Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Kiểm Soát Nội Bộ Đối Với Hành Vi Tuân Thủ Thuế Tndn Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Chi Cục Thuế Huyện Bù Gia Mập

Nguyên nhân để xảy ra tình trạng trên có phần do trách nhiệm quản lý, đôn đốc thu nộp thuế của một số cán bộ thuế chưa cao, chưa bám sát địa bàn, rà soát, nắm bắt cụ thể tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn tới tình trạng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ổn định nhưng tiếp tục phát sinh nợ thuế. Chi cục Thuế chưa thực hiện hết quy trình quản lý nợ và cưỡng chế thu ... Mặt khác một số doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về thuế; một số đối tượng bỏ trốn, mất tích hoặc không còn khả năng thanh toán. Bên cạnh đó còn do ảnh hưởng của biến động thị trường, lạm phát, lãi suất cho vay của các ngân hàng biến động liên tục.

Đội kiểm tra thuế phối hợp với các bộ phận như Đội Kê khai và Kế toán thuế, Đội Tuyên truyền hỗ trợ và nghiệp vụ thuế thực hiện thống kê, xác định rõ từng trường hợp nợ thuế để từ đó có biện pháp thu nợ thích hợp; kiên quyết, xử lý những trường hợp trốn tránh trách hiệm nộp thuế, áp dụng biện pháp cưỡng chế, đình chỉ hóa đơn đối với đối tượng nợ đọng thuế.

Đối với các doanh nghiệp cố tình nợ đọng thuế, Chi cục Thuế đã sử dụng biện pháp cưỡng chế thu nợ, đặc biệt đối với những khoản nợ thuế được phân loại, xác định có khả năng thu được. Để triển khai biện pháp cưỡng chế và cưỡng chế đạt hiệu quả thì cần sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng như Kho bạc, Ngân hàng, Công an… Thực tế các cuộc cưỡng chế nợ thuế trong thời gian qua cho thấy sự phối hợp, tham gia của các ngành, nhất là chính quyền địa phương chưa thực sự đồng bộ, tạo kẽ hở cho đối tượng nợ thuế đối phó.

Cùng với việc kiên quyết ngăn chặn tình trạng cố tình nợ đọng thuế, ngành Thuế đã rà soát, tạo điều kiện cho những doanh nghiệp thật sự khó khăn để có hướng tháo gỡ khó khăn, có cơ hội phát triển; tránh tình trạng doanh nghiệp không những không trả được nợ đọng mà số tiền bị phạt chậm nộp ngày càng cao, dẫn tới ngày càng khó khăn hơn. Điều này đòi hỏi mỗi cán bộ thuế phải nắm bắt đầy đủ thông tin, diễn biến hoạt động, nguyên nhân nợ đọng thuế để có biện pháp thích hợp, chống được chậm nộp thuế nhưng vẫn tạo điều kiện cho doanh nghiệp khắc phục, tiếp tục phát triển sản xuất.

2.3. Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát nội bộ đối với hành vi tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập

2.3.1. Giới thiệu quá trình khảo sát

2.3.1.1. Mục tiêu khảo sát

Thực hiện việc khảo sát thực trạng KSNB đối với hành vi tuân thủ thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập ở đề tài này nhằm mục đích: Đánh giá những ưu điểm cũng như những mặt tồn tại của KSNB tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập. Đồng thời, nhận dạng và đánh giá các nguyên nhân dẫn đến việc thất thu thuế TNDN. Qua đó, đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện KSNB đối với hành vi tuân thủ thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập nói chung và các hoạt động quản lý thu thuế của ngành thuế nói riêng.

2.3.1.2. Đối tượng khảo sát và thu thập dữ liệu

- Đối tượng khảo sát: Đối tượng được tiến hành khảo sát là Lãnh đạo, công chức làm việc trực tiếp tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập.

- Số lượng mẫu khảo sát: Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu trong thống kê, danh sách mẫu của đề tài được xác định với số lượng mẫu là 18 đối tượng và thu về 18 phiếu.

- Dựa vào kết quả bảng khảo sát, từ đó tác giả đánh giá thực trạng KSNB đối với hành vi tuân thủ thuế TNDN tai Chi cục Thuế.

2.3.2. Đánh giá thực trạng KSNB đối với hành vi tuân thủ thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập

Theo kết quả của bảng câu hỏi khảo sát: Sau khi tiến hành nhập, xử lý số liệu nghiên cứu. Kết quả phân tích việc đánh giá của lãnh đạo, công chức, viên chức trong nội bộ Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập qua bảng câu hỏi khảo sát về thực trạng hiện nay của công tác kiểm soát nội bộ được tác giả trình bày chi tiết ở bảng sau đây.

Bảng 2.5 : Thống kê kết quả câu hỏi khảo sát chung về kiểm soát nội bộ thu thuế

STT

Câu hỏi khảo sát chung

Kết quả trả lời

Không trả lời

Không



1

Nguồn nhân sự cán bộ thuế làm công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập hiện nay có đáp ứng đủ cho nhu cầu

công việc.


