công ty nữa được thành lập là Công ty bảo hiểm quốc tế Mỹ (AIA). Năm
2005, có 3 công ty BHNT được thành lập.
Bảng 2.4: Các doanh nghiệp BHNT đang hoạt động ở Việt Nam (2005) [20]
Tên doanh nghiệp | Năm triển khai | Xuất xứ | Hình thức sở hữu | Vốn điều lệ ban đầu | Vốn điều lệ 2005 | |
1 |
Việt Nam (Bảo Việt) | 1996 | Việt Nam | Nhà nước | 779 tỷ VNĐ | 1.500 tỷ đ |
2 | Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) | 1999 | Canada | 100% vốn nước ngoài | 5 triệu USD | 10 triệu USD |
3 | Công ty TNHH BHNT Bảo Minh – CMG | 1999 | Việt Nam và úc | Liên doanh | 2 triệu USD | 10 triệu USD |
4 | Công ty TNHH BHNT Prudential Việt Nam | 1999 | Anh | 100% vốn nước ngoài | 14 triệu USD | 75 triệu USD |
5 | Công ty TNHH BHNT quốc tế Mỹ(AIA) | 2000 | Mỹ | 100% vốn nước ngoài | 5 triệu USD | 25 triệu USD |
6 | Công ty TNHH BHNT ACE | 2005 | Mỹ | 100% vốn nước ngoài | 20 triệu USD | |
7 | Công ty TNHH BHNT Prevoir | 2005 | Pháp | 100% vốn nước ngoài | 10 triệu USD | |
8 | Công ty TNHH bảo hiểm New York Life | 2005 | Mỹ | 100% vốn nước ngoài | 10 triệu USD |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Hợp Đồng Bhnt Có Hiệu Lực Ở Mỹ, Giai Đoạn 1900-1993 [10]
- Tình Hình Khai Thác Mới Ở Thị Trường Bhnt Hàn Quốc, Giai Đoạn 1996-2000 [18]
- Gdp Và Tốc Độ Tăng Trưởng Gdp Giai Đoạn 1994-2005 (Theo Giá
- Thị Phần Các Các Công Ty Bhnt Theo Doanh Thu Phí Các Hợp Đồng Còn Hiệu Lực Năm 2004 Và Năm 2005 [20]
- Năng Lực Hoạt Động Của Các Công Ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Trên Thị Trường Còn Một Số Hạn Chế
- Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Phát Triển Thị Trường Bhnt Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Có thể nói thị trường BHNT Việt Nam đã có mặt đầy đủ các công ty BHNT hàng đầu đại diện cho các nước có thị trường BHNT phát triển nhất thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Canada, úc.
2.3.1.2. Doanh thu phí bảo hiểm
Trong những năm qua doanh thu phí BHNT luôn đạt được tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt vào những năm đầu mới triển khai.
Bảng 2.5: Doanh thu phí bảo hiểm của thị trường BHNT (Tính theo giá
thực tế) [2]
1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | |
Doanh thu phí (tỷ đồng) | 1 | 11 | 203 | 485 | 1.290 | 2.778 | 4.368 | 6.575 | 7.711 | 8.023 |
Tốc độ tăng trưởng (%) | - | 1000 | 1.745 | 139 | 166 | 115 | 57 | 50 | 17 | 4,05 |
0,00035 | 0,01 | 0,0 6 | 0,12 | 0,29 | 0,56 | 0,81 | 1,09 | 1,07 | 1,04 |
Số liệu bảng 2.5 cho thấy, năm 1996 khi Bảo Việt mới bắt đầu triển khai BHNT, doanh thu phí mới chỉ đạt xấp xỉ một tỷ đồng, đến năm 1997 con số này là 11 tỷ đồng, tăng 1000% so với năm 1996. Đặc biệt năm 1998, phí bảo hiểm toàn thị trường đạt tốc độ tăng cao nhất là 1.745% so với năm trước. Thực tế này khẳng định việc triển khai BHNT trên thị trường Việt Nam của Bảo Việt là đúng đắn. Năm 2000, do có sự tham gia trên thị trường của 4 công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài là Manulife, Bảo Minh-CMG, Prudential và AIA, doanh thu phí toàn thị trường đạt 1.290 tỷ đồng, tăng 166% so với năm trước. Ngoài ra, đóng góp doanh thu phí của thị trường BHNT vào GDP Việt Nam cũng tăng qua các năm. Nếu như năm 1996 tỷ trọng đóng góp này là 0,00035% thì đến năm 2005 là 1,04%. Nếu so sánh về mặt số tương đối thì con số này không phải là lớn, nhưng nếu xét về số tuyệt đối thì mức tăng này là khá lớn vì nó được tính so với GDP của một nước.
Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường BHNT Việt Nam trong thời gian qua đã làm tăng vị thế của ngành bảo hiểm, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước. Điều này được thể hiện qua số lượng hợp đồng bảo hiểm và số tiền bảo hiểm đã được ký kết, số lượng công ăn việc làm đã được tạo ra, nguồn vốn đầu tư thị trường BHNT cung cấp cho nền kinh tế…
2.3.1.3. Số lượng hợp đồng bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và chi trả bảo hiểm Thời gian qua, một số lượng lớn hợp đồng BHNT đã được ký kết với những hợp đồng có số tiền bảo hiểm lên tới hàng tỷ đồng. Rõ ràng đây là công cụ hữu hiệu được người dân lựa chọn để đối phó với những khó khăn tài chính do rủi ro gây nên, hoặc tiết kiệm để dành cho những dự tính quan trọng trong tương lai như tạo vốn làm ăn, cho con học hành, sinh sống tuổi già… Năm 1996, khi Bảo Việt mới triển khai thí điểm BHNT tại một số tỉnh thành, kết quả đạt được dừng lại ở những con số rất khiêm tốn: Khai thác được 1.200 hợp đồng bảo hiểm với tổng doanh thu phí xấp xỉ một tỉ đồng. Nhưng ngay sau đó một năm, số lượng hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực đến cuối năm 1997
đã là gần 1,6 triệu hợp đồng với số tiền bảo hiểm gần 1.300 tỷ đồng. Từ bảng số liệu 2.6 cho thấy, nhìn chung số hợp đồng bảo hiểm, số tiền bảo hiểm của các nghiệp vụ BHNT năm 2005 đều tăng so với năm 2004. Tuy nhiên, có 2 nghiệp vụ bảo hiểm đó là bảo hiểm trọn đời và bảo hiểm sinh kỳ có số hợp đồng và số tiền bảo hiểm bị giảm. Cụ thể, tổng số hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực đã lên 1.484 nghìn hợp đồng, tổng số tiền bảo hiểm tăng lên tương ứng là 28.720 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu người dân tham gia loại hình bảo hiểm hỗn hợp, vừa có tính tiết kiệm như một khoản tiền để dành, vừa có tính rủi ro giúp người dân khắc phục khó khăn khi gặp rủi ro. Điều này càng thể hiện BHNT ngày càng có xu hướng phát triển.
Bảng 2.6: Số lượng hợp đồng và STBH có hiệu lực năm 2004 và 2005 [20]
2004 | 2005 | Lượng tăng giảm tuyệt đối | ||||
Số HĐ (nghìn) | STBH (tỷ đồng) | Số HĐ (nghìn) | STBH (tỷ đồng) | Số HĐ (nghìn) | STBH (tỷ đồng) | |
1. Bảo hiểm trọn đời | 66 | 3.991 | 61 | 3.722 | -5 | -269 |
2. Bảo hiểm sinh kỳ | 4 | 119 | 3 | 105 | -1 | -14 |
3. Bảo hiểm tử kỳ | 93 | 3.678 | 125 | 5.144 | +32 | +1466 |
4. Bảo hiểm hỗn hợp | 3.316 | 86.047 | 3.478 | 92.941 | +162 | +6894 |
5. Bảo hiểm trả tiền | 12 | 61 | 1.298 | 20.703 | +1286 | +20642 |
định kỳ | ||||||
Tổng số | 3.491 | 93.896 | 4.975 | 122.616 | +1.484 | +28.720 |
Kết quả của việc tham gia bảo hiểm trên, thông qua hoạt động chi trả tiền bảo hiểm, thời gian qua các công ty BHNT đã đóng vai trò tích cực trong việc ổn định kinh tế-xã hội và đời sống cho người dân. Tính đến cuối năm 2001, các công ty chi trả quyền lợi bảo hiểm cho gần 12.000 hợp đồng BHNT với tổng số tiền gần 400 tỷ đồng. Đây cũng là thời điểm thị trường BHNT Việt Nam chi trả bảo hiểm cho các hợp đồng đáo hạn đầu tiên. Sau hơn 5 năm bắt đầu triển khai BHNT, năm 2001 Bảo Việt đã chi trả số tiền
lên tới 108 tỷ đồng, trong đó cho 400 khách hàng đầu tiên đã nhận tiền bảo hiểm khi kết thúc tốt đẹp thời hạn hợp đồng bảo hiểm, và 2.200 khách hàng nhận được quyền lợi bảo hiểm có liên quan đến rủi ro. Đến năm 2004 và 2005 (Bảng 2.7), số tiền chi trả bảo hiểm gốc đã lên tới trên 813 tỷ đồng và
1.354 tỷ đồng, bao gồm cho cả hai trường hợp: đáo hạn hợp đồng và hợp đồng gặp rủi ro. Ngoài ra, nếu tính thêm cả số tiền hoàn trả do hợp đồng hủy trước thời hạn (chỉ có tính tiết kiệm), tổng số tiền chi trả trong năm 2004 và 2005 tương ứng là 1.388 tỷ đồng và 2.120 tỷ đồng. Trong các nhóm sản phẩm, chi trả tiền cho nhóm bảo hiểm hỗn hợp là chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 90%). Bởi vì đây là nhóm sản phẩm có số lượng người tham gia bảo hiểm và STBH lớn nhất.
Bảng 2.7: Tình hình trả tiền bảo hiểm năm 2004-2005 [20]
Đơn vị: Triệu đồng
Trả tiền BH gốc | Giá trị hoàn lại | Tổng số tiền chi trả | ||||
2004 | 2005 | 2004 | 2005 | 2004 | 2005 | |
1. Bảo hiểm trọn đời | 5.523 | 16.894 | 16.771 | 8.228 | 22.294 | 25.122 |
2. Bảo hiểm sinh kỳ | 3 | 106 | 3 | 1.006 | 6 | 1.112 |
3. Bảo hiểm tử kỳ | 3.592 | 9.448 | 0 | 2 | 3.592 | 9.450 |
4. Bảo hiểm hỗn hợp | 803.260 | 1.317.567 | 488.533 | 700.090 | 1.291.793 | 2.017.657 |
5. Bảo hiểm trả tiền | 439 | 10.137 | 69.590 | 56.586 | 70.029 | 66.723 |
định kỳ | ||||||
Tổng | 812.817 | 1.354.152 | 574.897 | 765.912 | 1.387.714 | 2.120.064 |
2.3.1.4. Giá trị đầu tư trở lại nền kinh tế
Với chức năng tập trung những khoản tiền nhỏ nhàn rỗi trong dân cư thông qua phí bảo hiểm, BHNT đã hình thành một quỹ đầu tư lớn, cung cấp vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn, phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần phát triển kinh tế xã hội. So với ngành ngân hàng, BHNT Việt Nam tuy mới có thời gian hoạt
động còn rất ngắn nhưng đã thực sự trở thành một kênh huy động và phân phối vốn rất hữu hiệu cho nền kinh tế. Với gía trị tài sản quản lý được tích luỹ dưới hình thức dự phòng ngày càng lớn cho phép các doanh nghiệp BHNT thực hiện các khoản đầu tư lớn dưới các hình thức như góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu, cho vay, tham gia các dự án đầu tư, mua tín phiếu, trái phiếu kho bạc nhà nước, gửi tiết kiệm ngân hàng ... Những năm qua các công ty BHNT đã tham gia vào rất nhiều dự án đầu tư, là cổ đông lớn trong nhiều công ty cổ phần đồng thời cũng là thành viên thường xuyên trong các cuộc đấu thầu tín phiếu, trái phiếu kho bạc và cũng là " người chơi lớn" trên thị trường chứng khoán. Gía trị đầu tư thực tế trở lại nền kinh tế của thị trường BHNT cũng không ngừng tăng lên. Năm 1996, khi Bảo Việt mới triển khai BHNT, giá trị đầu tư thực tế của toàn thị trường mới chỉ đạt 0,7 tỷ đồng, thì đến năm 2005 con số này là 9.442 tỷ đồng.
2.3.2. Thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam được hình thành với đầy đủ các yếu tố cấu thành
2.3.2.1. Tăng số lượng và quy mô các công ty bảo hiểm hoạt động
trên thị trường, xóa bỏ sự độc quyền của Bảo Việt
Trước năm 1993, thị trường BHNT rơi vào tình trạng “vạn người mua, một người bán”, do chỉ có mình Bảo Việt độc quyền kinh doanh. Chính vì vậy không thể coi đây là một thị trường với đầy đủ ý nghĩa của nó. Việc nhanh chóng mở cửa và cho phép các công ty BHNT có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động ở Việt Nam đã tạo ra một thị trường bảo hiểm thực sự: Đến cuối năm 2005, đã có 8 nhà cung cấp dịch vụ BHNT phục vụ các nhu cầu khác nhau của khách hàng (Bảng 2.4), xóa bỏ sự độc quyền của Bảo Việt. Trừ Bảo Việt Nhân Thọ là doanh nghiệp Nhà nước, tất cả các công ty còn lại đều là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có uy tín, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực BHNT.
Thị trường BHNT thời gian qua không chỉ gia tăng về số lượng các
công ty bảo hiểm mà còn gia tăng về năng lực tài chính thông qua việc tăng
vốn điều lệ và tăng giá trị quỹ dự phòng nghiệp vụ (DPNV). So với số vốn ban đầu là 779 tỷ đồng, đến nay vốn của Bảo Việt Nhân Thọ đã là 1.500 tỷ đồng. Manulife tăng từ 5 triệu USD lên 10 triệu USD, Bảo Minh- CMG tăng từ 2 triệu lên 10 triệu USD, AIA tăng từ 5 triệu USD lên 25 triệu USD. Đặc biệt Prudential, do nhận thức được rõ tiềm năng của thị trường BHNT Việt Nam, đã tăng vốn ban đầu từ 14 triệu USD lên 75 triệu USD. Điều này cho thấy rằng, năng lực tài chính của các doanh nghiệp đã được tăng lên, đảm bảo cho việc mở rộng khả năng khai thác ký kết hợp đồng mới.
Nhằm đảm bảo được khả năng chi trả cho các hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết, giá trị các quỹ DPNV của thị trường BHNT cũng tăng không ngừng cùng với tăng phí bảo hiểm. Số liệu (bảng 2.8) cho thấy đến năm 2005, DPNV toàn thị trường đã là 20.383 tỷ đồng, đáp ứng yêu cầu về khả năng thanh toán khi xảy ra sự kiện bảo hiểm cho khách hàng.
Bảng 2.8: Giá trị quỹ DPNV của thị trường BHNT (theo giá thực tế) [2]
Đơn vị: Tỷ đồng
1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | |
DPNV | 0,7 | 15 | 178 | 582 | 1.654 | 4.000 | 7.300 | 10.809 | 15.798 | 20.383 |
2.3.2.2. Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam cạnh tranh quyết liệt, thúc đẩy việc hoàn thiện sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ và tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng
Từ chỗ trên thị trường chỉ có một công ty BHNT duy nhất là Bảo Việt vào năm 1996, thì đến năm 2005 thị trường BHNT Việt Nam đã có 8 công ty. Chính điều này đã tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường BHNT. Đặc biệt, khi thị trường có tới 7 công ty là các nhà đầu tư nước ngoài và Bảo Việt là Công ty bảo hiểm lớn nhất trong nước. Đây đều là những “người chơi lớn”, có kinh nghiệm, có năng lực tài chính hùng mạnh. Để thu hút khách hàng và
chiếm thị phần, các doanh nghiệp bảo hiểm đã tìm mọi biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục khách hàng.
Với hai sản phẩm bảo hiểm khi Bảo Việt bắt đầu triển khai BHNT (tháng 8 năm 1996), đến nay thị trường BHNT Việt Nam đã có hàng chục sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của người dân. Trên thị trường có sự hiện diện của tất cả các loại sản phẩm BHNT truyền thống như: hỗn hợp, sinh kỳ, tử kỳ, trọn đời, hưu trí, các sản phẩm cách tân, đồng thời nhiều sản phẩm bổ trợ cũng đã có mặt.
