của tổ chức bảo hiểm tiền gửi nói riêng, của hệ thống Ngân hàng và cả nền kinh tế nói chung. Từ đó, đòi hỏi phải bổ sung nội dung này trong việc hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi trong giai đoạn ngày nay.
Thứ mười một: Vấn đề xác định thẩm quyền xử lý các vi phạm của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Trong quá trình hoạt động của mình, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm. Một vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát đó là khi phát hiện tổ chức tham gia bảo hiểm vi phạm thì sao?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề trên thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có biện pháp xử lý đối với những tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động Ngân hàng có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Nhìn vào quy định trên, có thể khẳng định rằng, vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam rất hạn chế. Bản thân tổ chức bảo hiểm tiền gửi khi phát hiện vi phạm của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không được áp dụng các biện pháp xử lý, thậm chí không được đề nghị biện pháp xử lý mà chỉ kiến nghị về hành vi vi phạm để Ngân hàng Nhà nước quyết định hình thức xử lý vi phạm. Quy định trên đã làm mất đi uy quyền của cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, giám sát và tất nhiên, đây cũng là một thực trạng cần được giải quyết trong việc hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
Thứ mười hai: Vấn đề xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ bảo hiểm tiền gửi. Có thể khẳng định rằng, đây là một vấn đề quan trọng của tất cả các văn bản pháp luật- với tư cách là công cụ do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh một nhóm hoặc một lĩnh vực quan hệ xã hội nhất định. Tuy nhiên, khi nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam- cụ thể là Nghị định số 89/1999/NĐ- CP; Nghị định số
109/2005/NĐ- CP; Quyết định số 218/1999/QĐ- TTg; Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg không thấy bất kỳ quy định nào thể hiện sự lên án của Nhà nước khi có chủ thể liên quan nào đó vi phạm các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Hay nói cách khác, các quy định của pháp luật hiện hành thiếu hẳn một phần quan trọng- đó là quy định về hình thức xử lý các vi phạm phát sinh. Đây là một bất cập.
Mặt khác, cũng theo các văn bản hiện hành của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm tiền gửi thì khi có sự kiện bảo hiểm phát sinh, người được chi trả bảo hiểm tiền gửi là những người có tên trong danh sách do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lập và phải được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phê duyệt. Giả sử rằng, trong quá trình tiến hành thực hiện hoạt động chi trả bảo hiểm cho người thụ hưởng mà xảy ra tranh chấp thì tranh chấp đó được giải quyết như thế nào? Nếu đây là thủ tục hành chính sẽ được giải quyết khiếu nại của người gửi tiền, nếu là thủ tục tư pháp thì sẽ phải giải quyết thông qua con đường Toà án. Đây thực sự là vấn đề khúc mắc cần được hoàn thiện. Có vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền mới được bảo vệ.
3.1.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Qua phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm tiền gửi (Chương 2); Qua việc đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi hiện hành và quá trình áp dụng các quy định đó trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi (3.1.1); xuất phát từ đòi hỏi của sự phát triển kinh tế- xã hội và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, có thể khẳng định rằng việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Điều đó được dựa trên một số cơ sở sau:
Một là: Định hướng phát triển kinh tế- xã hội nói chung và định hướng phát triển ngành tài chính- ngân hàng nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Điều đó
được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam trong việc định hướng phát triển nền kinh tế đất nước. Theo đó, chúng ta tiếp tục xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Từ những định hướng đó đã tác động mạnh mẽ đến toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về tài chính- ngân hàng nói riêng. Đối với lĩnh vực tài chính- ngân hàng đã có đề án xây dựng và phát triển đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Có thể nhận thấy rằng, xu hướng hiện đại hoá, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, tăng cường các sản phẩm trong hoạt động ngân hàng sẽ là xu thế tất yếu. Đó chính là tiền đề cho sự phát triển, nhưng ngược lại, đó có thể là nguy cơ dẫn đến những rủi ro, bất ổn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. Từ đó, đặt ra yêu cầu phải đưa ra những chính sách mới về bảo hiểm tiền gửi sao cho phù hợp và bảo đảm cho sự phát triển bình ổn của hệ thống tài chính quốc gia. Để có thể hoàn thành mục tiêu đã đặt ra thì một trong những nhiện vụ quan trọng là phải xây dựng được hệ thống các văn bản pháp luật về bảo hiểm tiền gửi sao cho chặt chẽ, đầy đủ, khoa học.
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 9
- Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 10
- Thực Trạng Pháp Luật Việt Nam Về Bảo Hiểm Tiền Gửi Và Sự Cần Thiết Phải Hoàn Thiện Trong Giai Đoạn Hiện Nay
- Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 13
- Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 14
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Hai là: Trong điều kiện hiện nay, khi chúng ta đang hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu, rộng thì đòi hỏi phải có sự đổi mới, cải tổ một cách mạnh mẽ về hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về tài chính- ngân hàng nói riêng. Đặc biệt, khi chúng ta đã trở thành thành viên của chính thức của tổ chức thương mại quốc tế (WTO) thì yêu cầu về một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh lại càng trở nên quan trọng. Hệ thống các văn bản đó không chỉ đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển theo định hướng của chúng ta mà còn phải phù hợp với xu hướng phát triển chung của các nước khác trên thế giới. Do vậy, hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn ngày nay cũng trở thành một cơ sở để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài chính- ngân hàng nói chung và về bảo hiểm tiền gửi nói riêng.
Ba là: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là lĩnh vực pháp luật mới được hình thành ở Việt Nam kể từ năm 1999 và tất cả các văn bản pháp luật về lĩnh vực này đều được tồn tại dưới dạng văn bản dưới luật. Rõ ràng, điều đó thể hiện rằng các văn bản pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam hiện nay mới chỉ mang tính tạm thời, chưa đảm bảo được tính ổn định, lâu dài trong việc điều chỉnh các quạn hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi. Sự tồn tại của các văn bản pháp luật về bảo hiểm tiền gửi dưới dạng các văn bản dưới luật nêu trên chưa thực sự tương xứng với mục tiêu, vai trò của bảo hiểm tiền gửi và xét về giác độ pháp lý thì đó chưa thực sự tạo thành một cơ sở pháp lý vững chắc bảo đảm cho quá trình hoạt động bền vững của bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam. Do vậy, đây cũng là một cơ sở để xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi dưới dạng một văn bản luật- Luật bảo hiểm tiền gửi.
Bốn là: Qua phân tích nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm tiền gửi và qua đánh giá thực trạng các quy định đó, chúng ta nhận thấy rằng có rất nhiều quy định trong các văn bản đó đã bộc lộ sự không phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, nội dung của các văn bản pháp luật về bảo hiểm tiền gửi hiện hành của Việt Nam còn một số vấn đề hoặc là chưa được làm rõ, hoặc là chưa quy định. Đây là cơ sở quan trọng đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
3.2 Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm tiền gửi kết hợp với việc đánh giá thực trạng của các văn bản đó. Xuất phát từ nhu cầu khách quan trong việc hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi- với mong muốn tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc bảo đảm cho sự tồn tại, hoạt động và phát triển của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sao cho phù hợp với điều kiện thực tế trong
nước và phù hợp với thông lệ quốc tế, chúng ta cần sớm pháp điển hoá các quan hệ trong quá trình thực hiện hoạt động bảo hiểm tiền gửi và kết quả là một văn bản Luật bảo hiểm tiền gửi ra đời thay thế cho các văn bản pháp luật hiện hành. Điều đó có nghĩa là cần phải thay thế tất cả các văn bản dưới luật hiện có về bảo hiểm tiền gửi bằng một văn bản có giá trị pháp lý cao hơn, làm cho việc điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi đạt hiệu quả cao hơn, tạo ra sự ổn định- lâu dài trong việc điều chỉnh các quan hệ đó. Việc ban hành Luật bảo hiểm tiền gửi xuất phát từ tầm quan trọng trong việc pháp điển hoá các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi- tạo một hành lang pháp lý thống nhất, đầy đủ và khoa học. Đó chính là cơ sở vững chắc tạo điều kiện cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi ngày càng phát triển hơn, người gửi tiền sẽ được bảo vệ tốt hơn và đó cũng chính là điểm tựa cho sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị trong việc xây dựng Luật bảo hiểm tiền gửi, từ đó góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm tiền gửi trong giai đoạn hiện nay như sau:
Thứ nhất: Trong Luật bảo hiểm tiền gửi cần quy định một cách cụ thể hình thức pháp lý của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam. Điều này chúng tôi đã phân tích trong phần đánh giá thực trạng các quy định của pháp Việt Nam hiện hành, ở đó không quy định rõ hình thức tồn tại của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Từ sự mập mờ đó gây nhiều phiền toái trong quá trình hoạt động của tổ chức này đồng thời gặp nhiều khó khăn trong việc xác định luật điều chỉnh. Về vấn đề này, theo quan điểm của chúng tôi, Luật bảo hiểm tiền gửi nên quy định rõ hình thức tồn tại của tổ chức nhận bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam là Tổng Công Ty Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam. Khi đó, tất cả quá trình thành lập, cơ cấu tổ chức và hoạt động sẽ được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp và Luật bảo hiểm tiền gửi. Quy định như vậy vừa thể hiện được bản chất của hoạt động
bảo hiểm, vừa đảm bảo sự chi phối của Nhà nước trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ hai: Đối với các quy định về vấn đề hỗ trợ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Theo quan điểm của chúng tôi, để khắc phục những hạn chế mà chúng tôi đã phân tích trong phần đánh giá thực trạng thì Luật bảo hiểm tiền gửi cần:
1. Đưa ra tiêu chí rõ ràng xác định tổ chức tham gia bảo hiểm yếu kém. Theo chúng tôi các tiêu chí này có thể dựa vào tiềm lực tài chính; kết quả của quá trình hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm đó trong một hoặc hai năm gần nhất và một số yếu tố khác có thể gây rủi ro cho tổ chức tham gia bảo hiểm.
2. Xác định các biện pháp mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền áp dụng trong đó theo quan điểm của chúng tôi, Luật bảo hiểm tiền gửi cần xác định cụ thể đối tượng áp dụng việc hỗ trợ và các hình thức hỗ trợ cụ thể. Đó là: cho vay; bảo lãnh; mua lại nợ; thành lập Ngân hàng bắc cầu; tái cấu trúc tổ chức tham gia bảo hiểm.
3. Luật bảo hiểm tiền gửi phải xác định một cách rõ ràng nguyên tắc hỗ trợ đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Thứ ba: Về vấn đề tham gia thanh lý tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng thanh toán. Phân tích thực trạng các quy định của pháp luật về vấn đề này (Trang 74,75) chúng ta nhận thấy rằng đang có một sự không thống nhất rất lớn giữa các văn bản pháp luật về bảo hiểm tiền gửi với các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Về bản chất cho dù là bảo hiểm tiền gửi hay bất kỳ một loại bảo hiểm nào khác đều thực hiện theo nguyên tắc thu phí của số đông để lấy đó làm nguồn chi trả cho quá trình hoạt động và thực hiện chi trả bảo hiểm cho số ít khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Điều đó có nghĩa là, khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng thanh toán thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ sử dụng tiền của mình để
chi trả cho người thụ hưởng. Do vậy, theo quan điểm của chúng tôi, về vấn đề này Luật bảo hiểm tiền gửi cần:
1. Đưa ra điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể xác định tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng thanh toán- đây là cơ sở quan trọng để xác định việc chi trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng
2. Quy định quyền trở thành chủ nợ cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi khi đã thực hiện việc chi trả bảo hiểm cho người thụ hưởng khi tiến hành thanh lý tổ chức tham gia bảo hiểm đó và coi tổ chức bảo hiểm tiền gửi là một chủ nợ không có bảo đảm giống như các chủ nợ không có bảo đảm khác khi thực hiện việc phân chia giá trị tài sản còn lại của tổ chức tham gia bảo hiểm đó theo thứ tự được quy định trong Luật phá sản. Do đó, tổ chức bảo hiểm tiền gửi không thể đương nhiên được tham gia vào tổ quản lý, thanh lý tài sản đối với tổ chức tham gia bảo hiểm. Quy định như vậy mới tạo ra sự công bằng giữa các chủ nợ và mới phù hợp với Luật phá sản.
Thứ tư: Trong Luật bảo hiểm tiền gửi cần quy định rõ trình tự thủ tục tham gia bảo hiểm tiền gửi. Theo đó, các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải hoàn tất thủ tục tham gia bảo hiểm tiền gửi trước khi bắt đầu tiến hành hoạt động nhận tiền gửi. Riêng đối với các tổ chức phải tham gia bảo hiểm tiền gửi nhưng chưa tham gia bảo hiểm tiền gửi thì phải hoàn tất thủ tục tham gia bảo hiểm tiền gửi trong một thời hạn nhất định khi Luật bảo hiểm tiền gửi có hiệu lực. Quy định như vậy sẽ tạo ra sự thống nhất trong việc bảo hiểm tiền gửi là bắt buộc đối với tất cả các tổ chức nhận tiền gửi .
Mặt khác, Luật bảo hiểm tiền gửi cũng phải quy định một cách cụ thể việc chấm dứt và thu hồi chứng nhận bảo hiểm tiền gửi. Theo đó, nên quy định tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị chấm dứt bảo hiểm tiền gửi và thu hồi giấy chứng nhận bảo hiểm tiền gửi trong các trường hợp sau:
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm thời hạn nộp phí bảo hiểm
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chấm dứt sự tồn tại thông qua việc phá sản, giải thể, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chấm dứt hoạt động nhận tiền gửi
Thứ năm: Về hạn mức chi trả bảo hiểm và lệ phí bảo hiểm tiền gửi. Qua phân tích thực trạng của những nội dung này, chúng tôi cho rằng đây là nội dung cần thiết phải sửa đổi cho phù hợp. Theo quan điểm của chúng tôi, Luật bảo hiểm tiền gửi cần quy định về những vấn đề này như sau:
Về hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi: Trong Luật bảo hiểm tiền gửi không cần quy định một cách cụ thể hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi cho một người gửi tiền tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mà chỉ cần đưa ra nguyên tắc xác định hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi cho một người gửi tiền tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Hạn mức chi trả tiền gửi cụ thể sẽ được xác định trong từng thời điểm trong văn bản hướng dẫn thi hành của Luật bảo hiểm tiền gửi sao cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế. Theo quan điểm của chúng tôi, hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi trong giai đoạn hiện nay nên được điều chỉnh lên 70 triệu đồng thay vì 50 triệu đồng mà các văn bản pháp luật về bảo hiểm đang quy định (lý do cụ thể đã được phân tích trong phần thực trạng) và giao cho Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đề xuất thay đổi theo từng năm tuỳ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế đất nước, thu nhập bình quân đầu người để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đối với các quy định về thu phí bảo hiểm, pháp luật Việt Nam hiện hành quy định việc thu phí bảo hiểm là đồng hạng đối với tất cả các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Quy định này không còn phù hợp như chúng tôi đã phân tích trong phần đánh giá thực trạng. Về vấn đề này theo quan điểm của chúng tôi, Luật bảo hiểm tiền gửi nên quy định mức tính phí không đồng hạng đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, mức phí bảo hiểm tiền gửi của mỗi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi sẽ phụ thuộc vào kết quả của việc xếp loại, đánh giá