CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, hệ thống ngân hàng có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ngân hàng cung cấp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) và các dự án. Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) có những cơ hội lớn, bên cạnh những thách thức. Hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cơ hội giao lưu, họp tác kinh tế, học hỏi kinh nghiệm quản lý cũng như khoa học công nghệ từ các NHTM của các quốc gia phát triển. Để NHTM Việt Nam sẽ hoạt động an toàn hiệu quả, nâng cao tính cạnh tranh, tồn tại bền vững trong môi trường mới, các nhà quản lý phải xem trọng tính hiệu quả, sự lành mạnh trong các quan hệ tài chính, chú trọng đến việc ngăn ngừa rủi ro, tác hại đến quá trình kinh doanh tiền tệ. Bên cạnh đó, NHTM Việt Nam không đổi mới sẽ không bắt kịp và cạnh tranh được với NHTM nước ngoài với nhiều thế mạnh cả về trình độ chuyên môn lẫn khả nẩng chăm sóc khách hàng. Nếu việc quản lý và kiểm soát của các NHTM Việt Nam không theo kịp được sự phát triển trong hoạt động thi nguy cơ rủi ro và tổn thất là rất cao. Khi rủi ro phát sinh đối với một ngân hàng, ngoài việc gây tổn thất nặng nề cho ngân hàng, ảnh hưởng đến đời sống của cán bộ, nó còn có khả năng và sức ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả nền kinh tế quốc gia.
Để hoạt động của ngân hàng diễn ra được an toàn, hiệu quả và tránh được các rủi ro thì các NHTM phải luôn coi trọng việc kiểm soát nội bộ (KSNB) trong quản trị điều hành. Việc hoạt động KSNB tốt sẽ đảm bảo cho ngân hàng luôn tuân thủ đúng luật pháp, quy định, chính sách, kế hoạch, thủ tục, chế độ trong và ngoài ngành. KSNB mạnh (hữu hiệu) giúp giảm thiểu
được rủi ro trong hoạt động; ngăn chặn, phát hiện và sửa chữa kịp thời các sai phạm trọng yếu (gian lận hoặc sai sót) trong ngành ngân hàng. Qua đó giúp ngân hàng đạt được mục tiêu đặt ra và phát triển theo kỳ vọng của ngành ngân hàng.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) là một trong những NHTM hàng đầu, giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam. Vietinbank là ngân hàng duy nhất chú trọng đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tại Vietinbank nói chung và các chi nhánh nói riêng của hệ thống đã có dịch vụ, sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú và hiện đại. Ngân hàng luôn tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện giao dịch thuận tiện mọi lúc, mọi nơi. Với sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, ngành nghề và các sản phẩm dịch vụ đòi hỏi việc KSNB được như vậy Vietinbank mới có thể phát triển bền vững và luôn giữ được hình ảnh của mình.
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Hoàng Mai - 1
- Bản Chất Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
- Đặc Điểm Chung Của Ngành Ngân Hàng Ảnh Hưởng Đến Ksnb
- Tình Hình Về Dư Nợ Cho Vay Tại Vietinbank Hoàng Mai
Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.
Tại Vietinbank, KSNB đã, đang và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng, phát huy được hiệu quả, cụ thể giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro do sai sót, gian lận và bảo toàn được tài sản, số liệu, sổ sách, báo cáo cung cấp cho các đơn vị liên quan luôn tin cậy, đầy đủ, kịp thời và thiết thực nhất về tình hình kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) vẫn bộc lộ những điểm chưa thực sự hoàn thiện. Trong một số năm gần đây còn tồn tại những sai phạm trọng yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Điều này đã làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển, đến uy tín cũng như quá trình xây dựng hình ảnh của Vietinbank.
Vietinbank Hoàng Mai là chi nhánh cấp I trực thuộc Vietinbank được thành lập năm 2006. Trải qua quá trình hoạt động, chi nhánh đã dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Tại chi nhánh, HTKSNB cũng
được chú trọng quan tâm, đã được triển khai thực hiện, nhưng trong quá trình thực hiện thì hoạt động KSNB vẫn còn hạn chế.
Dựa trên những lý do đó tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai” làm đề tài nghiên cứu ở cấp độ thạc sĩ.
1.2. Tổng quan nghiên cứu
Trên thế giới, giai đoạn từ năm 1980 đến 1988, các cơ quan của Hoa Kỳ ban hành một loạt hướng dẫn có liên quan đến KSNB. Năm 1985, Ủy ban Quốc gia Phòng chống gian lận trong BCTC đã ban hành nhiều quy tắc đạo đức và làm rõ chức năng của KSNB. Đến năm 1988, ủy ban Chuẩn mực Kiểm toán Hoa kỳ (ASB) đã ban hành Bản điều chỉnh Chuẩn mực kiểm toán về đánh giá HTKSNB. Tuy nhiên, các văn bản trên có nhiều điểm chưa thực sự đồng nhất. Vì vậy đặt ra yêu cầu là phải thống nhất giữa các tổ chức kể trên với nhau, để ban hành các văn bản pháp lý hướng dẫn có tính khoa học, tính hiệu lực và mang tính chuẩn mực về KSNB.
Năm 1992, tại Hoa Kỳ, Uỷ ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận về BCTC đã cho ra đời báo cáo COSO đầu tiên về HTKSNB, tạo nên một khởi đầu và tiếng nói chung cho các doanh nghiệp và tổ chức. Năm 2002, Chính phủ Hoa Kỳ ban hành Luật SARBANES-OXLEY quy định triển khai HTKSNB cho tất cả các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, làm mở màn cho giai đoạn phát triển HTKSNB tại quốc gia này và lan truyền trên thế giới. Báo cáo COSO gồm 5 thành phần: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và truyền thông, và các hoạt động giám sát.
Từ nền tảng lý luận cơ bản, đã có nhiều công trình nghiên cứu về KSNB được mở rộng và phát triển trên nhiều lĩnh vực. Năm 1996, Kiểm soát các vấn đề đối với thông tin và kỹ thuật liên quan (COBIT) do Hiệp hội ISACA ban
hành nhấn mạnh đến KSNB trong môi trường tin học, xoay quanh lĩnh vực hoạch định và tổ chức, mua và triển khai, phân phối và hỗ trợ, giám sát. Năm 1998, Uỷ ban Basel cho ra đời Báo cáo Basel 1998 về vận dụng KSNB của Uỷ ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận về BCTC vào hệ thống ngân hàng và các Tổ chức tín dụng (TCTD).
Tại Việt Nam, lý luận KSNB cũng đã dần được hoàn thiện. Tháng 1/1994, Chính phủ ban hành quy chế kiểm toán độc lập. Năm 1998, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành “Quy chế về kiểm tra, kiểm toán nội bộ của các tổ chức tín dụng” theo Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN ngày 03/01/1998. Theo nội dung văn bản này được hiểu là công cụ hỗ trợ cho Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán. Ngày 01/08/2006, Thống đốc NHNN đã đưa ra Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN về “Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng”, thay thế Quyết định 03/1998/QĐ-NHNN. Quyết định này một lần nữa đã khẳng định vai trò của KSNB, tuy nhiên chức năng của KSNB chưa thực sự tách rời khỏi kiểm toán nội bộ.
Trên cơ sở nhận thức được vai trò cũng như tầm quan trọng của HTKSNB đối với hoạt động của các NHTM, đến nay đã có nhiều đề tài về vấn đề này. Các đề tài đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của HTKSNB trong các NHTM. Một số đề tài tiêu biểu có thể kể đến là:
+ Nguyễn Thị Thu Hiền (2013) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Hà Tĩnh”. Trong nghiên cứu này, tác giả Hiền đã khái quát lý luận chung về HTKSNB trong các NHTM và phân tích được thực trạng HTKSNB tại Vietinbank Hà Tĩnh, đánh giá một số mặt ưu nhược điểm và từ đó xây dựng các giải pháp hoàn thiện HTKSNB tại Vietinbank- chi nhánh Hà Tĩnh.
+ Đỗ Thị Bích Phượng (2014) với công trình “Hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam”. Tác giả
Phượng cũng hệ thống những nội dung cơ bản của KSNB và đã nêu ra được giải pháp vào việc hoàn thiện HTKSNB cho trụ sở chính của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả Phượng nghiên cứu với phạm vi là toàn bộ ngân hàng Vietcombank mà chưa đi sâu vào từng thành phần của KSNB gắn với từng chi nhánh cụ thể.
Còn nhiều nghiên cứu khác nữa về chủ đề hoàn thiện KSNB gắn với cả ngân hàng hoặc gắn với các chi nhánh khác nhau với những đặc thù khác nhau. Các công trình nghiên cứu này cũng hệ thống hóa những nội dung cơ bản của KSNB gắn với 5 thành phần hơn là gắn với 4 thành phần như trước đây; cũng minh họa gắn với các trường hợp nghiên cứu điển hình khác nhau và phần nào đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục và hoàn thiện những hạn chế của KSNB trong những đơn vị nghiên cứu đó. Tuy nhiên, theo hiểu biết của tác giả thì chưa có nghiên cứu nào về HTKSNB tại Vietinbank Hoàng Mai gắn với việc cạnh tranh rất gay gắt từ phía các ngân hàng cũng như sự hội nhập rất sâu rộng kinh tế quốc tế. Do vậy, việc nghiên cứu về HTKSNB tại Vietinbank Hoàng Mai được cho là cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm hoàn thiện HTKSNB gắn với đơn vị nghiên cứu là chi nhánh Hoàng Mai thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank Hoàng Mai).
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, nghiên cứu này hướng tới các mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất, làm rõ những nội dung cơ bản về HTKSNB trong ngân hàng thương mại.
Thứ hai, tìm hiểu và đánh giá thực trạng về hệ HTKSNB tại Vietinbank Hoàng Mai, qua đó chỉ ra những hạn chế trong HTKSNB tại chính đơn vị nghiên cứu.
Thứ ba, đưa ra các giải pháp mang tính khả thi nhằm hoàn thiện HTKSNB tại Vietinbank Hoàng Mai.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Để thỏa mãn các mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
Thứ nhất, nội dung cơ bản nào liên quan đến HTKSNB trong ngân hàng thương mại.
Thứ hai, thực trạng HTKSNB tại Vietinbank Hoàng Mai được thực hiện như thế nào?
Thứ ba, giải pháp nào được đưa ra nhằm hoàn thiện HTKSNB tại Vietinbank Hoàng Mai.
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: lý luận và thực tiễn về HTKSNB với trường hợp nghiên cứu điển hình minh họa tại Vietinbank Hoàng Mai (tổ chức ngân hàng).
Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Vietinbank Hoàng Mai
+ Thời gian: dữ liệu thu thập năm 2013 đến năm 2015
+ Nội dung: HTKSNB được nghiên cứu qua 5 thành phần (nội dung) gồm: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hệ thống thông tin và truyền thông; Hoạt động kiểm soát; Hoạt động giám sát.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập dữ liệu:
+ Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu này được thu thập từ các công trình nghiên cứu, đề tài, bài báo, hội thảo, tài liệu giáo trình có liên quan đến HTKSNB, các thành phần cụ thể, các văn bản pháp quy, quy định của Nhà nước, của
Vietinbank và Vietinbank Hoàng Mai liên quan đến KSNB như các chính sách, quy định, nội quy, thủ tục kiểm soát …
+ Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu được thu thập qua điều tra, trao đổi với Ban lãnh đạo, phòng kiểm soát, phòng kế toán … tại Vietinbank Hoàng Mai. Các Các dữ liệu này, ngoài những thông tin chung về Vietinbank; Vietinbank Hoàng Mai, thì tác giả tập trung sâu vào các vấn đề, nội dung trực tiếp liên quan đến 5 thành phần của KSNB theo quan điểm mới gồm: Môi trường kiểm soát; đánh giá rủi ro; hệ thống thông tin & truyền thông; hoạt động kiểm soát; và các hoạt động giám sát. Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành quan sát các hoạt động của Vietinbank Hoàng Mai để có cái nhìn sát thực về các nội dung (thành phần) KSNB tại chính chi nhánh Hoàng Mai.
- Xử lý dữ liệu
Dựa trên dữ liệu thu thập, cả định tính và định lượng, tác giả tiến hành tổng hợp, so sánh, đánh giá, phân tích để làm rõ thực trạng HTKSNB tại Vietinbank Hoàng Mai để qua đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện HTKSNB.
1.7. Đóng góp của đề tài
- Về lý luận: Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về HTKSNB tại NHTM.
- Về thực tiễn: Đề tài đã phân tích thực trạng HTKSNB tại Vietinbank- Chi nhánh Hoàng Mai; đánh giá được ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động HTKSNB tại Vietinbank Hoàng Mai, từ đó đưa ra giải pháp để hoàn thiện HTKSNB tại chi nhánh.
1.8. Kết cấu của đề tài
Nghiên cứu này được thực hiện theo cấu trúc gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại.
Chương 3: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Vietinbank Hoàng Mai.
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Vietinbank Hoàng Mai.