Hoàn Thiện Hệ Thống Định Mức Chi Phí Và Lập Dự Toán Chi Phí



- Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh: Theo dòi chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình, từng khoản mục chi phí và theo cách ứng xử (Biểu 3.7).


Biểu 3.6. Sổ chi tiết chi phí sử dụng máy thi công, sổ chi tiết chi phí sản xuất chung và sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp.

SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG (SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG)

(SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP)


Tài khoản:


Đơn vị thi công:


Tên công trình, hạng mục công trình:



Chứng từ


Diễn giải


TK

đối ứng

Ghi Nợ TK 623 (627, 642)

Tổng số tiền

Chia ra

Số hiệu

Ngày tháng

Biến phí

Định phí

CP

hỗn hợp

Nhân công

Vật liệu

CC DC


KH




- Số phát sinh trong kỳ










Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên - 14
















- Cộng số phát sinh trong kỳ

- Ghi Có TK 623 (627, 642)










Biểu 3.7. Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh


SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH


Tài khoản:


Đơn vị thi công:


Tên công trình, hạng mục công trình:



Chứng từ


Diễn giải


TK

đối ứng

Ghi Nợ TK 154

Tổng số tiền

Chia ra

Số hiệu

Ngày tháng

Biến phí

Định phí

CP

hỗn hợp

TK 621

TK 622

TK 623

TK 627



- Số phát sinh trong kỳ











- Cộng số phát sinh trong kỳ

- Ghi Có

TK 154










3.2.3. Hoàn thiện hệ thống định mức chi phí và lập dự toán chi phí



Việc xây dựng hệ thống định mức chi phí là một điều cần thiết vì nó là căn cứ để lập các dự toán chi phí của công ty. Thông qua việc kiểm tra tình hình thực hiện định mức mà sẽ giúp cho nhà quản trị kiểm tra, đánh giá được kết quả hoạt động, tìm ra nguyên nhân để đưa ra các quyết định kinh doanh kịp thời, hợp lý và hiệu quả.

Hiện nay công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên đã xây dựng được một hệ thống định mức chi phí khá cụ thể cho từng nội dung công việc trên cơ sở xác định mức hao phí lao động trung bình tiên tiến cho việc thực hiện mỗi đơn vị công việc đó. Tuy nhiên định mức này mới chỉ được xây dựng cho những nội dung công việc phổ biến còn một số công việc mang tính chất đặc thù thì công ty vẫn chưa có định mức và đơn giá cụ thể mặc dù đã có thông tư hướng dẫn số 04/2005/TT- BXD ngày 01/04/2005. Vì vậy, trong thời gian tới, phòng kế hoạch - kỹ thuật và cả phòng kế toán của công ty cần nghiên cứu, thảo luận và xây dựng một hệ thống định mức cho các công việc mới mà chưa xây dựng được định mức, đơn giá dựa trên thông tư hướng dẫn của Bộ xây dựng đã ban hành theo trình tự:

- Xác lập hệ thống danh mục các công tác và kết cấu xây dựng mới cần xây dựng định mức, lựa chọn thước đo định mức dự toán và đơn vị đo các khoản mục hao phí.

- Xác định thành phần công việc, đặc tính các loại máy thi công lựa chọn theo thiết kế sơ đồ công nghệ thực hiện công tác hoặc kết cấu xây dựng.

- Tính toán hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công trên cơ sở thực tế hoặc kinh nghiệm thi công và khối lượng công tác của từng bộ phận công việc đã nêu trong thiết kế sơ đồ công nghệ.

Định mức chi phí tạo nên chi phí tiêu chuẩn cho một sản phẩm, một đơn vị khối lượng công việc, còn dự toán là xác định trước tổng chi phí cho một khối lượng sản phẩm, một đơn vị khối lượng công việc mà doanh nghiệp dự kiến thực hiện. Lập dự toán chi phí một cách khoa học, hợp lý sẽ cung cấp cho các nhà quản trị doanh nghiệp



toàn bộ thông tin về kế hoạch chi phí trong từng thời gian cụ thể để từ đó đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh đúng đắn.

Trong công tác lập dự toán chi phí xây lắp nội bộ của công ty, xác định dự toán chi phí sản xuất chung là phần còn lại của quyết toán công trình nội bộ sau khi trừ đi các khoản chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công. Việc xây dựng dự toán chi phí sản xuất chung như vậy là chưa khoa học và có căn cứ, điều này gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát khoản chi phí sản xuất chung.

Trong thời gian tới, công ty nên xây dựng phương pháp lập dự toán chi phí sản xuất chung theo phương pháp khác để dự toán chi phí sản xuất chung được khoa học, hợp lý và chính xác hơn. Có như vậy công ty mới kiểm soát chi phí sản xuất chung và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn, công ty có thể xây dựng dự toán chi phí sản xuất chung theo một tỷ lệ nhất định so với chi phí trực tiếp thi công. Tỷ lệ này có thể xây dựng theo thông tư 04/2005/TT-BXD hoặc theo tình hình thực tế của công ty và từng công trình (Biểu 3.8).

Biểu 3.8. Định mức chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước

Đơn vị tính: %


TT

Loại công trình

Chi phí chung

Thu nhập chịu thuế tính trước

1

Công trình dân dụng

6,0

5,5

2

Công trình công nghiệp

5,5

6,0

3

Công trình giao thông

5,3

6,0

4

Công trình thuỷ lợi

5,5

5,5

5

Công trình hạ tầng kỹ thuật

4,5

5,5


3.2.4. Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí



Là phương tiện để truyền đạt thông tin đến các nhà quản trị, hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí phải đảm bảo được yêu cầu cung cấp thông tin kịp thời, thích hợp, linh hoạt cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị.

Hiện tại, công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên mới chỉ lập một số báo cáo mang tính chất liệt kê để kiểm soát chi phí một cách đơn giản, còn phần lớn là các báo cáo tài chính phục vụ cho kế toán tài chính. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị hầu như chưa được chú trọng nên đã làm hạn chế quá trình ra quyết định của nhà quản trị. Do đó, việc hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí là việc làm hết sức cần thiết và mang ý nghĩa thực tế.

Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí ở Công ty bao gồm:

* Báo cáo dự toán phục vụ cho chức năng lập kế hoạch:

Khi xây dựng kế hoạch nhà quản trị phải dựa vào nhiều nguồn thông tin trong đó có nguồn thông tin từ các dự toán. Dự toán cung cấp những thông tin phản ánh có hệ thống toàn bộ các mục tiêu của doanh nghiệp, xác định các mục tiêu cụ thể để làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện.

Khi lập kế hoạch chi phí cho mỗi công trình, hạng mục công trình, cần phải dựa vào các thông tin lấy từ các dự toán như: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp. Để đảm bảo kế hoạch chi phí phù hợp với mục tiêu chung của công ty, Công ty CPXD giao thông I Thái Nguyên cần phải lập thêm các dự toán như: Dự toán báo cáo kết quả kinh doanh (Biểu 3.9), dự toán bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập theo đội thi công (Biểu 3.10) ...



Biểu 3.9. Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

DỰ TOÁN BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Tháng .... Năm....

(Theo cách ứng xử của chi phí)


Chỉ tiêu

Số tiền

1. Doanh thu tiêu thụ


2. Biến phí


- Biến phí sản xuất


- Biến phí quản lý doanh nghiệp


3. Số dư đảm phí = (1)- (2)


4. Định phí


- Định phí sản xuất


- Định phí quản lý doanh nghiệp


5. Lợi nhuận thuần trước thuế = (3)-(4)




Biểu 3.10. Báo cáo thu nhập theo đội thi công

BÁO CÁO THU NHẬP THEO ĐỘI THI CÔNG

Tháng .... Năm....

(Theo cách ứng xử của chi phí)


Chỉ tiêu

Toàn công ty

Bộ phận

Đội 1

Đội3

...

1. Doanh thu tiêu thụ





2. Biến phí





- Biến phí sản xuất





- Biến phí quản lý doanh nghiệp





3. Số dư đảm phí = (1)- (2)





4. Định phí bộ phận





5. Số dư bộ phận





6. Định phí chung





7. Lợi nhuận thuần trước thuế






* Báo cáo phục vụ cho quá trình kiểm tra, đánh giá (báo cáo kiểm soát chi phí): Báo cáo này được lập với mục đích kiểm soát tình hình thực hiện dự toán chi phí thông qua việc phân tích những chênh lệch giữa chi phí thực tế với chi phí định mức, từ đó, nhà quản trị doanh nghiệp sẽ đánh giá sự tiết kiệm hay lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh để đề ra các biện pháp khuyến khích tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả sử dụng chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm xây lắp, tăng lợi nhuận cho Công ty. Công ty có thể lập các báo cáo kiểm soát chi phí theo mẫu Biểu 3.11.

* Báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý: Để thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá các doanh nghiệp cần xây dựng các trung tâm trách nhiệm và các lĩnh vực chịu trách nhiệm với hoạt động mà họ kiểm soát. Trong doanh nghiệp xây lắp có 3 trung tâm trách nhiệm: Trung tâm chi phí, trung tâm đầu tư và trung tâm lợi nhuận. Trong đó trung tâm chi phí là bộ phận mà người quản lý ở bộ phận đó chỉ có trách nhiệm với chi phí, không có trách nhiệm với



lợi tức và vốn như các đội, công trường xây dựng…Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm chi phí có thể được thiết kế theo mẫu Biểu 3.14.

Biểu 3.11. Báo cáo chi phí


Phần I: Chi phí dự toán chi tiết

BÁO CÁO CHI PHÍ

Đội thi công:…………..

Năm:……



Loại chi phí

Công trình, hạng mục

công trình

Công trình, hạng mục

công trình

Dự toán

Thực

hiện

Chênh

lệch

Dự toán

Thực

hiện

Chênh

lệch









Tổng









Phần II: Chi phí dự toán chung


Loại chi phí

Dự toán

Thực hiện

Chênh lệch





Tổng




..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2022