Xây Dựng Hệ Thống Phân Tích Xếp Loại Tín Dụng Doanh Nghiệp


học vấn, năng lực tổ

chức, .v.v... Để

thu thập được những thông tin nói

trên, đòi hỏi cán bộ TTTD phải có kinh nghiệm trong giao tiếp, nắm được tâm lý khách hàng, vừa làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái vừa đạt được mục đích khai thác thông tin. Phương pháp này đã được các hãng thông tin quốc tế sử dụng rất thành công.

Riêng đối với thông tin về tài chính doanh nghiệp đề

nghị

áp dụng

theo kinh nghiệm của Ngân hàng tiên tiến, dùng giải pháp hành chính để bắt buộc các Ngân hàng thương mại khi cho vay đối với những khoản vay trên một mức nào đó, có thể là dưới 1 tỷ kíp thì bắt buộc NHTM định kỳ quý, năm phải gửi các báo cáo tài chính của khách hàng vay đó về NHNN

(Trung tâm TTTD). Đối với những khoản cho vay trên 1 tỷ kíp (tương

đương 120.000 USD) thì các báo cáo tài chính đó bắt buộc phải được kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước hoặc các công ty kiểm toán độc lập. Nếu thực hiện được việc này thì sẽ tạo ra nhiều lợi ích như:

­ Trung tâm TTTD không phải mất chi phí để khai thác thông tin báo cáo tài chính đối với các khách hàng bắt buộc phải báo cáo.

­ Bắt buộc các NHTM khi xem xét cho vay trên mức này phải yêu cầu doanh nghiệp cung cấp cho mình các báo cáo tài chính và phải cung cấp theo định kỳ để giám sát khoản vay. Hơn nữa, nếu có đủ các báo cáo tài chính theo định kỳ thì việc xem xét đánh giá xếp loại tín dụng nội bộ tại các NHTM sẽ thuận lợi hơn, phục vụ tốt cho việc phán quyết tín dụng và giám sát khoản vay tín dụng chặt chẽ hơn. Do chưa có quy định này nên các NHTM có thể bỏ qua hoặc chấp nhận các báo cáo tài chính mang tính hình thức của doanh nghiệp gửi đến để hoàn thiện đủ hồ sơ cho vay, chưa thực sự quan tâm đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp, vì nếu đòi hỏi quá khắt khe thì khách hàng sẽ chuyển sang vay ở NHTM khác có yêu cầu dễ dàng hơn.


Trong thời đại tin học hoá các hoạt động kinh tế

như

hiện nay,

Internet là một công cụ hữu hiệu cho hoạt động TTTD. Việc khai thác

thông tin thông qua Internet thực sự

chỉ

tốn một khoản chi phí rất thấp,

không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Đối với thông tin pháp luật, người sử dụng có thể khai thác qua mạng Internet ở địa chỉ Website của Bộ

phận có liên quan. Các thông tin cụ

thể về

các doanh nghiệp có thể

truy

cập trực tiếp vào Website của doanh nghiệp trên Internet, qua đó chắt lọc được thông tin tốt, bổ sung vào kho dữ liệu của Trung tâm TTTD.

Công tác xử lý dữ liệu thông tin

Khâu xử lý dữ liệu thông tin rất quan trọng, bao gồm việc kiểm tra, sàng lọc, đối chiếu và làm sạch dữ liệu trước khi đưa vào lưu trữ, sau đó tiến hành xử lý theo các tiêu thức khác nhau, theo các mục đích khác nhau để tạo thành các báo cáo thông tin phục vụ cho người sử dụng. Mục tiêu là phải đảm bảo dữ liệu đầu vào chính xác, trung thực và đáng tin cậy, đồng thời phải được đối chiếu kiểm tra giữa các nguồn và thực hiện việc kiểm tra chéo thông tin đầu vào giữa các NHTM. Trong dây chuyền: thu thập ­ xử lý­ cung cấp TTTD, thì xử lý thông tin có vai trò cực kỳ quan trọng, nó phản ánh chất lượng hoạt động của cả hệ thống TTTD. Như trong phần cơ sở lý luận đã trình bày, thông tin phải được xử lý đa chiều để đưa các sản phẩm giá trị gia tăng.

Nâng cao hiệu quả cung cấp sản phẩm thông tin Một là, tăng cường sản phẩm thông tin cung cấp

­ Trong báo cáo tổng hợp về khách hàng, cần đưa thêm phần chấm

điểm Giám đốc doanh nghiệp vào báo cáo tổng hợp. Các NHTM rất quan tâm đến vấn đề này bởi vai trò của Giám đốc quyết định đến sự tồn tại, ý

thức thực hiện các nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp. Muốn làm được điều

này, Trung tâm TTTD phải nối mạng với cơ quan đăng ký kinh doanh, toà


án kinh tế

để tra cứu và có được những thông tin về

“Giám đốc” doanh

nghiệp, làm cơ sở để cho điểm “Giám đốc”.

­ Phân tích chất lượng hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế.

­ Thông tin cảnh báo sớm về

các khoản nợ

lớn, cảnh báo cho các

TCTD biết phòng ngừa rủi ro, những thông tin hiểu biết thêm về nghiệp.

doanh

­ Kết quả xếp loại tín dụng đối với từng doanh nghiệp cung cấp cho TCTD và Thanh tra ngân hàng.

­ Tăng thêm phần thông tin thị trường, kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Hai là, xây dựng các sản phẩm mới

Để đáp ứng việc mở rộng phạm vi cung cấp thông tin theo thông lệ quốc tế và phát triển các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại:

­ Thông tin cung cấp cho NHNN: thêm các sản phẩm thông tin chi tiết và tổng hợp phục vụ cho việc giám sát hoạt động của các NHTM và việc thực thi chính sách tiền tệ.

­ Thông tin cung cấp cho các TCTD: bổ sung các sản phẩm mới đáp ứng việc phát triển các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại như thông tin cảnh báo sớm; thông tin về khách hàng liên quan đến tín dụng thẻ, tín dụng tiêu dùng và các dịch vụ ngân hàng mới.

­ Đối với các cơ quan Chính phủ và phi chính phủ: cần bổ sung các sản phẩm như đề xuất trên và thông tin về các chỉ số thống kê trung bình ngành.

­ Mở rộng các sản phẩm thông tin phục vụ các tổ chức, cá nhân như: thị trường chứng khoán để tìm hiểu về doanh nghiệp, đầu tư chứng khoán;


bưu điện, đối với những khách hàng dùng điện thoại trả sau; các công ty tín dụng;…

Ba là, mở rộng mạng lưới cung cấp thông tin


Hiện nay, Trung tâm TTTD đang sử dụng đường dây cung cấp tin

của Trung tâm công nghệ thông tin của NHNN. Do vậy, việc khai thác

thông tin còn bị hạn chế bởi không gian và thời gian, trong thời gian tới nên mở rộng thêm mạng lưới dịch vụ thông tin cho các doanh nghiệp. Hiện nay Trung tâm TTTD chưa cung cấp thông tin về doanh nghiệp nước ngoài cho các doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác đầu tư. Trong tương lai Trung tâm TTTD cần mở rộng việc cung cấp thông tin cho đối tượng này. Các doanh nghiệp muốn đăng ký sử dụng thông tin của Trung tâm TTTD phải trả phí

và được truy cập vào mạng thông tin của Trung tâm TTTD để tìm hiểu

khách hàng. Mục đích của dịch vụ này là thu lợi nhuận đồng thời giúp các doanh nghiệp có thông tin đối tác, thúc đẩy quan hệ mua bán hàng hoá giữa các doanh nghiệp. Nội dung thông tin cung cấp chủ yếu là: thông tin xếp

loại tín dụng doanh nghiệp; đánh giá nhận xét của cán bộ TTTD; các sự

kiện về doanh.

thanh toán của doanh nghiệp; tình hình công nợ; kết quả

kinh

Bên cạnh đó Trung tâm TTTD cũng có thể tư vấn cho doanh nghiệp trong việc giao dịch vốn với ngân hàng, môi trường cạnh tranh, các yếu tố pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Ở nước ngoài, những năm gần đây hoạt động cung cấp các dịch vụ

này rất phát triển, mang lại khoản thu lớn. Hoạt động dịch vụ góp phần

nâng cao chất lượng thông tin, phục vụ hữu ích cho các doanh nghiệp, góp phần làm lành mạnh nền kinh tế.

3.2.1.4. Xây dựng mã số cho các chỉ tiêu thông tin


Việc cấp mã số cho các chỉ tiêu thông tin đối với hoạt động TTTD là hết sức quan trọng, không thể thiếu khi áp dụng kỹ thuật tin học. Phải dựa

trên cơ sở

mã hoá khoa học mới có thể

thực hiện có hiệu quả

việc thu

thập, xử

lý, lưu trữ

các dữ

liệu, đảm bảo tính tương thích thông tin của

những khâu khác nhau trong hệ thống, đảm bảo khai thác thông tin một

cách nhanh nhất, chính xác, đầy đủ nhất. Mã hoá các chỉ tiêu thông tin sẽ

khắc phục trở

ngại về

ngôn ngữ

giữa con người với máy tính. Mã số ­

được ký hiệu bằng số và chữ cái để biểu đạt các chỉ tiêu đó.

Nguyên tắc, yêu cầu đối với xây dựng mã số: mỗi chỉ tiêu thông tin được cấp một mã số duy nhất, ngược lại mỗi mã số chỉ đại diện cho một chỉ tiêu duy nhất. Mã số này phải được sử dụng thống nhất trong hệ thống TTTD ngân hàng; mã số phải đơn giản, khoa học, ngắn gọn, thuận tiện cho

áp dụng kỹ thuật tin học trong việc thu thập, lữu trữ, phân tích, tra cứu

thông tin; có khả năng “tập hợp” thông tin theo một số tiêu thức, phải có tính ổn định trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong hệ thống ngân hàng hiện tại đã thực hiện tương đối tốt việc chuẩn hoá, mã số các chỉ tiêu thông tin, tuy nhiên cũng còn cần phải chỉnh sửa cho tốt hơn. Ví dụ, mã số khách hàng là doanh nghiệp phải có nhiều cấp để thể hiện được doanh nghiệp có trực thuộc tổng ty, tập đoàn, hay công ty không? Hiện tại, hệ thống TTTD mới có mã của các doanh nghiệp riêng lẻ, chưa thể hiện theo cấp và thống nhất trong hệ thống.

Từ đó, xin đề xuất cần thống nhất việc sử dụng mã số các chỉ tiêu

TTTD trong hệ

thống TTTD ngân hàng, từ

các NHTM đến NHNN. Các

NHTM chưa áp dụng mã số do Trung tâm TTTD quy định, thì cần điều

chỉnh cho phù hợp và bổ sung ngay những mã số còn thiếu.


Đề xuất xây dựng mã số

doanh nghiệp:

mã số

doanh nghiệp của

TTTD là một dãy ký tự số và chữ cái được quy định theo một nguyên tắc

thống nhất để cấp cho từng doanh nghiệp. Mã số lớp khác nhau để cấp cho 3 loại đối tượng:

được cấu tạo theo các

(1) Mã số các tổng công ty, tập đoàn, công ty mẹ, doanh nghiệp độc lập có quan hệ tín dụng gọi là mã doanh nghiệp độc lập, gồm 9 chữ số từ

N1 đến N9. Trong đó, 2 số đầu tiên (N1, N2) là mã tỉnh, thành phố, nơi

doanh nghiệp đặt trụ sở chính; 7 chữ số tiếp theo N3 đến N9 được đánh số theo số thứ tự từ 1 đến 9.999.999 gán cho doanh nghiệp theo thứ tự hồ sơ ghi vào máy.

(2) Mã số

các doanh nghiệp là đơn vị

thành viên tổng công ty, tập

đoàn gọi là mã doanh nghiệp thành viên, gồm 11 chữ số từ N1 ­ N11. Trong đó: 9 số đầu tiên N1 ­ N9 là mã doanh nghiệp độc lập nói trên; 2 số tiếp theo N10, N11 đánh theo số thứ tự từ 1 đến 99 được gán cho từng đơn vị thành viên (kể cả doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc).

(3) Mã số

các đơn vị

trực thuộc của thành viên, gọi là mã doanh

nghiệp trực thuộc, gồm 12 ký tự (11 số và 1 chữ cái): N1­N11,K. Trong đó, 11 chữ số đầu tiền N1 ­ N11 là mã của đơn vị thành viên; chữ cái cuối cùng theo thứ tự A, B, C... được gán cho từng đơn vị trực thuộc của thành viên. Cấu tạo mã số doanh nghiệp đề xuất theo biểu 2.1.

Biểu 3.1: Cấu tạo mã doanh nghiệp


Mã số doanh nghiệp

Mã số doanh nghiệp độc lập

Mã thành viên

Mã đơn vị trực

thuộc

1

2

3

4

5

6

7

8

9

N10

N11

K

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào - 21


3.2.1.5. Xây dựng hệ thống phân tích xếp loại tín dụng doanh nghiệp

Việc phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp đối với Trung tâm TTTD là việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng thông tin.

Chúng ta đều biết rằng doanh nghiệp hoạt động mạnh, yếu đều ảnh

hưởng trực tiếp đến chính sách tiền tệ

­ tín dụng,

ảnh hưởng đến phát

triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, Trung tâm TTTD nên tiến

hành hoàn thiện dự án mới về phân tích xếp loại tín dụng doanh nghiêp và sớm thực hiện nghiệp vụ này. Việc phân tích và xếp loại tín dụng doanh nghiệp của NHNN hiện nay cố gắng tiến tới đạt được ba mục tiêu cơ bản, đó là:

­ Phục vụ việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ, tín dụng;

­ Thanh tra, kiểm tra các TCTD;

­ “Kinh doanh” thông tin từ nghiệp.

việc phân tích, đánh giá, xếp loại doanh

Trong thời gian qua Trung tâm TTTD mới chỉ thưc hiện thí điểm Đề án phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tín dụng doanh nghiệp theo yêu cầu của TCTD, phần lớn là các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn quá 10% vốn tự có. Vì vậy, NHNN nên chính thức đưa Đề án này vào áp dụng. Giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ này bao gồm:

­ Trung tâm TTTD cần phối hợp với một số Vụ, Cục khác như Vụ quản lý ngân hàng, Thanh tra ngân hàng, Vụ Tín dụng, Vụ Chính sách tiền tệ... hoàn thiện phương pháp phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp

nhằm tạo ra sản phẩm xếp loại tín dụng không chỉ

là thông tin dự

báo

mang tính tham khảo mà còn giúp cho NHNN đánh giá chất lượng hoạt động của TCTD, chất lượng các khoản nợ vay của TCTD, từ đó trích lập


quỹ dự phòng rủi ro phù hợp thông lệ quốc tế, sát thực với thực tiễn hoạt động TTTD.

­ Điều chỉnh một số chỉ tiêu phân tích trong Đề án; lượng hoá, tính

điểm một số

chỉ

tiêu phi tài chính để

đưa vào bảng tổng hợp tính điểm

chung cho doanh nghiệp (ví dụ

như

thông tin về

Ban Lãnh đạo doanh

nghiệp); phân tích một số

ngành kinh tế

trọng tâm. Tương lai hoạt động

TTTD phát triển, nhu cầu về sản phẩm phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp không chỉ dừng lại cung cấp cho NHNN và các TCTD, mà nó còn có thể cung cấp cho cả doanh nghiệp khi mà mọi quy chế về thu thập và cung cấp thông tin được thể chế hoá trong các điều luật có liên quan.

3.2.1.6. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm phục vụ hoạt động tín dụng

Trung tâm TTTD là nơi lưu trữ kho TTTD của hệ thống ngân hàng, vì vậy có đủ dữ liệu để xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhằm thông báo về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. Từ các dữ liệu thu thập được, đề xuất xây dựng hệ thống cảnh báo sớm theo 4 tiêu thức về hoạt động, tài chính, tài sản đảm bảo, bảo lãnh của doanh nghiệp như sau:

(1) Về tình hình hoạt động có thể nhận diện để cảnh báo khi có các hiện tượng xảy ra như sau:

­ Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm trong 2 năm liên

tiếp;

­ Doanh nghiệp bị thiên tai như bão lụt, hỏa hoạn hay bị mất trộm

lớn, có ảnh hưởng đến hoạt động;

­ Chính sách kinh tế, thuế, thuế


chống bán phá giá của các nước,

hoặc cấm nhập khẩu… làm ảnh hưởng đến xuất khẩu của doanh nghiệp;

­ Tuyên bố vỡ nợ, phá sản hoặc phải thi hành lệnh của tòa án, hoặc chuyển đổi, sắp xếp doanh nghiệp; công nhân bị sa thải hàng loạt;

Xem tất cả 206 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí