Dạy học dựa vào tương tác trong đào tạo giáo viên tiểu học trình độ Đại học - 8


kiểu dạy học khác nhau trong quá trình dạy học, chúng tôi tiến hành điều tra giảng viên theo các câu hỏi từ 4 đến 8 trong phiếu điều tra giảng viên [XT, PL1, tr1-4]. Kết quả thu được về vấn đề này cụ thể như sau:

* Các biện pháp, kĩ thuật thường sử dụng đối với kiểu phương pháp dạy học

thông báo - thu nhận

Bảng 1.4: Các biện pháp, kĩ thuật thường sử dụng đối với kiểu phương pháp dạy học thông báo - thu nhận

Các biện pháp và kĩ thuật được sử dụng để tăng cường TT và nâng cao hiệu quả dạy học

Số người

lựa chọn

Tỉ lệ

phần trăm

4a. Thuyết trình nêu vấn đề

23

21,30%

4b. Kết hợp thông báo nội dung kiến thức với hỏi đáp

18

16,67%

4c. Tăng cường sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ để

giao tiếp với sinh viên

15

13,89%

4d. Phối hợp thông báo bằng lời với việc sử dụng các

phương tiện kĩ thuật công nghệ hiện đại

31

28,70%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Dạy học dựa vào tương tác trong đào tạo giáo viên tiểu học trình độ Đại học - 8

Từ bảng thống kê trên chúng tôi có nhận xét như sau: Đa số các biện pháp và kĩ thuật dạy học để tăng cường tương tác khi sử dụng kiểu PPDH thông báo - thu nhận đưa ra để khảo sát đều có giảng viên sử dụng. Tuy nhiên tỉ lệ ấy là chưa nhiều (dao động trong khoảng 13,89% đến 28,70%). Điều này chứng tỏ mức độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên nói riêng, giữa các thành tố của hoạt động dạy học nói chung trong quá trình sử dụng các PPDH theo kiểu thông báo kiến thức như: thuyết trình, giảng giải, truyền đạt… là chưa cao. Do đó tính hiệu quả trong dạy học theo kiểu phương pháp này còn nhiều hạn chế. Kết quả thống kê trên đây cũng p hản ánh đúng với thực tế những gì chúng tôi trực tiếp quan sát được thông qua việc dự giờ, thăm lớp của đồng nghiệp và trao đổi, phỏng vấn giảng viên. Có thể nói đây là kiểu PPDH mà tlệ giảng viên sử dụng nhiều nhất và khi sử dụng chúng thì thường áp dụng theo mô hình truyền thống , đó là trình bày bằng lời nói toàn bộ văn bản phản ánh nội dung học vấn. Trong quá trình thông báo kiến thức ít đặt các câu hỏi để thăm dò, chuẩn đoán việc nắm bài của sinh viên, và thường trình bày suông mà không có bất kì phương tiện trực quan hỗ trợ nào.

* Các biện pháp, kĩ thuật thường sử dụng đối với kiểu phương pháp dạy học

làm mẫu - thực hành


Bảng 1.5: Các biện pháp, kĩ thuật thường sử dụng đối với kiểu phương pháp dạy học làm mẫu - thực hành

Các biện pháp và kĩ thuật được sử dụng để tăng cường TT và nâng cao hiệu quả dạy học

