Kết Quả Khảo Sát Về Tiêu Chí Thời Gian Thanh Tra


Bảng 2.9: Kết quả khảo sát về tiêu chí thời gian thanh tra


V1: Thời gian thanh tra không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp

Ý kiến

Rất không

đồng ý

Không

đồng ý

Không có

ý kiến

Đúng/

Đồng ý

Rất đúng/

Rất đồng ý

Số phiếu

8

22

12

6

2

Tỷ lệ (%)

16

44

24

12

4

V2: Thời gian thanh tra phù hợp đối với doanh nghiệp


Ý kiến

Rất không

đồng ý

Không

đồng ý

Không có

ý kiến

Đúng/

Đồng ý

Rất đúng/

Rất đồng ý

Số phiếu

8

10

18

10

4

Tỷ lệ (%)

16

20

36

20

8

V3: Thời gian thanh tra thuế đúng như quy định không cần kéo dài thêm


Ý kiến

Rất không

đồng ý

Không

đồng ý

Không có

ý kiến

Đúng/

Đồng ý

Rất đúng/

Rất đồng ý

Số phiếu

30

10

8

1

1

Tỷ lệ (%)

60

20

16

2

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp trong cơ chế tự khai, tự nộp tại Cục Thuế tỉnh An Giang - 10

Nguồn: Phụ lục 3

Theo quy định, để cuộc thanh tra được thực hiện chặt chẽ, sử dụng hết quỹ thời gian, cuộc thanh tra từ lúc công bố quyết định thanh tra đến khi ban hành kết luận thanh tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính mất 60 ngày, mỗi đoàn thanh tra bố trí ít nhất 02 CBCC. Với lực lượng cán bộ thực tế của phòng là 14 người thì phòng Thanh tra chỉ thực hiện được tối đa 42 cuộc thanh tra. Trong khi đó việc giao chỉ tiêu kế hoạch của Tổng cục Thuế cho các Cục Thuế chỉ dựa trên cơ sở tỷ lệ/doanh nghiệp quản lý vì vậy gây rất nhiều áp lực trong việc lập kế hoạch thanh tra, triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra. Thêm vào đó, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra phải có kiến thức chung về thanh tra thuế, có kiến thức về nghiệp vụ thuế, đặc biệt trưởng đoàn thanh tra phải là người có kinh nghiệm, có khả năng lý luận, giao tiếp tốt, thuyết phục và xử lý những vấn đề phát sinh trong công tác thanh tra. Hiện nay để đáp ứng yêu cầu công việc, đã bố trí nhiều trưởng đoàn thanh tra tiến hành thanh tra tại các đơn vị, một số cán bộ không đáp ứng được yêu


cầu công việc nên phải thường xuyên trao đổi, xin ý kiến chỉ đạo từ lãnh đạo phòng Thanh tra Thuế, thậm chí một số trường hợp phải thay đổi trưởng đoàn thanh tra. Thanh tra thuế tại doanh nghiệp là công việc thường xuyên, các cuộc thanh tra thường được trưng dụng cán bộ thuộc các phòng nghiệp của Cục Thuế, cán bộ các Chi cục Thuế. Việc trưng dụng thường xuyên cán bộ của các đơn vị bạn nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn, đôi lúc cán bộ vừa tham gia đoàn thanh tra vừa giải quyết công việc tại đơn vị mình làm ảnh hưởng thời gian công tác, chất lượng công việc được đoàn phân công; một số trường hợp các đơn vị không thể bố trí cán bộ tham gia đoàn thanh tra làm ảnh hưởng nhất định đến việc triển khai kế hoạch thanh tra doanh nghiệp.

Trên thực tế, thanh tra tại doanh nghiệp phát sinh rất nhiều vấn đề làm ảnh hưởng đến thời gian thanh tra, một số trường hợp doanh nghiệp cố tình trì hoãn, chậm cung cấp thông tin, tài liệu, giải trình theo yêu cầu của CQT; một số trường hợp NNT không ký biên bản thanh tra thuế; một số trường hợp chính sách thuế chưa quy định rõ ràng nhưng không được cơ quan thuế cấp trên trả lời kịp thời bằng văn bản, do đó doanh nghiệp không đồng tình với kết quả thanh tra thuế, liên tục giải trình; một số trường hợp trình độ nghiệp vụ của CBCC làm công tác thanh tra

thấp, chưa có kinh nghiệm trong việc xử lý vấn đề phát sinh trong thực hiện nhiệm vụ cũng làm kéo dài th ời gian cuộc thanh tra. Kết quả thống kê qua các năm các trường hợp vướng mắc dẫn đến chậm cung cấp số liệu, không ký tên vào biên bản như bảng bên dưới:

Bảng 2.10: Các vướng mắc phát sinh tại doanh nghiệp


STT

Vướng mắc phát sinh

Đơn vị

Năm

2010

2011

2012

2013









1


Trì hoãn cung cấp thông tin

Số cuộc


3


4


4


5


Tỷ lệ/tổng số cuộc thanh

tra


%


6.5


6.5


5.6


9.4

2

Không ký biên bản thanh

Số

2

1

1

2



tra

cuộc






Tỷ lệ/tổng số cuộc thanh

tra


%


4.3


1.6


1.4


3.8


3

Vướng mắc chính sách

thuế

Số

cuộc


3


2


1


1


Tỷ lệ/tổng số cuộc thanh

tra


%


6.5


3.2


1.4


1.9


4

Nghiệp vụ, kinh nghiệm

kém

Số

cuộc


1


0


1


3


Tỷ lệ/tổng số cuộc thanh

tra


%


2.2


0.0


1.4


5.7

Nguồn: Cục Thuế tỉnh An Giang

Do vậy, yếu tố “Thời gian thanh tra thuế đúng như quy định không cần kéo dài thêm” được các doanh nghiệp và CBCC ngành thuế đánh giá rất thấp. Đây là điểm cần lưu ý để cơ quan thuế nắm bắt và đề ra chính sách quy định cụ thể trong việc xử lý những trường hợp doanh nghiệp cố tình trì hoãn, kéo dài thời gian cung cấp số liệu, ký biên bản thanh tra.

2.3.2.2. Hoạt động thanh tra thuế tại doanh nghiệp

Hoạt động thanh tra thuế tại doanh nghiệp được đánh giá qua bảng sau:

Bảng 2.11: Kết quả khảo sát về tiêu chí hoạt động thanh tra


V4: Đoàn thanh tra thực hiện đúng theo chức năng, nhiệm vụ quy định


Ý kiến

Rất không

đồng ý

Không

đồng ý

Không có

ý kiến

Đúng/

Đồng ý

Rất đúng/

Rất đồng ý

Số phiếu

6

8

10

16

10

Tỷ lệ (%)

12

16

20

32

20

V5: Cán bộ làm công tác thanh tra tận tình hướng dẫn doanh nghiệp về chính sách

thuế


Ý kiến

Rất không

đồng ý

Không

đồng ý

Không có

ý kiến

Đúng/

Đồng ý

Rất đúng/

Rất đồng ý


Số phiếu

4

8

8

18

12

Tỷ lệ (%)

8

16

16

36

24

V6: Cán bộ làm công tác thanh tra có biểu hiện gây khó khăn để những nhiễu, vòi

vĩnh doanh nghiệp


Ý kiến

Rất không

đồng ý

Không

đồng ý

Không có

ý kiến

Đúng/

Đồng ý

Rất đúng/

Rất đồng ý

Số phiếu

6

13

8

14

9

Tỷ lệ (%)

12

26

16

28

18

V7: Nội dung thanh tra thuế là hợp lý


Ý kiến

Rất không

đồng ý

Không

đồng ý

Không có

ý kiến

Đúng/

Đồng ý

Rất đúng/

Rất đồng ý

Số phiếu

6

17

11

7

9

Tỷ lệ (%)

12

34

22

14

18

V8: Trình độ trưởng đoàn, thành viên đoàn thanh tra đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ


Ý kiến

Rất không

đồng ý

Không

đồng ý

Không có

ý kiến

Đúng/

Đồng ý

Rất đúng/

Rất đồng ý

Số phiếu

6

13

12

11

8

Tỷ lệ (%)

12

26

24

22

16

V9: Số lượng thành viên tham gia đoàn thanh tra từ 2 đến 3 người là phù hợp


Ý kiến

Rất không

đồng ý

Không

đồng ý

Không có

ý kiến

Đúng/

Đồng ý

Rất đúng/

Rất đồng ý

Số phiếu

6

8

12

15

9

Tỷ lệ (%)

12

16

24

30

18

Nguồn: Phụ lục 3

Yếu tố “Đoàn thanh tra thực hiện đúng theo chức năng, nhiệm vụ quy định” và yếu tố “Cán bộ làm công tác thanh tra tận tình hướng dẫn doanh nghiệp về chính sách thuế“ được các doanh nghiệp và CBCC ngành thuế đánh giá tương đối với yếu tố đồng ý và rất đồng ý khá cao. Để đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, phòng Thanh tra Cục Thuế thường phân tích báo cáo tài chính, quyết toán thuế của doanh nghiệp và đề xuất ban hành quyết định thanh tra chỉ bao gồm một số nội


dung có rủi ro phát hiện được qua phân tích, hầu như không ban hành quyết định thanh tra toàn diện đối với doanh nghiệp, việc làm trên chỉ thực sự phát huy tác dụng nếu việc phân tích là chính xác, không bỏ sót nội dung rủi ro, được cán bộ có trình độ nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực hiện. Do đó, yếu tố “Nội dung thanh tra thuế là hợp lý” vẫn chưa được đánh giá cao. Trên thực tế hiện nay trình độ cán bộ thanh tra không đồng đều, một số cán bộ mới từ các bộ phận khác được chuyển về nên công tác phân tích đánh giá rủi ro có những thiếu sót không nhỏ, thậm chí có cán bộ nhận thức chưa đúng mức về công tác thanh tra vì thế yếu tố “Trình độ trưởng đoàn, thành viên đoàn thanh tra đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ“ chưa được đánh giá cao với 12% rất không đồng ý, 26% không đồng ý và 24% không có ý kiến. Bên cạnh đó, có một số cán bộ vì mục tiêu cá nhân chỉ đề xuất thanh tra những nội dung nhỏ, không mang tính đại diện rủi ro của doanh nghiệp để có thể thực hiện kịp thời gian và đạt mục đích cá nhân riêng, hoặc trong quá trình thanh tra phát hiện hành vi vi phạm ngoài nội dung quyết định nhưng không kịp thời báo cáo mở rộng phạm vi thanh tra, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, mục đích công tác thanh tra, làm mất đi hình ảnh công tác thanh tra của ngành thuế đối với doanh nghiệp. Vẫn còn trường hợp “Cán bộ làm công tác thanh tra có biểu hiện gây khó khăn để những nhiễu, vòi vĩnh doanh nghiệp”, việc chạy theo chỉ tiêu kế hoạch do Tổng cục Thuế giao, một số cuộc thanh tra tồn tại nhiều sai sót, thậm chí có những sai sót về nghiệp vụ, được các cơ quan Thanh tra cấp trên, Kiểm toán Nhà nước phê bình, một số trường hợp giải quyết khiếu nại đã bác bỏ kết luận thanh tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Công tác thanh tra có tác dụng tích cực đối với doanh nghiệp trong việc nhận ra những sai sót để chỉnh sửa cho phù hợp với quy định pháp luật, phần lớn những doanh nghiệp qua thanh tra thuế đánh giá cao tác dụng của thanh tra trong việc khắc phục sai sót qua thanh tra và mong muốn được cơ quan thuế thanh tra định kỳ hàng năm để kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện (tránh để kéo dài những sai phạm sẽ bị xử lý rất nặng, ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp). Bên cạnh đó vẫn có một số doanh nghiệp có hành vi gian lận trốn thuế, luôn chuẩn bị sổ sách, chứng từ kế toán nhằm đối phó với CQT, không thừa nhận những hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Không sẳn sàng hợp tác với CQT trong


việc thực hiện quyết định thanh tra cũng như thực hiện kết luận thanh tra, quyết

định xử lý.

Thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm của người nộp thuế, cơ quan thuế không thực hiện vai trò chuyên quản đối với doanh nghiệp. Cơ quan thuế hỗ trợ NNT trong việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế, đồng thời tăng cường trong công tác thanh tra, thực hiện truy thu và xử phạt thích đáng những trường hợp vi phạm pháp luật về thuế. Việc làm này đã có tác dụng răn đe đối với doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật về thuế.

Theo kết quả đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số chi phí không chính thức của tỉnh An Giang được xếp hạng tương đối thấp so với khu vực và cả nước, trong đó bao hàm nhiều khoản chi phí “dịch vụ”. Ngành Thuế là một trong những ngành nhạy cảm, được xã hội quan tâm, đặc biệt về những vấn đề liên quan đến những khoản chi phí không chính thức này, theo nhiều nguồn thông tin không chính thức thu thập được, doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí thời gian và tài lực để phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra của ngành thuế, thậm chí có một bộ phận CBCC làm công tác thanh tra vòi vĩnh, gây khó dễ với doanh nghiệp. Đây là vấn đề được lãnh đạo ngành thuế rất quan tâm tìm mọi biện pháp chấn chỉnh bằng nhiều giải pháp khác nhau như cải cách thủ tục hành chính, tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ chính sách pháp luật cho NNT, tổ chức các buổi đối thoại với NNT, công bố đường dây nóng để tiếp nhận kịp thời phản ánh về hành vi nhũng nhiễu của CBCC thuế, thường xuyên giáo dục, nâng cao phẩm chất đạo đức người làm công tác thanh tra, tăng cường công tác giám sát đoàn thanh tra. Tuy nhiên, tình hình chỉ tạm lắng xuống và chưa thể khắc phục một cách triệt để.

Hoạt động thanh tra thuế giúp chấn chỉnh kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật của NNT, qua đó tăng cường công tác hỗ trợ NNT nhằm giải quyết kịp thời những vướng mắc về chính sách thuế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Thông qua công tác thanh tra, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về thuế thường xảy ra:

* Về thuế Giá trị gia tăng:


Bảng 2.12: Số doanh nghiệp vi phạm và số tiền thuế GTGT truy thu

ĐVT: triệu đồng


STT

NĂM

Truy thu thuế GTGT

Doanh nghiệp

Số thuế

%/tổng thuế






1

2010

20

6,287

26

2

2011

35

2,706

6

3

2012

48

5,378

19

4

2013

37

31,713

85

Nguồn: Cục Thuế tỉnh An Giang

+ Về thuế giá trị gia tăng được khấu trừ: Kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào trễ hạn, giá trị hóa đơn trên 20 triệu đồng nhưng không có CTTT qua ngân hàng, kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với các hoá đơn đầu vào không phục vụ cho sản xuất kinh doanh, hoá đơn không phải của doanh nghiệp, thậm chí sử dụng các hoá đơn bất hợp pháp của các doanh nghiệp đã bỏ trốn nhằm gian lận, trốn thuế.

+ Sử dụng các hóa đơn bất hợp pháp của các doanh nghiệp để kê khai khấu trừ, chiếm đoạt tiền hoàn thuế của NSNN. Thủ đoạn của các doanh nghiệp rất tinh vi, các công đoạn thực hiện về hóa đơn GTGT, chứng từ thanh toán… đều do một nhóm người thực hiện, phải qua xác minh F1, F2… mới phát hiện được hành vi vi phạm. Một số trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn với tên, mã số thuế của doanh nghiệp có thật để in hóa đơn và xuất ra cho các doanh nghiệp khác kê khai khấu trừ; quan hệ mua, bán hàng hóa với các doanh nghiệp bỏ địa điểm kinh doanh (sau ngày xuất hóa đơn, kê khai thuế); thành lập doanh nghiệp nhưng không có trụ sở văn phòng cụ thể, hoặc có thì chủ yếu là thuê, không có cơ sở vật chất, không có nhân viên làm việc phù hợp với doanh số, khối lượng hàng hóa bán ra, số thuế được hoàn tương ứng.

+ Về thuế giá trị gia tăng hàng hoá dịch vụ bán ra: Kê khai sai thuế suất thuế GTGT các sản phẩm từ chế biến thủy sản; kê khai giá bán một số mặt hàng có giá bán thấp hơn giá thị trường; nhận khoản tiền hoa hồng đại lý nhưng không xuất hoá


đơn GTGT; không ghi nhận doanh thu, không kê khai thuế GTGT đầu ra đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng, tiêu dùng nội bộ…

+ Không kê khai doanh thu hoạt động xây dựng đối với các công trình xây dựng đã hoàn thành, nghiệm thu; không kê khai doanh thu đối với các khoản thu tiền trước hoạt động kinh doanh bất động sản...

* Về thuế thu nhập doanh nghiệp:

Bảng 2.13: Số doanh nghiệp vi phạm và số tiền thuế TNDN truy thu

ĐVT: triệu đồng


STT

NĂM

Truy thu thuế TNDN

Doanh nghiệp

Số thuế

%/tổng thuế






1

2010

25

15,277

64

2

2011

34

38,334

89

3

2012

48

17,942

64

4

2013

25

5,424

15

Nguồn: Cục Thuế tỉnh An Giang

+ Trích khấu hao TSCĐ đối với quyền SDĐ không thời hạn, đối với những tài sản không phục vụ SXKD, những tài sản không thuộc quyền sở hữu của DN.

+ Chi phí lãi vay không phục vụ SXKD, vay cá nhân vượt 150% lãi suất cơ

bản do NHNN quy định, vay bổ sung vốn điều lệ còn thiếu.

+ Xác định giá vốn hoạt động chuyển quyền SDĐ không đúng quy định; kết chuyển toàn bộ chi phí SXKD vào giá vốn mặc dù còn sản phẩm dở dang.

+ Hạch toán chi thưởng không mang tính chất tiền lương, không phù hợp với quy chế tài chính của đơn vị.

+ Không kê khai, nộp thuế TNDN đối với các chi nhánh hạch toán phụ thuộc có hoạt động sản xuất, gia công hàng hóa.

+ Doanh nghiệp hạch toán chi sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định, khoản tiền lãi vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các khoản tiền phạt xử lý vi phạm về thuế vào chi phí sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp có hoạt động xây dựng, thường hạch toán chi phí nhân công không phù hợp với hồ sơ giám sát, khối lượng vật tư vượt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2023