Đánh Giá Pháp Luật Trong Lĩnh Vực Du Lịch Hiện Nay

- Thông tư số 48/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, cấp thể hướng dẫn viên du lịch, cấp giấy chứng nhận thuyết minh viên;

- Thông tư số 34/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế;

- Thông tư số 31/2015/TT-BCA ngày 06/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, thẻ tạm trú, giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam;

- Thông tư liên tịch số 06/2009/TTLT-BCA-BVHTTDL ngày 22/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn phối hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội trong hoạt động du lịch;

- Thông tư liên tịch số 05/2011/TTLT-BVHTTDL-BGTVT ngày 26/11/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Giao thông vận tải quy định về vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận chuyển khách du lịch;

- Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 26/12//2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bột trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa;

- Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích;

- Thông tư liên tịch số 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 25/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du

lịch hướng dẫn về vận tải khách du lịch bằng xe ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận tải khách du lịch…[9]

Luật du lịch 2005 cùng với hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện đã tạo ra hành lang pháp lý vô cùng quan trọng cho hoạt động trong lĩnh vực du lịch trong giai đoạn hiện nay, là công cụ quản lý hữu hiệu của Nhà nước đối với ngành du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó, cùng với chính sách mở cửa hội nhập chung của đất nước theo phương châm chủ động hội nhập, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, du lịch – một ngành kinh tế dịch vụ đã đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế cả song phương và đa phương. Riêng đối với các khuôn khổ hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế đa phương mà du lịch Việt Nam đã và đang tham gia, chúng ta đã có những bước phát triển mới. Với việc ký Nghị định thư Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới –WTO ngày 7/11/2006 có thể coi là mốc quan trọng, mở ra cơ hội cho Việt Nam nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong Biểu cam kết dịch vụ, Việt Nam đã đưa ra cam kết mở cửa đối với 11 ngành dịch vụ, trong đó dịch vụ du lịch được xếp ở vị trí thứ 9 [3]. Tiếp đến là hợp tác du lịch khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Việt Nam cùng với các thành viên đã ký kết Hiệp định hợp tác du lịch ASEAN (T-ASEAN) với mục tiêu xây dựng ASEAN là một điểm du lịch chung hấp dẫn, hướng tới xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Đối với các khuôn khổ đa phương khác bao gồm Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Hiệp hội du lịch Châu Á – Thái Bình Dương (PATA), Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), …du lịch Việt Nam cũng là một trong các thành viên tích cực.

2.2. ĐÁNH GIÁ PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH HIỆN NAY

Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam hiện nay - 8


2.2.1. Đánh giá chung


Từ năm 1960 đến nay, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành gần 400 văn bản pháp luật trực tiếp hay gián tiếp điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch [9]. Kể từ thời điểm Luật Du lịch 2005 ra đời đến nay, pháp luật trong lĩnh vực du lịch đã có sự phát triển bùng nổ cả về số lượng và chất lượng, cả về hình

thức và nội dung. Có thể nói, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực du lịch về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong nước cũng như thực hiện các cam kết quốc tế về du lịch. Điều này thể hiện qua các ưu điểm và nhược điểm sau:

Ưu điểm:


- Trước hết, Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đáp ứng được yêu cầu thể chế hóa chủ trương, chính sách phát triển du lịch của Đảng để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cũng như đáp ứng được nhu cầu phát triển và tiến trình hội nhập của Việt Nam. Luật đã bổ sung, điều chỉnh nhiều nội dung chưa được quy định hoặc đã trở nên bất cập trong Pháp lệnh Du lịch 1999.

- Hệ thống pháp luật trong lĩnh vực du lịch nhìn chung đã thể hiện sự linh động, cập nhật kịp thời các quy phạm phù hợp với luật chung, luật mới và phù hợp với thực tiễn phát triển du lịch. Điều này được thể hiện khá rõ qua hàng loạt văn bản ra đời những năm gần đây như: Nghị định số 180/2013/NĐ/CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch; Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo thay thế Nghị định số 16/2012/NĐ-CP ngày 12/3/2012 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,… Thông tư số 07/2011/TT- BVHTTDL ngày 07/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tư số 19/2014/TT-BVHTTDL ngày 08/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL, Thông tư số 17/2010/TT-BVHTTDL, Thông tư số 03/2013/TT-BVHTTDL…

- Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày càng thể hiện sự khoa học và trình độ pháp điển hóa cao, thông qua việc một văn bản ra đời thay thế cho nhiều văn bản. Chẳng hạn, Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch thay thế cho 03 nghị định: Nghị định số 39/2000/NĐ-CP ngày 24/8/2000 của Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch; Nghị định số 45/2000/NĐ-Cp ngày 06/9/2000 của Chính phủ quy định về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài và của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 27/2001/NĐ-CP ngày 05/6/2001 của Chính phủ về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch. Nghị định số 158/2013/NĐ- CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo thay thế cho 03 Nghị định: Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa; Nghị định số 16/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; Nghị định số 37/2012/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao và sửa đổi 05 nghị định trước đó.

Hạn chế:


Ngoài những đóng góp rất lớn của pháp luật du lịch trong những năm qua đối với lĩnh vực này, chúng ta cần khách quan nhìn nhận một số điểm chưa ổn xét trên phương diện ban hành và thực hiện pháp luật du lịch. Chẳng hạn:

- Việc ban hành văn bản pháp luật còn tư duy cục bộ và thiếu tính dự báo


Chính điểm yếu này đã khiến cho văn bản pháp luật vừa được ban hành đã trở nên lạc hậu, cần phải cập nhật, sửa đổi ngay, kéo theo hệ quả là làm mất tính ổn định của pháp luật. Nhất là vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. Từ khi thi hành Luật Du lịch 2005 đến nay (10 năm), nước ta đã áp dụng 03 nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này (Nghị định số 149/2007/NĐ-CP, Nghị định số 16/2012/NĐ-CP, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP).

Điều đáng nói là Nghị định 16/2012/NĐ-CP vừa có hiệu lực vào ngày 30/4/2012 thì chỉ hơn một năm sau (ngày 12/11/2013), Nghị định 158/2013/NĐ-CP lại được ban hành, thay thế nó. Dẫu biết rằng Nghị định 158/2013/NĐ-CP được ban hành theo tư duy mới, thể hiện trình độ pháp điển hóa cao (thông qua việc sáp nhập 3 văn bản xử phạt vi phạm hành chính trong cả 3 lĩnh vực tương ứng do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý) nhưng lẽ ra sự sáp nhập này phải được thực hiện ngay từ khi ban hành Nghị định 16/2012/NĐ-CP. Bởi lẽ, việc quản lý ba lĩnh vực nói trên đã được sáp nhập từ tháng 7/2007 nhưng mãi đến năm 2013, Chính phủ mới sáp nhập ba nghị định xử phạt này thành một.

Riêng văn bản Luật Du lịch đến nay cũng đã bộc lộ một số hạn chế, cần được sửa đổi bổ sung. Nhiều quy phạm còn thiếu, chưa phù hợp với thực tiễn trong nước và cam kết quốc tế. Từ ngữ trong Luật có đôi chỗ diễn đạt chưa chính xác và thống nhất...

- Tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn còn chậm, làm mất tính đồng bộ

Mặc dù các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tích cực ban hành các văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch nhưng công tác xây dựng văn bản QPPL thời gian qua vẫn chưa đáp ứng so với yêu cầu cuộc sống. Tuy rằng chúng ta không khuyến khích cứ một văn bản Luật ra đời phải đi kèm ít nhất một Nghị định và một Thông tư. Tuy nhiên, thực tế này đã và đang tồn tại ở nước ta như một sự thật hiển nhiên. Do vậy, hiện tượng Luật chờ Nghị định, Nghị định chờ Thông tư vẫn cứ diễn ra. Chính điều này đã khiến cho hệ thống pháp luật mất tính đồng bộ, vì phải “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia” (lấy văn bản hướng dẫn cũ gắn vào Luật mới).

Khảo sát thời điểm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch từ khi có Pháp lệnh Du lịch 1999 ta thấy thời gian văn bản chính chờ văn bản hướng dẫn ngắn nhất là 6 tháng và dài nhất là 36 tháng. Riêng trong giai đoạn từ khi có Luật Du lịch năm 2005 đến nay, con số này có khi là 18 hay 21 tháng.

- Kỹ thuật ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa khoa học và hợp lý

Vấn đề pháp điển hóa các văn bản pháp luật du lịch trong thời gian gần đây rất đáng quan tâm về mặt kỹ thuật. Lẽ ra, văn bản thay thế phải có nội dung bao hàm các vấn

đề mà các văn bản bị thay thế đã điều chỉnh trước đó nhưng thực tế chưa thể hiện được điều này. Chẳng hạn, Nghị định 158/2013/NĐ-CP đã không tổng hợp hết những nội dung cần thiết từ Nghị định 16/2012/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

Ví dụ, luôn tồn tại những khoảng trống trong văn bản pháp luật mới: Về Biện pháp khắc phục hậu quả, Điều 2 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định: “Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, e, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây…[16]

Trong khi trước đó, Nghị định 16/2012/NĐ-CP(văn bản bị thay thế) liệt kê rất rõ 12 biện pháp khắc phục hậu quả tại Khoản 3 Điều 3:“a) Buộc bổ sung đủ nội thất, tiện nghi, phương tiện, trang thiết bị bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng, tài sản của khách du lịch;b) Buộc thực hiện đúng chế độ lập, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật;c) Buộc hoàn trả khách du lịch hoặc sung quỹ nhà nước những tài sản đã thu bất chính của khách du lịch;d) Buộc nộp đủ số tiền ký quỹ theo quy định;đ) Buộc thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật;e) Buộc gắn biển hiệu xe ô tô đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo quy định của pháp luật;g) Buộc bổ sung đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý, nhân viên phục vụ tương ứng với tiêu chuẩn từng loại, hạng cơ sở lưu trú dịch vụ theo quy định của pháp luật;h) Buộc gắn biển hạng cơ sở lưu trú du lịch đúng với quyết định xếp hạng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;i) Buộc dỡ bỏ hủy bỏ ấn phẩm, biển quảng cáo, biển hiệu, đồ dùng, trang thiết bị vi phạm quy định của pháp luật;k) Buộc tháo dỡ, tiêu hủy các vật phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch, chấm dứt các chương trình quảng bá đối với một số hành vi vi phạm quy định về hoạt động xúc tiến du lịch;l) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường gây ra;m) Buộc thi hành quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính”.[15]

Thế nhưng, đối chiếu với 13 biện pháp khắc phục hậu quả trong văn bản hiện hành không thay thế được 12 biện pháp đã được Nghị định số 16/2012/NĐ-CP quy định trước đó.

Đặt trường hợp xử phạt hành vi “Không bảo đảm đủ số tiền ký quỹ đối với hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế theo quy định” [16]. Khoản 4 Điều 42 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền hành vi trên từ 10.000.000 đồng đến

15.000.000 đồng mà không kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc nộp đủ số tiền ký quỹ theo quy định”. Vậy, chủ thể vi phạm sẽ thế nào? Cứ nộp phạt và cứ tái phạm? Còn cơ quan xử phạt thì cứ đi phạt và cứ đi kiểm tra để tái phạt?

- Nhiều nội dung trong Luật Du lịch 2005 và văn bản hướng dẫn thực hiện còn bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc, cụ thể:

+ Luật có mức độ điều chỉnh khá đầy đủ, xét về các khía cạnh: cơ chế quản lý, chu trình quản lý, tài chính... Tuy nhiên, các quy phạm chưa điều chỉnh được toàn diện còn làm cản trở sự phát triển của một số quan hệ xã hội như việc việc phải công nhận các khu du lịch, điểm du lịch ngay từ giai đoạn quy hoạch nhằm thu hút sự đầu tư nguồn lực từ các nhà đầu tư và bỏ ngỏ một số quan hệ chưa điều chỉnh như nhà nghỉ cũng là một loại hình kinh doanh du lịch nhưng không điều chỉnh.

+ Một số nội dung chưa hợp lý hoặc hoặc một số điều khoản được quy định trong Luật nhưng chỉ mang tính ước vọng, không khả thi nên không thể triển khai trong thực tế như: nhiều khái niệm, thuật ngữ không còn chính xác, không phù hợp với thông lệ quốc tế (Điều 4); quy định về sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch (Điều 7); các điều kiện để được công nhận là khu du lịch (Điều 23); quy định về đô thị du lịch (Mục 2 Chương IV)…

+ Một số nội dung được quy định trong Luật Du lịch 2005 nhưng chưa được hướng dẫn, triển khai nên tính khả thi của Luật chưa cao: quy định về chính sách phát triển du lịch (Điều 6); các quy định về xếp hạng khu du lịch, điểm, tuyến du lịch (Mục 1 Chương IV); quy định về quyền của khách du lịch và bảo đảm an toàn cho khách du lịch…

+ Một số nội dung chưa được quy định trong Luật hoặc chưa được Luật Du lịch 2005 quan tâm đúng mức: quy định về phí, lệ phí đối với các thủ tục hành chính; chưa chỉ rõ cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương; công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, cán bộ ngành du lịch; quy định về bảo hiểm đối với khách du lịch; quy định về quản lý nhà hàng phục vụ khách du lịch; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trong việc quản lý, cấp thẻ thuyết minh viên…

- Việc áp dụng pháp luật trong du lịch vẫn còn hạn chế và thiếu nhất quán:


Một số sự kiện gần đây nhất đã cho thấy việc áp dụng pháp luật trong du lịch nói riêng cũng như trong công tác quản lý nhà nước nói chung vẫn còn hạn chế và chưa có sự thống nhất. Điều đó cho thấy tính pháp chế bị vi phạm và nhà quản lý sẽ không nhận được sự đồng thuận từ xã hội. Đó là sự kiện tái thành lập Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, theo Quyết định số 32/2014/QĐ-UBND ngày 16/10/2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, sự kiện tái thành lập Sở Du lịch Thành phố Hà Nội theo Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND ngày 28/7/2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. (Theo quy định tại Nghị định số 24/2014/NĐ-CP, ngoài 17 cơ quan chuyên môn được tổ chức theo mô hình thống nhất trong phạm vi cả nước (trong đó có Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và 03 cơ quan chuyên môn đặc thù tại một số địa phương (Sở Ngoại vụ, Sở Quy hoạch-Kiến trúc và Ban Dân tộc), tại Khoản 4 Điều 9 quy định các cơ quan chuyên môn đặc thù khác được thành lập theo lĩnh vực và tiêu chí đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định. Tuy nhiên cho đến nay, Thủ tướng Chính phủ vẫn chưa ban hành quyết định quy định tiêu chí thành lập cơ quan chuyên môn đặc thù thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về lĩnh vực du lịch, mà đã thành lập hai Sở Du lịch trên). Các vấn đề áp dụng pháp luật trong các lĩnh vực du lịch cụ thể sẽ được xem xét ở phần sau.

Nói như Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt nam – Vũ Thế Bình thì “Luật Du lịch hiện nay như chiếc áo đã quá chật”, cần được sửa đổi để ngành du lịch Việt Nam có bước phát triển mới. [10]

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 18/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí