Định Mức Giao Khoán Vật Tư, Dụng Cụ Theo Chu Kỳ

bao gồm tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của từng giai đoạn, tình hình thông tin lãi lỗ của từng loại gỗ nguyên liệu, tình hình thực hiện kế hoạch của từng bộ phận trực thuộc, từng giai đoạn trồng rừng, khai thác,... Từ đó giúp nhà quản trị đưa ra các giải pháp, quyết định chương trình hành động phù hợp để phục vụ cho việc quản lý, điều hành doanh nghiệp.

Để kiểm soát được hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, từng giai đoạn chăm sóc và bảo vệ rừng, các CTLN cần hoàn thiện việc phân chia các bộ phận thành những trung tâm trách nhiệm. Từ đó, căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch, tình hình sản xuất kinh doanh của từng trung tâm trách nhiệm, nhà quản trị có thể đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như trách nhiệm quản lý của từng bộ phận trực thuộc.

Để thực hiện đánh giá hiệu quả và trách nhiệm quản lý của công ty cũng như từng bộ phận, doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu như tỷ suất từng khoản mục chi phí, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của từng loại gỗ, từng trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp. Với đặc điểm đặc thù trong sản xuất laa nghiệp là chu kỳ sản xuất dài, các quy trình công nghệ phức tạp bao gồm từ khâu làm đất, trồng đến khâu chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng và khai thác. Đặc điểm sản xuất của mỗi giai đoạn đều có nhiều điểm khác biệt, chi phí sản xuất và quy trình công nghệ cũng khác nhau nên nhu cầu thông tin cho từng trung tâm trách nhiệm cũng sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, mục đích của việc thiết lập các trung tâm trách nhiệm là để kiểm soát hoạt động theo trách nhiệm nên cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá cho từng trung tâm trách nhiệm.

Đặc biệt đối với các đội sản xuất lâm nghiệp là các trung tâm chi phí, các chỉ tiêu phải cung cấp thông tin nhằm đánh giá trách nhiệm quản lý và sử dụng chi phí phát sinh trên nguyên tắc đảm bảo tính hiệu lực của các thủ tục kiểm soát mà nhà quản trị trong trung tâm đó đưa ra. Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá trách nhiệm của trung tâm chi phí chủ yếu là so sánh giữa chi phí thực hiện với chi phí dự toán, chi phí định mức đã xây dựng tại từng bộ phận theo yếu tố chi phí, theo cách ứng xử chi phí, từ đó, xác định được mức độ biến động và các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động. Trong quá trình phân tích, đánh giá cần xem xét các chi phí thuộc phạm vi kiểm soát và không thuộc phạm vi kiểm soát của nhà quản trị tại trung tâm chi phí đó.

3.3.1.2. Hoàn thiện công tác lập dự toán

+ Lập dự toán hàng tồn kho

Dự toán HTK tại các CTLN được lập cần căn cứ vào kế hoạch hoạt động của năm và tình hình thực tế cũng như nhu cầu cung cấp vật tư của mỗi lô khoảnh rừng trồng.

Lập dự toán mua hoặc tự sản xuất NVL hợp lý, khoa học sẽ giúp cho CTLN có thể kiểm soát, quản lý tốt CPNVLTT, góp phần nâng cao kết quả SXKD. Bên cạnh đó, dự toán mua hoặc tự sản xuất NVL sẽ hỗ trợ nhà quản trị ra quyết định liên quan đến việc duy trì NVL tồn kho, đảm bảo khả năng cung ứng kịp thời về số lượng, cơ cấu và chủng loại NVL.

Đối với cây giống (DN tự sản xuất) có tính chất khó bảo quản thì các CTLN căn cứ thời gian trồng rừng để chủ động sản xuất cũng như căn cứ vào kế hoạch trồng rừng và định mức vật tư hằng năm để lên kế hoạch về số lượng giống cây cần sản xuất nội bộ, đối với phân bón (DN mua ngoài) thì khi có kế hoạch trồng rừng các CTLN mới bắt đầu đặt hàng từ các nhà cung cấp, mức đặt hàng cần phải cao hơn nhu cầu để đảm bảo dự trữ cho các tình huống đột xuất cũng như dự trữ cho vụ trồng rừng tiếp theo.

Nhu cầu đặt hàng tự sản xuất hoặc mua ngoài chính là tổng các yêu cầu từ kế hoạch sản xuất, tiêu thụ và các đơn đặt hàng GNL, sau khi dự trù nhu cầu, kết hợp với báo cáo mức tồn kho, dự toán mua NVL sẽ được lập như sau:

Bảng 3. 2. Dự toán mua (tự sản xuất) NVL


Lượng


STT Tên vật tư ĐVT

Tồn đầu kỳ

Nhu cầu sử dụng

Tồn cuối kỳ

NVL cần mua (tự

Đơn giá dự kiến


Thành tiền




sản xuất)


A B

C

1

2

3

4=2+3-1

5

6=4x5

1 Cây giống

cây

1.000

27.060

1.500

27.560

1.000

27.560.000

2 Phân bón


kg


200


2.460


400


2.660


4.160


11.065.600

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - 21

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Ngoài ra, các CTLN cũng cần xác định mức tồn kho an toàn. Việc xây dựng mức tồn kho an toàn sẽ giúp cho các CTLN tránh được tình trạng thừa hoặc thiếu đột xuất. CTLN có thể quy định 10% lượng tồn kho bình quân của loại vật tư cùng kì năm trước làm mức tồn kho an toàn cho kỳ thực hiện, từ đó, giúp CTLN kịp thời ứng phó với những nhu cầu bất ngờ xảy ra. Quy định tỷ lệ tồn kho cũng cần căn cứ vào các nội dung sau: đặc điểm về mặt lý hóa của HTK, nhu cầu sử dụng vật tư của năm trước, báo cáo phân tích dự kiến tiêu thụ của năm nay.

+ Lập dự toán nguồn nhân lực

- Công tác tuyển dụng

Trên cơ sở dự kiến nhân sự cần tuyển dụng, các thông tin dự báo thu thập được, CTLN cần dự toán chi phí tuyển dụng theo mẫu dưới đây:

Bảng 3. 3. Dự toán chi phí tuyển dụng


STT

Nội dung chi

ĐVT

Đơn giá dự

kiến

Dự toán

Ghi

chú

1

Dịch vụ đăng tuyển thông

báo tuyển dụng





2

Chi phí tham gia Ngày hội

việc làm





3

Cán bộ tuyển dụng





4

Tổ chức phỏng vấn





5

Tổ chức thi tay nghề/

chuyên môn





Nguồn: Tác giả đề xuất

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Hiện nay, tại các CTLN có 2 hình thức đào tạo, bồi dưỡng gồm: đào tạo tại chỗ và đào tạo thoát ly. Việc đào tạo tại chỗ được tổ chức bằng cách lựa chọn những nhân viên hoặc công nhân có chuyên môn, kỹ thuật, kỹ năng và kinh nghiệm tốt để đào tạo, bồi dưỡng cho nhân viên, công nhân khác trên địa bàn hoặc tăng cường sang địa bàn khác làm việc. Đào tạo thoát ly là hình thức đào tạo là việc cử cán bộ, nhân viên, công nhân kỹ thuật đến các cơ sở đào tạo uy tín để học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.

Cho dù là hình thức nào, các CTLN cũng cần lập dự toán đào tạo, bồi dưỡng theo năm (Bảng 3.4).

Bảng 3. 4. Dự toán chi phí đào tạo, bồi dưỡng năm N


Hình thức đào tạo

Thời gian (tháng)

Số lượng (người)

CP đào tạo, bồi

dưỡng

CP trả công trong khi

đào tạo, bồi dưỡng

Bình quân tháng

Tổng CP

Bình quân tháng

Tổng CP

I. Đào tạo tại chỗ







- Nhân viên







- Công nhân







II. Đào tạo thoát ly







Thời gian (tháng)

Số lượng (người)

CP đào tạo, bồi

dưỡng

CP trả công trong khi

đào tạo, bồi dưỡng

Bình quân tháng

Tổng CP

Bình quân tháng

Tổng CP

- Quản lý







- Nhân viên







- Công nhân







Hình thức đào tạo

Nguồn: Tác giả đề xuất

Việc lập dự toán đào tạo, bồi dưỡng cần được thực hiện trên cơ sở kế hoạch về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhân sự của phòng Tổ chức – Hành chính, thông tin dự báo về chi phí đào tạo tại các cơ sở đào tạo, chi phí cơ bản tại khu vực có cơ sở đào tạo, các quy định, chính sách về hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng cho người lao động… từ đó, công ty có thể để chủ động trong kinh phí hỗ trợ người lao động cũng như theo dõi và quản lý hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Ngoài ra, để phản ánh cụ thể thông tin về tình hình quản lý và sử dụng lao động cũng như tình hình phân bổ chi phí tiền lương có liên quan đến giá thành GNL và chi phí phát sinh ở các đơn vị trực thuộc, các CTLN cần lập bảng dự toán phân bổ chi phí tiền lương cho các đơn vị, trong đó thể hiện chỉ tiêu so sánh chi phí tiền lương dự toán so với thực tế thực hiện. Tác giả đề xuất mẫu báo cáo tại Phụ lục 3.1.

- Lập dự toán doanh thu, chi phí

Trên cơ sở các định mức kinh tế - kỹ thuật đã xây dựng, CTLN tiến hành tính toán dự toán suất đầu tư trồng rừng tính trên 1 ha rừng nguyên liệu. Tác giả đề xuất mẫu báo cáo tại Phụ lục 3.4.

Đối với hệ thống các dự toán tại các CTLN mới chỉ có một vài dự toán được lập, các dự toán này chủ yếu vẫn là các số liệu dự toán tổng hợp, căn cứ để lập dự toán vẫn chỉ dựa vào số liệu kỳ trước chứ không căn cứ vào thực tế hoạt động của kỳ này và đặc điểm của kỳ này. Để xây dựng hệ thống dự toán sản xuất đầy đủ, sát với hoạt động thực tiễn, các CTLN nên căn cứ vào mục tiêu lợi nhuận mong muốn, định hướng kinh doanh, định mức chi phí sản xuất, dự báo về giá cả NVL, nhân công, tình hình tiêu thụ gỗ nguyên liệu... Dưới đây là hệ thống dự toán mà tác giả đề xuất:

+ Dự toán tổng hợp sản xuất kinh doanh trong kỳ (Phụ lục 3.6)

Dự toán này bao gồm các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp được xây dựng dựa trên kế hoạch SXKD của 1 giai đoạn hoặc 1 năm, định mức CPSX, dự báo giá cả NVL… Các chỉ tiêu cần xây dựng cụ thể gồm:

Tình hình tiêu thụ các loại GNL, sản lượng khai thác, diện tích rừng trồng mới, diện tích khai thác trong năm.

Chi phí sản xuất, giá thành gỗ nguyên liệu năm kế hoạch, chi phí bán hàng, chi phí quản lý

Số lượng hàng tồn kho

Nhu cầu sử dụng lao động và tình hình trả lương, thu nhập cho người lao động trong công ty

Giá cả và doanh thu kế hoạch

Các khoản thuế phải nộp cho Nhà nước và tình hình trích quỹ công ty

Tình hình công nợ và trả nợ trong kỳ kế hoạch.

Căn cứ vào dự toán tổng hợp, CTLN xây dựng kế hoạch và dự toán chi tiết cho từng giai đoạn sản xuất.

Ví dự: Xây dựng dự toán trồng rừng cho 1 luân kỳ

Để xây dựng kế hoạch và dự toán trồng rừng cho 1 luân kỳ, CTLN cần căn cứ vào kế hoạch khai thác của cả chu kỳ để xây dựng kế hoạch, dự toán trồng rừng cho 1 luân kỳ. Tác giả đề xuất mẫu dự toán dưới đây:

Bảng 3. 5. Dự toán trồng rừng cho 1 luân kỳ



Năm trồng


Diện tích (ha)


Loài cây trồng

Dự toán (đồng)


Đội sản xuất

Tính trên 1 ha

Tính trên tổng diện tích

























Tổng






Nguồn: Đề xuất của tác giả

Bảng 3. 6. Dự toán trồng rừng năm N



Đội sản xuất


Khoảnh


Diện tích (ha)


SL cây con


Phân bón


Công lao động


Dự toán (đồng)


1 ha

1 ha

1 ha

1 ha





































Tổng cộng










Nguồn: Đề xuất của tác giả

Trên cơ sở dự toán của năm, kế toán các công ty sẽ thực hiện lập dự toán theo quý và tháng

- Dự toán doanh thu bán gỗ nguyên liệu

Đây là dự toán đầu tiên trong hệ thống dự toán mà các CTLN cần lập. Để lập dự toán này, các công ty cần căn cứ vào tình hình tiêu thụ của năm trước, kế hoạch SXKD năm nay, chính sách giá cả và chu kỳ sản xuất gỗ nguyên liệu để xác định sản lượng tiêu thụ dự kiến và giá bán dự kiến.

Đối với khu vực rừng tổ chức khai thác trắng, các CTLN có thể lập dự toán doanh thu khai thác trắng theo mẫu như sau:

Bảng 3. 7. Dự toán doanh thu khu vực rừng khai thác trắng



STT


Loại rừng

Diện tích rừng (ha)


Sản lượng gỗ thu về

(m3 gỗ/ha)


Tổng sản lượng gỗ (m3)


Đơn giá khai thác

(đồng/m3)


Doanh thu (đồng)

1

Keo lai hom






2

Bạch đàn


















Tổng cộng






Nguồn: Đề xuất của tác giả

- Đối với khu vực khai thác có chọn lọc, các công ty cần lập bảng dự kiến về sản lượng sinh khối gỗ rừng thu được, trên cơ sở đó để theo dõi chi tiết đối với từng lô rừng trồng cũng như từng quy cách gỗ, sau đó cần lập dự toán doanh thu theo đơn giá đối với từng loại gỗ. CTLN có thể tham khảo lập bảng dự kiến sản lượng gỗ tròn khai thác được theo mẫu dưới đây:

Bảng 3. 8. Bảng dự kiến sản lượng gỗ tròn khai thác


Chỉ tiêu

Lô 1

Lô 2

Lô 3

….

Tổng số

1. Sinh khối






- Trữ lượng cây đứng tính cho 1 ha






- Diện tích lô khai thác






- Trữ lượng cây đứng tính cho 1 lô






2. Sản lượng gỗ khai thác tính theo lô






- Gỗ lớn






- Gỗ nhỏ






3. Sản lượng khai thác theo nhóm gỗ






Nhóm gỗ loại I






Nhóm gỗ loại II






Nhóm gỗ loại III











Tổng số






Nguồn: Đề xuất của tác giả

Đối với việc lập dự toán chi phí, các CTLN chỉ tập trung cho dự toán chi phí trực tiếp sản xuất GNL gồm: CPNVLTT và CPNCTT, các chi phí chung được các CTLN xác định theo chi phí trực tiếp, tức là chưa dự toán được chi tiết cho các khoản mục chi phí chung. Do đó, tổng chi phí trồng và chăm sóc rừng có sự chênh lệch đáng kể so với dự toán. Chính vì vậy, các CTLN cần chi tiết các chi phí chung phát sinh trong quá trình trồng và chăm sóc rừng chưa đủ tuổi khai thác để xây dựng mức dự

toán phù hợp cho chúng, từ đó, góp phần làm cho dự toán chi phí xây dựng sát với thực tế sản xuất.

Một số khoản chi phí chung thường phát sinh trong quá trình trồng và chăm sóc rừng như sau:

- Chi phí quản lý chung tại các đội sản xuất, bao gồm: tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, các khoản trích theo lương của đội trưởng đội sản xuất.

- Chi phí tư vấn, thiết kế đầu tư trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, bao gồm: chi phí khảo sát hiện trạng rừng, chi phí thiết kế trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng, chi phí giám sát thực hiện.

- Chi phí nghiệm thu các giai đoạn sản xuất rừng và khai thác GNL.

- Chi phí dịch vụ phục vụ tại các đội sản xuất, bao gồm: chi phí điện, nước, chi phí điện thoại, chi phí văn phòng phẩm, chi phí xăng dầu…

- Chi phí khấu hao thiết bị, nhà làm việc của đội sản xuất.

- Chi phí bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất rừng và khai thác gỗ nguyên liệu, bao gồm: chi phí mở đường, chi phí phục vụ làm lán trại tạm cho công nhân sản trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng…

+ Đối với công tác khoán sản xuất

Để thực hiện tốt công tác giao khoán, các CTLN cần xây dựng thêm định mức giao khoán đối với công cụ, dụng cụ theo chu kỳ giao khoán. Tác giả đề xuất mẫu định mức giao khoán công cụ, dụng cụ như sau:

Bảng 3. 9. Định mức giao khoán vật tư, dụng cụ theo chu kỳ



STT


Loại vật tư, dụng cụ

Mức khấu hao (%)

Đơn giá (đồng)

Giá trị khoán (đồng/cây)

1

Cuốc




2

Xẻng




3

Quần áo bảo hộ









Tổng cộng




Nguồn: Đề xuất của tác giả

Trên cơ sở giao khoán theo chu kỳ, công ty giao khoán đến hộ dân và công nhân bằng tiền để người nhận khoán mua sắm công cụ, dụng cụ, từ đó, giúp hộ nhận khoán an tâm sản xuất.

Đối với công tác giao khoán, ngay từ đầu năm tài chính, các CTLN cũng cần lập kế hoạch thu hồi giá trị rừng giao khoán, kế hoạch cần nhóm theo từng Đội sản

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí