Mối Quan Hệ Giữa Kiểm Tra, Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Với Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp


Doanh lợi vốn (sức sinh lời của tài sản):

Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI: Return On Investment). Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của DN được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn lợi nhuận trước thuế và l`i hoặc lợi nhuận sau thuế để so sánh với tổng TS. Đối với DN có sử dụng nợ trong kinh doanh, người ta thường dùng chỉ tiêu doanh lợi vốn xác định bằng cách chia lợi nhuận trước thuế và l`i cho tổng TS.


Sức sinh lời của tổng TS =

Lợi nhuận sau thuế


Tỉng TS


(18)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.


Để có thể đánh giá đúng về sức sinh lời của tổng tài sản, trong mối quan hệ với các tỉ lệ và chỉ tiêu tài chính khác, các nhà phân tích thường dùng phương pháp Dupont

Hoàn thiện kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - 10

để triển khai tỉ lệ Sức sinh lời của tổng TS như sau:


Lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

= x


(19)

Tỉng TS

Doanh thu thuần

Tỉng TS


Như vậy, có thể thấy tỉ lệ sức sinh lời của tổng tài sản là tích số giữa số vòng quay của tổng tài sản và sức sinh lời của doanh thu.


Sức sinh lời của Tổng TS

= Sức sinh lời của doanh thu

x Vòng quay của

Tỉng TS

(20)


Bên cạnh những chỉ tiêu và tỉ lệ kể trên, để phân tích một cách đầy đủ về tình hình hoạt động và khả năng sinh lời của một doanh nghiệp, các nhà phân tích có thể tính toán bổ sung nhiều tỉ lệ chi tiết khác dựa trên các từng khoản mục chi tiết của các báo cáo tài chính. Có thể khái quát mô hình các tỉ suất phân tích khả năng sinh lời trong mối quan hệ với các báo cáo tài chính của doanh nghiệp qua mô hình sau:


Báo cáo KQKD

Bảng CĐKT

Vòng quay

khoản phải thu

Sức sinh lời của DThu (tính theo LN thuần)

Vòng quay tổng TS

Sức sinh lời của DThu (tính theo LN gộp)

Tỉ lệ CF hoạt

động/Doanh thu

Vòng quay của TSCĐ

Vòng quay hàng tồn kho

Sức của

sinh lời tổng TS

K

si

hả năng nh lời


Sơ đồ 1.2: Quan hệ giữa các tỉ suất về khả năng sinh lời và các BCTC

1.5.4.2.5. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán:

Khả năng thanh toán là khả năng đáp ứng các dòng tiền ra của DN. Nó phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ.

Khả năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng việc quản lí tài chính của doanh nghiệp. Nếu quản lý tài chính tốt, sản xuất sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn cũng như ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả sẽ dây dưa kéo dài.

Việc phân tích khả năng thanh toán không chỉ giúp cho các chủ nợ của DN, các nhà đầu tư vào DN giảm được rủi ro trong quan hệ tín dụng, làm ăn với DN mà còn giúp cho bản thân DN thấy được khả năng chi trả thực tế, từ đó có biện pháp trong việc

điều chỉnh các khoản mục tài sản cho hợp lý để nâng cao khả năng thanh toán.


Phân tích tình hình và khả năng thanh toán có thể là một khâu độc lập với các nội dung phân tích khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phân tích khả năng thanh toán được kết hợp cùng với hệ thống chỉ tiêu phân tích rủi ro của doanh nghiệp, là yếu tố cấu thành nên các chỉ tiêu phân tích khả năng phá sản DN.

Để phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các chỉ tiêu sau thường được áp dụng khá phổ biến, việc tiến hành phân tích độc lập các chỉ tiêu này hay kết hợp với phân tích rủi ro tuỳ thuộc vào mô hình phân tích mà người phân tích lựa chọn.

Khả năng thanh toán hiện hành (khả năng thanh toán chung):

Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành đo khả năng thanh toán ngắn hạn của DN, nó cho biết mức độ các khoản nợ ngắn hạn được trang trải bằng các TS có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn bằng với thời hạn của các khoản nợ đó.

Tỷ lệ này được tính bằng cách chia TSNH cho nợ ngắn hạn. TSNH thông thường bao gồm tiền, các chứng khoán dễ chuyển nhượng (tương đương tiền): các khoản phải thu và dữ trữ (tồn kho), còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả khác,... Cả TSNH và nợ ngắn hạn đều có thời hạn nhất định (thông thường là một năm).


Tỉ suất thanh

toán hiện hành =

Tổng TSNH Tổng Nợ ngắn hạn


(21)


Tỷ lệ này càng cao, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN càng tốt, tình hình tài chính là khả quan và ngược lại. Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1 thì DN gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu nó quá cao có nghĩa là DN đang duy trì mức tổng giá trị tài sản ngắn hạn và mức vốn lưu động thường xuyên quá cao so với nhu cầu. Thông thường phần vượt trội đó sẽ không sinh thêm lợi nhuận. Vì thế mà việc

đầu tư trở nên kém hiệu quả.