Cách thức cung cấp sản phẩm cũng được đa dạng hóa theo nhiều cách cho phù hợp với điều kiện của khách hàng: có những sản phẩm bán theo nhóm, có sản phẩm chọn gói, hoặc những sản phẩm trả tiền đơn lẻ theo từng sự kiện bảo hiểm. Có những sản phẩm có STBH cố định, cũng có những sản phẩm có STBH tăng dần. Có những sản phẩm thu phí một lần, nhưng cũng có những sản phẩm thu phí định kỳ theo tháng quý hoặc năm.
Một trong những biện pháp được các công ty bảo hiểm chú trọng nhằm đẩy mạnh khai thác bảo hiểm đó là thiết kế những sản phẩm mới bổ sung hoàn thiện cho các sản phẩm đang có. Ví dụ, năm 2004 có 15 sản phẩm mới được đưa ra thị trường (bao gồm cả sản phẩm chính và bổ trợ). Trong đó, có 8 sản phẩm là của Prudential, 3 sản phẩm của AIA, 2 sản phẩm của Bảo Việt Nhân Thọ, Manulife và Bảo Minh-CMG mỗi công ty một sản phẩm. Các công ty đưa ra các sản phẩm mới đều dựa trên những phân đoạn thị trường phù hợp với chính sách của công ty. Nếu như Prudential có sản phẩm Phú an khang trọn đời và AIA có sản phẩm Bảo gia hưu trí là những sản phẩm được thiết kế nhằm đảm bảo tài chính cho khách hàng khi về già, thì Bảo Minh-CMG lại có sản phẩm Bảo hiểm phụ nữ toàn diện với mục đích bảo hiểm và chăm sóc sắc đẹp cho nữ giới. Các sản phẩm mới đã ngành càng phong phú thêm danh mục các sản phẩm bảo hiểm trên thị trường, và khách hàng ngành càng có điều kiện để lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất và tốt nhất.
Hiện nay, các sản phẩm BHNT trên thị trường được xếp vào một trong 5 nhóm: Bảo hiểm trọn đời, Bảo hiểm sinh kỳ, Bảo hiểm tử kỳ, Bảo hiểm hỗn hợp, Bảo hiểm trả tiền định kỳ. Số liệu bảng 2.9 cho thấy, trong hai năm 2004 và 2005, nhóm sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp luôn chiếm tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm chủ yếu, trên dưới 94%. Thực tế này cho thấy đặc tính tiêu dùng trên thị trường BHNT hiện nay là các sản phẩm có mang cả tính tiết kiệm và tính rủi ro.
Bảng 2.9: Tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm theo nghiệp vụ năm 2004
và 2005 [20]
2004 | 2005 | |||
Doanh thu (tỷ đồng) | Tỷ trọng (%) | Doanh thu (tỷ đồng) | Tỷ trọng (%) | |
1. Bảo hiểm trọn đời | 126 | 1,68 | 109 | 1,36 |
2. Bảo hiểm sinh kỳ | 52 | 0,69 | 6 | 0,08 |
3. Bảo hiểm tử kỳ | 72 | 0,96 | 87 | 1,08 |
4. Bảo hiểm hỗn hợp | 7176 | 95,63 | 7505 | 93,99 |
5. Bảo hiểm trả tiền định kỳ | 78 | 1,04 | 279 | 3,49 |
Tổng | 7.504 | 100 | 7.985 | 100 |
Do không còn tình trạng hoạt động độc quyền, các công ty BHNT đã chú trọng đến việc đổi mới và nâng cao chất lượng phương thức phục vụ, chăm sóc khách hàng, giải quyết quyền lợi bảo hiểm nhanh chóng, đầy đủ theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm giữa công ty và người tham gia bảo hiểm. Công tác dịch vụ khách hàng đặc biệt có ý nghĩa trong kinh doanh bảo hiểm khi mà sản phẩm bảo hiểm có tính “không định hình” và là sản phẩm “không mong đợi”. Xác định con người là nhân tố quyết định đến chất lượng dịch vụ, các công ty bảo hiểm đã nhanh chóng có chính sách đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ kinh doanh, trong đó chú trọng đào tạo về quản lý doanh nghiệp, quản lý tài chính, các chương trình đào tạo