Báo Cáo Kết Quả, Truyền Tin, Hiệu Chỉnh Báo Cáo


- Tổ chức nhân sự kiểm tra, phân tích: về cơ bản, sau khi hoàn tất những bước công việc nêu trên, cá nhân hoặc đơn vị có thẩm quyền sẽ quyết định bố trí nhân sự cho việc kiểm tra, phân tích báo cáo. Nhân sự thực hiện phân tích cần có trình độ và năng lực làm việc phù hợp với từng giai đoạn công việc cụ thể. Việc lựa chọn nhân sự có thể

được tiến hành trước khi lập kế hoạch, nhất là trong trường hợp tổ chức làm việc theo nhóm.

1.6.2.2. Thực hiện kiểm tra, phân tích

Sau khi đ` hoàn tất khâu lập kế hoạch và phê duyệt kế hoạch phân tích, giai đoạn thực hiện phân tích sẽ được triển khai.

Công việc đầu tiên trong quá trình thực hiện kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính là thu thập số liệu. Các số liệu cần thu thập đ` được xác định rõ trong quá trình lập kế hoạch, liên quan chặt chẽ đến phương pháp tiếp cận và phạm vi kiểm tra, phân tích. Nhìn chung, các số liệu cần thu thập thường bao gồm những tài liệu sau: Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp (năm hiện hành và các năm trước), Kết quả phân tích các năm trước, Số liệu báo cáo hoặc số liệu phân tích của các doanh nghiệp khác cùng ngành, Số liệu tổng hợp của ngành, Các thông tin về môi trường hoạt động của doanh nghiệp... Số liệu thu thập càng phong phú, đầy đủ thì kết quả kiểm tra, phân tích sẽ càng đạt kết quả tốt.

Tiến hành kiểm tra, phân tích: sau khi đ` thu thập đầy đủ các tài liệu cần thiết, công tác kiểm tra, phân tích sẽ được tiến hành. Thông thường, trước khi phân tích, người phân tích sẽ phải tiến hành kiểm tra độ tin cậy, tính chính xác của số liệu và hiệu chỉnh số liệu trước khi phân tích. Tuy nhiên, công tác kiểm tra không dừng lại ở đây. Trong quá trình phân tích, việc tính toán các chỉ tiêu, tỉ lệ... các đánh giá, nhận xét phân tích cũng là thông tin quan trọng để tiếp tục kiểm tra báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Việc tính toán các chỉ tiêu, tỉ suất, hệ số là công việc chủ yếu mang tính cơ học, với các công thức, mẫu biểu đ` được định trước và có thể được tiến hành thủ công hoặc với sự trợ giúp của máy tính. Việc kiểm tra, phân tích với sự trợ giúp của máy tính nói chung mang lại khá nhiều thuận lợi: thời gian tính toán nhanh, có thể giải quyết khối lượng thông tin lớn, chi phí thấp...


Bước tiếp theo trong quá trình thực hiện kiểm tra, phân tích là việc tổng hợp lại các kết quả kiểm tra, phân tích. Đây mới chỉ là kết quả bước đầu của quá trình kiểm tra, phân tích, chủ yếu thể hiện dưới dạng các con số, tỉ lệ, kết quả tính toán, hoặc các phát hiện, các bằng chứng.

Phần việc quan trọng nhất trong quá trình kiểm tra, phân tích là đưa ra những

đánh giá, kết luận, dự đoán dựa trên các kết quả tính toán đ` đạt được. Để có thể đưa ra những kết luận đúng đắn, cần có xem xét một cách toàn diện các kết quả tính toán và các nhân tố ảnh hưởng, cũng cần kết hợp đánh giá theo kiểu nhóm chuyên gia để tránh những định kiến chủ quan của từng cá nhân khi đưa ra kết luận.

Sau khi đ` thống nhất với các kết luận về kiểm tra, phân tích, công việc tiếp theo là tiến hành lập báo cáo kiểm tra, báo cáo phân tích. Trên các báo cáo này cần thể hiện

đầy đủ các nội dung, phương pháp, phạm vi kiểm tra, phân tích, người chịu trách nhiệm thực hiện, kết quả tính toán, kết luận phân tích và thậm chí có thể bao gồm những dự

đoán và kiến nghị cần thiết.

1.6.2.3. Báo cáo kết quả, truyền tin, hiệu chỉnh báo cáo

Sau khi hoàn tất quá trình kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính, các báo cáo về tình hình kiểm tra, phân tích sẽ được cung cấp cho các đối tượng sử dụng theo một phương thức truyền tin thích hợp (bằng văn bản, bằng dữ liệu điện tử...). Tuỳ từng trường hợp cụ thể, các báo cáo kiểm tra, phân tích còn có thể được công khai trong một phạm vi nhất định các đối tượng sử dụng hoặc ngược lại là được yêu cầu bảo mật, vì thông tin kiểm tra, phân tích có thể là những thông tin sống còn đối với doanh nghiệp.

Hầu hết các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam liên quan tới kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính đều chỉ dừng lại ở khâu Lập báo cáo kiểm tra, phân tích.

Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, quá trình kiểm tra, phân tích có thể còn

được tiếp tục ngay cả sau khi đ` hoàn tất các báo cáo và truyền tin tới người sử dụng. Trường hợp, tại doanh nghiệp được phân tích xảy ra các sự kiện sau ngày kết thúc niên

độ kế toán, có thể ảnh hưởng trọng yếu tới các báo cáo tài chính, thì một hoặc một số công đoạn kiểm tra, phân tích có thể cần được thực hiện lại. Điều này sẽ dẫn đến các kết luận kiểm tra, phân tích có thể bị thay đổi, những thay đổi này cần được cập nhật và báo cáo kịp thời cho các đối tượng sử dụng thông tin nhằm tránh những thiệt hại có thể có do sử dụng thông tin sai lệch.


Kết luận chương 1


Phân tích báo cáo tài chính đ` trở thành một công cụ không thể thiếu trong quản trị kinh doanh và quản lý kinh tế. Với đối tượng và phạm vi sử dụng ngày càng rộng r`i, phân tích báo cáo tài chính đ` khẳng định vai trò quan trọng và thiết yếu đối với các hoạt động kinh tế của cá nhân cũng như các doanh nghiệp, các tổ chức trong nền kinh tế.

Chương 1 của luận án đ` làm rõ các vấn đề quan trọng sau đây:

- Bản chất, chức năng và vai trò của tài chính doanh nghiệp, mô tả các quan hệ tài chính và ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Vai trò và nội dung cơ bản của quản trị tài chính doanh nghiệp, quan hệ của quản trị tài chính với quản trị doanh nghiệp nói chung

- ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp tới chức năng và nội dung của tài chính doanh nghiệp cũng như quản trị tài chính doanh nghiệp. Phân tích các đặc trưng tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Khái quát lý luận về báo cáo tài chính, nguyên tắc xây dựng hệ thống báo cáo, nguyên tắc lập và trình bày các báo cáo tài chính theo chế độ hiện hành.

- Đặc điểm và nguyên tắc xây dựng hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Làm rõ bản chất, mục tiêu và vai trò của phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng.

- Khái quát các phương pháp phân tích báo cáo tài chính cơ bản và phạm vi cũng như điều kiện áp dụng của từng phương pháp cho từng điều kiện và đối tượng cụ thể.

- Khái quát các nội dung phân tích báo cáo tài chính chủ yếu, phương pháp đánh giá, nhận xét, dự đoán về từng nội dung phân tích, cách thức sử dụng số liệu đ` phân tích.

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính với quản trị tài chính, nghiên cứu quy trình tổ chức kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính trong các DN vừa và nhỏ.


Chương 2:

thực trạng kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam

2.1. tổng quan về tình hình phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam

2.1.1. Khái niệm và tiêu chuẩn phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt

Nam

ở Việt Nam, thời kì từ năm 1998 trở về trước, không có tiêu chuẩn hoặc quy

định chính thức nào để phân loại doanh nghiệp theo quy mô. Đây là vấn đề do lịch sử phát triển của nền kinh tế Việt Nam, trong khoảng thời gian trước năm 1986 (trước đổi mới) và 10 năm đầu của thời kì đổi mới 1986-1996, hầu như chúng ta chỉ phân loại doanh nghiệp theo hai nhóm: doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Để phục vụ cho việc nghiên cứu, khảo sát, thống kê, các nhà khoa học và các tổ chức kinh tế, x` hội tự đưa ra những tiêu chí để phân loại doanh nghiệp theo quy mô. Tình trạng này tồn tại đến năm 1998, khi Chính phủ ra công văn số 681/CP-KTN ngày 20 tháng 06 năm 1998, về việc định hướng chiến lược và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó, tạm thời đưa ra áp dụng tiêu chuẩn xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo công văn này, doanh nghiệp vừa và nhỏ là các doanh nghiệp có quy mô vốn đầu tư dưới 5 tỉ VND và số lượng lao động bình quân/năm ít hơn 200 người. Tuy nhiên, công văn này khẳng định, các tiêu thức này chủ yếu mang tính chất quy ước hành chính để phục vụ cho việc quản lý và vận dụng chính sách hỗ trợ phát triển, các cơ quan, ban ngành có thể áp dụng cả hai tiêu thức là lao động và vốn kinh doanh hoặc áp dụng một trong hai tiêu thức đó tuỳ theo điều kiện cụ thể của ngành, địa phương. Công văn này được coi như bước khởi đầu trong quá trình thống nhất quan niệm và đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.

Thời kì 1997,1998,1999 là thời kì đổi mới và phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp ở Việt Nam, khi môi trường kinh doanh được tạo điều kiện tốt, thể hiện bằng các chính sách hỗ trợ, ưu đ`i doanh nghiệp, sự ra đời của Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN, Luật Doanh nghiệp. Trong khoảng thời gian từ sau năm 1999, doanh nghiệp vừa và nhỏ có sự phát triển đột biến và mạnh mẽ. Nền kinh tế nước nhà nói chung cũng


đ` có những chuyển biến đáng kể. Sau 3 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, để phù hợp với xu thế và điều kiện kinh tế mới, Chính phủ đ` ban hành Nghị định số 90/NĐ-CP ngày 23/11/2001, nhằm trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghị định 90 đ`

đưa ra tiêu chuẩn chính thức, áp dụng thống nhất để phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo đó, các doanh nghiệp không phụ thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, được xếp loại là doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu đáp ứng điều kiện:

- Vốn đầu tư dưới 10 tỉ VND

- (Hoặc) số lao động bình quân/năm dưới 300 người.

Quy định này áp dụng cho các doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật hợp tác x`, các hộ kinh doanh cá thể.

Như vậy, theo Nghị định 90, doanh nghiệp vừa và nhỏ được xác định hoàn toàn theo các tiêu thức thể hiện quy mô, không quan tâm đến hình thức sở hữu vốn đầu tư.

Điều này là bước tiến lớn trong việc tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho doanh nghiệp. Trước đó, trong tư duy quản lý cũng như nhận thức chung của x` hội, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường bị đồng nhất với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dẫn đến những phân biệt đối xử với loại hình doanh nghiệp này.

Tuy nhiên, các tiêu chí để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ theo nghị định này vẫn còn một số điểm chưa thật sự rõ ràng, có thể gây khó khăn trong công tác quản lý hoặc dẫn tới việc chính sách của Nhà nước bị lợi dụng. Thứ nhất, việc chưa quy định cách xác định “vốn đầu tư” có thể dẫn đến những sai lệch nhất định nếu doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý đồng nhất khái niệm “vốn đầu tư” với “vốn điều lệ”. Trên thực tế, các khái niệm này hoàn toàn khác nhau, vốn điều lệ hay vốn đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp thường lớn hơn khá nhiều so với vốn đầu tư hay vốn thực góp vào doanh nghiệp. Nếu xét quy mô doanh nghiệp theo tiêu chí vốn thực có trong DN, chắc chắn số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ lớn hơn so với con số thống kê hiện tại khi sử dụng tiêu chí “vốn điều lệ”. Thứ hai, tiêu chí “số lao động bình quân/năm” cũng không được hướng dẫn tính toán một cách rõ ràng. DN và cơ quan quản lý có thể lúng túng khi tính theo tiêu thức này do mỗi DN có thể sử dụng nhiều loại lao động khác nhau: lao động theo danh sách, lao động thời vụ, lao động có kí hợp đồng và đóng bảo hiểm... Thứ ba, việc cho phép vận dụng một trong hai tiêu chí cũng là yếu tố tạo ra các kẽ hở trong việc thẩm định quy mô DN. Một số DN quy mô khá lớn theo vốn đầu tư, nhưng lại có thể

được xếp loại là DN vừa và nhỏ theo số lao động bình quân, hoặc có thể có trường hợp ngược lại. Các DN có thể lợi dụng điểm này để đặt mình vào nhóm các doanh nghiệp


vừa và nhỏ để được hưởng những chính sách ưu đ`i của Nhà nước đối với các DN vừa và nhỏ.

Chính vì vậy, theo quan điểm của tác giả, chúng ta nên áp dụng đồng thời cả hai tiêu thức phân loại (vốn đầu tư và số lao động bình quân/năm), bên cạnh đó, cần có hướng dẫn cách tính toán cụ thể đối với từng tiêu thức phân loại đó, tránh những khó khăn có thể gặp phải khi vận dụng chính sách của Nhà nước vào thực tế.

Các quy định của nghị định 90/NĐ-CP hiện tại vẫn còn hiệu lực áp dụng đến thời điểm hiện nay.

2.1.2. Tình hình hoạt động, phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Kể từ khi Luật Doanh nghiệp 1999 chính thức có hiệu lực, tạo dựng được môi trường pháp lý thuận lợi cho kinh doanh, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập tăng mạnh qua các năm, đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam.

Theo số liệu chính thức từ niên giám thống kê 2006, tính cho đến hết ngày 31/12/2005, tổng số lượng doanh nghiệp đăng kí hoạt động ở Việt Nam là 112952 doanh nghiệp, trong đó, thông tin về số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động theo hai tiêu thức phân loại ở trên cụ thể như sau (biểu số 2):

Biểu số 2.1: Số doanh nghiệp vừa và nhỏ đến ngày 31/12/2005 phân theo quy mô vốn và loại hình doanh nghiệp



Loại hình doanh nghiệp


Tỉng sè

Phân

theo quy mô vố

n

<0.5 tỉ VND

0.5-1.0 tỉ VND

1-5 tỉ VND

5-10 tỉ VND

Doanh

nghiệp Nhà nước

873

26

27

397

423

Doanh

nghiệp ngoài NN

96179

26558

20317

40936

8368

Tập thể

5986

3052

901

1452

581

Tư nhân

33835

12555

8206

11670

1404

Cty Hỵp danh

36

15

8

13

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - 11



Loại hình doanh nghiệp


Tỉng sè

Phân theo quy mô vốn

<0.5 tỉ VND

0.5-1.0 tỉ VND

1-5 tỉ VND

5-10 tỉ VND

Cty TNHH

47185

9548

9774

22880

4983

Cty cổ phần có vốn Nhà nước

338

12

20

162

144

Cty cổ phần không có vốn Nhà nước

8799

1376

1408

4759

1256

DN có vốn đầu tư nước ngoài

1181

104

90

523

464

Tỉng céng

98233

26688

20434

41856

9255

(Nguồn: Niên giám thống kê 2006- Doanh nghiệp, trang 175)

Có thể thấy sự lấn át về số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổng số các doanh nghiệp đăng kí và hoạt động tại Việt Nam một cách trực quan hơn qua các biểu

đồ sau đây:


DN va và nhDN ln

Tương quan vslượng DN va và nhỏ ở Vit Nam theo vn đầu tư


13.04%


86.96%


Biểu đồ số 2.1: Tỉ lệ về số lượng các DN ở VN theo quy mô vốn đầu tư


Phân loi DN va và nhỏ ở Vit Nam theo quy mô vn

<0.5 tỉ VND

0.5-1.0 tỉ VND

1-5 tỉ VND

5-10 tỉ VND



9255,




9%


26688,




27%


41856,




43%



20434,

21%

Biểu đồ số 2.2: Cơ cấu DN vừa và nhỏ ở VN theo quy mô vốn đầu tư

Qua biểu đồ trên, có thể thấy trong tổng số các DN vừa và nhỏ ở Việt Nam, số DN có quy mô vốn thấp ) dưới 5 tỉ VND chiếm một tỉ trọng đáng kể. Trong số này, các doanh nghiệp có quy mô được coi là rất nhỏ (dưới 1tỉ VND) chiếm một tỉ trọng rất lớn, khoảng 48% trong tổng số các DN vừa và nhỏ. Chỉ có 9255 DN trong tổng số 98233 doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô vốn từ 5-10tỉ VND, chiếm khoảng 9%. Nếu phân tích sâu hơn về cơ cấu số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ kết hợp các tiêu thức: quy mô vốn và loại hình doanh nghiệp, có thể thấy: các DN thuộc thành phần DN ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng áp đảo trong tổng số các DN vừa và nhỏ ở mọi mức vốn vốn (xem biểu đồ). Điều này cũng thể hiện kết quả của chính sách phát triển DN vừa và nhỏ của

Đảng và Nhà nước ta trong các năm qua, đồng thời cũng khẳng định vai trò của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước trong các lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi quy mô vốn thấp.

Ngày đăng: 05/01/2023