Cơ Cấu Cp Sản Xuất Xi Măng Tại Công Ty Xi Măng Vicem Hải Phòng,


sửa chữa TSCĐ thuê ngoài và tự làm; CP dịch vụ mua ngoài như CP bốc xúc vận chuyển, CP nước mua ngoài, dịch vụ nạo vét cảng nhập xuất, bảo dưỡng máy móc thiết bị; CP khác bằng tiền như CP trực điều hành sản xuất, CP tiết kiệm vật tư….

Cơ cấu CP sản xuất xi măng trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam có sự khác biệt, nghiên cứu cụ thể tại một số doanh nghiệp:

Chi phí khác


Chi phí sửa chữa TSCĐ

Chi phí khấu hao Chi phí nhân công Điện

Chi phí NVL trực tiếp

Chi phí clinker

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

90%

80%

Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam - 15

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

VICEM Hải Phòng VICEM Hoàng Thạch VICEM Hà Tiên


Hình 2.5: Cơ cấu CP sản xuất xi măng tại Công ty xi măng VICEM Hải Phòng,

Công ty xi măng VICEM Hoàng Thạch, CTCP xi măng Hà Tiên 1 năm 2015

(Nguồn: Báo cáo KTQT năm 2015 của Công ty xi măng VICEM Hải Phòng, Công ty xi măng VICEM Hoàng Thạch, CTCP xi măng Hà Tiên 1)

CP ngoài sản xuất bao gồm CP bán hàng, quản lý doanh nghiệp, tài

chính:

+ CP bán hàng bao gồm toàn bộ các CP phát sinh ở xí nghiệp, các trung

tâm tiêu thụ bao gồm CP nhân viên, CP nhiên liệu vật liệu bao bì, CP dụng cụ đồ dùng, CP khấu hao TSCĐ, thuế phí lệ phí, CP quảng cáo, tiếp thị, hội nghị khách hàng, công tác phí, phí chuyển giao bí quyết tiêu thụ sản phẩm…

+ CP quản lý doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các CP quản lý phát sinh tại văn phòng công ty bao gồm CP nhân viên quản lý, CP xăng dầu, thiết bị văn phòng, khấu hao tài sản, phí chuyển giao bí quyết quản trị doanh nghiệp, dự phòng trợ cấp mất việc làm, chí phí đào tạo, tiếp khách…


+ CP tài chính bao gồm các khoản chi phí lãi vay, lỗ chênh lệch tỷ giá, chiết khấu thanh toán…

- Thực trạng kế toán ghi nhận CP trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam

Xác định đối tượng và phương pháp tập hợp CP

+ Về CP sản xuất sản phẩm, qua nghiên cứu, khảo sát tại 8 DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam, đối tượng tập hợp CP sản xuất sản phẩm được chia làm hai nhóm:

Nhóm 1: tập hợp CP sản xuất theo các xưởng sản xuất chính (tùy thuộc vào việc tổ chức các xưởng sản xuất chính như CTCP xi măng Hà Tiên 1 theo các xưởng khai thác, clinker, xi măng …..), và các xưởng phụ trợ sản xuất (Công ty xi măng VICEM Hải Phòng tập hợp theo xưởng nước và sửa chữa công trình, cơ khí động lực, điện tự động hóa; CTCP xi măng Hoàng Mai tập hợp theo xưởng sửa chữa…). Cuối kỳ phân bổ chi phí tại các xưởng phụ trợ sản xuất về các xưởng sản xuất chính có sử dụng các dịch vụ hỗ trợ. Qua khảo sát có 5/8 doanh nghiệp thực hiện tập hợp CP theo cách này (chiếm 62,5%) như Công ty xi măng VICEM Hải Phòng, CTCP xi măng Hà Tiên 1…

Nhóm 2: tập hợp CP sản xuất trực tiếp cho các xưởng sản xuất chính mà không tập hợp cho các xưởng phụ trợ sản xuất. Tại các xưởng phụ trợ sản xuất khi phát sinh chi phí tiến hành tập hợp và phân bổ ngay về các xưởng sản xuất chính. Qua khảo sát có 3/8 doanh nghiệp thực hiện tập hợp CP theo cách này (chiếm 37,5%) như Công ty xi măng VICEM Hoàng Thạch…

+ Về các khoản CP thời kỳ:

CP bán hàng được tập hợp trực tiếp cho bộ phận đảm nhiệm nhiệm vụ tiêu thụ (xí nghiệp tiêu thụ và dịch vụ).

CP quản lý doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các CP phát sinh ở các phòng ban thuộc văn phòng công ty và được tập hợp trực tiếp. Ngoài ra, trong quá trình khảo sát tại 2 doanh nghiệp có tổ chức các nhà máy và trạm nghiền, khối phòng


ban được coi như một bộ phận phụ trợ sản xuất, chi phí quản lý được ghi nhận toàn bộ vào CP sản xuất để tính giá thành sản phẩm.

CP tài chính được tập hợp trực tiếp cho toàn doanh nghiệp.

Hệ thống chứng từ kế toán ghi nhận CP

Hệ thống các chứng từ kế toán tập hợp CP trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam như sau:

Chứng từ kế toán CP nguyên, nhiên vật liệu trực tiếp: Các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam xây dựng và quản lý nguyên vật liệu chặt chẽ theo định mức nên khi xuất nguyên vật liệu, căn cứ vào định mức tiến hành xuất nguyên vật liệu cho sản xuất để đảm bảo chất lượng của sản phẩm đạt yêu cầu. Các doanh nghiệp sử dụng Phiếu xuất kho để theo dõi tình hình xuất NVL cho sản xuất.

Chứng từ kế toán CP nhân công trực tiếp: Bảng chấm công, Bảng kê khối lượng sản phẩm hoàn thành, Biên bản kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, Bảng tính và phân bổ lương, tiền ăn ca, phụ cấp, Phiếu báo làm thêm giờ, Giấy nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội…

Chứng từ kế toán CP sản xuất chung, CP bán hàng, CP quản lý doanh nghiệp tùy theo yếu tố CP phát sinh bao gồm các chứng từ như: Bảng chấm công, Bảng phân bổ lương, Bảng phân bổ vật liệu, dụng cụ, Bảng trích trước CP, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, Hóa đơn tiền điện, tiền nước, điện thoại, Hóa đơn vận chuyển, Hóa đơn tiền tiếp khách, Hóa đơn chi tiền quảng cáo…

Chứng từ kế toán CP tài chính: Giấy báo nợ ngân hàng, Giấy nộp tiền vào tài khoản, Hợp đồng mua bán hàng hóa, Bảng quy định chiết khấu thanh toán, …

Chứng từ kế toán CP giá vốn hàng bán: Phiếu xuất kho, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

Kế toán ghi nhận CP trên các tài khoản và sổ kế toán

+ Kế toán ghi nhận CP sản xuất sản phẩm trên các tài khoản và sổ kế

toán


Qua nghiên cứu, khảo sát về quy trình ghi nhận CP sản xuất sản phẩm trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam chia làm hai nhóm:

Nhóm 1: Các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam tổ chức các tài khoản và sổ kế toán chi phí chi tiết cho các xưởng sản xuất chính và xưởng phụ trợ sản xuất. Qua nghiên cứu khảo sát có 5/8 doanh nghiệp tổ chức theo cách này (chiếm tỷ lệ 62,5%). Nghiên cứu sâu, khảo sát và quan sát trên số liệu sổ kế toán của một số doanh nghiệp như CTCP xi măng Hà Tiên 1, Công ty xi măng VICEM Hải Phòng…, cụ thể các doanh nghiệp sử dụng các tài khoản và sổ kế toán ghi nhận CP theo nhóm này như sau:

Tại các xưởng sản xuất chính, các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam có tổ chức các xưởng sản xuất chính khác nhau do sự khác biệt về việc phân chia công đoạn sản xuất chính và tổ chức quản lý sản xuất.

Tại các doanh nghiệp, nguyên vật liệu phát sinh tại các xưởng sản xuất chính được ghi nhận trực tiếp tương ứng theo định lượng của các đơn phối liệu nhằm đảm bảo chất lượng bán thành phẩm và thành phẩm. Với các doanh nghiệp đã sử dụng phân hệ kế toán tài chính FIN trong ghi nhận kế toán như CTCP xi măng Hà Tiên 1 việc xuất sử dụng nguyên vật liệu cho từng lần sử dụng được ghi nhận vào hệ thống ERP cuối tháng tổng hợp số liệu xuất kho trong tháng và lập Phiếu xuất kho. Với các doanh nghiệp chưa sử dụng phân hệ kế toán tài chính FIN như Công ty xi măng VICEM Hải Phòng, Phòng Điều hành trung tâm sẽ tổng hợp, ghi nhận các dữ liệu phục vụ điều hành sản xuất và đối chiếu cuối tháng. Phiếu xuất kho được lập để theo dõi, đối chiếu số lượng nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng và sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho.

Căn cứ vào Phiếu xuất kho, các DNSX xi măng đều tiến hành mở Sổ chi tiết TK 621 để theo dõi nguyên vật liệu xuất dùng cho từng xưởng sản xuất


chính (Phụ lục 2.11a), với xưởng sản xuất xi măng theo dõi cho từng sản phẩm xi măng và ghi nhận vào Sổ Cái TK 621 (Phụ lục 2.11b).

Về CP nhân công trực tiếp, việc trả lương hàng năm trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam được thực hiện theo 2 cách: trả lương theo chức danh, hàng tháng người lao động nhận lương theo chức danh vì vậy CP lương không thay đổi theo sản lượng; trả lương dựa trên sản lượng, hàng tháng căn cứ vào sản lượng sản xuất thực tế xác định quỹ lương tháng, CP lương thay đổi theo sản lượng. CP nhân công trực tiếp bao gồm: lương của lao động trực tiếp sản xuất, các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định, các khoản khác như: tiền ăn ca, phụ cấp độc hại của lao động trực tiếp được ghi nhận trực tiếp vào các xưởng sản xuất chính tương ứng. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp còn ghi nhận tiền ăn ca, độc hại của lao động trực tiếp sản xuất vào CP sản xuất chung (CTCP xi măng Hà Tiên 1 …). Căn cứ vào Bảng phân bổ lương, CP nhân công trực tiếp được ghi nhận tương ứng trên các Sổ chi tiết TK 622 theo dõi cho từng yếu tố lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, phụ cấp ăn ca, độc hại, phụ cấp an toàn viên … chi tiết theo từng xưởng sản xuất chính, với xưởng sản xuất xi măng theo dõi cho từng sản phẩm xi măng hoặc cuối kỳ phân bổ cho các đối tượng tính giá thành (Phụ lục 2.12a), Sổ Cái TK 622 (Phụ lục 2.12b).

Về CP sản xuất chung bao gồm CP nhân công gián tiếp, CP khấu hao và các CP khác phát sinh tại các xưởng chính được ghi nhận trực tiếp. CP nhân công gián tiếp bao gồm tiền lương nhân viên phân xưởng, trích, ăn ca… của lao động gián tiếp tại các xưởng chính được tập hợp trực tiếp. TSCĐ đều tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, CP khấu hao tại các xưởng chính được tính theo tài sản. Tuy nhiên tại một số DNSX xi măng các CP khấu hao được ghi nhận cho bộ phận được phân công quản lý tài sản dẫn đến tài sản dùng chung cho nhiều xưởng nhưng lại được tính cho một bộ phận (hệ thống đường nước làm mát thiết bị cho cả dây chuyền nhưng tính cho Xưởng Clinker – CTCP xi măng Hà Tiên 1, máy nén khí dùng cho nhiều công đoạn nhưng Xưởng Lò nung


quản lý lên CP tính cho Xưởng Lò nung – CTCP xi măng Bút Sơn). Với xưởng sản xuất xi măng, chi phí sản xuất chung sau khi được tập hợp sẽ phân bổ cho các đối tượng tính giá thành theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc nhân công trực tiếp.

Căn cứ vào các chứng từ kế toán như Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, Bảng phân bổ lương…., CP sản xuất chung được ghi nhận trên các Sổ chi tiết TK 627 theo dõi cho từng yếu tố chi tiết theo từng xưởng sản xuất chính (Phụ lục 2.13a), Sổ Cái TK 627 (Phụ lục 2.13b).

Cuối tháng, các CP sản xuất được tổng hợp trên TK 154 chi tiết theo xưởng sản xuất chính (Phụ lục 2.14).

Tại các xưởng phụ trợ sản xuất: Các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam có tổ chức các xưởng phụ trợ sản xuất khác nhau.

Qua kết quả khảo sát, khi phát sinh chi phí tại các xưởng phụ trợ sản xuất đều được ghi nhận và theo dõi trên sổ chi tiết TK 627 theo yếu tố chi phí, 2/8 doanh nghiệp (chiếm 25%) theo dõi trên sổ chi tiết TK 622, cuối kỳ phân bổ về các xưởng sản xuất chính thụ hưởng và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ theo tỷ lệ quy định. Với xưởng sản xuất xi măng, sau khi tập hợp sẽ phân bổ tiếp cho các đối tượng tính giá thành theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc nhân công trực tiếp.

Nghiên cứu khảo sát quan sát số liệu trên sổ kế toán tại CTCP xi măng Hà Tiên có 1 xưởng phụ trợ sản xuất Xưởng sửa chữa khi phát sinh CP được ghi nhận và tập hợp trực tiếp vào TK 627: TK 6271 CP nhân công sửa chữa, TK 6272 CP vật liệu theo dõi chi tiết sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên, TK 6274 CP khấu hao, TK 6277 CP dịch vụ mua ngoài chi tiết sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên, TK 6278 CP bằng tiền khác và cuối kỳ tổng hợp (TK 154 theo dõi phân xưởng sửa chữa), phân bổ về các công đoạn chính theo tỷ lệ 80% cho công đoạn clinker và 20% cho công đoạn xi măng tại các Nhà máy và ghi nhận toàn bộ cho công đoạn xi măng tại các trạm nghiền (các trạm nghiền chỉ có Xưởng Xi măng). CTCP xi măng Hà Tiên 1 coi toàn bộ các CP nhân công,


CP khấu hao….phát sinh tại các phòng ban, bộ phận quản lý của nhà máy, trạm nghiền là bộ phận phụ trợ cho sản xuất và tiến hành phân bổ và ghi nhận toàn bộ vào CP sản xuất để tính giá thành (TK 6278) và tổng hợp lên chỉ tiêu CP phân bổ từ các phòng ban khác.

Nghiên cứu khảo sát quan sát số liệu trên sổ kế toán tại Công ty xi măng VICEM Hải Phòng có các xưởng phụ trợ sản xuất: Tổng kho, Xưởng nước và sửa chữa công trình, Xưởng Cơ khí động lực, Xưởng điện tự động hóa. Các CP sản xuất phát sinh được tập hợp trực tiếp cho các xưởng phụ trợ sản xuất theo yếu tố chi phí trên Sổ chi tiết TK 622, Sổ chi tiết TK 627 (tại các xưởng phụ trợ sản xuất công ty phân loại bộ phận lao động làm lao động trực tiếp sản xuất và nhân viên phân xưởng, với tiền lương, trích, phụ cấp của lao động trực tiếp sản xuất sử dụng sổ chi tiết TK 622 tập hợp, lương, trích, phụ cấp của nhân viên phân xưởng tập hợp trên sổ chi tiết TK 627). Cuối kỳ tổng hợp CP tại các xưởng phụ trợ sản xuất (tổng hợp lên tài khoản 154 chi tiết cho các xưởng phụ trợ) và phân bổ, kết chuyển về 2 xưởng sản xuất chính theo tỷ lệ 60% cho clinker và 40% cho xi măng.

Nhóm 2: Các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam tổ chức các tài khoản và sổ kế toán chi phí chi tiết cho các xưởng sản xuất chính, không tập hợp theo các xưởng phụ trợ sản xuất. Qua nghiên cứu khảo sát có 3/8 doanh nghiệp tập hợp theo cách này (chiếm 37,5%). Nghiên cứu sâu, khảo sát và quan sát số liệu trên sổ kế toán tại một số doanh nghiệp như Công ty xi măng VICEM Hoàng Thạch, ….các doanh nghiệp sử dụng các tài khoản và sổ kế toán ghi nhận CP theo nhóm này như sau:

Với các xưởng sản xuất chính, các khoản mục CP được tập hợp trực tiếp cho từng công đoạn sản xuất chính như các doanh nghiệp thuộc nhóm 1.

Với các xưởng phụ trợ sản xuất: tập hợp trực tiếp chi phí hoặc phân bổ ngay theo tỷ lệ quy định vào các công đoạn sản xuất chính thụ hưởng có sử dụng các dịch vụ hỗ trợ, không theo dõi tập hợp qua các xưởng phụ trợ.


Với các CP phát sinh tại khối sản xuất phụ trợ theo dõi được chi tiết cho từng công đoạn sản xuất chính sẽ tiến hành tập hợp trực tiếp ngay vào công đoạn chính (như Công ty xi măng VICEM Hoàng Thạch với chi phí vật liệu sửa chữa cho công đoạn clinker sẽ được tập hợp vào sổ chi tiết TK 621 chi tiết theo công đoạn, chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài sẽ được tập hợp và ghi nhận trực tiếp vào sổ chi tiết TK 627 theo công đoạn sản xuất chính tương ứng). Các chi phí của khối sản xuất phụ trợ không theo dõi trực tiếp được cho từng công đoạn sản xuất chính sẽ tiến hành phân bổ về các công đoạn chính theo tiêu thức thích hợp (Công ty xi măng VICEM Hoàng Thạch - CP nhân công tại các xưởng phụ trợ sản xuất được phân bổ theo tỷ lệ quỹ lương giữa các xưởng chính và ghi nhận vào tài khoản 6271 của xưởng chính tương ứng; CP khấu hao TSCĐ được phân bổ theo tỷ lệ khấu hao TSCĐ của các xưởng chính tương ứng ; CP điện dùng cho sản xuất được phân bổ vào các công đoạn chính theo tỷ lệ công suất thiết kế).

+ Kế toán ghi nhận các khoản CP thời kỳ trên tài khoản và sổ kế toán

Các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam đều có một bộ phận đảm nhiệm công tác tìm kiếm thị trường, tổ chức các công tác bán hàng và tiêu thụ sản phẩm. Các chi phí phát sinh tại các DNSX xi măng thường bao gồm các khoản chi nhân viên, vật liệu bao bì, nhiên liệu, khấu hao tài sản, phí chuyển giao bí quyết tiêu thụ sản phẩm phải trả TCT (hàng năm phải trả TCT tính theo một tỷ lệ nhất định trên DT bán hàng), sửa chữa, bảo hiểm, khuyến mại, quảng cáo… phát sinh của khâu tiêu thụ, đều được căn cứ vào các chứng từ kế toán để ghi nhận và theo dõi trực tiếp trên các sổ chi tiết TK 641 theo các yếu tố CP (TK 6411 – CP nhân viên, TK 6412 – CP vật liệu, bao bì, TK 6413 – CP dụng cụ, đồ dùng, TK 6414 – CP khấu hao TSCĐ, TK 6415 – Chi phí bảo hành, TK 6417 – CP dịch vụ mua ngoài, TK 6418 – CP bằng tiền khác) và Sổ Cái TK 641. Tại một số doanh nghiệp trong chi phí bán hàng còn bao gồm cả chi phí do việc phân bổ giá trị thương hiệu như CTCP xi măng Bỉm Sơn, CTCP xi măng Hà Tiên 1, CTCP xi măng Bút Sơn…:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2023