Số người

lựa chọn

Tỉ lệ

phần trăm

5a. Tổ chức trao đổi với sinh viên về những mẫu kĩ

năng, hành vi cần luyện tập

5

4,63%

5b. Kết hợp giữa trình diễn mẫu hành động, kĩ năng

với đàm thoại ngắn

17

15,74%

5c. Phối hợp sử dụng các phương tiện, kĩ thuật dạy

học hiện đại trong trình diễn mẫu

41

37,96%

5d. Tăng cường kiểm tra và hiệu chỉnh từng phần

14

12,96%

Từ bảng thống kê trên chúng tôi có nhận xét như sau: khi sử dụng kiểu PPDH làm mẫu - thực hành giảng viên bước đầu chú ý đến các kĩ thuật, biện pháp để tăng cường t ương tác giữa người học với môi trường (chẳng hạn, kĩ thuật 5c có 38% giảng viên được hỏi thường sử dụng). Còn các kĩ thuật để tăng cường tương tác giữa người dạy với người học, giữa người học với nhau khi sử dụng kiểu PPDH này chưa được giảng viên thực sự quan tâm áp dụng (dao động trong khoảng 4,63% đến 15,74%). Nhìn chung, tỉ lệ giảng viên sử dụng các kĩ thuật để tăng cường tương tác trong nhóm PPDH này chưa cao. Do đó, tính hiệu quả trong quá trình hình thành các kĩ năng, hành vi cho sinh viên trên thực tế chưa được như mo ng muốn.

* Các biện pháp, kĩ thuật thường sử dụng đối với kiểu phương pháp dạy học

kiến tạo - tìm tòi

Bảng 1.6: Các biện pháp, kĩ thuật thường sử dụng đối với kiểu phương pháp dạy học kiến tạo - tìm tòi

Các biện pháp và kĩ thuật được sử dụng để tăng

cường TT và nâng cao hiệu quả dạy học

Số người

lựa chọn

Tỉ lệ

phần trăm

6a. Công khai mục tiêu dạy học đối với sinh viên

12

11,11%

6b. Tạo cơ hội để sinh viên được tham gia xác định

mục tiêu học tập và lập kế hoạch tìm tòi khám phá

5

4,63%

6c. Chuẩn bị tốt nguồn học liệu, phương tiện học tập

và có những chỉ dẫn hợp lí cho sinh viên

56

51,85%

6d. Thường xuyên động viên, hiệu chỉnh kết quả tìm

tòi của sinh viên

24

22,22%


Từ bảng thống kê trên chúng tôi có nhận xét như sau: các biện pháp 6a, 6b hướng tới mục tiêu dân chủ hóa trong nhà trường, tạo cơ hội để người học được chủ động nhiều hơn, định hướng nhiều hơn trong quá trình học tập của họ ít được giảng viên quan tâm sử dụng. Xét từ góc độ tâm lí học nhân văn thì dạy học như vậy chư a thực sự hướng tới đáp ứng nhu cầu của người học. Do đó, những hạn chế này làm giảm tính tương tác giữa người học với các chủ thể khác, đồng thời giảm động cơ học tập của người học, giảm tính hiệu quả trong dạy học.

Bên cạnh đó, kĩ thuật 6d có chức năng củng cố về mặt nhận thức và tinh thần học tập của người học cũng ít được giảng viên chú tâm sử dụng . Đây cũng là một hạn chế cần được khắc phục trong thực tiễn dạy học ngày nay.

Nhìn chung, khi sử dụng kiểu PPDH kiến tạo - tìm tòi trong dạy học, giảng viên thường hoạch định khá rõ ràng quy trình làm việc và chuẩn bị, hoặc giới thiệu đầy đủ phương tiên kĩ thuật, học liệu cần thiết , có những chỉ dẫn làm việc hợp lí (6c chiếm tỉ lệ 51,85%). Trong khi đó, ít quan tâm tới mục tiêu, nhu cầu thực sự của họ trong học tập. Chưa có những động viên khích lệ thỏa đáng quá trình tìm tòi khám phá của sinh viên.

* Các biện pháp, kĩ thuật thường sử dụng đối với kiểu phương pháp dạy học

khuyến khích - tham gia

Bảng 1.7: Các biện pháp, kĩ thuật thường sử dụng đối với kiểu phương pháp dạy học khuyến khích - tham gia

Các biện pháp và kĩ thuật được sử dụng để tăng

cường TT và nâng cao hiệu quả dạy học

Số người

lựa chọn

Tỉ lệ

phần trăm

7a. Tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở trong lớp học

28

25,93%

7b. Sinh viên được tôn trọng và có nghĩa vụ tôn trọng

người khác


55


50,93%

7c. Giảng viên không áp đặt quan điểm của mình cho

sinh viên


25


23,15%

7d. Kết quả học tập của nhóm được đánh giá và tính

đều cho các thành viên trong nhóm


38


35,19%

Từ bảng thống kê trên ta nhận thấy biện pháp 7a chưa thực sự được giảng viên quan tâm áp dụng (chỉ có 25,93% giảng viên thường xuyên áp dụng). Đây thực chất là việc tạo dựng môi trường tâm lí thuận lợi để sinh viên học tập hiệu quả bằng


trao đổi, chia sẻ khi học tập theo kiểu PPDH này. Tương tự, biện pháp 7c va 7d tỉ lệ giảng viên thường xuyên áp dụng trong giảng dạy cũng còn hạn chế. Do đó, chưa thực sự tạo ra mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên trong nhóm cũng như giữa người dạy và người học. Chưa khuyến khích được sự tự do trao đổi , chia sẻ ở người học và hệ quả thường là chất lượng dạy học theo kiểu này chưa cao.

Thực tế dạy học ngày nay nói chung cho thấy, khi giảng viên sử dụng kiểu PPDH này trong dạy học thường giao nhiệm vụ để các nhóm sinh viên tự do trao đổi mà không hoặc hi ếm khi sử dụng một biện pháp hay kĩ thuật nào để khuyến khích, động viên và kiểm soát hoạt động của họ. Việc thả nổi trong thảo luận tất nhiên không bao giờ đem đến một kết cục tốt cho cả người học và người dạy.

* Các biện pháp, kĩ thuật thường sử dụng đối với kiểu phương pháp dạy học

tình huống - nghiên cứu

Bảng 1.8: Các biện pháp, kĩ thuật thường sử dụng đối với kiểu phương pháp dạy học tình huống - nghiên cứu

Các biện pháp và kĩ thuật được sử dụng để tăng

ờng TT và nâng cao hiệu quả dạy học

Số người

lựa chọn

Tỉ lệ

phần trăm

8a. Tình huống dạy học được thiết kế công phu, gắn với

thực tiễn và có liên hệ tới kinh nghiệm nền tảng của sinh

viên


45


41,67%

8b. Sinh viên được nghiên cứu, giải quyết vấn đề theo

nhóm

16

14,81%

8c. Nguồn học liệu phong phú

80

74,07%

8d. Giảng viên sẵn sàng giúp đỡ khi sinh viên có nhu cầu

69

63,89%

Trong điều tra về các PPDH giảng viên thường sử dụng trên cho thấy tỉ lệ người sử dụng kiểu PPDH dựa vào vấn đề không nhiều (chỉ có 25%), trong khi PPDH dựa vào vấn đề lẽ ra phải được sử dụng nhiều trong giáo dục nhà trường mà nhất là ở bậc đại học. Có lẽ cũng chính vì thế mà nếu ai sử dụng PPDH này cũng đều rất thận trọng và nắm các biện pháp, kĩ thuật dạy học của nó khá bài bản. B ảng thống kê trên cho thấy các biện pháp và kĩ thuật giảng viên sử dụng để tăng cường tương tác và nâng cao hiệu quả dạy học hầu hết được áp dụng khá phổ biến (8a đạt 41,67%, 8c đạt 74,07%, 8d đạt 63,89%). Tuy nhiên, thực tế đạo tạo GVTH nói riêng và dạy học nhà trường nói chung đòi hỏi nhiều hơn th ế. Kiểu PPDH này cần phải được giảng viên nắm vững hơn và được sử dụng phổ biến hơn nữa trong nhà trường hiện đại. Hơn thế, cần phải tìm ra những đường hướng mới để ngày càng phát triển kiểu PPDH vốn rất tiềm năng này trong giáo dục hiện nay.


- Thực trạng thiết kế kế hoạch dạy học

Bảng 1.9: Tiến hành các hoạt động trong quá trình thiết kế dạy học


Các hoạt động trong quá trình thiết kế dạy học

Số người

lựa chọn

Tỉ lệ

phần trăm

9a. Phân tích chương trình, nội dung dạy học

104

96,30%

9b. Tìm hiểu về đặc điểm của sinh viên

14

12,96%

9c. Thiết kế mục tiêu dạy học

64

59,26%

9d. Thiết kế nội dung dạy học

94

87,04%

9e. Thiết kế PPDH

45

41,67%

9f. Thiết kế hoạt động học tập của sinh viên

73

67,59%

Từ bảng thống kê trên cho thấy đa số giảng viên thực hiện đầy đủ các hoạt động chính trong quá trình thiết kế dạy học hay nói khác đi là lập kế hoạch dạy học. Những hoạt động quan trọng như phân tích chương trình, nội dung dạy học, thiết kế mục tiêu dạy học, thiết kế nội dung dạy học, thiết kế hoạt động học tập của sinh viên đều có tỉ lệ giảng viên thực hiện khá cao (từ 59,26% đến 96,30%). Tuy nhiên, một số hoạt động cũng không thể bỏ qua khi bàn đến chuyện thiết kế dạy học là tìm hiểu về đặc điểm người học, thiết kế PPDH thì lại có tỉ lệ giảng viên thực hiện thấp (9b đạt 12,96%, 9e đạt 41,67%).

Bên cạnh đó, khi trao đổi với giảng viên và xem những sản phẩm thiết kế cụ thể chúng tôi nhận thấy mỗi hoạt động giảng viên thực hiện chưa thể hiện được mối liên hệ nhất định giữa người học , người dạy và môi trườ ng mà cụ thể là nội dung dạy học. Đa phần chúng vẫn được tiến hành một cách bài bản xơ cứng theo kiểu truyền thống, ít thể hiện được mối quan hệ tương tác trên bản kế hoạch, hay ít ra để người đọc cũng hình dung được đôi chút về các mối quan hệ tương tác ấy.

- Thực trạng thiết kế phương pháp dạy học

Bảng 1.10: Căn cứ để thiết kế phương pháp dạy học


Căn cứ để thiết kế PPDH

Số người

lựa chọn

Tỉ lệ

phần trăm

10a. Khả năng thực hiện của bản thân

102

94,44%

10b. Khả năng, sở trường của sinh viên

24

22,22%

10c. Nội dung dạy học cụ thể

105

97,22%

10d. Điều kiện, phương tiện dạy học.

79

73,15%


Nếu chúng ta quan niệm: PPDH là cách thức người dạy sử dụng để gây ảnh hưởng tích cực lên người học và hoạt động học tập của họ, thì lẽ đương nhiên khi thiết kế PPDH phải dựa vào chính người học mới đúng. Tuy vậy, từ thống kê trên cho thấy, có rất ít giảng viên được hỏi quan tâm đến người học khi thiết kế PPDH của mình (phương án 10b đạt 2 2,22%). Đây có lẽ cũng là hệ quả tất yếu của quan niệm truyền thống: “nội dung nào thì phương pháp ấy”. Ở đây chúng tôi không có ý phủ định quan điểm này, song để có được PPDH hiệu quả thực sự trong các học trình cụ thể thì khi thiết kế chúng phải dựa chủ yếu vào tất cả những yếu tố mà chúng tôi đưa ra khảo sát, trong đó, quan trọng nhất vẫn là căn cứ vào năng lực, sở trường, phong cách học tập của người học.

2- Thực trạng học tập của sinh viên khoa Giáo dục tiểu học ở trường Đại học Sư phạm

Để tìm hiểu thực trạng học tập của sinh viên khoa GDTH ở các trường ĐHSP, chúng tôi tiến hành điều tra sinh viên theo các câu hỏi trong Phi ếu điều tra dành cho sinh viên [XT, PL1, tr4-7]. Kết quả điều tra cụ thể như sau:

- Phương thức học tập chủ yếu của sinh viên

Bảng 1.11: Các kiểu học tập của sinh viên


Các kiểu học tập của sinh viên thường sử dụng

Số người

lựa chọn

Tỉ lệ

phần trăm

1a. Học bằng bắt chước, sao chép và ghi nhớ

527

59,95%

1b. Học bằng làm việc, tìm tòi, khám phá

571

64,96%

1c. Học bằng tham gia chia sẻ và trải nghiệm các mối

quan hệ


307


34,93%

1d. Học bằng tư duy lí trí trong những tình huống cụ thể

483

54,95%

Từ bảng thống kê trên cho thấy tỉ lệ sinh viên học bằng sao chép vẫn còn khá phổ biến (59,95%). Sinh viên học tập bằng tìm tòi, khám phá đạt tỉ lệ khá cao (64,96%). Sinh viên học bằng tư duy lí luận đ ạt tỉ lệ 54,95% - tlệ này tương đối cao so với trước đây.

Ngoài phần điều tra trực tiếp sinh viên, chúng tôi tiến hành xin ý kiến chuyên gia theo câu hỏi 1.7 [XT, PL1, tr9]. Những ý kiến thu được từ các chuyên gia có bề dày kinh nghiệm trong nghiên cứu vào đào tạo GVTH về năng lực, phong cách, sở trường học tập của sinh viên tiểu học cũng thiếu tập trung vào một kiểu cách cụ thể. Điều này chứng tỏ, ở đại học, sinh viên ngành GDTH học tập bằng nhiều kiểu khác


nhau mà không quá thiên theo một phương thức nào. Đây vừa là thuận lợi để giảng viên triển khai nhiều PPDH dạy học khác nhau (trong đó bao gồm cả những PPDH truyền thống, là thế mạnh của nhiều giảng viên và cả những PPDH hiện đại vốn rất được khuyến khích nghiên cứu và sử dụng ngày nay). Tuy nhiên nó cũng là khó khăn đối với giảng viên trong quá trình triển khai PPDH của mình. Vì nó đòi hỏi các PPDH mà người dạy sử dụng phải vừa đa dạng, phong phú, đáp ứng cho nhiều kiểu học tập khác nhau, vừa phải đơn trị để tạo ra tính hiệu quả thực sự của mỗi PPDH.

- Thực trạng về mục tiêu, động cơ học tập của sinh viên

Để tìm hiểu về mục tiêu, động cơ học tập của sinh viên ngành tiểu học, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp và xin ý kiến giảng viên theo câu hỏi số 1. 6 trong Phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia [XT, PL1, tr7-9].

Kết quả phỏng vấn trực tiếp cho thấy có đến trên 50% sinh viên được hỏi trước khi thi vào khoa GDTH ở các trường ĐHSP chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Một phần vì thiếu hiểu biết, một phần vì công ăn việc làm sau này (ở địa phương ngành tiểu học có thể xin được việc), phần còn lại chủ yếu là học vì không còn lựa chọn khác (thi ngành, kh ối khác nhưng không đỗ). Tuy nhiên một lượng không nhỏ sinh viên ngành tiểu học tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ. Họ thực sự mong mỏi được trau dồi kiến thức để được đứng trên bục giảng dạy dỗ các em nhỏ. Đó là mục tiêu, động cơ học tập dài hạn còn những mục tiêu và động cơ học tập ngắn hạn thì cũng vô cùng đa dạng phong phú. Có sinh viên được hỏi “Động cơ nào để em nỗ lực học tập môn học nào đó?” những câ u trả lời chúng tôi nhận được: học để thi qua hoặc thi lấy điểm cao của môn đang học; học để khẳng định mình với bạn bè và những người khác; học vì thấy vui khi học; học để nâng cao hiểu biết, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.

Kết quả xin ý kiến chuyên gia về vấn đề này chúng tôi nhận được cũng hết sức phong phú. Song chủ yếu tập trung vào những khía cạnh như chúng tôi phỏng vấn trực tiếp sinh viên.

Tóm lại, thực tiễn về mục tiêu và động cơ học tập của sinh viên hết sức phức tạp, cũng giống y như lí luận về động cơ học tập của người học mà người ta bàn thảo từ trước tới nay. Có những động cơ học tập là dài hạn kéo dài cả khóa học thậm chí là sau đó nữa, có những động cơ học tập là ngắn hạn trong phạm vi một môn học, thậm chí chỉ một bài hay một hoạt động học tập nào đó. Vấn đề ở đây là


giảng viên phải thâu tóm được chúng, có những hoạch định cụ thể và rõ ràng để

thực hiện những tác động hợp lí thúc đẩy người học học tập thành công.

- Thực trạng về mức độ và hiệu quả khi sinh viên tham gia các mối quan hệ tương tác

Tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến chuyên gia theo các câu hỏi 1.3, 1.4, 1.5 [XT, PL1, tr7-9] và kết quả thu được như sau:

Mối quan hệ tương tác người dạy - người học chủ yếu thể hiện ở việc người dạy và người học có những yê u cầu và thông tin phản hồi cho nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, đa số sinh viên ngại hỏi bài, ngại nêu những băn khoăn, thắc mắc với thầy. Số lượng sinh viên sẵn sàng chia sẻ những khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống với giảng viên chưa nhiều. Thự c tế này cũng không hẳn phản ánh sinh viên ít có nhu cầu chia sẻ hay kĩ năng tương tác, kĩ năng xã hội chưa tốt, mà có một phần là trách nhiệm của người dạy. Người dạy có đủ thời gian, đủ sự kiên trì và lòng nhẫn nại, đủ cởi mở, đủ sự tinh tế và xúc cảm để chia sẻ được với người học? Đó là vấn đề cần được xem xét nghiêm túc mới có thể tìm ra cách tháo gỡ hợp lí cho vấn đề được nêu ra ở đây.

Mối quan hệ tương tác người học - người học chủ yếu được thể hiện thông qua việc trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Nhìn chung, mối quan hệ này chưa thực sự tích cực và đạt được hiệu quả mong muốn. Các chuyên gia cho rằng một phần chính là do người dạy, PPDH của người dạy chưa kích hoạt được mối quan hệ tương tác này. Một phần do người học thiếu kĩ năng tương tác . Họ quá e dè, thu mình, thiếu tin tưởng ở bạn học.

Đa số giảng viên đánh giá chất lượng mối quan hệ tương tác người học - môi trường là chưa cao. Nhiều sinh viên chưa có kĩ năng đọc, chưa có kĩ năng tìm kiếm thông tin đặc biệt là tìm kiếm trên các phương tiện thông tin hiện đại như mạng internet. Kĩ năng tương tác của sinh viên với các phương tiện dạy học hiện đại còn hạn chế, chưa biết khai thác các phần mềm dạy học. Phần lớn còn lúng túng trong các tình huống học tập đòi hỏi có sự xoay sở linh hoạt.

- Thực trạng về sự ảnh hưởng của các yếu tố và kĩ thuật dạy học của giảng

viên tới hiệu quả học tập của sinh viên

Tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi đưa ra 5 câu hỏi điều tra. Trong mỗi câu hỏi, chúng tôi liệt kê những kĩ thuật dạy học chủ yếu tương ứng với một kiểu PPDH nhất định và cũng chính là tương ứng với một kiểu học tập của người học, để họ

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 23/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí