ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
VŨ VĂN TÚ
HOàN THIệN PHáP LUậT Về BáN HàNG ĐA CấP TạI VIệT NAM THEO KINH NGHIệM MộT Số NƯớC TRÊN THế GIớI
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới - 2
- Chủ Thể Của Quan Hệ Pháp Luật Bán Hàng Đa Cấp.
- Hoàn thiện pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới - 4
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ QUANG
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo độ chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
VŨ VĂN TÚ
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP VÀ VIỆC HỌC HỎI KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ
GIỚI VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP CỦA VIỆT NAM 4
1.1. Bán hàng đa cấp4
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của bán hàng đa cấp 4
1.1.2. Vai trò bán hàng đa cấp 7
1.1.3. Nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động bán hàng đa cấp
tại Việt Nam 8
1.2. Pháp luật về bán hàng đa cấp 10
1.2.1. Khái niệm pháp luật về bán hàng đa cấp 10
1.2.2. Nội dung pháp luật về bán hàng đa cấp 11
1.3. Vấn đề học hỏi kinh nghiệm một số nước trên thế giới về bán hàng đa
cấp của Việt Nam 14
1.3.1. Nhu cầu học hỏi kinh nghiệm quốc tế để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bán hàng đa cấp 14
1.3.2. Nguyên tắc học hỏi kinh nghiệm quốc tế 16
1.3.3. Kinh nghiệm của một số nước 16
Tiểu kết chương 1 41
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP CỦA VIỆT NAM 42
2.1. Một số nét về ngành công nghiệp bán hàng đa cấp tại Việt Nam 42
2.1.1. Lịch sử phát triển 42
2.1.2. Thực trạng ngành công nghiệp bán hàng đa cấp tại Việt Nam 44
2.2. Thực trạng quy định pháp luật về bán hàng đa cấp của Việt Nam 45
2.2.1. Chủ thể của quan hệ pháp luật bán hàng đa cấp 45
2.2.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động Bán hàng đa cấp 48
2.2.3. Các hiệp hội có liên quan 49
2.2.4. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp 50
2.2.5. Kiểm soát hoạt động bán hàng đa cấp 55
2.3. Thực trạng thực thi quy định pháp luật và những khó khăn trong
việc quản lý về bán hàng đa cấp tại Việt Nam 57
2.3.1. Vi phạm pháp luật về bán hàng đa cấp 57
2.3.2. Xử lý vi phạm 61
2.3.3. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý bán hàng đa cấp tại Việt Nam 65
Tiểu kết chương 2 72
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP TẠI VIỆT NAM THEO KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 73
3.1. Nhận định chung 73
3.1.1. Nhu cầu hoàn thiện những quy định pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam 73
3.1.2. Một số nét chính có thể học hỏi trong kinh nghiệm các nước để hoàn
thiện pháp luật Việt Nam về Bán hàng đa cấp 75
3.2. Các giải pháp cụ thể để hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam
về Bán hàng đa cấp 77
3.2.1. Tiếp tục thừa nhận phương thức bán hàng đa cấp và siết chặt quản lý 77
3.2.2. Điều chỉnh tên gọi của phương thức 77
3.2.3. Tội phạm hóa hành vi bán hàng đa cấp vi phạm pháp luật 78
3.2.4. Thừa nhận một cách chính thức bán hàng đa cấp đối với dịch vụ 79
3.2.5. Điều chỉnh các quy định về Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Bán hàng đa cấp 79
3.2.6. Các điều chỉnh khác 82
Tiểu kết chương 3 85
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCT: Bộ công thương
BHĐC: Bán hàng đa cấp
BHTT: Bán hàng trực tiếp
GĐK: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp KDĐC: Kinh doanh đa cấp
KDTM: Kinh doanh theo mạng NPP: Nhà phân phối
NTD: Người tiêu dùng
SCT: Sở Công thương
VCA: Cục Quản lý cạnh tranh
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
BHĐC trên thế giới có lịch sử phát triển gần 80 năm và có những bước phát triển nhất định tại Việt Nam. Trên thế giới có hơn 30.000 công ty phân phối sản phẩm theo phương thức BHĐC [53]. Tại Việt Nam tính đến tháng 10/2012 đã có sự xuất hiện của 77 doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức BHĐC với số lượng NPP ngày càng tăng nhanh (khoảng 1 triệu người) [23]. Trong khi đó, làn sóng của các công ty Việt Nam và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam sẽ chưa dừng lại trong thời gian tới với sự xuất hiện của một số công ty lớn có thể kể đến như TUPPERWARE (Indonesia), GANO EXCEL (Malaysia)…
Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam quản lý về hoạt động BHĐC còn đang trong giai đoạn hoàn thiện với: Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày 03/12/2004 (Luật Cạnh tranh 2004) [26]; Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động BHĐC (Nghị định 110) [7] được thay thế bởi Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động BHĐC (Nghị định 42) [10]; Thông tư số 19/2005/TT-BTM hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 110 (Thông tư 19) [2] và Thông tư số 35/2011/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số nội dung về thủ tục hành chính tại Thông tư 19 (Thông tư 35) [3] được thay thế bởi Thông tư số 24/2014/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 42 (Thông tư 24) [5]. Hệ thống pháp luật về BHĐC vẫn còn nhiều lỗ hổng, hạn chế dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng gây khó khăn trong công tác quản lý, tình trạng BHĐC bất chính diễn ra phổ biến, vi phạm quy định hoạt động BHĐC xảy ra ngày một nhiều ảnh hưởng quyền lợi NTD. Do vậy, nhu cầu sửa đổi, bổ sung là tất yếu để kiểm soát tốt sự phát triển ngành công nghiệp này.
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, Việt Nam là một thành viên tích cực và có trách nhiệm trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chúng ta là thành viên của tổ chức thương mại thế giới – WTO (2007), Diễn đàn hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương – APEC (1998)… Do vậy, chúng ta cũng tranh thủ cơ hội để tiếp thu những thành tựu
của nền lập pháp thế giới để giải quyết vấn đề cấp bách hiện nay.
Do tính cấp bách của việc hoàn thiện pháp luật về BHĐC và ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa nên việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định pháp luật về BHĐC tại Việt Nam trên cơ sở tham chiếu, học tập kinh nghiệm của một số nước trên thế giới để hoàn thiện pháp luật trong nước là rất cần thiết. Bởi vậy, trong đề tài luận văn thạc sĩ của mình, tác giả xin lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về Bán hàng đa cấp tại Việt Nam theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới” làm đề tài nghiên cứu. Luận văn nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của quy định pháp luật về BHĐC tại Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm lập pháp của một số nước để thấy được những vấn đề còn tồn tại của hệ thống pháp luật Việt Nam và tìm ra hướng hoàn thiện.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các đề tài nghiên cứu trước đây thường đề cập đến vấn đề BHĐC dưới góc độ “Bất chính” “Cạnh tranh không lành mạnh”, có thể kể đến luận văn thạc sĩ “Pháp luật về Bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam” của tác giả Ninh Thị Minh Phương bảo vệ năm 2012 do TS. Bùi Nguyên Khánh hướng dẫn khoa học, đề tài tiến sĩ “Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam” của tác giả Lê Anh Tuấn bảo vệ năm 2008 do PGS.TS Nguyễn Như Phát hướng dẫn khoa học…
Luận văn này sẽ cố gắng đi sâu vào các khía cạnh khác nhau của hoạt động BHĐC, phân tích và đánh giá nó trên cơ sở học tập kinh nghiệm xây dựng pháp luật của một số nước trên thế giới để đưa ra được định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật và kiện toàn công tác quản lý trong thực tiễn hiện nay ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu, luận văn sẽ khảo cứu hệ thống pháp luật Việt Nam về quản lý hoạt động BHĐC, trên cơ sở đó, tìm hiểu thực trạng vi phạm và rà soát công tác quản lý đối với các doanh nghiệp hoạt động BHĐC tại Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn cũng khảo sát pháp luật của một số nước về quản lý hoạt động BHĐC để học tập kinh nghiệm giúp hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung đi sâu tìm hiểu quy định pháp luật về