Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thuế Để Thúc Đẩy Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

lượng dịch vụ thuế, (3) Tuyên truyền hỗ trợ, (4) Thanh tra kiểm tra thuế, (5) Ứng dụng công nghệ trong quản lý thuế, (6) Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, (7) Quản lý đăng ký, xác định, thu thuế và giải quyết khiếu nại tố cáo, và (8) Đặc điểm tâm lý của chủ/người quản lý doanh nghiệp.

So sánh với cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước, cụ thể là:

Thứ nhất, nhân tố (1) Xử lý vi phạm pháp luật về thuế có tác động cùng

chiều đến tuân thủ

thuế

của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ

Chí

Minh. Kết quả này tương đồng với giả thuyết nghiên cứu. Kết quả này cũng tương đồng một phần với kết quả nghiên cứu của Marrelli (1984), Marrelli và Martina (1988), Wang và Conant (1988), Gordon (1990) về mức phạt vi phạm pháp luật về thuế [77], [99], [100], [133].

Thứ hai, nhân tố (2) Chất lượng dịch vụ thuế có tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả này tương đồng với giả thuyết nghiên cứu. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Torgler (2007), (Kirchler, 2007) và OECD (2010) về việc mức tuân thủ thuế sẽ tăng nếu cơ quan thuế xem bản thân họ là tổ chức cung cấp dịch vụ, cung cấp dịch vụ chất lượng và đối đãi với với đối tượng nộp thuế như đối tác của mình [92], [110], [128].

Thứ ba, nhân tố (3) Tuyên truyền hỗ trợ có tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả này

tương đồng với giả

thuyết nghiên cứu. Cơ

quan thuế

có trách nhiệm tuyên

truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế tại trụ sở, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế và trên các phương tiện thông tin đại chúng; có trách nhiệm giải thích, cung cấp thông tin liên

quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế. Do đó, cơ quan

thuế càng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế thì khả năng doanh nghiệp tuân thủ thuế càng tăng.

Thứ tư, nhân tố (4) Thanh tra kiểm tra thuế có tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả này tương đồng với giả thuyết nghiên cứu. Đồng thời, tác động cùng chiều của kết quả nghiên cứu cũng tương đồng với kết quả của các nghiên cứu mà tác giả kế thừa như kết quả nghiên cứu của Kamdar (1997), Marrelli (1984), Wang và Conant (1988), Marrelli và Martina (1988), Gordon (1990), Cremer và Gahvari (1993), Joulfaian và Rider (1998), Joulfaian (2000), Wang and Conant (1988) [63], [77], [86], [89], [99], [100], [133].

Thứ

năm, nhân tố

(5)

Ứng dụng công nghệ

trong quản lý thuế

có tác

động cùng chiều đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả này tương đồng với giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Schaupp và cộng sự (2010) và Gerger và cộng sự (2014) [56], [120]. Theo đó, ứng dụng tốt công nghệ trong quản lý thuế sẽ giúp làm giảm sai sót trong quản lý thuế. Từ đó, có thể hiểu rằng việc ứng dụng công nghệ trong quan lý thuế càng hiệu quả sẽ càng giúp doanh nghiệp thuận tiện trong việc tuân thủ các thủ tục thuế, cũng như tăng cường khả năng quản lý thuế, hạn chế các rủi ro không tuân thủ của doanh nghiệp.

Thứ sáu, nhân tố (6) Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ

Chí Minh. Kết quả

này tương đồng với giả

thuyết nghiên cứu.

Kết quả

nghiên cứu này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của OECD (2004), Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), Noor và cộng sự (2014), Phan Thị Mỹ Dung và Lê Quốc Hiếu (2015), và Bùi Ngọc Toản (2017) [4], [27], [29], [109].

Thứ bảy, nhân tố (7) Quản lý đăng ký, xác định, thu thuế và giải quyết khiếu nại tố cáo có tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Nhân tố này được sắp xếp lại sau khi phân tích nhân tố khám phá (EFA), chủ yếu là sự kết hợp giữa nhân tố Quản lý đăng ký, xác định, thu thuế và nhân tố Giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế.

Kết quả tác động cùng chiều này tương đồng với giả thuyết nghiên cứu của hai nhân tố trước khi sắp xếp lại. Những nội dung quản lý thuế này càng hiệu

quả

thì doanh nghiệp sẽ

có xu hướng tin tưởng và tuân thủ

vào pháp luật

thuế.

Thứ


tám, nhân tố


(8) Đặc điểm tâm lý của chủ/người quản lý doanh

nghiệp có tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả này tương đồng với giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Bordignon (1993), Falkinger (1995), OECD (2004), Kanybek (2008), Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), Đặng Thị Bạch Vân (2014), Noor và cộng sự (2014), và Bùi Ngọc Toản (2017) [4], [14], [27], [53], [71], [90], [109].

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố truyền thống kế thừa từ các nghiên cứu trước đây (Xử lý vi phạm pháp luật về thuế, Chất lượng dịch vụ thuế, Thanh tra kiểm tra thuế, Ứng dụng công nghệ trong quản lý thuế, Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, và Đặc điểm tâm lý của chủ/người quản lý doanh nghiệp) đều có tác động đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, các nhân tố này đều có tác động cùng

chiều với tuân thủ

thuế

của doanh nghiệp, tương đồng với kết quả

nghiên

cứu của các nghiên cứu trước đó.

Bên cạnh đó, các nhân tố đề xuất mới dựa trên cơ sở của Luật Quản lý (Tuyên truyền hỗ trợ; Quản lý đăng ký, xác định, thu thuế và giải quyết khiếu nại tố cáo) đều cũng có tác động rõ rệt đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Các nhân tố này cũng có tác động cùng chiều với tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Điều này cũng phù hợp với với cơ sở lý thuyết và cơ sở pháp lý về quản lý thuế và tuân thủ thuế. Có nghĩa là khi công tác tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp và công tác Quản lý đăng ký, xác

định, thu thuế và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với doanh nghiệp của cơ

quan thuế càng hiệu quả, càng được doanh nghiệp đánh giá đồng thuận thì mức tuân thủ thuế của các doanh nghiệp sẽ càng được nâng cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 của luận án trình bày kết quả nghiên cứu dựa trên quy trình và phương pháp nghiên cứu đã nêu ở chương 3.

Về thực trạng quản lý thuế và tuân thủ thuế đối với doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả thống kê, phân tích dựa trên dữ liệu phỏng vấn các chuyên gia và số liệu khảo sát từ các doanh nghiệp. Từ thực trạng hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế và tuân thủ theo pháp luật thuế của doanh nghiệp, tổng hợp phân tích những mặt thành tựu và hạn chế, khó khăn trong công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Về các yếu tố

quản lý thuế

tác động đến tuân thủ

thuế

của doanh

nghiệp, tác giả sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha để đánh giá chất lượng của thang đo đã xây dựng. Qua phân tích kiểm định Cronbach's Alpha, mô hình còn 10 thang đo đảm bảo chất lượng tốt với 41 biến quan sát (đã loại biến quan sát TTHT3 trong thang đo TTHT). Sau đó, qua các kiểm định của Mô hình EFA, nhận diện có 8 thang đo tác động đến tuân thủ thuế và 1 thang đo đại diện cho tuân thủ thuế của doanh nghiệp với 41 biến quan sát. Cuối cùng, kết quả các kiểm định Mô hình hồi quy cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp theo thứ tự tầm quan trọng là (1) Xử lý vi phạm pháp luật về thuế, (2) Chất lượng dịch vụ thuế, (3) Tuyên truyền hỗ trợ, (4) Thanh tra kiểm tra thuế, (5) Ứng dụng công nghệ trong quản lý thuế, (6) Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, (7) Quản lý đăng ký, xác định, thu thuế và giải quyết khiếu nại tố cáo, và (8) Đặc điểm tâm lý của chủ/người quản lý doanh nghiệp. Dựa trên kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả bàn luận các kết quả từ việc phân tích và đo lường dữ liệu.

CHƯƠNG 5 – GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỂ THÚC ĐẨY TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


5.1. KẾT LUẬN RÚT RA TỪ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả lược khảo, tổng hợp,

phân tích các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, cơ sở lý thuyết về quản lý thuế và tuân thủ thuế của doanh nghiệp, sau đó tiến hành phỏng vấn, thảo luận với các chuyên gia để tìm hiểu thực trạng quản lý thuế và tuân thủ thuế của doanh nghệp, đồng thời nhận diện các nhân tố quản lý thuế và đặc điểm của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Qua nghiên cứu định tính, các nhân tố

tác động đến tuân thủ

thuế

của

doanh nghiệp được đưa vào mô hình nghiên cứu đề xuất bao gồm 9 nhân tố như sau: (1) Tuyên truyền hỗ trợ, (2) Quản lý đăng ký, kê khai và thu thuế, (3) Thanh tra kiểm tra thuế, (4) Xử lý vi phạm pháp luật về thuế, (5) Giải quyết

khiếu nại tố cáo về thuế, (6) Chất lượng dịch vụ thuế, (7) Ứng dụng công

nghệ trong quản lý thuế, (8) Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, (9) Đặc điểm tâm lý của chủ/người quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phương pháp nghiên cứu định tính cũng giúp xây dựng, hiệu chỉnh thang đo tương ứng của các nhân tố tác động được lựa chọn đưa vào mô hình nghiên cứu.

Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, thông qua số liệu thu thập từ khảo sát các đối tượng doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả thực hiện nghiên cứu kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố quản lý thuế và đặc điểm doanh nghiệp đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp, đồng thời kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu kiểm định cho thấy các nhân tố tác

động đến tuân thủ

thuế

của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố

Hồ Chí

Minh bao gồm 8 nhân tố như sau: (1) Xử lý vi phạm pháp luật thuế, (2) Chất

lượng dịch vụ thuế, (3) Tuyên truyền, hỗ trợ, (4) Thanh tra, kiểm tra thuế, (5) Ứng dụng công nghệ trong quản lý thuế, (6) Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, (7) Quản lý đăng ký, xác định, thu thuế và giải quyết khiếu nại tố cáo, và (8) Đặc điểm tâm lý doanh nghiệp. Bên cạnh đó, dựa trên số liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp từ cuộc khảo sát, tác giả thống kê, mô tả so sánh về thực trạng nộp NSNN của doanh nghiệp, tình trạng quản lý thuế và tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhằm làm rõ, bổ sung cho những phân tích về quản lý thuế và tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Về mức độ

tác động của các nhân tố

đến tuân thủ

thuế

của doanh

nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, nhân tố Xử lý vi phạm pháp luật thuế có tác động mạnh nhất với hệ số β = 0,435 (tương đương 22,76%); nhân tố Chất lượng dịch vụ thuế tác động mạnh thứ 2 với hệ số β = 0,426 (tương đương 22,29%); nhân tố Tuyên truyền, hỗ trợ tác động với hệ số β = 0,249 (tương đương 13,03%); nhân tố Thanh tra, kiểm tra thuế tác động với hệ số β

= 0,220 (tương đương 11,51%); nhân tố Ứng dụng công nghệ trong quản lý thuế tác động với hệ số β = 0,194 (tương đương 10,15%); nhân tố Đặc điểm

hoạt động của doanh nghiệp tác động với hệ số β = 0,165 (tương đương

8,63%); nhân tố Quản lý đăng ký, xác định, thu thuế và giải quyết khiếu nại

tố cáo tác động với hệ số

β = 0,131 (tương đương

6,86%); và cuối cùng là

nhân tố Đặc điểm tâm lý doanh nghiệp tác động yếu nhất với hệ số β = 0,091 (tương đương 4,76%).

Bảng 5.. Thứ tự tác động của các nhân tố đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ

tự

Nhân tố tác động

Mức độ tác

động

Tỷ lệ % tác

động

1

Xử lý vi phạm pháp luật

thuế

0,435

22,76

2

Chất lượng dịch vụ thuế

0,426

22,29

3

Tuyên truyền, hỗ trợ

0,249

13,03

4

Thanh tra, kiểm tra thuế

0,220

11,51

5

Ứng dụng công nghệ trong

quản lý thuế

0,194

10,15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh 1669779753 - 20

Thứ

tự

Nhân tố tác động

Mức độ tác

động

Tỷ lệ % tác

động

6

Đặc điểm hoạt động của

doanh nghiệp

0,165

8,63


7

Quản lý đăng ký, xác định, thu thuế và giải quyết khiếu

nại tố cáo


0,131


6,86

8

Đặc điểm tâm lý người

quản lý/chủ doanh nghiệp

0,091

4,76


Tổng số

1,911

100,00


(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Dựa trên những phân tích, tổng hợp về thực trạng quản lý của cơ quan

thuế

đối với doanh nghiệp và thực trạng tuân thủ

thuế

của doanh nghiệp,

cùng với kết quả nghiên cứu của mô hình kiểm định, tác giả đề xuất một số gợi ý, khuyến nghị nhằm tăng cường quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

5.2. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG

CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ NHẰM THÚC ĐẨY TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

5.2.1. Quan điểm và định hướng

Trong giai đoạn 2020 – 2025, Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh đề ra quan điểm và định hướng: Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ dự toán thu ngân sách nhà nước hàng năm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế; góp phần tích cực củng chính quyền thành phố thực hiện thành công mục tiêu xây dựng thành phố thông minh, phát triển nhanh, bền vững, cùng cả nước, vì cả nước, vì hạnh phúc của Nhân dân. Cơ quan thuế Thành phố cũng xác định 10 chỉ tiêu chủ yếu như thực hiện tốt công tác tuyên truyền hỗ trợ

người nộp thuế, hỗ

trợ

doanh nghiệp, đảm bảo 100% doanh nghiệp được

hướng dẫn đầy đủ những thay đổi, bổ sung về chính sách thuế; tăng cường thực hiện các biện pháp đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo quy định; tích cực xử lý nợ đọng, giảm dần nợ khó thu, đảm bảo nợ có khả năng thu dưới

5% tổng thu ngân sách; đồng thời, đề ra 2 chương trình trọng tâm, như:

Chương trình nâng cao hiệu quả cải cách hành chính thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý thuế; Chương trình hành động nâng cao hiệu quả về công tác tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tại Cục thuế thành phố.

Để nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật về thuế của doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan quản lý thuế cần khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện từ doanh nghiệp. Thúc đẩy sự tuân thủ theo pháp luật thuế một cách tự nguyện là cơ sở, nền tảng và mục tiêu của công tác quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay. Do đó, các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế để thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cần lưu ý những quan điểm và định hướng sau đây:

Thứ

nhất, luôn quán triệt mục tiêu thúc đẩy sự

tuân thủ

pháp luật về

thuế một cách tự nguyện của doanh nghiệp.

Hiện nay, mục tiêu của cải cách và hiện đại hóa ngành Thuế bao gồm: Xây dựng ngành Thuế Việt Nam tiên tiến, hiện đại và chuyên nghiệp nhằm đảm bảo thực thi tốt pháp luật thuế; đảm bảo quản lý thuế công bằng, minh bạch và hiệu lực, hiệu quả theo các chuẩn mực quốc tế; phục vụ tốt NNT, tăng tính tự giác tuân thủ pháp luật về thuế của NNT; đảm bảo nguồn thu cho

NSNN nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Mục tiêu “tăng tính tự giác tuân thủ pháp luật về thuế của NNT” được đề cập như là một quan điểm cơ sở trong quá trình quá trình cải cách, hiện đại hóa ngành Thuế và quản lý thuế ở Việt Nam. Cơ quan thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng nên quán triệt mục tiêu này xuyên suốt quá trình tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp.

Thứ hai, xử lý vi phạm pháp luật về thuế: cần hoàn thiện pháp luật quy

định về xử

lý vi phạm pháp luật về

thuế, và nâng cao hiệu quả

thực hiện

pháp luật xử lý vi phạm trong thực tiễn.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/11/2022