Nội Hàm Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Du Lịch

tích cực của hoạt động du lịch lên môi trường, duy trì chất lượng của môi trường du lịch, đảm bảo phát triển du lịch bền vững.

Có nhiều biện pháp tác động tới các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch và chủ thể liên quan nhằm đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch như: Biện pháp giáo dục, thuyết phục; biện pháp hướng dẫn; biện pháp kinh tế; biện pháp pháp lý. Trong đó biện pháp pháp lý mang tính toàn tiện, chính thống, là cơ sở để xây dựng và thực hiện các biện pháp khác.

Biện pháp pháp lý là sự thể chế hoá các yêu cầu bảo vệ môi trường bằng các quy định pháp luật. Thông qua đó, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể của các tổ chức, cá nhân được thể hiện trong các quy định pháp luật mang tính bắt buộc và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế.

Như vậy, một trong những đảm bảo quan trọng của biện pháp pháp lý chính là việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.

Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch là tổng thể những quy phạm pháp luật chứa đựng trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau điều chỉnh hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch; quy định biện pháp, nguồn lực để bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường khi tiến hành các hoạt động du lịch.

1.3.2. Nội hàm pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch

Nói đến pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch là đề cập đến toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo vệ môi trường khi tiến hành hoạt động du lịch và hoạt động khác có liên quan.

Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về nội hàm pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Có quan niệm cho rằng pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch là toàn bộ các quy định của pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định về công tác bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó có hoạt động du lịch. Cơ sở của quan niệm này xuất phát từ đặc tính của du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Do vậy, tất cả các quy định về bảo vệ môi

trường trong những ngành, lĩnh vực khác đều có tác động nhất định đến công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Cụ thể, bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ ... đều có ý nghĩa nhất định đến hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Quan niệm này có phần rộng vì xét cho cùng môi trường có quan hệ chặt chẽ đến sự phát triển của du lịch, nhưng mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có những đặc thù riêng khi xác lập và thực hiện bảo vệ môi trường trong ngành, lĩnh vực cụ thể đó. Nếu cho rằng pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch bao gồm toàn bộ những quy định về bảo vệ môi trường của các ngành khác nhau thì phạm vi quá lớn, có những hoạt động không liên quan trực tiếp đến sự phát triển du lịch và gặp nhiều khó khăn trong việc xác định trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch của các cơ quan liên quan.

Có quan niệm cho rằng pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch chỉ bao gồm những quy định bảo vệ môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong lĩnh vực du lịch, quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trong công tác bảo vệ môi trường. Quan niệm này là chưa đầy đủ vì công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch nếu chỉ do các cơ quan du lịch thực hiện thì chẳng khác nào “ném đá ao bèo” do “lực bất tòng tâm”. Trên thực tế, tài nguyên du lịch do nhiều ngành, đơn vị khác nhau quản lý, cụ thể như các vườn quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

triển Nông thôn quan lý; các di tích lịch sử – văn hoá do Bộ Văn hoá-Thông tin quản lý1; tài nguyên nước ngầm do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý, tài nguyên nước mặt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý.... Nếu các cơ quan quản lý này không trực tiếp tham gia thực hiện bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch trong phạm vi do mình quản lý và phối hợp với ngành du lịch thực hiện hoạt động này thì tính hiệu quả sẽ rất thấp.


Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam - 4

1 Hiện nay, Bộ Văn hoá - Thông tin đã hợp nhất với Uỷ ban Thể dục Thể thao và Tông cục Du lịch thành Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch theo Nghị quyết số 01/2007/QH12 của Quốc hội. Tuy nhiên, do các quy định tương ứng chưa thay đổi kịp thời nên trong luận văn này, ở một số trường hợp Bộ Văn hoá - Thông tin vẫn được nhắc tới với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá.

Theo các chuyên gia trong ngành du lịch và các ngành có liên quan, nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch đang được thừa nhận bao gồm:

- Các quy định của pháp luật môi trường có liên quan đến hoạt động du lịch. Bộ phận này là một tập hợp các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung trong đó có nôi dung liên quan trực tiếp đến hành vi của các chủ thể trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch.

- Các quy định của pháp luật về du lịch có liên quan đến bảo vệ môi trường. Đây là toàn bộ các quy phạm pháp luật về du lịch, nhưng có quy định về việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường của các chủ thể tham gia quan hệ du lịch.

- Các quy định thuộc lĩnh vực khác có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Bộ phận pháp luật này bao gồm toàn bộ các quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, dân sự, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản... có nội dung điều chỉnh liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.

1.3.3. Vai trò pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch

Thứ nhất, pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch là cơ sở để thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hoạt động du lịch.

Pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch cụ thể hoá các yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hoạt động du lịch thành những hành vi cụ thể và thể hiện chúng thành các nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch cũng như các hoạt động có liên quan đến môi trường du lịch. Trên cơ sở đó, các chủ thể xác định được những hành vi buộc phải làm hoặc không được làm khi có những hoạt động tác động đến môi trường du lịch. Dưới hình thức là những nghĩa vụ pháp lý, việc vi phạm chúng đồng nghĩa với việc phải gánh chịu những chế tài nhất định. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, việc xử lý vi phạm, áp dụng chế tài không quan trọng bằng việc định hướng hành vi, ngăn ngừa vi phạm. Nói cách khác, vai trò "ngăn ngừa" của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là rất quan trọng.

Thứ hai: Pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch xác định vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước và mối liên hệ phối hợp giữa các cơ quan này trong việc bảo vệ môi trường du lịch.

Hoạt động quản lý nhà nước, đặc biệt là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường là không thể thiếu để thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, để vai trò của các cơ quan này được phát huy cần có các quy định pháp luật xác định hệ thống tổ chức, nhân sự, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường và thẩm quyền tác động đến các đối tượng quản lý để thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường; quy định các phương tiện và điều kiện cần thiết để các cơ quan này có thể sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Các quy định pháp luật không những là cơ sở pháp lý cần thiết để cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của mình mà còn là điều kiện ràng buộc để tránh sự tuỳ tiện khi tiến hành hoạt động quản lý.

Môi trường du lịch là đối tượng quản lý của nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác nhau, chịu sự tác động không chỉ của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch mà còn thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan như ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, thuỷ sản, quốc phòng, tài nguyên và môi trường… Để có thể đạt được sự phối hợp cao giữa các cơ quan này, phát huy vai trò của từng cơ quan và tránh sự buông lỏng hoặc chồng chéo cần có những quy định pháp luật quy định cơ chế phối hợp giữa các cơ quan này.

Như vậy, pháp luật môi trường là điều kiện không thể thiếu để hoạt động quản lý nhà nước về môi trường đạt được hiệu lực và hiệu quả.

Thứ ba: Pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch là cơ sở pháp lý để gắn kết hoạt động bảo vệ môi trường ngành du lịch với hoạt động bảo vệ môi trường nói chung.

Môi trường trong lĩnh vực du lịch là một bộ phận không thể tách rời của môi trường chung. Việc bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch muốn đạt được hiệu quả cần phải được thể hiện trong các yêu cầu về bảo vệ môi trường nói

chung. Pháp luật bảo vệ môi trường thông qua việc cụ thể hoá các hành vi về bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch đã góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.

Thứ tư: Pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch xác định các cơ chế đầu tư, cơ chế tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.

Để thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường không thể không có các phương tiện tài chính cần thiết để đầu tư cho việc nghiên cứu, theo dõi đánh giá tình hình môi trường, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng để phục vụ cho hoạt động cải tạo và bảo vệ môi trường, tiến hành các hoạt động thu gom và xử lý chất thải, khắc phục các sự cố ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường v.v. Để cân đối các nguồn vốn cần thiết cho công tác bảo vệ môi trường và đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính cho hoạt động này, pháp luật quy định các nguồn vốn cũng như cách thức sử dụng các nguồn vốn dành cho công tác bảo vệ môi trường. Thông qua các quy định pháp luật, hoạt động bảo vệ môi trường có được các điều kiện tài chính cần thiết để vận hành.

1.3.4. Tiêu chí cơ bản xác định mức độ phù hợp của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch

Để đánh giá mức độ phù hợp của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, cần phải dựa vào những tiêu chí nhất định được xác định trên cơ sở lý luận, từ đó liên hệ với điều kiện và hoàn cảnh thực tiễn khi tiến hành các hoạt động du lịch ở từng thời điểm cụ thể, xem xét những yếu tố khách quan, chủ quan, phân tích những ưu điểm, nhược điểm của những quy định pháp luật này. Có nhiều tiêu chí khác nhau để xác định mức độ phù hợp của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, trong đó có bốn tiêu chí cơ bản, đó là:


lịch

- Tính toàn diện của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du


Tính toàn diện được thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, pháp luật về bảo vệ môi

trường trong lĩnh vực du lịch phải có đầy đủ các bộ phận cấu thành của nó. Đó

là tập hợp các quy định pháp luật môi trường có liên quan đến hoạt động du lịch; các quy định của pháp luật du lịch có liên quan đến bảo vệ môi trường; các quy định thuộc lĩnh vực khác có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Thứ hai, mỗi bộ phận cấu thành phải có đầy đủ những quy phạm pháp luật quy định về hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch; biện pháp, nguồn lực để bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường khi tiến hành các hoạt động du lịch.

- Tính đồng bộ của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch

Tính đồng bộ thể hiện sự thống nhất của pháp luật. Đó là sự đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Theo đó, các quy định pháp luật trong lĩnh vực môi trường, du lịch và lĩnh vực liên quan cần loại bỏ sự trùng lặp, chồng chéo hoặc mâu thuẫn. Ở mức độ cao hơn, trong mỗi bộ phận cấu thành này phải tạo ra được một nhóm hoặc một hệ thống quy phạm pháp luật cơ bản để tạo cơ sở củng cố tính thống nhất của cả bộ phận. Đồng thời, các quy phạm pháp luật cụ thể trong mỗi bộ phận cấu thành, cũng phải thống nhất, không mâu thuẫn, chồng chéo với nhau.

- Tính phù hợp của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch

Tính phù hợp thể hiện ở sự tương quan giữa nội dung, yêu cầu và mục tiêu của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch với mức độ phát triển của các hoạt động du lịch, trình độ hiểu biết của người dân, khách du lịch và khả năng bảo vệ môi trường nói chung. Tiêu chí này không cho phép pháp luật được xây dựng vượt ra ngoài khả năng đáp ứng của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này nhưng cũng không thể thấp hơn trình độ của các quan hệ xã hội đó. Tính phù hợp thể hiện ở nhiều mặt, nhiều lĩnh vực khác nhau. Khi đánh giá tiêu chí này, cần đặt pháp luật trong những mối quan hệ cụ thể như với trình độ phát triển kinh tế, ý thức chính trị, truyền thống xã hội, phong tục tập quán..., từ đó rút ra những bất cập, thiếu sót của pháp luật để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

- Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch phải được xây dựng ở trình độ kỹ thuật pháp lý cao.

Kỹ thuật pháp lý cao là một vấn đề tương đối rộng, phức tạp. Mỗi một quốc gia, khu vực có quan niệm riêng về trình độ kỹ thuật pháp lý. Ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về kỹ thuật pháp lý “cao” trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Tuy nhiên, có một số điểm cơ bản nhận được sự đồng thuận chung của các nhà làm luật về một trình độ kỹ thuật pháp lý cao, đó là:

- Khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật, nhà làm luật phải xác định được những nguyên tắc tối ưu nhất, xuyên suốt toàn bộ quá trình này. Đây sẽ là những tư tưởng, ý chí chủ đạo định hướng cho toàn bộ các hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật.

- Trình độ kỹ thuật pháp lý thể hiện ở việc xác định chính xác cơ cấu của pháp luật. Ví dụ: trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, cơ quan có thẩm quyền phải xác định chính xác những bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật này, vai trò, nhiệm vụ của từng bộ phận.

- Trình độ kỹ thuật pháp lý cao còn thể hiện ở chỗ ngôn ngữ pháp lý phải đảm bảo tính cô đọng, chính xác, lô gíc và không đa nghĩa.

Ngoài những tiêu chí cơ bản nêu trên, pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch được xây dựng và hoàn thiện trong xu thế hội nhập, tiếp cận với trình độ, mặt bằng chung của các quốc gia phát triển trên thế giới, còn đòi hỏi phải đáp ứng một số tiêu chí khác đang đóng vai trò quan trọng và rất cần thiết trong thời điểm hiện nay, đó là:

- Tính minh bạch của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du

lịch:

Như đã phân tích ở trên, pháp luật có vai trò rất quan trong trong việc bảo

vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Vì vậy, tính minh bạch của pháp luật có ý nghĩa vô cùng thiết thực trong việc bảo vệ môi trường du lịch. Để các quy định này phát huy hiệu quả trên thực tế, công tác “minh bạch hoá pháp luật” phải

được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và là một tiêu chí quan trọng xác định mức độ phù hợp của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.

Minh bạch hoá pháp luật được hiểu là phải đảm bảo tính tường minh, tính nhất quán, tính tin cậy được của hệ thống pháp luật và cả đời sống pháp luật. Nó giúp cho các đối tượng bị tác động bởi pháp luật nắm vững, hiểu được pháp luật để thực hiện, tránh những tranh chấp có thể xảy ra. Trong nhà nước pháp quyền, tính minh bạch của pháp luật còn là nguyên tắc cơ bản trong quá trình lập pháp và hành pháp, theo nguyên tắc này thì pháp luật phải được công chúng biết trước, ổn định theo thời gian, rõ ràng, không mập mờ và được áp dụng một cách thống nhất, không tuỳ tiện. Ở chừng mực nhất định, tính minh bạch của pháp luật còn giúp cho nhân dân đóng góp ý kiến xây dựng và hoàn thiện pháp luật.

- Tính công khai của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du

lịch:

Pháp luật nói chung và pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch

nói riêng còn đòi hỏi phải được cộng khai tới mọi chủ thể thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật. Tính công khai của pháp luật thể hiện ở chỗ cơ quan có thẩm quyền phải công khai toàn văn các văn bản pháp luật dưới dạng ấn phẩm hoặc thông qua internet, các phương tiện thông tin đại chúng hay dưới cả các phương tiện này đến toàn thể công chúng, từ đó công chúng và cán bộ, công chức – người có thẩm quyền áp dụng pháp luật có thể thấy được cách thức áp dụng, thực hiện pháp luật trong từng trường hợp cụ thể. Tính công khai cùng với tính minh bạch của pháp luật được thực hiện triệt để sẽ hạn chế được sự tuỳ tiện hoặc lạm dụng của cá nhân, tổ chức được giao quyền thực thi pháp luật, đồng thời hạn chế sự phân biệt đối xử đối với các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.

- Tính dễ tiếp cận của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du

lịch:

Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch phải được xây dựng

và hoàn thiện trên cơ sở đảm bảo khả năng dễ tiếp cận pháp luật cho đông đảo người dân. Tính dễ tiếp cận pháp luật thể hiện trước hết ở chỗ phải xem tiếp cận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/08/2022