Khả năng thanh toán nhanh:

Tỷ lệ này được tính bằng cách chia các TS quay vòng nhanh cho nợ ngắn hạn. TS quay vòng nhanh là những TS có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Dự trữ (tồn kho) là các TS khó chuyển thành tiền hơn và dễ bị lỗ nhất nếu được bán.

Sở dĩ cần phải tính tỷ lệ này là do tỷ lệ thanh toán hiện hành cao chưa phản ánh

được chính xác việc DN có nhanh chóng đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn với chi phí thấp hay không vì còn phụ thuộc vào tính thanh khoản của các khoản mục trong TSLĐ và kết cấu của chúng.

Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán TS dự trữ (tồn kho) và được xác định bằng lấy TSLĐ trừ đi phần dự trữ (tồn kho) chia cho nợ ngắn hạn.


Tỉ suất thanh

toán nhanh =

TSNH - Hàng tồn kho


Tổng Nợ ngắn hạn


(22)


Mức trung bình hợp lý cho tỷ lệ này là 1 đối với hầu hết các doanh nghiệp khác nhau, không phụ thuộc vào tính chất kinh doanh hay quy mô DN, vì nó cho thấy nếu DN bán đi các TS tương đương tiền và thu hồi được các khoản phải thu thì nó có thể thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán đi các loại hàng tồn kho.

Khả năng thanh toán tức thời:

Đây là tỷ lệ thể hiện chính xác nhất khả năng thanh toán của DN vì nó loại bỏ tính không chắc chắn của các khoản phải thu cũng như khả năng chuyển đổi thành tiền chậm của dự trữ. Nó được tính bằng cách lấy tiền mặt và các khoản coi như tiền mặt (TGNH, ngân phiếu...) chia cho tổng số nợ ngắn hạn của DN.


Tỉ suất thanh

toán tức thời =

Tiền + TS tương đương tiền Tổng Nợ ngắn hạn


(23)


Nhìn vào chỉ tiêu này, người sử dụng thông tin có thể biết được toàn bộ số nợ ngắn hạn của DN được bảo đảm trả ngay lập tức là bao nhiêu. Chỉ tiêu này có ý nghĩa

đặc biệt quan trọng đối với các bạn hàng mà hoạt động khan hiếm tiền mặt (quay vòng vốn nhanh).

Thực tế cho thấy, tỷ lệ này nếu > 0,5 thì khả năng thanh toán của DN tương đối khả quan, còn nếu < 0,5 thì cho thấy công tác quản lý dự trữ, tiêu thụ và các khoản phải thu chưa tốt dẫn đến DN có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán và do đó, có thể phải bán gấp sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Tuy nhiên, cần chú ý rằng, trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế Việt Nam, khả năng thu hồi các khoản phải thu và khả năng bán nhanh chóng các loại hàng tồn kho nhằm phục vụ cho mục đích trả nợ là rất khó khăn. Chính vì vậy, để có thể đưa ra các đánh giá chính xác về khả năng thanh toán của một doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa vào các tỉ suất trên, theo quan điểm của tác giả, chúng ta cần loại trừ những loại tài sản mà khả năng chuyển đổi thành tiền trong ngắn hạn là thấp.

1.6. mối quan hệ giữa kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính với quản trị tài chính và vấn đề Tổ chức kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.6.1. Mối quan hệ giữa kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính với quản trị tài chính doanh nghiệp

Theo các phân tích ở các phần trên, để thực hiện tốt các vai trò: huy động kịp thời và đầy đủ các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, tổ chức sử dụng nguồn vốn và các nguồn lực khác có hiệu quả và giám sát chặt chẽ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhà quản trị tài chính cần đưa ra được các quyết định đầu tư, quyết định về nguồn tài trợ và các quyết định tài chính khác một cách kịp thời, đúng

đắn. Tính đúng đắn và phù hợp của các quyết định này lại phụ thuộc vào khâu đầu tiên của một quá trình ra quyết định, đó là khâu xử lý thông tin. Để có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn, hiệu quả, nhà quản trị tài chính cần được cung cấp kịp thời và đầy đủ các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp và các thông tin khác


có liên quan. Trong đó, các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.

Về mặt nguyên tắc, tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện trên các báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ). Các báo cáo này, tuy là kết quả của quá trình xử lý thông tin của hệ thống kế toán nhưng đối với một mô hình ra quyết định thì các báo cáo tài chính của

đơn vị mới chỉ được coi là “dữ liệu” đầu vào. Để có thể phục vụ cho việc ra quyết định, các “dữ liệu” này nhất thiết phải được xử lý một cách phù hợp, trở thành các “thông tin” tài chính hữu ích. Như vậy, có thể thấy, “phân tích báo cáo tài chính” là khâu không thể thiếu được trong quá trình ra quyết định của quản trị tài chính doanh nghiệp. Việc kiểm tra báo cáo tài chính nhằm đảm bảo chất lượng của nguồn “dữ liệu” phục vụ phân tích, tiếp đó, quá trình phân tích báo cáo tài chính ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thông tin phục vụ cho quản trị tài chính, do đó, cũng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của mỗi quyết định, chính sách tài chính doanh nghiệp và quá trình thực hiện chúng. Phân tích chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản trị có những nhận định chính xác về thực trạng tài chính của doanh nghiệp, để từ

đó đưa ra được các chính sách hợp lý cho từng nội dung quản trị, từng loại tài sản, nguồn vốn hay từng giai đoạn phát triển khác nhau.

Như vậy, có thể thấy, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính là những quá trình gắn liền với quản trị tài chính doanh nghiệp. Kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính có nhiệm vụ cung cấp thông tin về kết quả của một quyết định đ` được thực hiện, đồng thời là sự khởi đầu cho một quá trình ra quyết định tiếp theo. Từ những nghiên cứu về kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính và quản trị tài chính doanh nghiệp kể trên, có thể khái quát mối quan hệ giữa kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính với quản trị tài chính thông qua sơ đồ 1.3:


Quản trị Tài chính

ra quyết định

tài chính

KiÓm tra,

phân tích bctc

quá trình

kinh doanh

báo cáo

tài chính


Sơ đồ 1.3: Quan hệ giữa kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính với Quản trị TCDN


1.6.2. Tổ chức kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Để có thể đem lại kết quả tốt nhất là những thông tin hữu ích cho người sử dụng thông tin trong quá trình ra quyết định kinh doanh, việc kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được tổ chức một cách khoa học và chặt chẽ. Về cơ bản, quy trình kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính thường bao gồm các giai

đoạn với các công việc cụ thể như sau:

1.6.2.1. Lập kế hoạch kiểm tra, phân tích

Lập kế hoạch là khâu công việc đầu tiên vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến kết quả của cả quá trình kiểm tra, phân tích. Trong khâu lập kế hoạch phân tích, cần xác định rõ những nội dung sau:

- Xác định đối tượng sử dụng thông tin: như đ` trình bày ở các phần trên, mỗi

đối tượng khác nhau có cách thức, khả năng và nhu cầu khác nhau đối với quá trình kiểm tra và phân tích báo cáo. Xác định được nhu cầu của các đối tượng này là cơ sở để tiến hành các nội dung khác trong khâu lập kế hoạch.


- Xác định mục tiêu cần đạt được của quá trình kiểm tra, phân tích: sau khi đ` xác định được đối tượng, cần làm rõ từng mục tiêu cụ thể của quá trình kiểm tra, phân tích, nếu quá trình kiểm tra và phân tích phải tiến hành qua nhiều giai đoạn khác nhau thì cần phải xác định mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn về từng mặt: kết quả công việc, tiến độ thời gian,..

- Xác định phương pháp tiếp cận thích hợp: như đ` trình bày trong mục 1.2 và mục 1.4.4, việc kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính của các DN vừa và nhỏ có thể

được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau. Trên cơ sở đ` xác định được yêu cầu của đối tượng sử dụng thông tin, người lập kế hoạch có thể lựa chọn các mô hình phân tích khác nhau: mô hình phân tích theo từng báo cáo riêng lẻ, mô hình phân tích kết hợp hệ thống báo cáo, mô hình phân tích định giá doanh nghiệp, mô hình phân tích khả năng phá sản, mô hình phân tích toàn diện... Tương ứng với từng mô hình, người phân tích sẽ lựa chọn tiếp các phương pháp phân tích phù hợp. Hơn nữa, cũng cần lựa chọn các phương pháp phân tích thích hợp với trình độ của đội ngũ nhân sự làm công tác kiểm tra, phân tích.

- Xác định phạm vi kiểm tra, phân tích: phạm vi phân tích cũng là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới khối lượng công việc và tiến độ phân tích báo cáo tài chính. Yếu tố này cần được định lượng cụ thể trong mối quan hệ chặt chẽ với phương pháp tiếp cận đ` được lựa chọn. Trong nhiều trường hợp tiến hành phân tích theo đơn

đặt hàng, khách hàng có thể đ` xác định trước phạm vi phân tích một cách khá rõ ràng thông qua các yêu cầu của hợp đồng.

- Xây dựng kế hoạch tài chính cho phân tích: vấn đề cốt yếu trong việc xây dựng kế hoạch tài chính là việc lập dự toán các chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình phân tích. Các chi phí này cần phù hợp với khả năng và nhu cầu của đối tượng sử dụng thông tin, phù hợp với tình hình tài chính doanh nghiệp và phải đảm bảo hiệu quả so với những kết quả sẽ đạt được. Dự toán về chi phí phân tích có thể gây ảnh hưởng ngược lại tới những khâu công việc đ` nói ở trên. Ví dụ, với phương pháp và cách tiếp cận đ` lựa chọn là tối ưu, có thể chi phí thực hiện sẽ rất lớn. Trong trường hợp đó cần có sự điều chỉnh hợp lý để cân đối vấn đề chi phí - lợi ích của phân tích. Đi đôi với việc lập dự toán về chi phí, trong một số trường hợp, người lập kế hoạch phân tích cũng cần xác

định nguồn tài trợ cho những khoản chi phí đó.

Xem tất cả 299 trang.

Ngày đăng: 05/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí