(Nhật) xây dựng nhà máy xi măng Nghi Sơn (Thanh Hoá) công suất 2,2 triệu tấn/năm.
Ngày 29/8/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 196/2006/QĐ - TTg, chuyển TCT xi măng Việt Nam sang mô hình hoạt động Công ty mẹ - Công ty con.
Ngày 06/12/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 189/2007/QĐ – TTg đổi tên thành TCT công nghiệp xi măng Việt Nam và bổ sung thêm ngành nghề của Công ty mẹ như xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, cảng sông, xây dựng, quản lý, khai thác đường bộ cao tốc..., kinh doanh bất động sản, du lịch, khách sạn...
Ngày 13/12/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 193/2007/QĐ - TTg ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT công nghiệp xi măng Việt Nam.
Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 972/2010/QĐ - TTg chuyển Công ty mẹ - TCT công nghiệp xi măng Việt Nam thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Ngày 26/6/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1013/2013/QĐ – TTg về Phê duyệt đề án tái cơ cấu TCT Công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2013 – 2015 với mục tiêu “Bảo đảm TCT công nghiệp xi măng Việt Nam có cơ cấu hợp lý, tập trung vào sản xuất và kinh doanh xi măng; nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh để trở thành đơn vị hàng đầu trong ngành xi măng ở Việt Nam”.
Ngày 22/10/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1278/QĐ-TTg ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT công nghiệp xi măng Việt Nam.
Hiện nay, các đơn vị thành viên của TCT công nghiệp xi măng Việt Nam bao gồm 4 nhóm chính: các công ty do TCT công nghiệp xi măng Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ, các công ty con do TCT công nghiệp xi măng Việt
Có thể bạn quan tâm!
- Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh (Nguồn: Tác Giả Tổng Hợp)
- Phân Tích, So Sánh Các Thông Tin Cp, Dt, Kqkd, Đánh Giá Trách Nhiệm Quản Lý
- Kế Toán Cp, Dt Và Kqkd Theo Hệ Thống Kế Toán Pháp
- Tiêu Thụ Sản Phẩm Xi Măng Năm 2013-2014 Của Các Dnsx Xi Măng Thuộc Tct Công Nghiệp Xi Măng Việt Nam
- Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Khi Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Việt Nam Về Kế Toán Cp, Dt Và Kqkd Trong Các Dnsx Xi Măng Thuộc Tct Công Nghiệp Xi Măng Việt Nam
- Thực Trạng Kế Toán Cp, Dt Và Kqkd Trong Các Dnsx Xi Măng Thuộc Tct Công Nghiệp Xi Măng Việt Nam
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
Nam nắm giữ cổ phần vốn góp chi phối, các đơn vị sự nghiệp và các công ty liên doanh, liên kết (Phụ lục 2.4).
TCT công nghiệp xi măng Việt Nam đóng một vai trò chính trong việc sản xuất và tiêu thụ xi măng trong cả nước.
25000
20000
15000
10000
Sản lượng sản xuất
Sản lượng tiêu thụ
5000
0
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Đơn vị tính: Nghìn tấn
Hình 2.1: Sản lượng xi măng sản xuất và tiêu thụ của TCT công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016
(Nguồn: TCT công nghiệp xi măng Việt Nam)
XM khác 35,1%
Năm 2014
VICEM
35,5%
XM
khác, 34,5%
Năm 2015
VICEM,
35,7%
L.Doanh 29,4%
L.Doanh
, 29,8%
Hình 2.2: Tương quan thị phần xi măng tiêu thụ nội địa năm 2015 so với
năm 2014
(Nguồn:TCT công nghiệp xi măng Việt Nam)
2.1.2.Đặc điểm tổ chức quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam
2.1.2.1.Đặc điểm tổ chức quản lý
- Cơ chế hoạt động quản lý giữa TCT công nghiệp xi măng Việt Nam với các DNSX xi măng thuộc TCT
TCT công nghiệp xi măng Việt Nam và các DNSX xi măng thuộc TCT hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Tính đến nay, các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam bao gồm:
03 công ty con do TCT công nghiệp xi măng Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ: Công ty xi măng VICEM Tam Điệp, Công ty xi măng VICEM Hải Phòng, Công ty xi măng VICEM Hoàng Thạch.
05 công ty con do TCT công nghiệp xi măng Việt Nam nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối (trên 50% vốn điều lệ): CTCP xi măng Bỉm Sơn, CTCP xi măng Bút Sơn, CTCP xi măng Hoàng Mai, CTCP xi măng Hà Tiên 1, CTCP xi măng Hải Vân.
Công ty mẹ - TCT công nghiệp xi măng Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo điều lệ được Thủ tướng chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 1278/QĐ-TTg ban hành ngày 22/10/2014. TCT công nghiệp xi măng Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo, quản lý và chi phối các hoạt động của công ty con theo quy định của pháp luật, tối đa hóa hiệu quả hoạt động chung của công ty mẹ - công ty con.
Quản lý của TCT với các công ty con do TCT nắm giữ 100% vốn điều lệ: TCT ban hành quy chế tài chính; phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm; phê duyệt và sửa đổi điều lệ; quyết định điều chỉnh vốn điều lệ; thông qua báo cáo tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hàng năm của công ty.
Quản lý của TCT với các công ty con có cổ phần, vốn góp chi phối: TCT trực tiếp quản lý cổ phần, vốn góp chi phối thông qua người đại diện phần vốn góp chi phối; TCT thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cổ đông theo quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty con; người đại diện phần vốn góp báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và các nội dung khác, xin ý kiến của TCT về những vấn đề quan trọng trước khi biểu
quyết; công ty con có trách nhiệm cung cấp các báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết theo quy định.
Ngoài ra, TCT công nghiệp xi măng Việt Nam còn có các quyền và nghĩa vụ khác trong việc phối hợp và chi phối đối với các công ty con:
+ Trước khi kết thúc kế hoạch năm, các công ty con trên cơ sở tự khảo sát, thiết lập mục tiêu và bảo vệ trước Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của công ty toàn bộ kế hoạch tài chính, trình TCT phê duyệt.
+ TCT hướng dẫn kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách về kế toán, tài chính, thống kê; kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, diễn biến kế hoạch tài chính, chính sách thị trường, công tác bán hàng và tiêu thụ xi măng; xây dựng hướng dẫn và thông qua các chỉ tiêu và định mức kỹ thuật công nghệ sản xuất xi măng.
+ TCT sẽ thu xếp hoặc bảo lãnh cho các công ty con vay vốn tại các tổ chức tài chính, tín dụng .
Với cơ chế hoạt động quản lý giữa TCT và các công ty con, các DNSX xi măng – công ty con là những pháp nhân kinh tế hạch toán độc lập, lập báo cáo tài chính riêng theo luật định. Tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán CP, DT và KQKD nói riêng trong các DNSX xi măng thuộc TCT phải thực hiện tổ chức thu nhận, xử lý, hệ thống hóa và lập BCTC cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng thông tin của đơn vị mình. Đồng thời phải có nghĩa vụ và trách nhiệm cung cấp thông tin về công ty mẹ thông qua việc lập các báo cáo tài chính hợp nhất.
- Cơ cấu tổ chức quản lý của các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam
Qua khảo sát, các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam hiện nay có hai mô hình tổ chức quản lý chính được minh họa qua mô hình tổ chức quản lý của CTCP xi măng Hà Tiên 1 và Công ty xi măng VICEM Tam Điệp.
Mô hình tổ chức quản lý thứ nhất – CTCP xi măng Hà Tiên 1 được tổ chức theo mô hình CTCP do TCT công nghiệp xi măng Việt Nam nắm giữ cổ phần và vốn góp chi phối. Qua khảo sát có 5/8 doanh nghiệp đang tổ chức theo mô hình quản lý này.
Hội đồng quản trị
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức quản lý CTCP xi măng Hà Tiên 1
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc (Phó Tổng giám đốc)
Phòng chức năng: Kế toán, công nghệ - thông
Nhà máy xi măng
Trạm nghiền
Xí nghiệp tiêu thụ
Phòng chức năng: Kế toán, Hành chính nhân sự…
Phân xưởng sản xuất chính và hỗ trợ sản xuất Xưởng khai thác, clinker, xi măng, Sửa chữa, Phòng KCS…
Phòng chức năng: Kế toán, Hành chính nhân sự…
Phân xưởng sản xuất chính và hỗ trợ sản xuất Xưởng khai thác, Xi măng, Sửa chữa, Phòng KCS…
(Nguồn: CTCP xi măng Hà Tiên 1)
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, có quyền thảo luận và thông qua các vấn đề về kế hoạch kinh doanh, BCTC hàng năm, báo cáo của Ban kiểm soát và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật và điều lệ của công ty. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của Công ty quyết định mọi vấn đề về chiến lược, kế hoạch phát triển ngắn hạn, dài hạn và ngân sách hàng năm, các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng cổ đông thông qua, quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, giám sát Ban giám đốc và những người quản lý khác. Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, BCTC của công ty. Ban giám đốc bao gồm Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, tổ chức điều hành và quản lý các hoạt động sản
xuất kinh doanh theo kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. Các Phó tổng giám đốc bao gồm Phó Tổng giám đốc chịu trách nhiệm về lĩnh vực tài chính, kỹ thuật, thị trường phát triển sản phẩm, Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc các Nhà máy xi măng Bình Phước, Kiên Lương và Trạm nghiền Thủ Đức, Long An, Phú Hữu, Cam Ranh. Các phòng chức năng trực thuộc Công ty như Phòng Kế toán – Tài chính, Tổ chức hành chính, Công nghệ thông tin …giúp việc, tham mưu cho Ban giám đốc các mảng công việc kế hoạch, kỹ thuật, tài chính...Xí nghiệp tiêu thụ và dịch vụ thực hiện nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm do công ty sản xuất, tổ chức quản lý và phát triển thị trường tiêu thụ, phát triển thương hiệu, tổ chức quản lý và phát triển các mạng tiêu thụ. Tại các Nhà máy, Trạm nghiền được tổ chức thành các phòng ban chức năng, các phân xưởng sản xuất chính (Khai thác, Clinker, Xi măng), phân xưởng phụ trợ sản xuất (Sửa chữa). Các nhà máy và trạm nghiền triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu, kế hoạch do Công ty giao, có con dấu riêng,là một đơn vị hạch toán phụ thuộc của Công ty. Hiện nay, ngoài CTCP xi măng Hà Tiên 1, còn 4 CTCP bao gồm CTCP xi măng Bút Sơn, CTCP xi măng Bỉm Sơn, CTCP xi măng Hoàng Mai, CTCP xi măng Hải Vân đều do TCT công nghiệp xi măng Việt Nam nắm giữ cổ phần và vốn góp chi phối. Trong mô hình tổ chức quản lý, CTCP xi măng Hải Vân ngoài 2 phân xưởng sản xuất trực thuộc Công ty, còn có Nhà máy xi măng Vạn Ninh - một chi nhánh hạch toán phụ thuộc có tổ chức các phòng ban và phân xưởng sản xuất. Các CTCP sản xuất xi măng còn lại không tổ chức các nhà máy sản xuất xi măng và trạm nghiền, chỉ có các phân xưởng sản xuất trực thuộc công ty.
Mô hình tổ chức quản lý thứ hai – Công ty xi măng VICEM Tam Điệp được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Hiện nay, có 3/8 doanh nghiệp đang thực hiện theo mô hình tổ chức quản lý này.
Hội đồng thành viên
Tổng giám đốc
Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức quản lý Công ty xi măng VICEM Tam Điệp
Kiểm soát viên
Phân xưởng sản xuất chính và hỗ trợ sản xuất: Nguyên liệu, Clinker, Xi măng, Sửa chữa
Phòng chức năng: Tài chính Kế toán, Công nghệ thông tin, Tổ chức….
Xí nghiệp tiêu thụ
(Nguồn: Công ty xi măng VICEM Tam Điệp)
Mô hình tổ chức quản lý của Công ty bao gồm Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc và các Phó Tổng giám đốc phụ trách các mảng sản xuất, cơ điện, kinh doanh và nội chính. Công ty bao gồm các phòng ban chức năng đứng đầu là các Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về hoạt động của bộ phận. Các phân xưởng sản xuất chính như Nguyên liệu, Clinker, Xi măng và các phân xưởng sản xuất phụ trợ như Sửa chữa do Tổ trưởng sản xuất điều hành, quản lý các hoạt động của phân xưởng, chịu trách nhiệm trước Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất. Xí nghiệp tiêu thụ đứng đầu là Trưởng bộ phận tiêu thụ chịu trách nhiệm trước Phó Tổng giám đốc kinh doanh về việc lập kế hoạch, phân phối và tiêu thụ sản phẩm clinker, xi măng do công ty sản xuất. Hai công ty sản xuất xi măng có cơ cấu tổ chức giống như Công ty xi măng VICEM Tam Điệp do TCT công nghiệp xi măng Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm Công ty xi măng VICEM Hoàng Thạch và Công ty xi măng VICEM Hải Phòng.
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của CTCP xi măng Hoàng Mai (Phụ lục
2.5a)
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty xi măng VICEM Hải Phòng
(Phụ lục 2.5b)
xuất
2.1.2.2.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất và tổ chức quản lý sản
- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Hiện nay, đang tồn tại song song hai loại công nghệ sản xuất xi măng:
công nghệ sản xuất xi măng lò đứng, công nghệ sản xuất xi măng lò quay.
Công nghệ sản xuất xi măng lò đứng đầu tư rẻ, công suất thấp, chất lượng clinker không ổn định, tiêu tốn nhiều năng lượng.
Công nghệ sản xuất xi măng lò quay có công suất lớn, dây chuyền thiết bị hiện đại, tiết kiệm nguyên liệu, chất lượng xi măng tốt. Công nghệ sản xuất xi măng lò quay gồm sản xuất theo phương pháp khô và phương pháp ướt. Theo phương pháp ướt, phối liệu được chuẩn bị ở dạng bùn ướt và nung bằng lò quay,sau khi nghiền sẽ đạt độ đồng nhất cao, tuy nhiên nhiệt năng trong quá trình sấy nung lớn, chiều dài lò lớn, chiếm nhiều mặt bằng sản xuất. Với phương pháp khô, phối liệu được chuẩn bị ở dạng bột khô và nung bằng lò quay, nhiệt năng trong quá trình nung thấp, tiết kiệm năng lượng, chiều dài lò nung được rút ngắn nhiều so với lò quay nung clinker theo phương pháp ướt. Công nghệ sản xuất xi măng lò quay theo phương pháp khô hiện đại và có nhiều ưu điểm.
Các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam hiện nay đều áp dụng quy trình công nghệ lò quay phương pháp khô.
TCT công nghiệp xi măng Việt Nam quy định chia thành 5 công đoạn chính trong quy trình công nghệ phục vụ cho hạch toán CP sản xuất xi măng bao gồm:
- Khai thác: bao gồm các hoạt động lên kế hoạch khai thác, nổ mìn, xúc bốc đá vôi, đá sét và các đá khác sau đó vận chuyển đến cối đập.
- Nghiền nguyên liệu: bao gồm các hoạt động đập và đồng nhất nguyên liệu. Sau đó, nghiền bột liệu đạt được độ mịn và vận chuyển lên silo chứa.
- Sản xuất clinker: rút bột liệu từ các silo chứa đưa vào lò nung, hệ thống lò nung bao gồm: tháp trao đổi nhiệt, lò nung, hệ thống làm mát clinker, hệ thống đưa clinker lên silo chứa.