Cơ Cấu Cp Tài Chính Tại Một Số Dnsx Xi Măng Thuộc Tct Công Nghiệp Xi Măng Việt Nam Năm 2015


Bảng 2.2: Giá trị thương hiệu phân bổ vào CP bán hàng

ĐVT: đồng


Năm

Giá trị thương hiệu phân bổ vào chi phí bán hàng

Ghi chú

CTCP xi măng Bỉm Sơn

CTCP xi măng Bút Sơn

2006

5.000.000.000

2.666.666.667

- Năm 2014, các công ty thực hiện theo định hướng chiến lược phát triển một thương hiệu “VICEM” của TCT công nghiệp xi măng Việt Nam, CTCP xi măng Bỉm Sơn thay đổi thời gian phân bổ còn lại giá trị thương hiệu của công ty từ 10 năm xuống 9 năm, CTCP xi măng Bút Sơn phân bổ từ 10 năm xuống 8 năm 8 tháng kể từ khi công ty chính thức chuyển thành công ty cổ phần

2007

5.000.000.000

4.000.000.000

2008

5.000.000.000

4.000.000.000

2009

5.000.000.000

4.000.000.000

2010

5.000.000.000

4.000.000.000

2011

5.000.000.000

4.000.000.000

2012

5.000.000.000

4.000.000.000

2013

19.500.000.000

5.666.666.664

2014

45.500.000.000

47.666.666.669

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam - 16


(Nguồn: Thuyết minh BCTC 2014 CTCP xi măng Bỉm Sơn, CTCP xi măng Bút Sơn)

Qua khảo sát, CP quản lý doanh nghiệp tại các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam bao gồm các CP nhân công quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, CP khấu hao tài sản, thuế môn bài, phí chuyển giao bí quyết quản trị doanh nghiệp phải trả TCT (các DNSX do TCT nắm giữ 100% vốn điều lệ, nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối hàng năm phải trả TCT tính theo một tỷ lệ nhất định trên DT bán hàng), CP dịch vụ tư vấn, tiếp khách …phát sinh tại văn phòng công ty được ghi nhận và theo dõi trực tiếp trên các sổ chi tiết TK 642 theo các yếu tố CP tương ứng CP (TK 6421 – CP nhân viên, TK 6422 – CP vật liệu, TK 6423 – CP đồ dùng văn phòng, TK 6424 – CP khấu hao TSCĐ, TK 6425 – Thuế, phí, lệ phí, TK 6426 – CP dự phòng, TK 6427 – CP dịch vụ mua ngoài, TK 6428 – CP bằng tiền khác) và Sổ Cái TK 642. Tuy nhiên, toàn bộ các CP tại các phòng ban, bộ phận quản lý tại các nhà máy và trạm nghiền (tại các doanh nghiệp có tổ chức nhà máy, trạm nghiền CTCP xi măng Hà Tiên 1, CTCP xi măng Hải Vân, …) như Ban giám đốc, Hành chính nhân sự, Tài chính Kế toán … được đưa vào CP sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Một số khoản CP như CP tiếp khách, hội nghị khách hàng, CP kiểm toán, CP tiền điện … được tách ra và đưa một phần vào CP sản xuất để tính giá thành sản phẩm (CTCP xi măng Hà Tiên 1, Công ty xi măng VICEM Tam Điệp, Công ty xi măng VICEM Hải Phòng, …).


Kết quả nghiên cứu, khảo sát, CP tài chính trong các DNSX xi măng thuộc TCT xi măng Việt Nam bao gồm chủ yếu 3 khoản chi phí chính: chi phí lãi vay, chiết khấu thanh toán, lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện và chưa thực hiện trong đó chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng chủ yếu. Do đặc điểm ngành, hầu hết các doanh nghiệp ngành xi măng nói chung và DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng nói riêng đều có tỷ lệ nợ khá cao nhằm đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xi măng tạo ra gánh nặng lớn về CP lãi vay.“Tỷ lệ nợ trung bình ngành là 79%, rủi ro tín dụng ngành này khá lớn” [22,4]. Hoặc như, Công ty xi măng VICEM Tam Điệp, trong BCTC năm 2015 đã được kiểm toán nhấn mạnh “Tại ngày 31 tháng 12 năm 2015, lỗ lũy kế của Công ty là 1.158 tỷ đồng, dẫn tới vốn chủ sở hữu chỉ còn lại 30,8 tỷ đồng và tổng nợ ngắn hạn là 1.397 tỷ đồng đã vượt quá tổng tài sản ngắn hạn với số tiền 1.036 tỷ đồng. Những điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắn chắn trọng yếu có thể dẫn đến sự nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty” [17,6]. Các doanh nghiệp đều căn cứ vào các chứng từ phát sinh để ghi nhận và theo dõi trên Sổ chi tiết TK 635 và Sổ Cái TK 635. Một số doanh nghiệp tiến hành mở sổ chi tiết TK 635 theo từng nội dung trong CP tài chính TK 6351- CP lãi vay, TK 6352 – Chi phí cho vay vốn, TK 6353 – Chi phí chênh lệch tỷ giá… như CTCP xi măng Bỉm Sơn, Công ty xi măng VICEM Hải Phòng ….Một số doanh nghiệp, trong CP tài chính phát sinh phí bảo lãnh khoản vay như CTCP xi măng Hoàng Mai, Công ty xi măng VICEM Hải Phòng, Công ty xi măng VICEM Tam Điệp.., phí bảo lãnh thanh toán như CTCP xi măng Hoàng Mai.


120%


100%


080%


060%


040%

Khác

Chiết khấu thanh toán Chi phí lãi vay

Lỗ tỷ giá

020%


000%

VICEM Hải VICEM Hà VICEM Bút VICEM VICEM

Vân Tiên Sơn Hoàng Mai Bỉm Sơn

Hình 2.6: Cơ cấu CP tài chính tại một số DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam năm 2015

(Nguồn: BCTC CTCP xi măng Hải Vân, Công ty xi măng VICEM Tam Điệp, CTCP xi măng Hoàng Mai, CTCP xi măng Hà Tiên 1, CTCP xi măng Bỉm Sơn năm 2015)

Cuối tháng, các CP ngoài sản xuất được kết chuyển sang TK 911 để xác định KQKD.

+ Kế toán ghi nhận giá vốn hàng bán trên tài khoản và sổ kế toán

Giá vốn hàng bán được ghi nhận chủ yếu từ tiêu thụ các sản phẩm xi măng và clinker. Phương pháp được sử dụng xác định trị giá vốn hàng bán trong các DNSX xi măng theo phương pháp bình quân gia quyền. Trên cơ sở chứng từ Phiếu xuất kho, kế toán ghi nhận và tập hợp chi tiết giá vốn hàng bán cho từng sản phẩm tiêu thụ (trường hợp xuất sản phẩm đến các chi nhánh, đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc, khi sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ để ghi nhận trị giá của sản phẩm xuất cho các đơn vị trực thuộc thì khi đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc tiêu thụ được sản phẩm, kế toán ghi nhận giá vốn). Qua khảo sát, các doanh nghiệp đều tiến hành mở các Sổ chi tiết TK 632 và Sổ Cái TK 632 để ghi nhận giá vốn hàng tiêu thụ. Sổ chi tiết TK 632 được mở chi tiết theo sản phẩm tiêu thụ (TK 6321 – Giá vốn hàng hóa, TK 6322 – Giá vốn thành phẩm – Bán ngoài chi tiết theo sản phẩm tiêu thụ gồm TK 63222 – Giá vốn clinker, TK 63226 – Giá vốn xi măng bột, TK 63227 – Giá vốn xi măng bao sau đó chi tiết theo sản phẩm xi măng tương ứng PC30, PCB30…),


TK 6323 – Giá vốn hàng bán nội bộ…. như CTCP xi măng Bút Sơn, Công ty xi măng VICEM Hải Phòng…)

Ngoài ra, trong chi phí giá vốn còn bao gồm chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại một số doanh nghiệp như CTCP xi măng Bỉm Sơn, Công ty xi măng VICEM Tam Điệp, CTCP xi măng Hải Vân, CTCP xi măng Hoàng Mai

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp dự phòng giảm giá hàng tồn kho

1.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho của CTCP xi măng Hải Vân từ năm 2013 – 2015

Đơn vị: đồng


Chỉ tiêu

31/12/2013

31/12/2014

31/12/2015

4.Hàng tồn kho




- Nguyên liệu, vật liệu

- Công cụ, dụng cụ




- Thành phẩm …




- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

(1.163.433.904)

(5.658.508.961)

(5.290.108.131)

(Nguồn: Thuyết minh BCTC CTCP xi măng Hải Vân từ năm 2013 – 2015)

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho của CTCP xi măng Hoàng Mai từ năm 2013 – 2015

Đơn vị: đồng


Chỉ tiêu

31/12/2013

31/12/2014

31/12/2015

4.Hàng tồn kho




- Nguyên liệu, vật liệu

- Công cụ, dụng cụ




- Thành phẩm …




- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

(2.507.347.605)

(2.674.712.179)

(10.616.768.227)

(Nguồn: Thuyết minh BCTC CTCP xi măng Hoàng Mai từ năm 2013 – 2015)

2.2.2.2.2.Thực trạng kế toán DT trong các DNSX xi măng thuộc TCT Công nghiệp xi măng Việt Nam

- Thời điểm ghi nhận DT và nội dung cấu thành DT

Qua khảo sát, thời điểm ghi nhận DT trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam đều theo đúng quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán. DT bán hàng được ghi nhận khi doanh nghiệp có khả năng nhận được các lợi ích kinh tế có thể xác định một cách chắc chắn. DT được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được và được ghi nhận khi


các rủi ro trọng yếu và quyền sở hữu sản phẩm được chuyển sang người mua và thường là trùng với thời gian chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm.

DT trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam chủ yếu bao gồm 2 khoản DT:

- DT bán các thành phẩm: clinker và các sản phẩm xi măng bột, xi măng bao, DT của các sản phẩm khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Các khoản giảm trừ DT chủ yếu trong các DN là các khoản chiết khấu thương mại đều được TCT thỏa thuận trong ngân sách với từng đơn vị từ đầu năm.

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp DT bán hàng và các khoản giảm trừ DT

1.DT bán hàng và giảm trừ DT của CTCP xi măng Bút Sơn từ năm 2013- 2015

ĐVT: đồng


Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

20.1.DT bán hàng

3.052.266.853.333

2.930.278.750.214

2.979.103.174.584

trong đó:




- Xi măng

2.322.234.586.950

2.519.412.166.698

2.478.645.268.652

- Clinker

691.244.385.261

731.793.380.167

449.993.510.923

- Đá vật liệu

34.940.695.502



- Gạch

3.847.185.620



- Khác


39.073.203.349

50.464.395.009

Các khoản giảm trừ

181.905.118.747

-

-

- Chiết khấu thương mại

181.905.118.747



(Nguồn: Thuyết minh BCTC CTCP xi măng Bút Sơn từ năm 2013 – 2015)

2.DT bán hàng và giảm trừ DT của CTCP xi măng Bỉm Sơn từ năm 2013- 2015

ĐVT: đồng


Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

20.1.DT bán hàng

3.893.349.653.128

4.264.332.074.485

4.153.080.066.675

trong đó:




- Xi măng

3.574.674.526.943

3.686.586.188.097

3.829.981.836.414

- Clinker

308.974.362.749

569.350.114.985

314.452.434.642

- Xăng dầu

9.700.763.436

8.395.771.403

5.159.320.686

- Gia công

-

-

2.546.379.000

- Khác

-

-

940.095.933


Các khoản giảm trừ

164.657.583.527

-

-

- Hàng bán bị trả lại

-



- Chiết khấu thương mại

164.657.583.527



(Nguồn: Thuyết minh BCTC CTCP xi măng Bỉm Sơn từ năm 2013 – 2015)

DT bán hàng chủ yếu từ tiêu thụ nội địa, DT xuất khẩu còn nhỏ do công tác kiểm soát chất lượng clinker, xi măng xuất khẩu của các doanh nghiệp chưa tốt, chưa đa dạng chủng loại xi măng xuất khẩu theo yêu cầu khách hàng, chưa xuất khẩu theo điều kiện CFR, CIF, khâu trung chuyển còn yếu khi lượng hàng xuất khẩu tăng cao trong cùng một thời điểm…

Bảng 2.5: Kết quả tiêu thụ sản phẩm xi măng và clinker năm 2013, 2014 , 2015 của TCT công nghiệp xi măng Việt Nam

Đơn vị: 1.000 tấn


Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tiêu thụ sản phẩm chính

21.412

22.045

22.976

a/Tiêu thụ nội địa

19.205

18.761

20.870

- Xi măng

15.961

17.329

19.164

- Clinker

3.244

1.432

1.706

b/Xuất khẩu

2.207

3.284

2.106

- Xi măng

1.072

944

861

- Clinker

1.135

2.340

1.245

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2014, 2015 của TCT công nghiệp xi măng Việt Nam và trang web: www.vicem.vn)

- DT hoạt động tài chính: Qua khảo sát, trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam khoản cấu thành nên DT hoạt động tài chính bao gồm Lãi tiền gửi, cho vay, Lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện và đã thực hiện. Lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện phát sinh từ việc đánh giá các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào cuối kỳ. Lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện phát sinh từ thực tế kế toán các nghiệp vụ ngoại tệ phát sinh trong kỳ. Ngoài ra, tại một số doanh nghiệp cấu thành nên DT hoạt động tài chính còn bao gồm số cổ tức, lợi nhuận được chia từ việc nắm giữ cổ phần, vốn góp như CTCP xi măng Hà Tiên 1, Công ty xi măng VICEM Hải Phòng (cổ tức từ CTCP


thương mại, dịch vụ vận tải xi măng Hải Phòng, công ty bao bì xi măng Hải Phòng), lãi ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường (Công ty xi măng VICEM Hải Phòng, CTCP xi măng Hoàng Mai), chiết khấu thanh toán (CTCP xi măng Hà Tiên 1)…

Bảng 2.6: Bảng tổng hợp DT hoạt động tài chính

1.DT hoạt động tài chính tại CTCP xi măng Hoàng Mai từ năm 2013– 2015

Đơn vị: đồng


Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

24.2.DT hoạt động tài chính

3.255.958.755

2.205.815.452

3.962.114.990

Lãi tiền gửi ngân hàng, tiền cho vay

3.255.958.755

2.203.864.028

3.919.411.133

Lãi chênh lệch tỷ giá

-

1.951.424

6.122.357

Thu nhập tài chính khác

-

-

36.581.500

(Nguồn: Thuyết minh BCTC CTCP xi măng Hoàng Mai từ năm 2013 – 2015)

2.DT hoạt động tài chính tại CTCP xi măng Hà Tiên 1 từ năm 2013 – 2015

Đơn vị: đồng


Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

23.2.DT hoạt động tài chính

21.228.523.536

291.606.501.506

98.971.995.364

Lãi chênh lệch tỷ giá

139.581.269

263.802.823.961

63.584.295.198

Lãi tiền gửi ngân hàng

2.742.555.547

2.873.701.453

2.233.341.547

Thu nhập từ cổ tức

2.791.116.800

1.308.657.200

1.981.653.000

Khác

15.555.269.920

23.621.318.892

31.172.705.619

(Nguồn: Thuyết minh BCTC CTCP xi măng Hà Tiên 1 từ năm 2013 – 2015)

- Thực trạng kế toán ghi nhận DT trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam

+Hệ thống chứng từ kế toán ghi nhận DT

Chứng từ kế toán ghi nhận DT bán hàng: Chứng từ kế toán cơ bản để ghi nhận DT bán hàng là Hóa đơn GTGT, Bảng kê hàng đại lý, Giấy báo Có, Bảng kê bán hàng, …

Chứng từ kế toán ghi nhận DT hoạt động tài chính: Giấy báo Có ngân hàng, Thông báo chia cổ tức, lợi nhuận, Hợp đồng mua bán hàng hóa, Bảng quy định chiết khấu thanh toán, Hợp đồng bán ngoại tệ …

+ Kế toán ghi nhận DT trên các tài khoản và sổ kế toán


Nơi trực tiếp tạo ra DT bán hàng trong các DNSX xi măng ngoài xí nghiệp, các trung tâm tiêu thụ còn có các chi nhánh là các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc.

Tại xí nghiệp, các trung tâm tiêu thụ của doanh nghiệp, khi bán sản phẩm cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, căn cứ vào Hóa đơn GTGT, kế toán ghi nhận DT bán hàng và mở Sổ chi tiết TK 511 để theo dõi DT chi tiết cho từng sản phẩm tiêu thụTK 5111 – DT bán hàng hóa, TK 5112 – DT bán các thành phẩm chi tiết các tài khoản cấp 3, 4 theo sản phẩm tiêu thụ như clinker, các loại xi măng bột, xi măng bao… và Sổ Cái TK 511.

Trường hợp bán sản phẩm cho các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc, một số doanh nghiệp theo dõi và ghi nhận trên TK 5112 (CTCP xi măng Hà Tiên 1, CTCP xi măng Hoàng Mai). Qua khảo sát vẫn có 2/8 doanh nghiệp (chiếm 25%) sử dụng TK 512 – DT nội bộ (TK 5121 - DT bán hàng hóa nội bộ, TK 5122 – DT bán sản phẩm nội bộ chi tiết các tài khoản cấp 3, 4 theo sản phẩm tiêu thụ) để ghi nhận DT của các sản phẩm tiêu thụ cho các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc .

Ngoài các khoản DT từ việc bán các sản phẩm sản xuất, một số DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam còn có các khoản DT từ gia công xi măng, tuy nhiên một số doanh nghiệp đang ghi nhận các khoản DT từ gia công xi măng vào thu nhập khác (CTCP xi măng Bút Sơn).

Các khoản giảm trừ DT trong các doanh nghiệp bao gồm giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại và hàng bán bị trả lại trong đó phát sinh chủ yếu là chiết khấu thương mại (kết quả khảo sát 8/8 doanh nghiệp trả lời có phát sinh chiết khấu thương mại chiếm tỷ lệ 100%, 5/8 có phát sinh giảm giá hàng bán chiếm tỷ lệ 62,5%, 3/8 có phát sinh hàng bán bị trả lại chiếm tỷ lệ 37,5%). Các khoản giảm trừ được ghi nhận và theo dõi trên Sổ chi tiết TK 521 tuy nhiên vẫn có doanh nghiệp sử dụng TK 521 để theo dõi và ghi nhận các khoản giảm giá, chiết khấu thương mại trên hóa đơn (CTCP xi măng Hoàng Mai, Công ty xi măng VICEM Hải Phòng).

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 20/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí