xuất và chi tiết theo đối tượng nhận khoán, đồng thời, cần thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu về doanh thu, giá vốn và lãi gộp tương ứng đối với từng hộ nhận khoán. Đối với giá bán, công ty xác định căn cứ theo khung giá bán cây đứng do Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định và có sự thống nhất của công ty và hộ nhận khoán theo giá thị trường, đối với sản lượng gỗ khai thác thu hồi, công ty căn cứ vào nội dung được quy định trong hợp đồng giao khoán.
Để kiểm soát, đánh giá được hoạt động khoán sản xuất ở từng đội sản xuất, các CTLN cần xây dựng dự toán chi phí sản xuất tách biệt với định mức, đồng thời, với mỗi đội sản xuất cần có dự toán riêng biệt, vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện sản xuất, vừa đảm bảo có căn cứ để so sánh, phân tích, kiểm soát và đánh giá.
Dự toán được lập theo đội sản xuất và vẫn được chia thành 2 loại theo đối tượng nhận khoán là công nhân và hộ dân. Mỗi dự toán theo đối tượng nhận khoán được lập theo các loại cây trồng, mỗi loại cây sẽ được chi tiết theo chi phí trực tiếp và chi phí khác.
Việc lập dự toán 1ha khoán sản xuất rừng giữa đội lâm nghiệp với hộ dân nhận khoán có thể được thực hiện theo Phụ lục 3.2
Trên cơ sở đó, kế toán sẽ theo dõi kiểm soát được chi phí khoán của 1 khoảnh hay 1 lô rừng trồng của từng đội sản xuất theo chỉ tiêu được giao.
3.3.1.3. Hoàn thiện công tác thu thập, xử lý thông tin thực hiện
+ Hàng tồn kho
Từ thực trạng cho thấy, các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang còn rất hạn chế trong việc thiết kế các loại chứng từ bổ sung các chỉ tiêu hay yếu tố cần thiết để thuận lợi trong việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về HTK cho những giai đoạn tiếp theo, phục vụ cho quản trị và kiểm soát HTK.
Đối với chứng từ nhập kho, kế toán nên bổ sung thêm nguồn nhập, lô hàng gắn với hóa đơn; Đối với các chứng từ xuất kho mà đối tượng sử dụng trực tiếp liên quan đến sản xuất GNL, kế toán có thể bổ sung thêm dòng hay cột phản ánh chi phí tiêu hao NVL phát sinh ngoài định mức.
Trên Phiếu xuất kho, kế toán cần bổ sung thêm nội dung “định mức sử dụng” để tạo sự chặt chẽ hơn trong quá trình quản lý đối với tình hình thực hiện định mức NVL. Ngoài ra, bộ phận kế toán có thể thiết kế thêm Bảng theo dõi cung ứng vật tư (Bảng 3.2) được sử dụng để theo dõi từng lần xuất kho vật tư, trong đó có chỉ tiêu phản ánh lượng vật tư yêu cầu và lượng vật tư tồn kho thực tế có thể đáp ứng, từ đó, công ty sẽ xác định được lượng vật tư thừa hay thiếu so với nhu cầu sản xuất.
Bảng 3. 10. Bảng theo dõi cung ứng vật tư
cầu | tư | |||||
A B | C | 1 | 2 | 3 | D | E |
1 Cây giống | cây | 7.040 | 7.040 | 20.520 | Đội 21 | 5/11/2020 |
2 Cây giống | cây | 4.245 | 4.245 | 16.275 | Đội 27 | 7/11/2020 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên Nhân Dẫn Đến Hạn Chế Của Công Tác Kế Toán Quản Trị Trong Các Công Ty Lâm Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Tuyên Quang
- Nguyên Tắc Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Trong Các Công Ty Lâm Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Tuyên Quang
- Định Mức Giao Khoán Vật Tư, Dụng Cụ Theo Chu Kỳ
- Tổng Hợp Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp Phục Vụ Cho Sản Xuất
- Hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - 24
- Hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang - 25
Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.
STT Tên vật tư ĐVT
SL
yêu
SL xuất kho
Tồn kho
Bộ phận nhận vật
Ngày xuất
…
+ Tài sản cố định
- Chứng từ sử dụng
Nguồn: Đề xuất của tác giả
Các CTLN cần thiết lập thêm các chứng từ phản ánh liên quan đến TSCĐ gồm các chứng từ liên quan đến mục đích sử dụng, địa điểm sử dụng, đối tượng sử dụng TSCĐ như: biên bản kiểm kê TSCĐ tại đội sản xuất, biên bản kiểm kê TSCĐ theo mục đích sử dụng quản lý hay sản xuất.
- Tài khoản kế toán
Tài khoản TSCĐ cần được chi tiết thành tài khoản cấp 2,3,4… chi tiết cho từng loại TSCĐ, theo từng đối tượng sử dụng.
- Hiện nay, các CTLN chỉ theo dõi chi tiết mà chưa mở sổ theo dõi TSCĐ theo nhu cầu quản trị nhằm giúp nhà quản trị công ty xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm và sử dụng TSCĐ được chính xác và hiệu quả.
Ngoài ra, để nâng cao trách nhiệm trong việc sử dụng TSCĐ, các CTLN cũng cần xây dựng hoặc bổ sung quy chế nội bộ về việc sử dụng TSCĐ, đồng thời gắn trách nhiệm sử dụng với người quản lý từng bộ phận.
+ Chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh
- Phân tích chi phí hỗn hợp
Để phân tích chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí, các CTLN cần thống kê số liệu chi phí hỗn hợp phát sinh trong kỳ sản xuất và áp dụng tiêu thức và phương pháp phân tích chi phí thích hợp. Trước khi phân tích chi phí hỗn hợp, kế toán cần thực hiện các nội dung sau:
Thứ nhất, kế toán cần nhóm các chi phí hỗn hợp có cùng nội dung, tính chất và nguồn gốc phát sinh vào một nhóm, sau đó, cần lựa chọn tiêu thức phân tích chi phí là mức độ hoạt động phù hợp.
Tuy nhiên, mức độ phát sinh chi phí tại mỗi công ty sẽ không giống nhau, do quy mô của mỗi CTLN khác nhau, do đó, việc lựa chọn tiêu thức mức độ hoạt động cũng cần phải đảm bảo sự phù hợp với điều kiện hoạt động SXKD của mỗi công ty. Cac CTLN có thể lựa chọn tiêu thức về diện tích rừng trồng, sản lượng GNL khai thác, sản lượng GNL tiêu thụ, …
Thứ hai, việc lựa chọn phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp cần phù hợp với từng điêu kiện cụ thể của mỗi CTLN, sau đó, tiến hành phân tích chi phí hỗn hợp theo phương pháp đã chọn. Các CTLN có thể lựa chọn một trong các phương pháp tách chi phí hỗn hợp như: phương pháp cực đại - cực tiểu, phương pháp đồ thị phân tán, phương pháp bình phương nhỏ nhất.
Tuy nhiên, trong điều kiện KTQT chưa được vận dụng nhiều trong hoạt động quản trị SXKD , quy mô các CTLN thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, các CTLN nên lựa chọn phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp theo phương pháp cực đại - cực tiểu. Theo đó, việc phân tích chi phí hỗn hợp được thực hiện một cách đơn giản, tiết kiệm được thời gian và tạo điều kiện cho việc cung cấp thông tin cho công tác đánh giá chi phí và công tác xây dựng hệ thống định mức, lập dự toán chi phí của CTLN.
Để áp dụng phân tích chi phí hỗn hợp theo phương pháp cực đại - cực tiểu, CTLN cần thu thập số liệu và thống kê các khoản chi phí phát sinh trong cùng thời gian tương ứng đối tượng hoạt động như diện tích rừng trồng GNL, sản lượng GNL khai thác, tiêu thụ … Sau đó, kế toán dựa trên số liệu thống kê để lựa chọn điểm cực đại và điểm cực tiểu, tính ra biến phí và định phí của chi phí hỗn hợp.
- Tính giá thành sản phẩm
Hiện nay, các CTLN trên địa bàn tỉnh đều áp dụng phương pháp chi phí theo công việc và tính giá thành sản phẩm rừng trồng theo phương pháp giản đơn. Tuy nhiên, khi khai thác, còn có thêm các sản phẩm thu hồi khác ngoài gỗ phát sinh từ quá trình khai thác tận dụng nhưng các CTLN chưa tính toán và xem xét đến sự ảnh hưởng của phần giá trị thu hồi trong hoạt động trồng rừng. Vì vậy, tác giả đề xuất phương pháp tính giá thành sản phẩm gỗ nguyên liệu khai thác hoặc giá thành rừng trồng khai thác trong các trường hợp này như sau:
Trong quá trình trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng của các CTLN thường có phát sinh việc khai thác tận dụng các loại cành, nhánh bị gãy, đổ,…, khi đó giá thành gỗ khai thác sẽ loại trừ phần giá trị của chúng.
Tổng giá thành gỗ khai thác
Tổng chi phí đầu tư trồng,
=
chăm sóc, bảo vệ rừng
Giá trị sản phẩm
-
thu hồi
Tổng giá thành gỗ khai thác
Giá thành đơn vị
=
gỗ khai thác
- Tài khoản kế toán
Tổng sản lượng gỗ khai thác thực tế
Hiện nay, việc mở tài khoản kế toán chi tiết tại các CTLN trên địa bàn tỉnh nhằm theo dõi nội dung doanh thu, chi phí còn rất đơn giản, chưa theo chi tiết cho từng đối tượng cụ thể theo định hướng quản trị kiểm soát, đánh giá doanh thu, chi phí. Chính vì vậy, để theo dõi chi tiết doanh thu, chi phí phục vụ công tác quản trị, các CTLN cần mở thêm các tài khoản kế toán chi tiết phản ánh doanh thu và chi phí như sau:
Bảng 3. 11. Chi tiết tài khoản phản ánh doanh thu và chi phí
Nội dung phản ánh ở TK chi tiết | |||||
Cấp 2 | Cấp 3 | Cấp 4 | Cấp 5 | Cấp 6 | |
TK 154 | Chi tiết theo từng hoạt động sản xuất: - Trồng rừng - Chăm sóc rừng - Bảo vệ rừng | Theo từng đội sản xuất | Theo từng loại cây trồng - Keo lai - Bạch đàn - Mỡ - Bồ đề | Theo từng lô/khoảnh rừng | |
TK 511 | Chi tiết theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh: - DT từ khai thác - Hoạt động thu hổi sản phẩm từ khai thác tận dụng (củi) | Theo từng loại cây trồng - Keo lai - Bạch đàn - Mỡ - Bồ đề | Theo từng lô/khoảnh rừng | ||
TK 621 | Theo từng loại NVLTT - Cây giống - Phân bón | Theo từng đội sản xuất | Theo từng loại cây trồng - Keo lai - Bạch đàn - Mỡ - Bồ đề | Theo từng lô/khoảnh rừng | Theo mối quan hệ với mức độ hoạt động - Biến phí - Định phí |
TK 622 | Theo từng đầu mục công việc - Phát dọn thực bì | Theo từng đội sản xuất | Theo từng loại cây trồng | Theo từng | Theo mối quan hệ với mức |
Nội dung phản ánh ở TK chi tiết | |||||
Cấp 2 | Cấp 3 | Cấp 4 | Cấp 5 | Cấp 6 | |
- Cuốc hố | - Keo lai | lô/khoảnh | độ hoạt | ||
- Lấp hố | - Bạch đàn | rừng | động | ||
- Vận chuyển, bón | - Mỡ | - Biến phí | |||
phân | - Bồ đề | - Định | |||
- Vận chuyển cây con | phí | ||||
và trồng | |||||
TK 627 | Theo từng yếu tố | Theo từng | Theo từng | Theo | Theo mối |
chi phí | đội sản xuất | loại cây | từng | quan hệ | |
- CP nhân công | trồng | lô/khoảnh | với mức | ||
- CP vật liệu | - Keo lai | rừng | độ hoạt | ||
- CP dụng cụ | - Bạch đàn | động | |||
- CP khấu hao | - Mỡ | - Biến phí | |||
TSCĐ | - Bồ đề | - Định phí | |||
- CP dịch vụ mua | |||||
ngoài | |||||
- CP khác | |||||
TK 632 | Theo từng hoạt | Theo từng | Theo từng | ||
động sản xuất kinh | loại cây | lô/khoảnh | |||
doanh | trồng | rừng | |||
- Giá vốn rừng cây | - Keo lai | ||||
đứng | - Bạch đàn | ||||
- Giá vốn gỗ nguyên | - Mỡ | ||||
liệu | - Bồ đề | ||||
TK 641 | Theo từng yếu tố | Theo mối | |||
CP | quan hệ với | ||||
- CP lao động | mức độ hoạt | ||||
- CP dụng cụ | động | ||||
- CP khấu hao | - Biến phí | ||||
TSCĐ | - Định phí | ||||
- CP dịch vụ mua | |||||
ngoài | |||||
- CP khác | |||||
TK 642 | Theo từng yếu tố | Theo mối | |||
CP | quan hệ với | ||||
- CP lao động | mức độ hoạt | ||||
- CP dụng cụ | động | ||||
- CP khấu hao | - Biến phí | ||||
TSCĐ | - Định phí |
Nội dung TK cấp 1
Nội dung phản ánh ở TK chi tiết | |||||
Cấp 2 | Cấp 3 | Cấp 4 | Cấp 5 | Cấp 6 | |
- CP dịch vụ mua ngoài - CP khác |
Nội dung TK cấp 1
Nguồn: Đề xuất của tác giả
Việc mở tài khoản chi tiết phản ánh doanh thu, chi phí là cần thiết nhằm theo dõi, phản ánh chi tiết doanh thu, chi phí theo từng đối tượng quản trị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổng hợp, kiểm tra, đối chiếu, kiểm soát, đánh giá chi phí, doanh thu trong các CTLN. Hiện nay, với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kế toán, việc mở thêm và quản lý các tài khoản kế toán chi tiết trở nên thuận tiện và dễ dàng. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện và nhu cầu quản trị, các CTLN sẽ mở các tài khoản chi tiết phù hợp với đối tượng cần chi tiết nhằm mang lại hiệu quả quản trị tối ưu.
3.3.1.4. Hoàn thiện công tác phân tích và đánh giá thông tin thực hiện
+ Hàng tồn kho
Căn cứ Báo cáo tài chính và sổ tổng hợp HTK, KTQT cần tính toán và phân tích thêm một số chỉ tiêu khác nhằm phản ánh cụ thể thông tin về tình hình HTK, mặt khác, kế toán cần xác định tỷ lệ (%) hoàn thành so với dự toán về HTK đã lập, từ đó, nhà quản trị sẽ đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch HTK trong tổng thể kế hoạch SXKD chung của CTLN.
Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các CTLN diễn ra liên tục và đúng kế hoạch thì khả năng cung ứng, sử dụng và dự trữ nguyên liệu, vật liệu đống vai trò rất quan trọng. Để thuận tiện cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động, KTQT cần cung cấp báo cáo tình hình tồn kho, quản trị hàng tồn kho cho từng mặt hàng. KTQT tiến hành so sánh giữa với kế hoạch và thực tế để xác định tình trạng hàng tồn kho và việc sử dụng chúng như thế nào. Sau khi xác định được các chỉ tiêu của báo cáo, đưa ra các đánh giá và những biện pháp nhằm khắc phục tình hình cụ thể nhằm tạo cho các CTLN tránh được tình trạng dự trữ quá nhiều làm ứ đọng vốn hoặc tồn quá ít so với nhu cầu, làm khan hiếm nguyên vật liệu và gỗ nguyên liệu phục vụ sản xuất và bán hàng.
+ Chi phí
Đối với các CTLN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, do đặc điểm chỉ trồng rừng gỗ lớn, không đan xen loại cây ngắn ngày hoặc loại gỗ nhỏ, phần lớn diện tích rừng trồng cây keo lai, số ít còn lại trồng bạch đàn, do đó, việc phân tích biến động chi phí nên thực hiện cho từng lô rừng trồng. Mặt khác, các CTLN cũng nên phân tích biến
động chi phí riêng cho từng khoản mục chi phí. Điều này sẽ giúp cho nhà quản trị các CTLN xác định được mức độ biến động chi phí trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp của kỳ thực hiện cũng như chi phí sản xuất chịu ảnh hưởng của các yếu tố nào. Từ đó, nhà quản trị có thể đưa ra phương án kiểm soát chi phí sao cho tiết kiệm và mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
- Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kế toán cần thực hiện so sánh số liệu CPNVLTT theo thực tế và dự toán để đối với từng lô rừng trồng để xác định mức độ chênh lệch chi phí, sau đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng và phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CPNVLTT. Khoản mục chi phí này tiêu hao được xác định bởi yếu tố đơn giá NVLTT và số lượng NVLTT xuất dùng, trong đó, yếu tố về lượng bị ảnh hưởng bởi mức độ hao hụt NVL, điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, điều kiện bảo quản kho... Yếu tố đơn giá NVLTT xuất dùng bị ảnh hưởng bởi giá cả thu mua và phương pháp tính giá xuất kho vật tư mà CTLN áp dụng. Kết quả của phân tích biến động CPNVLTT giúp nhà quản trị CTLN tìm ra ưu điểm và hạn chế của khâu thu mua, quản lý NVL và sử dụng NVL cho sản xuất, từ đó, nhà quản trị các CTLN sẽ quyết định các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát NVL, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành GNL.
Trước hết, các CTLN cần tổng hợp các số liệu CPNVLTT đã phát sinh trong kỳ thực hiện và số liệu CPNVLTT tương ứng đã được công ty dự toán từ đầu kỳ theo mẫu dưới đây.
Bảng 3. 12. Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ sản xuất
Chi phí thực hiện | Chi phí dự toán | |||||
SL | Đơn giá | Thành tiền | SL | Đơn giá | Thành tiền | |
……….. |
Nguồn: Đề xuất của tác giả
Sau đó, các CTLN tiến hành phân tích theo mẫu dưới đây để thấy được sự biến động cũng như những yếu tố ảnh hưởng dẫn đến biến động của CPNVLTT.
Bảng 3. 13. Phân tích sự biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Năm:…………..
Lô rừng:………..; Diện tích:………...; Mật độ trồng:………………
Dự toán | Thực hiện | Chênh lệch thực hiện/ dự toán | Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố | |||
Số tiền | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Đơn giá | |||
….. | ||||||
Tổng cộng |
Nguồn: Đề xuất của tác giả
- Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp
Tương tự như CPNVLTT, việc phân tích khoản mục CPNCTT cũng được thực hiện bằng cách so sánh thông tin, số liệu giữa thực tế với dự toán cho đối tượng là từng lô rừng trồng nhằm xác định mức độ biến động chi phí và sự ảnh hưởng của các nhân tố tới sự biến động đó.
Có 2 nhân tố tác động tới khoản mục chi phí này là thời gian lao động hao phí và đơn giá nhân công. Ngoài ra, nó còn bị ảnh hưởng bởi trình độ công nghệ sản xuất mà CTLN áp dụng, tức là mức độ cơ giới hóa trong sản xuất lâm nghiệp càng cao thì thời gian lao động được rút ngắn lại nhưng CPNCTT sẽ cao hơn, đồng thời, phát sin thêm chi phí khấu hao máy móc thiết bị trong sản xuất.
Cũng giống với phân tích biến động CPNVLTT, khoản mục CPNCTT cũng được tổng hợp theo mẫu dưới đây.