Nguyên tắc thận trọng:
Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
nhập; phí;
- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu
- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi
Có thể bạn quan tâm!
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức sử dụng phần mềm kế toán doanh nghiệp Việt Nam - 1
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức sử dụng phần mềm kế toán doanh nghiệp Việt Nam - 2
- Các Khái Niệm Và Nguyên Tắc Kế Toán Chung Được Thừa Nhận
- Khái Niệm Về Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
- Cơ Chế Vận Hành Của Phần Mềm Kế Toán Kết Nối Với Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
- Tổ Chức Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Trong Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 246 trang tài liệu này.
- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc
chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
Nguyên tắc trọng yếu:
Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.
Về cơ sở xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam là dựa vào hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, nhiều quan điểm cho rằng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được vận dụng một cách có chọn lọc, đã dựa vào đặc điểm, môi trường phát triển kinh tế để đưa ra các nguyên tắc hay yêu cầu và những thuật ngữ mang tính khái niệm. Vì vậy so với chuẩn mực kế toán quốc tế, một số khái niệm hay nguyên tắc sau đây chưa đưa vào hoặc có
sự khác biệt so với nội dung đã trình bày trong Luật Kế toán hay chuẩn mực kế toán của Việt Nam:
Nguyên tắc cân đối của kế toán, trong mọi trường hợp các đối tượng kế toán luôn vận động, nhưng vẫn đảm bảo:
Tài sản = Nguồn vốn (nguồn hình thành tài sản)
Hay viết cách khác: Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu.
Trong một đơn vị kế toán, bất cứ tài sản nào còn lại sau khi đã thanh toán các khoản nợ đều sẽ là quyền sở hữu của các nhà đầu tư vốn, bất cứ tài sản nào không thuộc quyền sở hữu của các chủ nợ đều thuộc quyền sở hữu của các nhà đầu tư vốn. Vì vậy tổng giá trị các quyền sở hữu không thể vượt trội hơn so với tổng giá trị tài sản để có quyền sở hữu.
Do đó trong mọi trường hợp, giữa tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu luôn có mối quan hệ thông qua phương trình kế toán như sau:
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu.
Nguyên tắc công khai:
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp là tài liệu được công khai và được phản ánh khách quan, trung thực và hợp lý về tình hình thực tế đã phát sinh trong kỳ kế toán.
Khái niệm thước đo tiền tệ:
Những nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán ghi chép và báo cáo theo đơn vị tiền tệ. Những nghiệp vụ không thể hiện bằng tiền (biểu hiện của giá trị), kế toán không thể ghi nhận được.
Khái niệm tổ chức – đơn vị kế toán:
Về mặt kế toán, mỗi doanh nghiệp được xem là một tổ chức độc lập với chủ sở hữu và độc lập với doanh nghiệp khác.
Các tài khoản kế toán được ghi chép cho các tổ chức hơn là cho những người sở hữu, điều hành hoặc có liên quan đến các tổ chức này. Như vậy, tất cả các nghiệp vụ mà nó không ảnh hưởng đến đơn vị kế toán thì các kế toán viên của đơn vị đó không phải ghi chép gì, mặc dù nó có ảnh hưởng đến các nhân viên hoặc ông chủ của tổ chức.
Khái niệm bán hàng (có thể thực hiện - Realization concept):
Ghi nhận, phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng thực tế. Chẳng hạn, chỉ ghi nhận doanh thu bán hàng khi việc giao hàng đã hoàn thành, người mua chấp nhận thanh toán.
Tóm lại: Công việc của kế toán dù thực hiện bằng thủ công hay bằng phần mềm kế toán đều phải tuân thủ các yêu cầu và nguyên tắc theo quy định của pháp luật về kế toán và các nguyên tắc chung được thừa nhận. Để từ đó cung cấp cho nhà quản lý các thông tin hữu ích thông qua hệ thống báo cáo kế toán được lập dựa trên các yêu cầu và các nguyên tắc đã được xác lập.
1.2 HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Hệ thống kế toán là các quy định về kế toán và các thủ tục kế toán mà đơn vị kế toán áp dụng để tổ chức công tác kế toán thông qua việc thực hiện ghi chép kế toán và lập báo cáo kế toán.
Cho dù sự phát triển của khoa học công nghệ như thế nào đi chăng nữa nhưng xét cho cùng cũng chỉ là những công cụ hỗ trợ cho sự hoàn hảo của một lĩnh vực, một vấn đề. Cho nên khi nghiên cứu để viết phần mềm kế toán thì sự thật hiển nhiên là phải nghiên cứu đến hệ thống kế toán bao gồm những thành phần nào, có như vậy mới đảm bảo được tính hữu dụng của phần mềm. Một mặt đem lại lợi ích cho người làm kế toán, mặt khác đáp ứng được các quy định của pháp luật về kế toán. Tại Việt Nam Hệ thống kế toán doanh nghiệp
bao gồm: Hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán và hệ thống báo cáo tài chính [45], [46]. Chúng ta lần lượt xem xét các thành phần của một hệ thống kế toán:
1.2.1 Chứng từ kế toán
Khái niệm:
Chứng từ kế toán là loại giấy tờ, vật mang tin dùng để minh chứng cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán[19].
Sự cần thiết của chứng từ kế toán:
Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải có chứng từ;
Chứng từ kế toán là tài liệu gốc, có tính bằng chứng, tính pháp lý. Nội dung chứng từ phải có đầy đủ các thông tin: Tên, số hiệu chứng từ, ngày tháng lập chứng từ, đơn vị lập, đơn vị nhận chứng từ, nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chỉ tiêu số lượng, giá trị của nghiệp vụ, chữ ký của những người liên quan: người nộp tiền, người nhận tiền, người nhận hàng, người giao hàng, người phụ trách đơn vị…;
Chứng từ phải chính xác, đầy đủ, kịp thời và hợp pháp, hợp lệ;
Như vậy, chứng từ là khởi điểm của công tác kế toán và là cơ sở để ghi vào sổ sách kế toán, tạo điều kiện cho việc phản ánh và cung cấp thông tin kế toán một cách khách quan và chính xác. Chứng từ là phương pháp cho phép lưu giữ và sao chụp lại các sự kiện kinh tế, tài chính phát sinh tại đơn vị, từ đó đóng vai trò là bằng chứng, chứng cứ pháp lý cho các số liệu đã ghi chép trên sổ sách kế toán và là căn cứ để kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và là cơ sở để xác định trách nhiệm của các cá nhân có liên quan.
Trình tự lập và xử lý chứng từ:
Tổ chức chứng từ trong một đơn vị kế toán gồm lập chứng từ, chỉnh lý chứng từ, kiểm tra chứng từ, luân chuyển chứng từ theo cơ cấu tổ chức công tác kế toán của đơn vị, lưu trữ chứng từ.
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh tại đơn vị đều phải lập chứng từ, khi lập chứng từ, phải đảm bảo tuân thủ những quy định sau:
– Các nghiệp vụ kinh tế tài chính, tài chính phát sinh tại đơn vị đều phải lập chứng từ kế toán và lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh tại đơn vị;
– Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu;
– Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán;
Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải được in ra giấy và lưu trữ theo đúng quy định.
1.2.2 Tài khoản kế toán
Khái niệm:
Tài khoản kế toán là một trong những phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế.
Kết cấu của tài khoản:
Xu hướng biến động của đối tượng kế toán là tăng lên hay giảm xuống, để theo dõi sự biến động của đối tượng kế toán người ta dùng tài khoản. Do vậy, mỗi tài khoản được chia thành hai bên: Bên trái của tài khoản gọi là bên nợ và bên phải của tài khoản gọi là bên có nhằm mục đích phản ánh sự biến động tăng giảm của từng đối tượng kế toán.
Về hình thức, theo lý thuyết tài khoản được biểu hiện dưới dạng chữ T, nhưng trong thực tế tài khoản được biểu hiện dưới dạng sổ tờ rời hoặc đóng thành cuốn.
Tập hợp các tài khoản kế toán để phản ánh các đối tượng kế toán sẽ hình thành nên một hệ thống tài khoản kế toán gồm nhiều tài khoản khác nhau để phản ánh về tài sản và nguồn vốn, về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh.
Tài khoản sử dụng nhiều hay ít tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của từng đơn vị kế toán.
1.2.3 Sổ kế toán
Khái niệm:
Sổ kế toán là các tờ sổ theo một mẫu nhất định dùng để ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.
Yêu cầu về sổ kế toán:
Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán, tên sổ, ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán, đánh số trang; đóng dấu giáp lai.
sổ;
Các nội dung chủ yếu của sổ kế toán:
- Ngày, tháng ghi sổ;
- Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi
- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài
khoản kế toán;
- Số dư đầu kỳ, số tiền phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ;
Các loại sổ kế toán:
- Sổ kế toán tổng hợp: Là sổ kế toán dùng để ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về các nghiệp vụ kinh tế, tài chính của đơn vị.
Ví dụ: đối với hình thức kế toán Nhật ký chung, sổ kế toán tổng hợp gồm Sổ nhật ký chung; Sổ cái,…
- Sổ kế toán chi tiết: Là sổ kế toán dùng để ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động theo từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị kế toán.
Đặc điểm sổ kế toán chi tiết minh họa cho sổ kế toán tổng hợp. Số liệu sổ kế toán chi tiết phải khớp đúng với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp trong một kỳ kế toán.
Ví dụ: Sổ kế toán chi tiết như Sổ chi tiết vật liệu – sản phẩm – hàng hóa; Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán,…
1.2.4 Báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị
Để cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng, thông thường các hệ thống báo cáo sau đây được sử dụng, một là báo cáo tài chính, hai làứ báo cáo kế toán quản trị.
Báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo có tính chất khuôn mẫu, dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
Báo cáo kế toán quản trị:
Khác với báo cáo tài chính, hệ thống báo cáo kế toán quản trị trong doanh nghiệp là hệ thống báo cáo được tổ chức mang tính linh hoạt, phù hợp yêu cầu, nội dung quản lý của từng đơn vị không mang tính khuôn mẫu; Cụ thể là:
a. Báo cáo tình hình thực hiện:
- Báo cáo doanh thu, chi phí và lợi nhuận của từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
- Báo cáo khối lượng hàng hóa mua vào và bán ra trong kỳ theo đối tượng khách hàng, giá bán, chiết khấu và các hình thức khuyến mại khác;
- Báo cáo chi tiết khối lượng sản phẩm (dịch vụ) hoàn thành, tiêu thụ;
- Báo cáo chấp hành định mức hàng tồn kho;
- Báo cáo tình hình sử dụng lao động và năng suất lao động;
- Báo cáo chi tiết sản phẩm, công việc hoàn thành;
- Báo cáo cân đối nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa;
- Báo cáo chi tiết nợ phải thu theo thời hạn nợ, khách nợ và khả năng
thu nợ; chủ nợ;
- Báo cáo chi tiết các khoản nợ vay, nợ phải trả theo thời hạn nợ và
- Báo cáo bộ phận lập cho trung tâm trách nhiệm;
- Báo cáo chi tiết tăng, giảm vốn chủ sở hữu.
b. Báo cáo phân tích:
- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận;
- Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp;
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch
sản xuất và tài chính;