Ứng Dụng Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Chi Phí - Khối Lượng - Lợi Nhuận Phục Vụ Cho Việc Ra Quyết Định



Biểu 3.12. Báo cáo chi phí sản xuất

BÁO CÁO CHI PHÍ SẢN XUẤT

Công trình, hạng mục công trình:……


Chỉ tiêu

Dự toán

Thực hiện

Chênh lệch

Ghi chú

1. Biến phí

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Chi phí nhân công trực tiếp

- Biến phí sử dụng máy thi công

- Biến phí sản xuất chung

2. Định phí

- Định phí sử dụng máy thi công

- Định phí sản xuất chung





Tổng cộng





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên - 15

Biểu 3.13. Báo cáo giá thành sản phẩm xây lắp toàn công ty

BÁO CÁO GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TOÀN CÔNG TY


Đơn vị thi công

Tổng giá thành

Kế hoạch

Thực tế

Chênh lệch

1. Đội thi công 1

- Công trình A:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

+ Chi phí nhân công trực tiếp

+ Chi phí máy thi công

+ Chi phí sản xuất chung

- Công trình B:

2. Đội thi công 3

……




Tổng cộng





Biểu 3.14. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí

BÁO CÁO TRÁCH NHIỆM CỦA TRUNG TÂM CHI PHÍ

Tháng…Năm…..


Chỉ tiêu

Dự toán

Thực hiện

Chênh lệch

Ghi chú

I/ Bộ phận thi công

1. Đội thi công 1:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí sử dụng máy thi công

- Chi phí sản xuất chung Cộng

2. Đội thi công 3:

II/ Bộ phận quản lý đội

1. Đội thi công 1

2. Đội thi công 3






….. Cộng

III/ Chi phí sản xuất toàn công ty

1. Đội thi công 1

2. Đội thi công 3

…..

Tổng cộng






Vậy, để phục vụ cho quá trình ra quyết định quản lý của các nhà quản trị các cấp, tuỳ theo cấp độ quản trị giám đốc, phó giám đốc, đội trưởng thi công… mà sử dụng các báo cáo quản trị phù hợp.

3.2.5. Ứng dụng phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận phục vụ cho việc ra quyết định

Trên cơ sở số liệu chi tiết về chi phí, kế toán tiến hành phân tích chi phí thành biến phí và định phí, sau đó kế toán lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí. Từ đó, tiến hành phân tích điểm hòa vốn trong kinh doanh để xác định sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn, xây dựng công thức dự toán chi phí và dự toán linh hoạt. Việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận sẽ giúp cho việc ra quyết định lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh như: quyết định chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng, quyết định về đầu tư máy móc, thiết bị thi công mới hay duy trì thiết bị cũ, quyết định đặt giá dự thầu, …

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh và thoả mãn nhu cầu thị trường, Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên có thể nghiên cứu ứng dụng phân tích mối quan hệ này trong nhiều tình huống ra quyết định quản lý như:

- Thứ nhất: Quyết định khung giá dự thầu hay đưa ra quyết định chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng



Trong môi trường cạnh tranh, cạnh tranh về giá là vũ khi lợi hại biết điều chỉnh giá hợp lý có thể đem lại cho công ty nhiều cơ hội trong tham gia bỏ thầu để tìm kiếm các hợp đồng kinh tế. Căn cứ vào các thông tin chi phí tương lai cho các công trình do kế toán quản trị cung cấp, công ty có thể ứng dụng phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận để xây dựng khung giá bỏ thầu như sau:

Giá dự thầu hay giá trị dự toán xây dựng sau thuế của các công trình, hạng mục công trình là GXD được tính theo công thức sau:

GXD = G (1 + TGTGT ) (3.1)

hay : GXD = (Z + LN) (1 + TGTGT ) (3.2)

Trong đó:

G: Giá trị dự toán xây dựng trước thuế của công trình, hạng mục công trình TGTGT: Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng qui định cho công tác xây dựng. Z: Giá thành dự toán xây dựng

LN: Lợi nhuận dự kiến

Căn cứ vào thông tin chi phí, sử dụng phương pháp phân loại chi phí thành biến phí và định phí khi đó: Z = B + Đ (3.3)

Trong đó: B: Tổng biến phí xây dựng

Đ: Tổng định phí xây dựng Giá dự thầu của công trình có thể xác định lại:

GXD = (B + Đ + LN) (1 + TGTGT ) (3.4)

Như vậy, công ty cần xác định giá dự thầu sao cho đảm bảo bù đắp được chi phí và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để đảm bảo thắng thầu, doanh nghiệp cần phải xác định được giá dự thầu tối thiểu.

Theo phương pháp xác định chi phí toàn bộ, công ty có thể đặt mức giá dự thầu tối thiểu là: GXD = (B + Đ) (1 + TGTGT ) = Z (1 + TGTGT ) (3.5). Tại mức giá này, công ty đủ bù đắp tất cả chi phí xây lắp cả biến phí và định phí.



Theo phương pháp xác định chi phí trực tiếp, công ty có thể đặt mức giá dự thầu tối thiểu là: GXD = B (1 + TGTGT ) (3.6). Tại mức giá này, công ty sẽ bù đắp được phần biến phí xây lắp và phải chịu phần định phí và thuế giá trị giá tăng của công trình xây dựng. Một số trường hợp công ty có thể lấy giá dự thầu: GXD = B (3.7), trường hợp này công ty phải chịu phần định phí và thuế giá trị giá tăng của công trình đó.

Như vậy, với phương pháp trên căn cứ vào mục tiêu của công ty trong từng thời kỳ có thể xây dựng được mức giá dự thầu hợp lý gần nhất với giá thầu mà bên chủ đầu tư đưa ra đảm bảo cạnh tranh thắng được các đối thủ khác. Hoặc trong trường hợp khách hàng đưa giá một mức giá xây dựng cho một công trình hoặc hạng mục công trình, căn cứ vào mức giá tối thiểu được xác định theo phương pháp trên, công ty có thể đưa ra quyết định chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng.

- Thứ hai: Quyết đinh thay đổi chi phí biến đổi và doanh thu tiêu thụ

Chi phí biến đổi của công ty thường bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nhiên liệu máy thi công,… Khi công ty đưa ra quyết định thay đổi nguồn cung ứng vật tư, thay đổi tiền lương của công nhân, đầu tư máy móc thi công mới…điều này làm có thể làm tăng chất lượng công trình và làm cho doanh thu tiêu thụ tăng. Vì vậy có thể làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên. Khi đưa quyết định lựa chọn thay đổi chi phí khả biến hay giữ nguyên phương án ban đầu công ty phải căn cứ vào các vấn để sau: Lợi nhuận thuần mà phương án mang lại, khả năng cung ứng vật tư trước mắt và lâu dài, uy tín và thương hiệu của công ty, các vấn đề xã hội như môi trường, việc làm cho người lao động, an ninh xã hội…

- Thứ ba: Quyết định đầu tư hay chấm dứt hoạt động của các bộ phận

Công ty thường thi công nhiều công trình, hạng mục công trình và bao gồm nhiều đội thi công. Các đơn vị thi công có quan hệ với nhau và đóng góp vào lợi nhuận của công ty. Công ty căn cứ vào báo cáo bộ phận để phân tích kết quả hoạt động của từng đơn vị thi công để đưa ra quyết định tiếp tục đầu tư hay chấm dứt hoạt động của các đơn vị thi công.



Ngoài ra, phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận còn được ứng dụng vào việc ra quyết định trong nhiều tình huống khác như: quyết định thay đổi định phí và doanh thu tiêu thụ, thay đổi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ và doanh thu…

3.2.6. Xây dựng mô hình tổ chức kế toán quản trị để thu nhận và xử lý thông tin

Trên thế giới hiện nay tồn tại hai mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị chủ yếu là mô hình kết hợp và mô hình tách rời giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính. Mỗi mô hình đều có những ưu, nhược điểm nhất định, do đó, việc lựa chọn mô hình nào để áp dụng phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu quản trị và năng lực của doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, ngày 12/06/2006 Bộ tài chính đã ban hành Thông tư số 53 hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Theo thông tư này, các đơn vị có thể lựa chọn tổ chức bộ máy kế toán quản trị theo hình thức kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị căn cứ vào đặc điểm của đơn vị mình.

Qua nghiên cứu thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí ở Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên, công ty nên thực hiện mô hình kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trong cùng một bộ máy kế toán là phù hợp bởi các lý do sau:

- Việc áp dụng kế toán quản trị phục vụ quản lý hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên nói riêng còn nhiều mới mẻ, còn nhiều quan điểm nhận thức khác nhau của các nhà quản trị cũng như còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm tổ chức thực hiện.

- Hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành là hệ thống kế toán kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị, do đó áp dụng mô hình kết hợp đảm bảo yêu cầu kế thừa, tiết kiệm chi phí hạch toán.

- Trình độ quản lý, năng lực cán bộ kế toán còn nhiều hạn chế, đặc biệt là những nhận thức về kế toán quản trị còn chưa đầy đủ cũng như khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc còn hạn chế.



Theo mô hình kết hợp này, bộ máy kế toán cần phân định, xác định rò phạm vi của kế toán tài chính với phạm vi của kế toán quản trị không được trùng lắp chồng chéo. Ví dụ như bộ phận kế toán chi phí của kế toán tài chính, căn cứ vào các chứng từ hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh của công ty theo yếu tố chi phí, cung cấp số liệu phục vụ lập báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo thuyết minh, còn kế toán quản trị hạch toán chi tiết chi phí theo từng công trình, hạng mục công trình, từng đơn vị, đội thi công, xác định kết quả kinh doanh theo từng đơn vị, đội thi công và phân tích chi phí thành chi phí bất biến, chi phí khả biến, xây dựng các định mức, dự toán chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình trong công ty.

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán kết hợp có thể được minh hoạ theo Sơ đồ 3.1.

Chức năng của từng bộ phận trong sơ đồ này như sau:

- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức, sắp xếp điều hành hoạt động của phòng kế toán trong công ty. Kết hợp các phòng ban lập báo cáo kế hoạch về tài chính, kế hoạch sản xuất, kế hoạch giá thành và kế hoạch tín dụng. Chịu trách nhiệm chính trong việc lập báo cáo tài chính, báo cáo quản lý, công khai tài chính theo chế độ hiện hành. Đồng thời tư vấn cho các cấp quản trị trong công ty khi có nhu cầu thông tin cần xử lý.

Kế toán trưởng

- Bộ phận kế toán vốn bằng tiền và thanh toán: Thực hiện hạch toán chi tiết và tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh về vốn bằng tiền và công nợ phải thu, phải trả. Tham gia lập dự toán thu - chi tiền, thực hiện lập kế hoạch thanh toán với người mua, người bán.


Bộ


Bộ


Bộ


Bộ


Bộ

phận


phận kế


phận kế


phận kế


phận kế

kế toán


toán


toán tập


toán


toán

vật tư,


tiền


hợp


nguồn


thuế

tài sản


lương


CPSX


vốn



cố


và các


và tính





định


khoản


giá







trích


thành







theo lương


sản phẩm





Bộ phận kế toán vốn bằng tiền, thanh toán


Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy kế toán Công ty

- Bộ phận kế toán vật tư, tài sản cố định: Thực hiện hạch toán chi tiết, tổng hợp tình hình biến động tăng giảm vật tư của công ty. Thực hiện ghi chép tổng hợp và chi tiết nhằm quản lý chặt chẽ tài sản cố định, theo dòi các nghiệp vụ khấu hao và sửa chữa tài sản cố định, lập các báo cáo kế toán quản trị về vật tư, tài sản cố định. Phân tích tình hình thu mua, bảo quản, dự trữ, sử dụng vật tư, phân tích tình hình tăng - giảm tài sản cố định.

- Bộ phận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Thực hiện hạch toán chi tiết và tổng hợp tiền lương, các khoản trích theo lương, theo dòi tình hình

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí