Tiêu Thụ Sản Phẩm Xi Măng Năm 2013-2014 Của Các Dnsx Xi Măng Thuộc Tct Công Nghiệp Xi Măng Việt Nam


- Nghiền xi măng: clinker được rút ra từ các silo chứa cùng với thạch cao và phụ gia (nếu có) được định lượng và cấp vào máy nghiền xi măng để nghiền mịn sau đó chuyển lên các silo chứa xi măng.

- Đóng bao: Xi măng bột từ các silo chứa được tháo xuống các thiết bị vận chuyển như vít tải, băng tải, gầu nâng, đổ xuống hệ thống sàng rung nhằm loại bỏ các vật thể lạ, rơi xuống két chứa trung gian và cấp xi măng cho máy đóng bao. Sau khi được đóng bao đủ khối lượng, tự động rơi xuống các băng tải vận chuyển về kho chứa xi măng.

Qua kết quả khảo sát, các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam việc phân chia công đoạn sản xuất lại có sự khác biệt: 2/8 doanh nghiệp (chiếm 25%) chia làm 5 công đoạn, 3/8 doanh nghiệp (chiếm 37,5%) chia làm 4 công đoạn, 3/8 doanh nghiệp (chiếm 37,5%) chia làm 3 công đoạn như: Công ty xi măng VICEM Hoàng Thạch chia làm 5 công đoạn; CTCP xi măng Hoàng Mai chia thành 4 công đoạn: Khai thác, Nghiền nguyên liệu, Sản xuất Clinker, Xi măng (gồm công đoạn Nghiền xi măng và Đóng bao); CTCP xi măng Hà Tiên 1 chia thành 3 công đoạn: Khai thác ( gồm cả chuẩn bị nguyên liệu thô), Sản xuất Clinker (gồm cả nghiền nguyên liệu) và Xi măng.

Qua nghiên cứu khảo sát cho thấy, thực chất khi chia các công đoạn sản xuất chính, các DNSX xi măng đều căn cứ từ quá trình tổ chức quản lý sản xuất theo các phân xưởng sản xuất chính.

- Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất

Căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất xi măng, phân cấp quản lý, các DNSX xi măng tổ chức thành các xưởng sản xuất chính. Mỗi xưởng đảm nhận một công đoạn sản xuất chính trong quy trình (Phụ lục 2.6)

Ngoài các phân xưởng sản xuất chính theo công đoạn còn có các phân xưởng phụ trợ sản xuất như Xưởng nước, Xưởng cơ khí, Xưởng điện tự động hóa, Xưởng sửa chữa, Xưởng xe máy…. Các phân xưởng phụ trợ sản xuất trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam cũng được tổ chức khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động, cơ cấu tổ chức như Công ty


xi măng VICEM Hải Phòng có các phân xưởng phụ trợ sản xuất: Xưởng Nước, Xưởng Cơ khí, Xưởng Điện tự động hóa, Phòng điều hành trung tâm, Tổng kho; CTCP xi măng Hà Tiên 1, Công ty xi măng VICEM Hoàng Mai có Xưởng sửa chữa; Công ty xi măng VICEM Hoàng Thạch có Xưởng Xe máy, Xưởng Sửa chữa công trình, Xưởng Nước, Xưởng Điện – điện tử, Xưởng Cơ khí, Tổng kho, Phòng Điều hành trung tâm, Phòng thí nghiệm KCS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Việc tổ chức quản lý sản xuất khác nhau sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kế toán tập hợp CP sản xuất sản phẩm trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam từ đối tượng tập hợp CP sản xuất đến kế toán ghi nhận CP trên các tài khoản và sổ kế toán, ảnh hưởng đến sự hình thành các trung tâm CP sản xuất trong các doanh nghiệp (Phụ lục 2.7) .

- Đặc điểm sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm xi măng:

Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam - 12

Đặc điểm sản phẩm xi măng: Các sản phẩm xi măng trong các DNSX xi măng bao gồm:

Xi măng thông dụng: Xi măng pooclăng hỗn hợp PCB 30, PCB 40, PCB 50 được chế tạo bằng cách nghiền mịn hỗn hợp clinker xi măng poóc lăng với các phụ gia khoáng và một lượng thạch cao cần thiết hoặc bằng cách trộn đều các phụ gia khoáng được nghiền mịn với xi măng poóc lăng không chứa phụ gia khoáng; xi măng pooclăng PC 30, PC40, PC50 được chế tạo bằng cách nghiền mịn clinker xi măng poóclăng với một lượng thạch cao cần thiết, không sử dụng phụ gia khoáng, có thể sử dụng phụ gia công nghệtrong quá trình nghiền.

Xi măng đặc biệt: Xi măng bền Sunfat (PCBMSR40, PCSR40) được sản xuất bằng cách nghiền mịn hỗn hợp clinker Portland, thạch cao, phụ gia xi măng có tác dụng tăng khả năng chống xâm thực bởi sunfat cho xi măng và sử dụng trong những công trình chịu tác động của nước biển, vùng đất nhiễm mặn; xi măng pooclăng trắng sản xuất bằng cách nghiền mịn clinker xi măng poóc lăng trắng với thạch cao và có thể pha hoặc không pha phụ gia; xi măng pooclăng ít tỏa nhiệt.


Phần lớn các DNSX xi măng chưa sản xuất các sản phẩm có chất lượng vượt trội ( ngoại trừ CTCP xi măng Hà Tiên 1 có sản phẩm PCB50 – xi măng cọc đất), một số đơn vị chất lượng xi măng chưa ổn định như sản phẩm xi măng rời - Công ty xi măng VICEM Tam Điệp.

Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm xi măng:

Công tác tiêu thụ sản phẩm trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam đều giao cho một bộ phận đảm nhiệm trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm thị trường, xây dựng các phương án kinh doanh, giá bán, chính sách tiêu thụ và tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp đều có các Trung tâm tiêu thụ phụ trách các địa bàn tiêu thụ như CTCP xi măng Bút Sơn có Trung tâm tiêu thụ số 1 phụ trách địa bàn Hà Nội, Trung tâm tiêu thụ số 2 phụ trách địa bàn Hà Nam, Trung tâm tiêu thụ số 3 phụ trách địa bàn Nam Định….

Ngoài tiêu thụ các sản phẩm xi măng do chính DNSX còn thực hiện tiêu thụ các sản phẩm xi măng gia công cho các đơn vị thành viên thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam như năm 2015, CTCP xi măng Hải Vân thực hiện tiêu thụ sản phẩm xi măng gia công của Công ty xi măng VICEM Hoàng Thạch và CTCP xi măng Bỉm Sơn. Giữa các đơn vị thành viên, TCT công nghiệp xi măng Việt Nam đều có sự sắp xếp, phân công thị trường tiêu thụ. Mỗi doanh nghiệp đều có thị trường tiêu thụ xi măng chủ yếu như CTCP xi măng Hà Tiên ở khu vực phía Nam, CTCP xi măng Bỉm Sơn khu vực phía Bắc và Trung trong đó thị phần tiêu thụ chủ yếu ở Thanh Hóa, Quảng Trị.


6.000


5.000

4.856

4.000

3.591

3.000

2.843

2.340

2013

2.000 1.459

1.353

1.671

2014

1.000

730

0

Hải Hoàng Bỉm Bút Sơn Tam Hoàng Hà Tiên Hải Phòng Thạch Sơn Điệp Mai Vân

1.427

2.720

3.451

2.315

1.414

1.240

4.364

596

Đơn vị tính: Nghìn tấn

Hình 2.3: Tiêu thụ sản phẩm xi măng năm 2013-2014 của các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam

(Nguồn: TCT công nghiệp xi măng Việt Nam)

2.1.2.3.Đặc điểm tổ chức kế toán

- Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Trong các DNSX hiện nay có 03 hình thức tổ chức bộ máy kế toán: tập trung, phân tán và hỗn hợp. DNSX xi măng căn cứ vào lĩnh vực hoạt động sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, quy mô và địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính, mức độ trang bị cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán phù hợp. Qua khảo sát 8/8 DNSX xi măng của TCT công nghiệp xi măng Việt Nam đều tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung có cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán có thể khái quát như sau:


KẾ TOÁN TRƯỞNG

(Trưởng phòng kế toán)

Phó phòng kế toán

Nhân viên kế toán phân xưởng và kế toán các chi nhánh, nhà máy, trạm nghiền

Tổ Kế toán vật tư

Tổ Kế toán thanh toán

Tổ Kế toán tiêu thụ

Tổ Kế toán tổng hợp

Tổ Kế toán khác


KẾ TOÁN TRƯỞNG

(Trưởng phòng kế toán)

Phó phòng kế toán

Hình 2.4: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

Trong điều kiện các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam đều áp dụng các phần mềm kế toán trong công tác hạch toán, việc tổ chức bộ máy kế toán tập trung đảm bảo được sự lãnh đạo thống nhất, kiểm tra, xử lý và cung cấp các thông tin kế toán được kịp thời. Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung việc xử lý toàn bộ các thông tin trong doanh nghiệp được thực hiện tại phòng kế toán của doanh nghiệp, tại các phân xưởng hoặc chi nhánh bố trí nhân viên kế toán thực hiện các công tác hạch toán ban đầu hoặc hạch toán một số phần hành công việc kế toán khác như tiêu thụ… Cơ cấu bộ máy kế toán thường được tổ chức thành các Tổ Kế toán bao gồm:

- Kế toán trưởng (Trưởng phòng kế toán): chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc thực hiện công tác KTTC trong doanh nghiệp, tổ chức, kiểm tra, giám sát hoạt động kế toán, giám sát việc sử dụng ngân sách của các đơn vị, kiểm soát CP sản xuất kinh doanh theo các trung tâm CP, lập phương án huy động thu hút và kiểm soát vốn đầu tư.

- Phó phòng kế toán: có từ 1 đến 2 phó phòng kế toán thực hiện việc kiểm tra, giám sát tình hình tổng hợp CP sản xuất, tính giá thành, tiêu thụ sản phẩm, tình hình lập BCTC, lập kế hoạch, dự trù ngân sách hàng năm, hướng dẫn


kiểm tra tình hình ghi chép, phản ánh của các tổ kế toán và các phân xưởng, chi nhánh.

- Tổ Kế toán vật tư: bao gồm các nhân viên kế toán thực hiện toàn bộ việc theo dõi, ghi chép, phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho chi tiết và tổng hợp các loại vật tư.

- Tổ Kế toán thanh toán: bao gồm các nhân viên kế toán thực hiện toàn bộ việc theo dõi, ghi chép, phản ánh, kiểm tra về công tác thanh toán với người mua, người bán, thanh toán với người lao động, các khoản thuế, thu chi tiền….

- Tổ Kế toán tiêu thụ: bao gồm các nhân viên kế toán thực hiện toàn bộ việc theo dõi, ghi chép, phản ánh về tình hình tiêu thụ sản phẩm, xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm.

- Tổ Kế toán tổng hợp: bao gồm các nhân viên kế toán thực hiện toàn bộ việc theo dõi, ghi chép, phản ánh, tập hợp CP sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tập hợp các khoản CP bán hàng, quản lý doanh nghiệp, tổng hợp số liệu và lập các báo cáo kế toán.

- Tổ Kế toán khác: tùy thuộc vào việc phân cấp của từng doanh nghiệp, việc theo dõi, ghi chép, phản ánh một số phần hành kế toán khác như TSCĐ, nguồn vốn, ngân sách thống kê, tiền tệ… được bố trí riêng hoặc thực hiện kết hợp tại các tổ kế toán khác.

Qua kết quả khảo sát, 8/8 DNSX xi măng thuộc TCT Công nghiệp xi măng Việt Nam đều tổ chức hệ thống KTTC và hệ thống KTQT trên cùng một bộ máy kế toán. Bộ phận kế toán tổng hợp thường thực hiện và đảm nhiệm toàn bộ công tác kế toán tập hợp, theo dõi chi tiết CP sản xuất, tính giá thành, lập các báo cáo kế toán chi tiết và phân tích CP, giá thành. Bộ phận kế toán tiêu thụ theo dõi, ghi nhận chi tiết DT, KQKD của từng sản phẩm tiêu thụ cụ thể.

- Các chính sách và phương pháp kế toán

+ Qua khảo sát 8/8 DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam đều sử dụng phần mềm kế toán để thực hiện các công việc ghi sổ kế toán trong đó CTCP xi măng Hà Tiên 1 là đơn vị đầu tiên đã ứng dụng phân hệ tài


chính kế toán (FIN) thuộc ERP, 1 số doanh nghiệp sử dụng sử dụng phần mềm FAST như Công ty xi măng VICEM Hải Phòng, Công ty xi măng VICEM Hoàng Mai…

+ Qua khảo sát 8/8 doanh nghiệp sử dụng sổ kế toán theo nguyên tắc của hình thức kế toán Nhật ký Chung như CTCP xi măng Hải Vân năm 2014 trở về trước sử dụng Nhật ký Chứng từ, từ năm 2014 chuyển sang hình thức kế toán Nhật ký Chung, Công ty xi măng VICEM Tam Điệp, Công ty xi măng VICEM Hải Phòng, CTCP xi măng Bỉm Sơn…

+ Qua khảo sát, 8/8 DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam đều sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (năm 2015 trở về trước áp dụng theo Quyết định 15/2006/QĐ – BTC)

+ Qua khảo sát, 8/8 doanh nghiệp đều áp dụng một số chính sách và phương pháp kế toán như sau: phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên, một số doanh nghiệp với một số mặt hàng tồn ngoài bến bãi, bồn dầu được hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ; phương pháp tính giá hàng xuất kho bình quân gia quyền; phương pháp khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng; phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

2.2.Thực trạng kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam

2.2.1.Những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng hệ thống kế toán Việt Nam về kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam

2.2.1.1.Khung pháp lý về kế toán CP, DT và KQKD áp dụng trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam

Khung pháp lý về kế toán CP, DT và KQKD áp dụng trong các DNSX nói chung và các DNSX xi măng nói riêng bao gồm:

- Luật kế toán, Chuẩn mực kế toán Việt Nam về CP, DT và KQKD


Khung pháp lý về kế toán ở Việt Nam bao gồm Luật kế toán và Nghị định hướng dẫn thi hành, Chuẩn mực kế toán và các Thông tư hướng dẫn chuẩn mực, Chế độ kế toán. Có ba cơ quan có thẩm quyền ban hành và phổ biến các quy định về kế toán tại Việt Nam: Quốc hội ban hành Luật kế toán, Chính phủ (đại diện là Thủ tướng chính phủ) ban hành các quy định về chế độ quản lý tài chính, Bộ Tài chính chịu sự quản lý của Chính phủ, là cơ quan có quyền hạn cao nhất trong việc điều hành các chính sách kế toán cũng như việc hướng dẫn thi hành, Bộ Tài chính là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm điều chỉnh và giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách kế toán, ban hành chuẩn mực kế toán và các thông tư hướng dẫn thực hiện.

Luật kế toán thống nhất quản lý kế toán, bảo đảm kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả các hoạt động kinh tế, tài chính trên cơ sở đó cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu của các cá nhân và tổ chức có liên quan.

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng dựa trên hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế hoặc chuẩn mực quốc tế về BCTC có chỉnh sửa, lược bớt những nội dung chưa phù hợp với Việt Nam và bổ sung những nội dung mang tính chất đặc thù. Quá trình soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán tại Việt Nam diễn ra không độc lập, vẫn là công cụ quản lý của nhà nước. Những chuẩn mực kế toán Việt Nam đầu tiên được ban hành vào năm 2001 và cho đến cuối năm 2007, Việt Nam đã ban hành và công bố 26 chuẩn mực kế toán. Mặc dù không thuộc nhóm các quốc gia vận dụng 100% chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam áp dụng trong kế toán CP, DT, KQKD có nhiều điểm tương đồng so với chuẩn mực kế toán quốc tế, cụ thể:

+ Quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam về thời điểm ghi nhận, nội dung cấu thành CP trong các Chuẩn mực số 01 – Chuẩn mực Chung (VAS 01), Chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho (VAS 02), Chuẩn mực số 04 – TSCĐ vô hình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2023