pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tạo điều kiện thuận lợi cho người làm công tác kế toán trong doanh nghiệp.
Hệ thống sổ kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết CP, DT và KQKD các doanh nghiệp được xây dựng, thiết kế mẫu biểu, được vận dụng linh hoạt giúp các doanh nghiệp chủ động trong việc thu nhận thông tin phục vụ cho yêu cầu của công tác quản trị và cung cấp thông tin cho đối tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp.
Các thông tin chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh đã đáp ứng được cơ bản yêu cầu công khai thông tin phục vụ cho các đối tượng sử dụng. Thuyết minh BCTC giải trình chi tiết, bổ sung cung cấp thêm nhiều thông tin về chi phí, doanh thu có tính chất hệ thống với các chỉ tiêu trong các BCTC khác.
2.2.1.2.2.Khó khăn
Hệ thống kế toán Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như môi trường văn hóa, môi trường pháp lý và môi trường kinh doanh. Xét về môi trường văn hóa, văn hóa của người Việt Nam là đề cao tính thận trọng, nhấn mạnh đến sự tuân thủ và hạn chế tính xét đoán. Về môi trường pháp lý, các Luật kế toán, Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán bị chi phối nhiều bởi vai trò của Nhà nước, Nhà nước thực hiện giám sát và quản lý nền kinh tế. Sự phù hợp giữa môi trường pháp lý, môi trường văn hóa và môi trường kinh doanh là nguyên tắc khi xây dựng hệ thống kế toán doanh nghiệp.
Với mục đích nâng cao chất lượng hoạt động kế toán, đưa kế toán Việt Nam hội nhập kế toán quốc tế, trong “Chiến lược Kế toán – Kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 18/03/2013 đã đưa ra các mục tiêu tổng quát và nhiệm vụ cụ thể trên quan điểm “Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hệ thống chuẩn mực, phương pháp nghiệp vụ phù hợp với nền kinh tế thị trường đang phát triển của Việt Nam, hòa nhập với thông lệ quốc tế; đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát hoạt động, trong đó đặc biệt là hoạt động dịch vụ kế toán - kiểm toán; tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi pháp
luật của đơn vị cơ sở; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; tổ chức tốt hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản lý, giám sát hoạt động kế toán - kiểm toán”.
Cụ thể, trong phạm vi của luận án xin được đánh giá một số những khó khăn khi vận dụng hệ thống kế toán Việt Nam về kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam:
- Hệ thống chuẩn mực kế toán ban hành từ những năm 2001 đến nay chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời những thay đổi của chuẩn mực kế toán quốc tế và với điều kiện nền kinh tế Việt Nam có nhiều thay đổi, phát triển.
- Về Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam:
+ Hệ thống tài khoản kế toán quy định quá cụ thể, chi tiết, trường hợp doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung các tài khoản cấp 1, cấp 2 (với các tài khoản có quy định) phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính dẫn đến việc tổ chức thực hiện kế toán trong doanh nghiệp thiếu linh hoạt, thiếu tính chủ động chủ yếu phục vụ cho yêu cầu kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với các hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Các tài khoản kế toán phản ánh CP ghi nhận quá trình tập hợp CP theo khoản mục và chi tiết cấp 2 theo các yếu tố phục vụ cho việc ghi chép, phản ánh của KTTC nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin về CP biến đổi, CP cố định phục vụ cho việc phân bổ các CP chế biến phù hợp với các quy định của Chuẩn mực kế toán. Một số nội dung ghi nhận chưa phản ánh bản chất, nội dung kinh tế tài khoản phản ánh như TK 632 – Giá vốn hàng bán ghi nhận các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho…, TK642 - CP quản lý doanh nghiệp ghi nhận dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng cho các khoản CP tái cơ cấu doanh nghiệp, dự phòng phải trả đối với hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó những CP bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng.
+ Thông tư số 53/2006/TT – BTC “Hướng dẫn áp dụng KTQT trong doanh nghiệp” trong đó bao gồm nội dung KTQT CP, DT, KQKD còn chung chung. Mặt khác, hiện nay trong các doanh nghiệp chưa có sự tách biệt rõ ràng
các công việc giữa KTTC và KTQT, KTQT chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến vai trò của KTQT khá mờ nhạt và chưa phát huy được hiệu quả.
2.2.2.Thực trạng kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam
Để đánh giá thực trạng kế toán CP, DT, KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam, tác giả đã thực hiện gửi phiếu điều tra đến 8 DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam, đối tượng nhận phiếu điều tra là Kế toán trưởng, tiến hành phỏng vấn với đối tượng là các kế toán viên thực hiện công tác kế toán CP, DT và KQKD để thu thập các thông tin liên quan đến kế toán CP, DT và KQKD. Đồng thời thực hiện nghiên cứu, quan sát số liệu trên hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo tài chính..của các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, khảo sát, thực trạng kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam hiện nay như sau:
2.2.2.1.Phân loại CP, DT và KQKD trong các DNSXxi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam
2.2.2.1.1. Phân loại CP trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam
Qua kết quả khảo sát, 8/8 DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam thực hiện nhận diện và phân loại CP theo nội dung kinh tế, theo chức năng và theo mối quan hệ của CP với các khoản mục trên BCTC:
Phân loại CP theo nội dung kinh tế: theo cách phân loại này, CP sản xuất kinh doanh trong DNSX xi măng được chia thành 5 yếu tố: CP nguyên liệu, vật liệu; CP nhân công; CP khấu hao và hao mòn; CP dịch vụ mua ngoài và CP khác. Cách phân loại chi phí theo yếu tố chủ yếu sử dụng để lập Thuyết minh BCTC theo quy định.
Phân loại CP theo chức năng: Phân loại CP theo chức năng bao gồm các CP sản xuất sản phẩm: CP nguyên vật liệu trực tiếp, CP nhân công trực tiếp và
CP sản xuất chung; CP ngoài sản xuất: CP bán hàng, CP quản lý doanh nghiệp, CP tài chính. Vận dụng cách phân loại CP theo chức năng các DNSX xi măng tổ chức thiết kế các tài khoản kế toán sử dụng tập hợp CP sản xuất và CP ngoài sản xuất, tính giá thành sản phẩm và lập các báo cáo giá thành sản phẩm, báo cáo chi tiết CP bán hàng và CP quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên việc phân loại CP theo chức năng ở các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam chưa thực sự thống nhất ở một số yếu tố CP dẫn đến kế toán ghi nhận tập hợp CP có sự khác biệt.
Phân loại CP theo mối quan hệ của CP với các khoản mục trên BCTC: bao gồm CP sản phẩm (CP nguyên vật liệu trực tiếp, CP nhân công trực tiếp, CP sản xuất chung) cấu thành nên giá vốn hàng bán của các sản phẩm clinker, xi măng tiêu thụ để xác định KQKD trong kỳ và các khoản CP thời kỳ như CP bán hàng, CP lãi vay, Phí bảo lãnh, CP quản lý tại các phòng ban thuộc doanh nghiệp….
Phân loại CP theo cách ứng xử CP:
Qua kết quả khảo sát, 5/8 DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam thực hiện nhận diện và phân loại CP theo cách ứng xử CP (chiếm 62,5%).
TCT công nghiệp xi măng Việt Nam đã có quy định đề cập đến việc phân loại CP theo cách ứng xử áp dụng trong các DNSX xi măng. Các doanh nghiệp thực hiện phân loại CP theo cách ứng xử CP gồm:
- CP biến đổi chủ yếu là các khoản CP như CP nguyên vật liệu trực tiếp, CP nhiên liệu….
- CP cố định như khấu hao TSCĐ, CP sửa chữa thường xuyên TSCĐ, CP tiếp khách….
- CP hỗn hợp như CP vật liệu sửa chữa TSCĐ (Công ty xi măng VICEM Hoàng Thạch), CP dịch vụ mua ngoài (Công ty xi măng VICEM Hải Phòng).
Một số khoản CP khi phân loại thực tế trong các doanh nghiệp có sự khác biệt. Nghiên cứu, khảo sát và tổng hợp sự khác biệt ở một số doanh nghiệp như sau:
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp sự khác biệt trong phân loại CP theo cách ứng
xử CP
TCT công nghiệp xi măng Việt Nam | CTCP xi măng Hà Tiên 1 | CTCP xi măng Bỉm Sơn | Công ty xi măng VICEM Hải Phòng | Công ty xi măng VICEM Hoàng Thạch | |
CP tiền lương | Định phí | Định phí | Định phí (Lương sản phẩm – Biến phí) | Định phí (Lương sản phẩm – Biến phí) | Biến phí |
BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN | Định phí | Định phí | Định phí (KPCĐ theo lương sản phẩm – Biến phí) | Định phí | Biến phí |
Ăn ca, độc hại | Định phí | Định phí | Định phí | Định phí | Biến phí |
CP sửa chữa TSCĐ | Định phí | Định phí | Định phí | Định phí | Hỗn hợp |
CP dụng cụ sản xuất | Biến phí | Định phí | Biến phí | Hỗn hợp | Biến phí |
CP dịch vụ mua ngoài sản xuất | Định phí | Hỗn hợp | Biến phí | Hỗn hợp | Biến phí |
Có thể bạn quan tâm!
- Sản Lượng Xi Măng Sản Xuất Và Tiêu Thụ Của Tct Công Nghiệp Xi Măng Việt Nam Giai Đoạn 2006 – 2016
- Tiêu Thụ Sản Phẩm Xi Măng Năm 2013-2014 Của Các Dnsx Xi Măng Thuộc Tct Công Nghiệp Xi Măng Việt Nam
- Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Khi Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Việt Nam Về Kế Toán Cp, Dt Và Kqkd Trong Các Dnsx Xi Măng Thuộc Tct Công Nghiệp Xi Măng Việt Nam
- Cơ Cấu Cp Sản Xuất Xi Măng Tại Công Ty Xi Măng Vicem Hải Phòng,
- Cơ Cấu Cp Tài Chính Tại Một Số Dnsx Xi Măng Thuộc Tct Công Nghiệp Xi Măng Việt Nam Năm 2015
- Thực Trạng Kế Toán Kqkd Trong Các Dnsx Xi Măng Thuộc Tct Công Nghiệp Xi Măng Việt Nam
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo KTQT của các công ty)
Vận dụng cách phân loại CP theo cách ứng xử CP đối với một số DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam chỉ mới bước đầu dừng lại ở việc xác định điểm hòa vốn ngân sách vào đầu năm, một số ít doanh nghiệp vận dụng để lập các báo cáo KTQT (CTCP xi măng Bỉm Sơn…).
Như vậy việc nhận diện và phân loại CP trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam đã được thực hiện chủ yếu theo yếu tố, theo chức năng và theo cách ứng xử của CP tuy nhiên do đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm CP phát sinh, việc phân loại CP vẫn còn có những điểm khác biệt (Phụ lục 2.10).
2.2.2.1.2. Phân loại DT, KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam
Về phân loại DT
Qua khảo sát, các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam thực hiện phân loại DT chủ yếu phục vụ cho yêu cầu cung cấp thông tin của KTTC cụ thể:
Phân loại DT theo hoạt động của doanh nghiệp: Qua khảo sát 8/8 doanh nghiệp đều tiến hành phân loại DT theo hoạt động phục vụ cho yêu cầu cung cấp thông tin để lập BCTC bao gồm DT bán hàng và cung cấp dịch vụ, DT hoạt động tài chính.
- DT bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm DT bán hàng hóa, bán các thành phẩm, DT cung cấp dịch vụ trong đó DT từ việc bán các thành phẩm là chủ yếu.
DT bán hàng hóa chính là số tiền đã thu hoặc sẽ thu được từ tiêu thụ các hàng hóa trong doanh nghiệp như xăng dầu, vật liệu xây dựng …DT bán các thành phẩm chính là số tiền đã thu hoặc sẽ thu được từ tiêu thụ các sản phẩm sản xuất. Qua khảo sát, các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam đều tiến hành phân loại DT bán hàng theo sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh chính gồm: DT bán xi măng, DT bán clinker trong đó DT bán xi măng được phân loại chi tiết theo từng sản phẩm xi măng bột, xi măng bao như PC30, PCB 30, PC 40, PCB 40, một số doanh nghiệp phân loại chi tiết DT gia công xi măng như Công ty xi măng VICEM Tam Điệp, CTCP xi măng Hải Vân. Các doanh nghiệp có các sản phẩm, hàng hóa khác cũng phân loại DT theo sản phẩm tương ứng như CTCP xi măng VICEM Bút Sơn: DT đá vật liệu, DT gạch, CTCP xi măng Bỉm Sơn: DT xăng dầu, Thạch cao, CTCP xi măng Hà Tiên 1: DT vữa xi măng xây dựng, gạch các loại, Công ty xi măng Hoàng Thạch: DT gạch kiềm tính…
DT cung cấp dịch vụ từ các hoạt động vận tải, ủy thác nhập khẩu, thể thao và quảng cáo…
- DT hoạt động tài chính qua khảo sát được phân loại gồm: Lãi tiền gửi, cho vay, Lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện, Lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện,
thu nhập từ cổ tức, lợi nhuận được chia, lãi ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường …
Các cách phân loại DT khác
Ngoài ra, để phục vụ cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp, do đặc thù của các doanh nghiệp thuộc TCT các doanh nghiệp đều tiến hành phân loại chi tiết DT nội bộ từ việc bán sản phẩm, hàng hóa cho các đơn vị thành viên trực thuộc TCT. DT nội bộ được phân loại chi tiết DT bán hàng hóa nội bộ, DT bán sản phẩm nội bộ, DT dịch vụ nội bộ. DT bán sản phẩm nội bộ các doanh nghiệp đều thực hiện phân loại chi tiết theo các sản phẩm clinker, xi măng …
Về phân loại KQKD
Qua kết quả khảo sát 8/8 DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam đều thực hiện phân loại KQKD theo các cách:
Phân loại KQKD theo hoạt động chia ra làm hoạt động kinh doanh chính (SXKD các sản phẩm xi măng, clinker và sản phẩm khác), hoạt động tài chính.
Phân loại KQKD theo mối quan hệ với BCTC bao gồm Lợi nhuận gộp, Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
Phân loại KQKD chi tiết theo sản phẩm clinker, xi măng PC30, PCB30, OPC…, sản phẩm đá, vật liệu xây dựng…
Qua kết quả khảo sát chưa có doanh nghiệp nào thực hiện phân loại KQKD theo mối quan hệ với báo cáo KTQT.
2.2.2.2. Thực trạng kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam trên phương diện KTTC
2.2.2.2.1.Thực trạng kế toán CP trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam
- Thời điểm ghi nhận và nội dung cấu thành CP
Qua khảo sát, 8/8 DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam đều thực hiện ghi nhận CP theo nguyên tắc cơ sở dồn tích, ghi nhận đầy đủ các khoản chi phí đã chi tiền, các khoản chi phí khấu hao, dự phòng, chi phí phải trả (sửa chữa tài sản, phí cấp quyền khai thác mỏ,trích trước chi phí tiền điện,
khuyến mại…), chi phí trả trước (sửa chữa tài sản, xuất dùng công cụ dụng cụ, giá trị thương hiệu, bảo hiểm…). Cụ thể nội dung các chi phí cấu thành để xác định KQKD:
Về CP sản xuất sản phẩm xi măng bao gồm:
+ CP nguyên vật liệu trực tiếp: CP Clinker tự sản xuất hoặc mua ngoài, CP nhiên liệu điện, xăng, dầu ADO, dầu bôi trơn, các loại nguyên vật liệu khác như tấm lót nghiền xi măng, bi đạn, thạch cao, phụ gia, chất trợ nghiền, vỏ bao… CP lớn nhất để sản xuất xi măng là CP clinker bao gồm clinker tự sản xuất và clinker mua ngoài. Để tạo thành quy trình sản xuất khép kín, giúp giảm thiểu chi phí, đặc thù của các nhà máy xi măng đều phải đặt gần nguồn nguyên liệu đá vôi. Trong khi đó, đá vôi chỉ có nhiều ở miền Bắc, miền Trung và một số tỉnh cực Nam của tổ quốc. Do vậy, các DNSX xi măng tại miền Bắc, miền Trung tỷ lệ CP clinker tự sản xuất cao hơn so với các DNSX xi măng tại miền Nam do phải sử dụng thêm clinker từ mua ngoài. CP clinker thường chiếm tỷ trọng trên 50% CP sản xuất xi măng. Trong CP sản xuất clinker thì CP than chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 50%, CP điện chiếm tỷ lệ khoảng 15%, còn lại là các CP khác như CP nhân công, quản lý, sửa chữa… Các CP nguyên liệu khác để sản xuất xi măng như đá vôi, xỉ…. chiếm khoảng 10%, CP bao bì chiếm khoảng 20% CP sản xuất xi măng.
+ CP nhân công trực tiếp bao gồm các khoản CP tiền lương, các khoản trích theo lương, ăn ca độc hại của lao động trực tiếp sản xuất. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát có 2/8 doanh nghiệp ghi nhận tiền ăn ca, độc hại của lao động trực tiếp sản xuất vào CP sản xuất chung (chiếm tỷ lệ 25%) như CTCP xi măng Hà Tiên 1, CTCP xi măng Nghi Sơn…
+ CP sản xuất chung được phân chia theo các yếu tố CP bao gồm: CP nhân viên như tiền lương, các khoản trích theo lương, ăn ca, độc hại của lao động gián tiếp sản xuất; CP vật liệu khác dùng cho phân xưởng như vật tư hóa nghiệm, vật tư tiêu hao xử lý nước; CP dụng cụ sản xuất phụ tùng cho máy móc thiết bị, quần áo bảo hộ lao động, giá trị khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất; CP