(VAS 04) về cơ bản tương đồng với các quy định của IAS tuy nhiên có một số khác biệt hoặc được quy định cụ thể hơn như sau:
VAS 01 chỉ rõ nội dung cấu thành CP sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp bao gồm giá vốn hàng bán, CP quản lý doanh nghiệp, CP bán hàng, CP lãi vay, các CP liên quan đến cho đơn vị khác sử dụng tài sản của doanh nghiệp ...
VAS 02 cho phép sử dụng phương pháp Nhập sau – Xuất trước để xác định giá trị xuất hàng tồn kho; ghi nhận xác định các CP dự phòng vào thời điểm cuối niên độ kế toán, không bắt buộc trong các báo cáo giữa niên độ; lập dự phòng không cho phép thực hiện trên cơ sở nhóm các mặt hàng.
VAS 04 ghi nhận các CP thành lập doanh nghiệp, CP đào tạo nhân viên, CP quảng cáo phát sinh trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, CP cho giai đoạn nghiên cứu, chuyển dịch địa điểm được phân bổ dần vào CP sản xuất kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm.
+ Quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam về thời điểm ghi nhận, đo lường DT trong các chuẩn mực kế toán VAS 01, chuẩn mực kế toán số 14 – DT và thu nhập khác (VAS 14). Các quy định của VAS 14 về cơ bản tương đồng với các quy định của IAS 18 về mô hình ghi nhận DT “chuyển giao rủi ro và lợi ích”. Tuy nhiên, khi IFRS 15 được áp dụng thay thế cho một số chuẩn mực kế toán quốc tế trong đó có IAS 18 thì mô hình ghi nhận DT này đã được thay thế, việc ghi nhận DT lúc này dựa trên việc chuyển giao quyền kiểm soát hàng hóa và dịch vụ thông qua các nghĩa vụ thực hiện trên hợp đồng.
+ Quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam về kế toán KQKD trong các chuẩn mực kế toán VAS 01, Chuẩn mực kế toán số 29 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót sót, Chuẩn mực kế toán số 21 – Trình bày BCTC.
- Chế độ kế toán Việt Nam về CP, DT và KQKD
Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc
Có thể bạn quan tâm!
- Kế Toán Cp, Dt Và Kqkd Theo Hệ Thống Kế Toán Pháp
- Sản Lượng Xi Măng Sản Xuất Và Tiêu Thụ Của Tct Công Nghiệp Xi Măng Việt Nam Giai Đoạn 2006 – 2016
- Tiêu Thụ Sản Phẩm Xi Măng Năm 2013-2014 Của Các Dnsx Xi Măng Thuộc Tct Công Nghiệp Xi Măng Việt Nam
- Thực Trạng Kế Toán Cp, Dt Và Kqkd Trong Các Dnsx Xi Măng Thuộc Tct Công Nghiệp Xi Măng Việt Nam
- Cơ Cấu Cp Sản Xuất Xi Măng Tại Công Ty Xi Măng Vicem Hải Phòng,
- Cơ Cấu Cp Tài Chính Tại Một Số Dnsx Xi Măng Thuộc Tct Công Nghiệp Xi Măng Việt Nam Năm 2015
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành. Nếu trong VAS (cũng giống như IAS) không quy định cụ thể về hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ kế toán, biểu mẫu BCTC thì chế độ kế toán Việt Nam đưa ra chi tiết, đầy đủ và mang tính bắt buộc trong các doanh nghiệp nói chung và DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng nói riêng về việc áp dụng một hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, biểu mẫu BCTC.
Theo khảo sát, các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam năm 2013, 2014 áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ – BTC và từ năm 2015 đến nay áp dụng theo Thông tư 200/2014/TT – BTC. Cụ thể, những quy định này trong kế toán CP, DT và KQKD như sau:
+ Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC Bộ Tài chính ban hành ngày 20/03/2006 áp dụng cho mọi doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, thành phần kinh tế thay thế cho Quyết định số 1141- TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và sau này được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 244/2009/TT – BTC cùng nhiều Thông tư hướng dẫn cụ thể như kế toán dự phòng, xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái, chế độ quản lý, trích khấu hao TSCĐ.... Theo Quyết định này, kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX được thể hiện ở một số điểm như sau:
Về chứng từ kế toán CP, DT và KQKD : Hệ thống chứng từ kế toán được quy định áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế bao gồm các chứng từ kế toán ban hành theo quyết định và các chứng từ kế toán ban hành tại các văn bản pháp quy khác; chủ yếu là chứng từ kế toán hướng dẫn. Các chứng từ kế toán bán hàng: Hóa đơn giá trị gia tăng, Hóa đơn bán hàng.. các doanh nghiệp có thể tự in hoá đơn để sử dụng cho việc bán hàng hoá, dịch vụ nếu có đủ điều kiện: được cấp mã số thuế, có DT bán hàng, có hệ thống thiết bị đảm bảo cho việc in và lập hoá đơn ...hoặc đặt in hoá đơn theo quy định tại thông tư số 64/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ – CP của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Về tài khoản kế toán CP, DT và KQKD: Các tài khoản loại 5 đến loại 9 không có số dư dùng để ghi nhận các khoản CP, DT và xác định kết quả. Các tài khoản chủ yếu sử dụng trong tập hợp CP bao gồm 08 tài khoản cấp 1: TK 621, TK 622, TK 627, TK 632, TK 635, TK 641, TK 642, TK 154 và 21 tài khoản
cấp 2; ghi nhận DT bán hàng, DT tài chính và các khoản giảm trừ DT bao gồm 06 tài khoản cấp 1: TK 511, TK 512, TK 515, TK 521, TK 531, TK 532 và 09
tài khoản cấp 2; xác định KQKD 01 tài khoản cấp 1: TK 911.
Về sổ kế toán CP,DT và KQKD: doanh nghiệp lựa chọn và áp dụng một trong các hình thức kế toán: Nhật ký Chung, Nhật ký Chứng từ, Nhật ký Sổ Cái, Chứng từ ghi sổ với quy định bắt buộc về mẫu sổ, nội dung, phương pháp ghi chép các loại Sổ Nhật ký, Sổ Cái, quy định mang tính hướng dẫn với Sổ chi tiết, Sổ khác để phục vụ cho yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và hình thức kế toán trên máy vi tính với việc sử dụng phần mềm kế toán thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức với mẫu sổ kế toán không hoàn toàn giống với mẫu sổ kế toán quy định khi ghi chép thủ công.
Về thông tin kế toán CP, DT và KQKD trình bày trên BCTC: Hệ thống BCTC bao gồm BCTC năm và BCTC giữa niên độ ở dạng đầy đủ và dạng tóm lược với 04 báo cáo bắt buộc. Các thông tin CP, DT, KQKD được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bổ sung thêm các thông tin trên Bản thuyết minh BCTC: nguyên tắc và phương pháp ghi nhận DT; nguyên tắc ghi nhận các khoản CP, thông tin chi tiết về DT bán hàng và cung cấp dịch vụ: DT bán hàng, DT hợp đồng xây dựng...; các khoản giảm trừ DT: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán...; giá vốn hàng bán: giá vốn hàng hóa, giá vốn thành phẩm, hao hụt, mất mát hàng tồn kho, CP vượt mức bình thường, dự phòng giảm giá hàng tồn kho....
+ Thông tư 200/2014/TT – BTC Bộ Tài chính ban hành ngày 22/12/2014 thay thế cho Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và Thông tư 244/2009/TT – BTC.
Chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng theo Thông tư 200/2014/TT – BTC được xây dựng dựa trên nguyên tắc linh hoạt và mở, tách biệt với kế toán theo mục đích thuế, phù hợp với thực tiễn, hiện đại và mang tính khả thi lên có thể đánh giá có nhiều điểm thay đổi phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế, hướng tới các đối tượng sử dụng trong và ngoài doanh nghiệp. Về kế toán CP, DT và KQKD so với chế độ kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ – BTC có một số điểm thay đổi cơ bản như sau:
Về chứng từ kế toán CP, DT và KQKD: Doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo các yêu cầu của Luật kế toán và minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm tra, đối chiếu hoặc sử dụng các chứng từ kế toán hướng dẫn.
Về tài khoản kế toán CP, DT và KQKD: Các tài khoản kế toán CP, DT và KQKD thay đổi, bổ sung, chỉnh sửa một số tài khoản: bỏ TK 512 “DT nội bộ”, TK 531 “Hàng bán bị trả lại”, TK 532 “Giảm giá hàng bán”; sửa tên TK 521 “Chiết khấu thương mại” thành “Các khoản giảm trừ DT” chi tiết các tài khoản cấp 2 TK 5211 “Chiết khấu thương mại”, TK 5212 “Hàng bán bị trả lại”, TK 5213 “Giảm giá hàng bán”.
Chính sách và phương pháp, nguyên tắc kế toán áp dụng ảnh hưởng đến kế toán CP, DT và KQKD có những điểm thay đổi cụ thể: không áp dụng phương pháp nhập sau – xuất trước để xác định giá trị hàng xuất kho; chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán nhận được sau khi mua nguyên, vật liệu thì kế toán phải căn cứ vào tình hình biến động của nguyên vật liệu để phân bổ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng dựa trên số nguyên vật liệu còn tồn kho, số đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm hoặc cho hoạt động đầu tư xây dựng hoặc đã xác định là tiêu thụ trong kỳ; ghi nhận DT bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm các khoản thuế gián thu phải nộp (Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, Thuế TTĐB, Thuế XK, Thuế bảo vệ môi trường), trường hợp không tách ngay được thuế gián thu khi ghi nhận thì định kỳ phải ghi
giảm DT và khi lập Báo cáo KQKD chỉ tiêu DT bán hàng và cung cấp dịch vụ không gồm thuế gián thu; DT từ bán sản phẩm cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc, DT bán phế liệu, vật liệu, nhượng bán công cụ dụng cụ được ghi nhận trên TK 511; DT và CP tạo ra khoản DT đó phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp khi nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào bản chất và các Chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một cách trung thực, hợp lý; DT phải được ghi nhận phù hợp với bản chất hơn là hình thức hoặc tên gọi của giao dịch và phải được phân bổ theo nghĩa vụ cung ứng hàng hóa, dịch vụ; DT, lãi hoặc lỗ chỉ được coi là chưa thực hiện nếu doanh nghiệp còn có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai và chưa chắc chắn thu được lợi ích kinh tế; thời điểm, căn cứ để ghi nhận DT kế toán và DT tính thuế có thể khác nhau tùy vào từng tình huống cụ thể như DT tính thuế chỉ được sử dụng để xác định số thuế phải nộp theo luật định, DT ghi nhận trên sổ kế toán để lập BCTC phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán và tùy theo từng trường hợp không nhất thiết phải bằng số đã ghi trên hóa đơn bán hàng.
Về sổ kế toán CP,DT và KQKD: Không quy định bắt buộc về việc lựa chọn các các hình thức tổ chức sổ kế toán trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chủ động xây dựng biểu mẫu sổ kế toán nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm tra, đối chiếu. Trong trường hợp doanh nghiệp không tự xây dựng được biểu mẫu sổ kế toán có thể áp dụng một trong các biểu mẫu sổ theo 4 hình thức kế toán hướng dẫn.
Về thông tin kế toán CP, DT và KQKD trình bày trên hệ thống BCTC: Hệ thống BCTC bao gồm BCTC năm và BCTC giữa niên độ (bao gồm BCTC quý có cả quý IV và BCTC bán niên). Hướng dẫn cụ thể nguyên tắc lập và trình bày BCTC khi doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục và không đáp ứng giả định hoạt động liên tục.
Chế độ kế toán Việt Nam về kế toán CP, DT, KQKD áp dụng cho các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam từ năm 2006 đến nay được thể hiện qua các văn bản chủ yếu trên Phụ lục 2.8
Kế toán CP, DT và KQKD theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC được thể hiện qua Phụ lục 2.9a, Phụ lục 2.9b.
+ Thông tư 53/2006/TT - BTC “Hướng dẫn áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp” do Bộ Tài chính ban hành ngày 12/6/2006 là căn cứ tham khảo để tổ chức công tác KTQT trong doanh nghiệp. Nội dung KTQT chủ yếu trong doanh nghiệp:
KTQT CP: phân loại CP, phương pháp tập hợp CP, xác định trung tâm CP KTQT giá thành: phương pháp tính giá thành, đối tượng và kỳ tính giá
thành, trình tự kế toán CP sản xuất và tính giá thành sản phẩm
KTQT bán hàng và KQKD: định giá bán sản phẩm, KTQT bán hàng và kết quả bán hàng
Phân tích mối quan hệ CP, khối lượng, lợi nhuận Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh
Tổ chức thực hiện KTQT trong các doanh nghiệp được thực hiện trên nguyên tắc căn cứ vào hệ thống các chứng từ, tài khoản, sổ và báo cáo kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng, các doanh nghiệp bổ sung, cụ thể, chi tiết hóa thêm các nội dung cần thiết hoặc có thể thiết kế hoàn toàn mới với mục đích cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin phục vụ cho yêu cầu của nhà quản trị doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch, điều hành và ra các quyết định quản lý.
2.2.1.2.Những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng hệ thống kế toán Việt Nam về kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam
2.2.1.2.1.Thuận lợi
Trong hơn 10 năm qua, khung pháp lý về kế toán VN đã phát triển nhanh và mạnh, cơ bản phù hợp đáp ứng được yêu cầu của một nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Luật Kế toán đã tạo lập một nền tảng pháp lý cho việc thực hiện công tác kế toán trong các doanh nghiệp và đi vào thực tiễn hoạt động của nền kinh tế, thực hiện hiệu quả vai trò kiểm tra, giám sát của Nhà nước thông qua công cụ kế toán. Luật Kế toán cũng đã có bước tiếp cận đáng kể với thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế.
Bộ Tài chính cũng đã ban hành được các chuẩn mực kế toán trên cơ sở vận dụng có chọn lọc các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quốc tế và phù hợp với đặc điểm nền kinh tế, trình độ quản lý, nâng cao tính minh bạch và công khai thông tin BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam. Quá trình soạn thảo chuẩn mực kế toán cũng đã huy động và thu hút sự tham gia của các chuyên gia nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý về kế toán, tạo tiền đề cho việc xây dựng các chế độ kế toán cụ thể.
Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200/2014/TT – BTC và nhiều Thông tư hướng dẫn cụ thể các quy định, phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã thể hiện tính đổi mới của hệ thống pháp luật kế toán Việt Nam, là căn cứ quan trọng để tổ chức thực hiện công tác kế toán trong các doanh nghiệp.
Cụ thể, trong phạm vi của luận án xin được đánh giá những thuận lợi khi vận dụng hệ thống kế toán Việt Nam về kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam:
- Luật kế toán 2015 là văn bản pháp lý cao nhất, toàn diện nhất được quy định khá chặt chẽ, mang tính khoa học và thực tiễn cao, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán CP, DT, KQKD trong các DNSX xi măng nói riêng.
Luật kế toán quy định việc ghi nhận ban đầu đối với giá trị tài sản, nợ phải trả theo nguyên tắc giá gốc, dựa trên các bằng chứng khách quan đảm bảo
được độ tin cậy của thông tin kế toán. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số tài sản và nợ phải trả có giá trị biến động thường xuyên so với giá thị trường thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm lập báo cáo tài chính nếu có thể xác định được một cách đáng tin cậy. Giá trị hợp lý phản ánh những thay đổi của giá thị trường phù hợp với thông lệ phổ biến trên thế giới và các chuẩn mực kế toán quốc tế, trong điều kiện nền kinh tế phát triển có cơ sở định giá được giá trị hợp lý hoặc sử dụng các mô hình định giá để tính toán.
Luật kế toán quy định kế toán ở đơn vị bao gồm KTTC và KTQT, khi thực hiện kế toán phải thực hiện công việc kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của KTQT CP, DT, KQKD trong doanh nghiệp.
- Hệ thống chuẩn mực kế toán CP, DT, KQKD về cơ bản đã hòa hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế như: VAS 02 đưa ra các quy định phân bổ CP sản xuất chung bao gồm các yếu tố biến phí, định phí, ghi giảm giá trị hàng tồn kho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được…
- Chế độ kế toán doanh nghiệp với các quy định, nguyên tắc, phương pháp kế toán được xây dựng trên quan điểm cụ thể hóa các quy định của Luật kế toán, Chuẩn mực kế toán giúp cho công việc kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX được thực hiện một cách chi tiết, cụ thể.
Chế độ chứng từ về kế toán CP, DT, KQKD đã quy định tương đối đầy đủ và hoàn thiện, cởi mở giúp các doanh nghiệp chủ động, linh hoạt trong việc tổ chức thu nhận thông tin ban đầu phục vụ cho yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Tài khoản kế toán CP, DT và KQKD được quy định thống nhất áp dụng về cơ bản đã đảm bảo sự phù hợp và đáp ứng yêu cầu của các DNSX kinh doanh. Mỗi tài khoản kế toán đều có số hiệu tài khoản, tên tài khoản và được sắp xếp theo từng loại, từng nhóm chi tiết tới tài khoản cấp 2 tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc ghi chép, phản ánh và kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về CP, DT. Mỗi một tài khoản kế toán được hướng dẫn cụ thể về nội dung, kết cấu, cách thức ghi chép, phương