Thực Trạng Lập Kế Hoạch Thanh Tra Tại Cục Thuế Tỉnh An Giang


khai thác.

Thứ năm: Nguồn dữ liệu thu thập từ hồ sơ khai thuế Thu nhập cá nhân của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nộp hồ sơ kê khai thuế Thu nhập cá nhân cho CQT theo từng tháng và quyết toán năm, hồ sơ khai thuế thể hiện thu nhập tính thuế Thu nhập cá nhân, các khoản giảm trừ gia cảnh, các khoản thu nhập khác ngoài thu nhập tại doanh nghiệp, các khoản miễn, giảm thuế và thuế Thu nhập cá nhân phải nộp ngân sách nhà nước. Nguồn dữ liệu liên quan đến hồ sơ kê khai thuế Thu nhập cá nhân của NNT cung cấp thông tin xác định rủi ro cho việc lập kế hoạch thanh tra, giúp đánh giá rủi ro thông qua việc so sánh tiền lương, thưởng và các khoản thu nhập khác của người lao động so với thu nhập tính Thu nhập cá nhân; đánh giá các khoản chi phí của doanh nghiệp khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN liên quan đến việc thụ hưởng của các cá nhân; đánh giá các khoản cổ tức, lợi nhuận được chia của các cổ đông so với đối tượng chịu thuế Thu nhập cá nhân; đánh giá đối tượng được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế so với quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ sáu: Nguồn dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp gởi cơ quan thuế bao gồm những nội dung: Bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa dữ liệu gởi cơ quan thuế bao gồm những nội dung: Bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảng cân đối số phát sinh và thuyết minh báo cáo tài chính.

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp là báo cáo tổng hợp, giúp đánh giá tổng quát về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính giúp chúng ta đánh giá rủi ro về thuế thông qua những hồ sơ khai thuế GTGT, TNDN, thuế Tài nguyên, phí Bảo vệ môi trường; đồng thời thông qua những hồ sơ khai thuế này giúp đánh giá ngược lại mức độ hợp lý, chính xác của báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính giúp đánh giá biến động nguồn vốn, sử dụng vốn; phương pháp đánh giá hàng hóa tồn kho; các khoản doanh thu, chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu, chi phí của doanh nghiệp. Qua đó giúp đánh giá rủi ro về


khả năng sinh lời, đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí và khả năng thanh toán của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cùng quy mô, ngành nghề trên cùng địa bàn.

Theo quy định hiện hành, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm; các doanh nghiệp có niêm yết trên thị trường chứng khoán... phải gởi cho CQT báo cáo tài chính có xác nhận của Kiểm toán độc lập.

Thứ bảy: Nguồn dữ liệu thu thập từ việc đăng ký phát hành hóa đơn, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp:

Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, trong đó có nội dung giao cho các doanh nghiệp tự chủ trong việc đăng ký, phát hành hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc bảo quản, sử hóa đơn của đơn vị mình. Doanh nghiệp phải đăng ký phát hành hóa đơn với CQT trước khi sử dụng, đồng thời báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với CQT quản lý theo định kỳ hàng quý.

Nguồn dữ liệu liên quan đến đăng ký phát hành hóa đơn, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của NNT cung cấp thông tin xác định rủi ro cho việc lập kế hoạch thanh tra, giúp đánh giá rủi ro thông qua việc đối chiếu lượng hóa đơn phát hành, sử dụng và hóa đơn xuất cho người mua hàng, đã kê khai, quyết toán và nộp thuế; đánh giá rủi ro thông qua việc xác định hóa đơn sử dụng nhưng có nhiều trường hợp hủy, mất; những trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế hoặc chuyển từ sử dụng hóa đơn tự in, đặt in sang mua của cơ quan thuế (đây là những doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế).

b. Nguồn thông tin từ các bộ phận chức năng

Ngoài những thông tin được thống kê, tổng hợp, phân tích từ nguồn thông tin do NNT gởi, CQT còn có thể đánh giá rủi ro của doanh nghiệp thông qua nguồn thông tin từ các bộ phận chức năng khác của cơ quan thuế, đây là nguồn thông tin rất quan trọng được thu thập trong quá trình quản lý của CQT. Các thông tin có nguồn từ:

Thứ nhất: Nguồn thông tin từ bộ phận Kê khai và kế toán thuế:

Bộ phận Kê khai và kế toán thuế chịu trách nhiệm trong việc đôn đốc doanh nghiệp gởi hồ sơ kê khai và quyết toán thuế, đánh giá tính hợp lý số liệu kê khai của những biểu mẫu theo quy định.


Bộ phận Kê khai và kế toán thuế cung cấp thông tin cho bộ phận thanh tra thuế rủi ro về việc thường xuyên không tuân thủ trong việc chấp hành nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế theo thời gian quy định; số liệu nhiều sai sót; không gởi đầy đủ những biểu mẫu theo quy định; doanh nghiệp mới thành lập từ những doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết, quan hệ gia đình với những doanh nghiệp có lịch sử mua bán hóa đơn bất hợp pháp, gian lận, trốn thuế; doanh nghiệp thành lập mới để lợi dụng chính sách hưởng ưu đãi đ ầu tư; doanh nghiệp đăng ký hoạt động nhiều ngành nghề, vốn đăng ký rất lớn không phù hợp với khả năng tài chính của chủ doanh nghiệp...

Bên cạnh đó, bộ phận Kê khai và kế toán thuế còn cung cấp thông tin về những doanh nghiệp không chấp hành đăng ký thuế, kê khai thuế... bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

Thứ hai: Nguồn thông tin từ bộ phận Kiểm tra Thuế:

Bộ phận Kiểm tra Thuế chịu trách nhiệm giám sát hồ sơ kê khai thuế hàng tháng, hồ sơ quyết toán năm của doanh nghiệp, giám sát, đánh giá tính trung thực trong hồ sơ khai thuế với thực tế tình hình sản xuất kinh doanh; biến động tăng giảm sản lượng, giá cả, doanh thu so với tình hình biến động thị trường từng thời điểm, so sánh với những doanh nghiệp cùng quy mô, địa bàn, so sánh với tháng trước, cùng kỳ; giám sát tính chính xác của hồ sơ khai thuế so với chính sách thuế hiện hành; cung cấp thông tin về những đối tác mua, bán hàng hóa của doanh nghiệp (nhất là những đối tác có dấu hiệu mua bán hóa đơn, có những giao dịch qua ngân hàng đáng ngờ...), qua đó chỉ ra được những rủi ro trong hồ sơ kê khai thuế đề nghị doanh nghiệp kịp thời kê khai điều chỉnh hoặc chuyển thông tin sang bộ phận thanh tra tiến hành thanh tra thuế đối với doanh nghiệp.

Kiểm tra thuế là bộ phận của CQT có quan hệ mật thiết đối với doanh nghiệp, có chức năng kiểm tra hồ sơ kê khai, đôn đốc thu nộp, đề xuất giải quyết hoàn thuế, miễn giảm thuế cho doanh nghiệp. Thực tế cho thấy nguồn thông tin từ bộ phận kiểm tra đã đư ợc kiểm chứng thông qua việc giám sát hồ sơ kê khai tại CQT, vì vậy có giá trị cao trong việc đánh giá rủi ro lập kế hoạch thanh tra đối với doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, bộ phận Kiểm tra thuế còn cung cấp thông tin về những doanh


nghiệp không chấp hành nộp thuế, vi phạm trong việc kê khai, quyết toán thuế thuế... bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

Thứ ba: Nguồn thông tin từ bộ phận Kiểm tra Nội bộ:

Bộ phận Kiểm tra Nội bộ chịu trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại và tố cáo của NNT, xác định tính chính xác đối với các quyết định hành chính của CQT, hành vi của CBCC trong thi hành công vụ. Qua đó cung cấp thông tin cho bộ phận thanh tra thuế (Quyết định giải quyết khiếu nại, Kết luận giải quyết đơn tố cáo) những vấn đề liên quan đến sai phạm thường xảy ra của doanh nghiệp, những chính sách thuế quy định chưa rõ ràng dẫn đến NNT có thể hiểu khác; một số ngành nghề, nhóm doanh nghiệp có hành vi trốn thuế gian lận thuế tạo ra sự cạnh tranh không công bằng, gây mất bình đẳng trong việc thực hiện chính sách thuế giữa các doanh nghiệp.

Nguồn thông tin từ bộ phận Kiểm tra Nội bộ còn có tác dụng loại bỏ những đánh giá rủi ro không chính xác của CQT đối với doanh nghiệp về việc áp dụng chính sách thuế.

Thứ tư: Nguồn thông tin từ bộ phận Quản lý nợ và cưỡng chế thuế:

Bộ phận Quản lý nợ và cưỡng chế thuế chịu trách nhiệm đôn đốc, phạt chậm nộp và cưỡng chế đối với các khoản nợ quá thời hạn quy định nhưng NNT chưa chấp hành nộp vào NSNN. Thông qua công tác quản lý nợ, bộ phận Quản lý nợ và cưỡng chế thuế cung cấp thông tin về những doanh nghiệp thường xuyên dây dưa, không chấp hành nộp kịp thời các khoản thuế vào NSNN, thông tin về những doanh nghiệp bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế.

Những khoản nợ thuế của NNT có thể là nợ do xử lý truy thu, phạt đối với những quyết định xử phạt vi phạm hành chính của CQT, là những khoản nợ thuế phát sinh, nợ thuế gián thu (thuế GTGT đã thu tiền và phải nộp hộ cho người mua hàng nhưng không chấp hành nộp) hoặc những khoản nợ thuế khác của NNT. Những thông tin này có ý nghĩa lớn trong việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật về thuế của NNT, đánh giá hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

Thứ năm: Nguồn thông tin từ bộ phận Quản lý ấn chỉ:

Bộ phận Quản lý ấn chỉ cung cấp cho bộ phận thanh tra thuế những thông tin về doanh nghiệp không thông báo phát hành hóa đơn trước khi sử dụng (theo quy


định pháp luật hiện hành việc sử dụng hóa đơn nhưng không thông báo phát hành là việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp); sử dụng hóa đơn nhưng không báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bị cơ quan thuế xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn; cung cấp những thông tin về việc sử dụng hóa đơn của những doanh nghiệp đã có thông báo bỏ địa điểm kinh doanh mang theo hóa đơn, thông tin về mất, hủy hóa đơn...

Thứ sáu: Nguồn thông tin từ bộ phận Tuyên truyền, hỗ trợ NNT:

Bộ phận Tuyên truyền, hỗ trợ NNT thực hiện chức năng tuyên truyền chính sách thuế, giải đáp những vướng mắc cho NNT. Thông qua công tác hỗ trợ NNT, bộ phận Tuyên truyền, hỗ trợ NNT cung cấp thông tin cho bộ phận thanh tra về những sai phạm doanh nghiệp thường mắc phải, những sơ hở trong chính sách thuế doanh nghiệp thường lợi dụng, từ đó giúp cho bộ phận thanh tra phân tích, lựa chọn đưa vào kế hoạch thanh tra những doanh nghiệp, những lĩnh vực, chuyên đề có rủi ro cao về thuế.

c. Nguồn thông tin từ các cơ quan có liên quan:

Bên cạnh nguồn thông tin từ hồ sơ kê khai, quyết toán thuế của NNT, thông tin từ các bộ phận có liên quan của CQT. Việc thu thập thông tin, phân tích đưa vào kế hoạch thanh tra còn dựa vào nguồn thông tin từ các cơ quan có liên quan như: Hải quan, Ngân hàng, Quản lý thị trường, Tài nguyên môi trường, Công an và từ các cơ quan Thuế bạn trong việc xác minh hóa đơn, trao đổi thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể:

● Thông qua quy chế phối hợp trao đổi thông tin giữa Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan (là 02 cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính), CQT và cơ quan Hải quan các cấp trao đổi thông tin về tình hình mở tờ khai hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu; thông tin về tình hình kiểm hóa, thông quan, số lượng, chủng loại, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu; thông tin về việc cá nhân, tổ chức nước ngoài khai báo mang tiền Việt Nam qua biên giới thanh toán cho hàng hóa xuất khẩu (xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới); thông tin về hàng hóa tạm nhập tái xuất.

Thông tin cung cấp giúp cơ quan Thuế đánh giá rủi ro về hàng hóa xuất khẩu (hàng xuất khẩu được khuyến khích và được hưởng thuế suất GTGT 0%); đối chiếu giá trị hàng hóa nhập khẩu và chi phí sản xuất kinh doanh khi quyết toán thuế


TNDN; đối chiếu kết quả xác nhận hàng hóa thực xuất khẩu đối với hàng tạm nhập tái xuất...

● Thông qua quy chế phối hợp trao đổi cung cấp thông tin giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước, CQT các cấp và các Ngân hàng thương mại trao đổi, cung cấp thông tin về việc mở tài khoản, tình hình giao dịch qua ngân hàng thông qua những tài khoản thanh toán, tình hình vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp... qua đó giúp CQT đánh giá mức độ rủi ro về những khoản doanh thu, thu nhập bỏ ngoài; những trường hợp mua bán hóa đơn nhưng sử dụng giao dịch thanh toán đáng ngờ qua ngân hàng để hợp thức hóa hoạt động mua bán; đánh giá rủi ro trong việc kê khống chi phí lãi vay khi quyết toán thuế TNDN.

● Bên cạnh đó, CQT còn thu thập thông tin từ cơ quan Quản lý thị trường, Tài nguyên Môi trường trong việc thu thập thông tin về mua bán, vận chuyển, lưu thông hàng hóa nhưng không sử dụng hóa đơn theo quy định; khai thác tài nguyên nhưng không kê khai, quyết toán, nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường theo quy định. Thông qua việc cung cấp thông tin, phối hợp với cơ quan Công an trong việc nhận dạng những hành vi, thủ đoạn nhằm đấu tranh chống những hành vi gian lận, trốn thuế, đặc biệt là hành vi chiếm đoạt tiền hoàn thuế của Nhà nước, qua đó CQT đã tổng hợp, phân tích đánh giá những thủ đoạn, hành vi gian lận và đưa vào kế hoạch thanh tra hàng năm.

● Việc phối hợp giữa CQT các cấp trong việc xác minh hóa đơn, trao đổi thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, kê khai nộp thuế trong thời gian qua đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Qua xác minh xác định được những trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (hóa đơn có giá trị giữa các liên chênh lệch, hóa đơn không phải do doanh nghiệp đăng ký phát hành hóa đơn xuất bán, sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp bỏ địa điểm kinh doanh mang theo hóa đơn ...); xác định được rủi ro đối với trường hợp doanh nghiệp bỏ ngoài sổ sách; các khoản thu nhập nhưng chưa được ghi nhận vào kết quả kinh doanh... Đây là nguồn thông tin có giá trị trong việc đánh giá rủi ro, đưa vào kế hoạch thanh tra thuế.

2.3.1.2. Thực trạng lập kế hoạch thanh tra tại Cục Thuế tỉnh An Giang

Qua những dữ liệu trên, Cục Thuế tỉnh An Giang đã tổng hợp, phân tích trên

cơ sở số liệu kê khai, quyết toán thuế, báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Việc


phân tích, chấm điểm đánh giá rủi ro được thực hiện trên bảng tổng hợp Excel dựa trên những tiêu chí:

- Tiêu chí quy mô doanh nghiệp: Được xác định trên cơ sở doanh thu phát sinh và tổng số thuế nộp NSNN.

- Những tiêu chí rủi ro: Tiêu chí rủi ro về loại hình doanh nghiệp, tiêu chí rủi ro về tuân thủ pháp luật về nộp thuế, rủi ro về kê khai thuế (số thuế GTGT, TNDN phát sinh phải nộp trên tổng doanh số) và tiêu chí rủi ro về hiệu quả sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận của từng doanh nghiệp. Qua đó xác định được rủi ro tổng thể và rủi ro theo từng sắc thuế (rủi ro về thuế GTGT, rủi ro về thuế TNDN), bên cạnh đó Tổng cục Thuế cũng hướng dẫn lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kế hoạch thanh tra theo phương pháp lựa chọn xác suất ngẫu nhiên.

Đối với những doanh nghiệp do Chi cục Thuế quản lý do nguồn dữ liệu phục vụ cho lập kế hoạch thanh tra không đáp ứng được yêu cầu (sử dụng ứng dụng cấp Chi cục Thuế, ứng dụng này không đồng nhất với Cục Thuế), vì vậy các doanh nghiệp do Chi cục Thuế quản lý đưa vào kế hoạch thanh tra xác định trên cơ sở đề nghị thanh tra của các Chi cục Thuế và phân tích từ những dữ liệu riêng lẻ về doanh thu, tổng số thuế đã nộp, số thuế GTGT còn được khấu trừ.

Qua phân tích đánh giá rủi ro, đồng thời căn cứ theo nguồn lực thực tế cán bộ công chức làm công tác thanh tra thuế, Cục Thuế tỉnh An Giang đã xây dựng kế hoạch thanh tra từ năm 2010 đến năm 2013 như bảng bên dưới

Bảng 2.5: Kế hoạch thanh tra được phê duyệt thực hiện



TT


Nội dung

Kế hoạch thanh tra được phê duyệt thực hiện


2010


2011


2012


2013

1

Cơ sở xác định số

DN thanh tra

Cục Thuế tự

xây dựng

1,3%/Tổng

DN

1,5%/Tổng

DN

1,6%/Tổng

DN

2

DN được Tổng cục

Thuế phê duyệt


70


88


71


79

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp trong cơ chế tự khai, tự nộp tại Cục Thuế tỉnh An Giang - 8

Nguồn: Phòng Thanh tra Cục Thuế tỉnh An Giang

Kết quả công tác lập kế hoạch thanh tra từng năm được thể hiện qua bảng:


Bảng 2.6: Kế hoạch thanh tra theo ngành nghề được phê duyệt thực hiện


Số TT


NGÀNH NGHỀ DOANH NGHIỆP

TỔNG SỐ CUỘC THANH TRA

Tổng số

Lớn

Vừa

Nhỏ

Rất nhỏ


Năm 2010






I/ DN do Cục Thuế quản lý:

45





I.1. DN lựa chọn qua phân tích, đánh giá rủi ro:

44

19

20

4

1








1

NÔNG - LÂM NGHIỆP - THUỶ SẢN

1

0

1

0

0

2

CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG

2

1

1

0

0

3

CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO

10

6

4

0

0

4

XÂY DỰNG

11

3

6

1

1

5

BÁN BUÔN, BÁN LẺ; SỬA CHỮA

10

6

3

1

0

6

VẬN TẢI, KHO BÃI

3

0

3

0

0

7

THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

1

0

1

0

0

8

DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG

1

1

0

0

0

9

TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG

2

1

1

0

0

10

Y TẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

2

0

0

2

0

11

VĂN HÓA, THỂ THAO - GIẢI TRÍ

1

1

0

0

0

I.2. DN lựa chọn ngẫu nhiên theo PP xác suất:

1












II/ DN do Chi cục Thuế quản lý

25






Tổng cộng

70






Năm 2011






I/ DN do Cục Thuế quản lý:

46





1. DN lựa chọn qua phân tích, đánh giá rủi ro:

38

18

9

9

1








1

SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN

9

8

0

1

0

2

XÂY DỰNG

10

2

5

3

0

3

CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG

2

1

0

1

0

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2023