Thực Trạng Tổ Chức Công Tác Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cp Tm Nam Gia Lai

2.3.2. Khó khăn

- Mặt hàng chủ yếu của Công ty là xăng dầu. Đây là mặt hàng rất nhạy cảm với tình hình kinh tế - chính trị. Hiện tại giá cả xăng dầu biến động rất khó lường. Đôi khi giá xăng tăng vọt làm lượng tiêu thụ giảm mạnh. Lúc thì giá xăng lại xuống thấp làm Công ty bị thua lỗ. Không những thế, lượng hao hụt của mặt hàng này khá cao và công tác bảo quản lại khó khăn.

- Quy mô thị trường không rộng nhưng lại phân bổ rải rác rất khó quản lý.

Chương3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP TM NAM GIA LAI

Do hạn chế về thời gian, ngành nghề hoạt động của công ty đa dạng cũng như quá trình tiếp xúc với tình hình thực tế ở các khu vực, để tiện cho việc theo dõi số liệu, công tác kế toán tại công ty cổ phần Nam Gia Lai, phần “Thực trạng tổ chức công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty CPTM Nam Gia Lai”, em xin trình bày công tác này về ngành hàng Unilever trong khu vực thị xã AyunPa, tỉnh Gia Lai.

3.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Trong ngành hàng Unilever, công ty CPTM Nam Gia Lai chuyên phân phối các mặt hàng thuộc các nhóm như: Skin care (Chăm sóc da), Hair care (Chăm sóc tóc), …

3.1.1. Chứng từ sử dụng:

- Hóa đơn giá trị gia tăng

- Phiếu thu

- Phiếu xuất kho kiêm hóa đơn vận chuyển nội bộ

- Bảng kê hàng hóa bán ra

- Báo cáo bán hàng, giấy nộp tiền


3.1.2. Sự luân chuyển chứng từ

Tại công ty CPTM Nam Gia Lai, hình thức kế toán áp dụng là sử dụng phần mềm máy tính, cụ thể là phần mềm Solomon (Phần mềm chuyên dụng cho ngành hàng Unilever) và phần mềm kế toán Misa. Do đó, các bước, tuần tự ghi nhận doanh thu được thực hiện ngay bằng phần mềm.

- Khi nhận được yêu cầu từ khách hàng, nhân viên bán hàng thực hiện ngay động tác kích hàng trên máy Palm – một công cụ bán hàng theo quy định quản lý của công ty Unilever.

- Sau đó, nhân viên bán hàng quay trở lại công ty, giao máy Palm cho nhân viên kế toán, tiến hành đồng bộ máy với phần mềm Solomon và xuất phiếu xuất hàng theo các đơn hàng. Đồng thời, xuất phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

tổng hợp của các đơn hàng, đính kèm cùng các phiếu xuất kho giao cho nhân viên giao hàng.

- Nhân viên giao hàng sau khi nhận được các chứng từ cần thiết, sẽ phân loại và bốc xếp hàng hóa giao cho khách hàng, đồng thời lấy chữ ký xác nhận việc nhận hàng và chấp nhận thanh toán.

- Có được giấy xác nhận chấp nhận thanh toán, kế toán tiến hành lên hóa đơn GTGT 3 liên theo mẫu AA/11P chung cho tổng số từng nhân viên bán hàng bán được

- Tiếp đó, kế toán lưu liên 1 tại quyển, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 lưu trong nội bộ và tiến hành nhập nghiệp vụ vào phần mềm Misa.


3.1.3. Các nghiệp vụ phát sinh

Trong tháng 12 năm 2012, tại công ty có phát sinh các nghiệp vụ như sau:

1. Xuất bán hàng hóa theo các đơn đặt hàng cho nhân viên Nguyễn Thị Minh lô hàng với giá chưa thuế là 651.133.867đ, VAT 10%, chưa thanh toán, hóa đơn số 0002211

Cụ thể quy trình này như sau:

- Đầu tiên, nhân viên kế toán đồng bộ giữa máy Palm và phần mềm Solomon, xuất phiếu xuất hàng theo các đơn hàng lẻ và phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ cho tổng trị giá hàng hóa là 651.133.867đ.

- Nhân viên giao hàng nhận các phiếu xuất kho, tiến hành phân loại và giao cho khách hàng, đề nghị ký chấp nhận thanh toán.

- Nhận được giấy chấp nhận thanh toán của khách hàng, kế toán xuất hóa đơn giá trị gia tăng 3 liên với giá bán là 651.133.867đ, chưa thuế GTGT 10%, liên 1 lưu tại quyển, liên 2 giao cho người mua và liên 3 lưu nội bộ.

- Dựa vào liên 3 này, kế toán tiếp tục nhập vào phần mềm Misa (cụ thể là vô phân hệ Bán hàng / Bán hàng chưa thu tiền) kê khai đầy đủ thông tin về nhân viên bán hàng (Nguyễn Thị Minh), số lượng hàng mua và thành tiền là 651.133.867đ, tổng thanh toán bao gồm thuế GTGT 10% là 716.247.254đ. Sau đó lưu lại (Cất) để tiện cho viêc theo dõi, đối chiếu sau này.

Nghiệp vụ trên được hạch toán như sau: Nợ TK 131: 716.247.254

Có TK 511: 651.133.867

Có TK 33311: 65.113.387

2. Xuất bán hàng hóa theo các đơn đặt hàng cho nhân viên Nguyễn Thị Nhiên lô hàng với giá chưa thuế là 759.638.064đ, VAT 10%, chưa thanh toán, hóa đơn số 0002216

Quy trình ghi nhận doanh thu được thực hiện tương tự như trên và được hạch toán như sau:

Nợ TK 131: 835.601.870

Có TK 511: 759.638.064

Có TK 33311: 75.963.806

3. Xuất bán hàng hóa theo các đơn đặt hàng cho nhân viên Nguyễn Đình Xuân lô hàng với giá chưa thuế là 729.483.864đ, VAT 10%, chưa thanh toán, hóa đơn số 0002223

Quy trình ghi nhận doanh thu được thực hiện tương tự như trên và được hạch toán như sau:

Nợ TK 131: 802.432.250

Có TK 511: 729.483.864

Có TK 33311: 72.948.386

4. Xuất bán hàng hóa theo các đơn đặt hàng cho nhân viên Nguyễn Việt Tiến lô hàng với giá chưa thuế là 626.325.888đ, VAT 10%, chưa thanh toán, hóa đơn số 0002230

Quy trình ghi nhận doanh thu được thực hiện tương tự như trên và được hạch toán như sau:

Nợ TK 131: 688.958.477

Có TK 511: 626.325.888

Có TK 33311: 62.632.589


5. Xuất bán hàng hóa theo các đơn đặt hàng cho nhân viên Lê Thị Đan Thanh lô hàng với giá chưa thuế là 639.130.975đ, VAT 10%, chưa thanh toán, hóa đơn số 0002237

Quy trình ghi nhận doanh thu được thực hiện tương tự như trên và được hạch toán như sau:

Nợ TK 131: 703.044.073

Có TK 511: 639.130.975

Có TK 33311: 63.913.098


Cuối tháng, kế toán kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh:

Nợ TK 511: 3.405.712.358

Có TK 911: 3.405.712.358


3.1.4. Sơ đồ hạch toán tổng hợp

TK 911


TK 511


TK 131




651.133.867(131)


(511)651.133.867

3.405.712.358(511


(911)3.405.712.35

759.638.064(131)


(511)759.638.064




729.483.864(131)


(511)729.483.864




626.325.888(131)


(511)626.325.888




639.130.975(131)


(511)639.130.975



3.405.712.358


TK

3.405.712.358


3331



65.113.387(131)

(3331)65.113.387

75.963.806(131)

(3331)75.963.806

72.948.386(131)

(3331)72.948.386

62.632.589(131)

(3331)62.632.589

63.913.098(131)

(3331)63.913.098

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại Nam Gia Lai - 9


Sơ đồ 3.1. Sơ đồ hạch toán tổng hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

SỔ CÁI TÀI KHOẢN

Tháng 12 năm 2012

Tài khoản: 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ



Số CT

Ngày hạch toán


Loại CT


Diễn giải

Tài khoản

TK

đối ứng


Nợ


A

B

C

D

E

F

1

2




- Số dư đầu kỳ






2211


01/12/2012

Hóa đơn bán

hàng

Omo+Knorr+Sunsilk

+Hazelin


5111


131



651.133.867


2216


11/12/2012

Hóa đơn bán

hàng

Omo+Knorr+Sunsilk

+Hazelin


5111


131



759.638.064


2223


19/12/2012

Hóa đơn bán

hàng

Omo+Knorr+Sunsilk

+Hazelin


5111


131



729.483.864


2230


25/12/2012

Hóa đơn bán

hàng

Omo+Knorr+Sunsilk

+Hazelin


5111


131



626.325.888


2237


30/12/2012

Hóa đơn bán

hàng

Omo+Knorr+Sunsilk

+Hazelin


5111


131



639.130.975


KCT12


31/12/2012


Kết chuyển lãi, lỗ

Kết chuyển doanh thu

bán hàng và cung cấp dịch vụ


5111


911


3.405.712.358


Cộng

3.405.712.358

3.405.712.358

Số dư cuối kỳ



(Nguồn: Theo số liệu của phòng kế toán Công ty CPTM Nam Gia Lai)


3.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Ngành hàng Unilever là một trong những ngành hàng có số lượng, chủng loại hàng hóa đa dạng. Chính vì thế, việc theo dõi hàng hóa trong kho rất phức tạp và gây nhiều khó khăn cho người làm công tác quản lý và kế toán.

Thông thường, các nghiệp vụ liên quan đến các khoản giảm trừ doanh thu là do hàng hòa kém chất lượng, không đúng mẫu mã, quy cách, chủng loại, hoặc chiết khấu khi bán cho khách hàng lớn. Nhưng đối với công ty CPTM Nam Gia Lai, với chức năng là một nhà phân phối hàng hóa mà khách hàng chủ yếu là các tiểu thương, tạp hóa vừa và nhỏ, cho nên không có khoản phát sinh về chiết khấu thương

mại. Mặt khác, quy trình kiểm kê hàng nhập kho và xuất kho rất khắt khe, kỹ lưỡng, thời gian lưu kho ít nên hàng hóa bán ra luôn đảm bảo chất lượng, quy cách.

Trường hợp hàng hóa bị trả lại phát sinh chủ yếu là do xuất sai mã hàng hóa cho khách hàng hoặc tạm thời khách hàng không đủ khả năng về tài chính cho việc chi trả cho toàn bộ giá trị lô hàng. Tuy nhiên, lúc này, nhân viên bán hàng không nhập kho lại số hàng trên, mà sẽ tiếp tục bán cho các khách hàng khác có nhu cầu về số hàng bị trả lại. Do đó, nghiệp vụ phát sinh về hàng bán trả lại hầu như là không xảy ra.

Từ những phân tích trên, thấy rằng tại công ty CPTM Nam Gia Lai không có phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến các khỏan giảm trừ doanh thu.


3.3. Kế toán giá vốn hàng bán

Sự đa dạng trong mặt hàng kinh doanh, để tiện cho việc theo dõi, xem xét giá trị hàng hóa xuất kho, tồn kho, công ty CPTM Nam Gia Lai áp dụng nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, theo số liệu thực tế, thực hiện theo thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 về chuẩn mực hàng tồn kho.

Theo đó, giá vốn hàng bán được xác định như sau


Giá vốn hàng =

bán trong kỳ

Trị giá HTK

đầu kỳ

+

Trị giá HTK nhập

trong kỳ

Trị giá HTK

cuối kỳ


Định kỳ, cuối mỗi tuần, công ty sẽ cho nhân viên kiểm kê số lượng và trị giá hàng tồn kho dưới sự kiểm tra của nhân viên quản lý ngành hàng Unilever.

Do đặc thù của ngành hàng là nhiều mặt hàng, số lượng kinh doanh lớn nên công tác kế toán giá vốn hàng bán không thể thực hiện trên phần mềm Misa, mà phải thực hiện thủ công. Tuy nhiên, khi nhập vào phần mềm, dù trị giá hóa đơn bán hàng bao nhiêu thì giá vốn hàng bán vẫn được mặc định một con số cố định, và giá vốn hàng bán thực tế sẽ được điều chỉnh sau mỗi kỳ bởi kế toán.

Trong tháng 12, theo công tác kiểm kê của đơn vị:


- Trị giá HTK tồn đầu tháng là:

2.753.412.848

- Trị giá hàng hóa nhập trong tháng là:

3.954.899.356

- Trị giá HTK tồn cuối tháng là:

3.536.567.826

Vậy trị giá hàng hóa xuất kho trong tháng là:

2.753.412.848 + 3.954.899.356 - 3.536.567.826 = 3.171.744.378 đ


Định khoản:

Nợ TK 632: 3.171.744.378

Có TK 156: 3.171.744.378

Cuối tháng, kế toán kết chuyển giá vốn hàng bán trong tháng vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh:

Nợ TK 911: 3.171.744.378

Có TK 632: 3.171.744.378


3.4. Kế toán chi phí bán hàng

Tại công ty, chi phí bán hàng bao gồm các khoản sau:

- Tiền lương cho công nhân viên

- Chi phí các dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước, điện thoại

- Tiền bốc vác, vận chuyển hàng hóa

- Khấu hao tài sản cố định (Phương tiện vận tải)


3.4.1. Chứng từ sử dụng:

- Hóa đơn giá trị gia tăng

- Hóa đơn thông thường

- Phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy biên nhận

- Bảng chấm công, bảng tổng hợp lương

- Bảng tính khấu hao tài sản cố định

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí