết sức cần thiết. Phân tích trên cho thấy các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm tiền gửi đã phát huy được tác dụng của mình trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi, phần nào đã tạo được niềm tin của công chúng và là chỗ dựa cho sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hoạt động bảo hiểm tiền gửi đã gặp không ít khó khăn xuất phát từ sự bất cập của hệ thống các quy phạm pháp luật. Việc chỉ ra những bất cập, những vấn đề chưa phù hợp là căn cứ khoa học quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi trong tương lai. Cùng với việc chỉ ra những bất cập, nội dung của chương này đã phân tích những cơ sở mang tính lý luận để từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi trong giai đoạn ngày nay sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của thực tiễn nền kinh tế, đồng thời phù hợp với xu thế vận động và phát triển chung của các nước trên thế giới.

Tất cả những vấn đề trên cũng chính là mục đích cuối cùng của toàn bộ quá trình nghiên cứu đề tài. Quá trình nghiên cứu bắt nguồn từ những vấn đề lý luận về tiền gửi, về bảo hiểm tiền gửi, sự cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động bảo hiểm tiền gửi đến việc phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm tiền gửi. Trên cơ sở đó, đối chiếu với thông lệ quốc tế, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực này và xuất phát từ đòi hỏi của quá trình thực hiện hoạt động chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi trong giai đoạn hiện nay. Với sự eo hẹp về thời gian và hạn chế về trình độ nên sự khiếm khuyết là khó tránh khỏi- tôi rất mong nhận được sự chia sẻ,

góp ý của quý thầy cô và các bạn. Tất cả những ý kiến chia sẻ quý báu đó sẽ là bài học tốt cho tôi trong công tác và trong những công trình nghiên cứu tiếp theo. Xin trân trọng cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I Các văn kiện và văn bản pháp luật

1. Bộ luật Dân sự của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005;

2. Nghị định số 89/1999/NĐ- CP ngày 01 tháng 09 năm 1999 về bảo hiểm tiền gửi;

3. Nghị định số 109/2005/NĐ- CP ngày 24 tháng 08 năm 2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ- CP ngày 01 tháng 09 năm 1999 về bảo hiểm tiền gửi;

4. Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2004;

5. Luật phá sản năm 2004;

6. Thông tư số 03/2000/TT- NHNN ngày 16 tháng 03 năm 2000 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/1999/NĐ- CP ngày 01 tháng 09 năm 1999 về bảo hiểm tiền gửi và Thông tư số 03/2006/TT- NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2006 thay thế cho Thông tư số 03/2000/TT- NHNN;

7. Thông tư số 12/2003/TT- NHNN ngày 13 tháng 12 năm 2003 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 03/ TT- NHNN ngày 16 tháng 03 năm 2000 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/ 1999/NĐ- CP ngày 01 tháng 09 năm 1999 về bảo hiểm tiền gửi;

8. Quyết định số 215/1998/QĐ- NHNN ngày 26 tháng 03 năm 1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế kiểm soát tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam;

9. Quyết định số 218/1999/QĐ- TTg ngày 09 tháng 11 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

10. Quyết định số 75/2000/QĐ- TTg ngày 28 tháng 06 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

11. Quyết định số 145/2000/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

12. Quyết định số 1077/2001/QĐ- NHNN ngày 27 tháng 08 năm 2001 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi Thông tư số 03/2000/TT- NHNN ngày 16 tháng 03 năm 2000 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/1999/NĐ- CP ngày 01 tháng 09 năm 1999 về bảo hiểm tiền gửi;

13. Quyết định số 615/2003/QĐ- NHNN ngày 16 tháng 06 năm 2003 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân và việc thanh lý quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước;

14. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam;

II Giáo trình, Tạp chí và các tài liệu tham khảo khác.

15. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam- Chiến lược phát triển giai đoạn 2007- 2010 và định hướng đến năm 2020;

16. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam- Báo cáo tổng kết sau 5 năm thành lập và hoạt động;

17. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam- Báo cáo tổng kết hoạt động thường niên năm 2005 và 2006;

18. Carl Johan Lindgren và Gilian Garcia- Quỹ tiền tệ quốc tế về bảo hiểm tiền gửi và quản lý khủng hoảng;

19. Choi J.B- Cơ cấu của những hệ thống bảo hiểm tiền gửi ở Châu Á;

20. Carisano- Deposit insurance: Theory, policy and evidence (1992);

21. TS. Đinh Sỹ Dũng- Khái niệm tiền gửi cá nhân được bảo hiểm nhìn dưới phương diện pháp lý- Tham luận tại hội thảo khoa học về chủ đề Đối tượng tiền gửi được bảo hiểm- Tháng 10 năm 2004;

22. TS. Đinh Sỹ Dũng- Bảo hiểm tiền gửi và vấn đề an toàn tín dụng- Tạp chí Luật học 2003;

23. Federal Deposit Insurance Coporation (1998), A Brief History of Deposit Insurance in the United States;

24. Garci G.G.H- Để có một hệ thống bảo hiểm tiền gửi Ngân hàng hoạt động có hiệu quả (2001);

25- Học viện tài chính- Giáo trình bảo hiểm- Nhà xuất bản tài chính;

26. TS. Nguyễn Như Minh- Vai trò của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đối với nền kinh tế- Tạp chí Ngân hàng- Số 1+2 năm 2006;

27. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- Đề án thành lập công ty bảo hiểm tiền gửi Việt Nam- 1999;

28. ThS. Lê Việt Nga- Về xây dựng chính sách tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống bảo hiểm tiền gửi- Tạp chí Ngân hàng- Số 3 năm 2005;

29. Laven L. Cơ chế vận hành của bảo hiểm tiền gửi, WB (2002);

30. Luật bảo hiểm tiền gửi của Mỹ;

31. Luật bảo vệ người gửi tiền Hàn Quốc;

32. Kunt và Sobaci- Khảo sát hoạt động bảo hiểm tiền gửi của một số nước trên thế giới, do Ngân hàng thế giới tổ chức;

33. Nguyễn Thị Kim Oanh- Các giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tiền gửi Việt Nam- Luận án Tiến sỹ kinh tế- Học viện ngân hàng 2004;

34. TS. Nguyễn Thị Kim Oanh- Vấn đề tiền được bảo hiểm- tạp chí Ngân hàng- Số 5 năm 2005;

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2023