7/18 (38,9%)


11/18 (61,1%)


0/18

0 %


2

Việc tuyển dụng nhân sự có mang tính công khai minh bạch, dựa trên tiêu chí năng lực và

trình độ của người được tuyển dụng

15/18 (83,3%)

3/18 (16,7%)

0/18 (0 %)


3

Quy trình quản lý thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập đã thực hiện theo

đúng quy trình Tổng Cục Thuế đưa ra

16/18 (88,9%)

2/18 (11,1%)

0/18 (0%)


4

Tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập việc kiểm tra giám sát của Đội Kiểm tra thuế có

được thực hiện chặt chẽ hay không

4/18 (22,2%)

14/18 (77,8%)

0/18 (0%)


5

Nhân viên Đội kiểm tra thuế có làm việc độc lập với nhân viên các Đội khác không

13/18 (72,2%)

5/18 (27,8%)

0/18 (0%)


6

Cục Thuế tỉnh Bình Phước có mở các buổi tập huấn về thuế TNDN để hướng dẫn doanh nghiệp cách thực hiện đúng với quy đinh của

Luật, Nghị định, Thông tư mới ban hành


16/18 (89%)


2/18 (11%)


0/18 (0%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Kiểm soát nội bộ đối với hành vi tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước - 9

(Nguồn: Theo kết quả khảo sát)

Từ kết quả khảo sát trên, sau khi thu về 18 bảng câu hỏi khảo sát đều có 100% ý kiến trả lời với 6 tiêu chí. Kết quả khảo sát như sau:

Tiêu chí 1 “Nguồn nhân sự cán bộ thuế làm công tác thanh, kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập hiện nay có đáp ứng đủ cho nhu cầu công việc”: Có đa số ý kiến cho rằng Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập chưa có đủ nguồn nhân lực cho nhu cầu công việc. Cụ thể: Trong 18 người trả lời câu hỏi này, có đến 61,1% đồng ý với ý kiến này, còn lại 38,9% có ý kiến ngược lại.

Tiêu chí 2 “Việc tuyển dụng nhân sự có mang tính công khai minh bạch, dựa trên tiêu chí năng lực và trình độ của người được tuyển dụng”: Có 15/18 người (Chiếm 83,3%) đồng ý là công tác tuyển dụng diễn ra công khai minh bạch, dựa trên tiêu chí năng lực và trình độ, còn lại 3/18 người (Chiếm 16,7%) là không đồng ý với ý kiến trên.

Tiêu chí 3 “Quy trình quản lý thuế tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập đã thực hiện theo đúng quy trình Tổng Cục Thuế đưa ra”: Với tiêu chí nàythì có 16/18 người trả lời rằng Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập đã thực hiện theo đúng quy trình Tổng Cục Thuế đưa ra (Chiếm 88,9%). Còn lại 02 người không đồng ý chiếm tỷ lệ 11,1%.

Tiêu chí 4 “Tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập việc kiểm tra giám sát của Đội Kiểm tra thuế có được thực hiện chặt chẽ hay không”: Tiêu chí này cũng có đến 14/18 (chiếm 77,8%) người trả lời rằng việc kiểm tra giám sát của Đội Kiểm tra thuế chưa thật sự chặt chẽ.

Còn lại 4 người (chiếm 22,2%) có ý kiến ngược lại. Đây là một vấn đề hết sức đáng lo ngại và cần quan tâm vì Đội Kiểm tra thuế là bộ phận gắn liền với công tác kiểm soát thuế, chống thất thu thuế theo pháp luật quy định.

Tiêu chí 5 “Nhân viên Đội Kiểm tra thuế có làm việc độc lập với nhân viên các Đội khác không”: Kết quả này có thể thấy được các Đội hoạt động khá độc lập nhau thể hiện qua việc có tới 13/18 người (chiếm 72,2%) số ý kiến đồng ý với nhận định này, còn lại 5 người không đồng ý với ý kiến này chiếm 27,8%.

Tiêu chí 6 “Cục Thuế tỉnh Bình Phước có mở các buổi tập huấn để hướng dẫn doanh nghiệp cách thực hiện đúng với quy đinh của Luật, Nghị định, Thông tư mới ban hành”: Nội dung này thì Cục Thuế tỉnh Bình Phước triển khai thực hiện khá mạnh, sâu rộng . Vì vậy, có đến 16/18 người (chiếm 88,9%) đều đồng ý với nhận định này. Còn lại không đáng kể với 02 người chiếm 11,1% là chưa đồng ý với nhận định trên.

Như vậy, với kết quả phân tích trên có thể thấy được thực trạng hiện nay về công tác kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý thu thuế nói chung và

thuế TNDN nói riêng của Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập. Từ đó, tác giả có cái nhìn tổng quan hơn về hiệu quả của KSNB và cũng chính những vấn đề này là cơ sở để tác giả có hướng đi đúng và phân tích sâu hơn những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong công tác quản lý thu thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập ở phần sau.

Từ kết quả nghiên cứu của dữ liệu sơ cấp và thứ cấp như đã nêu trên, tác giả tiến hành đánh giá thực trạng của hệ thống KSNB đối với hành vi tuân thủ thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập được thể hiện qua 5 yếu tố cấu thành sau đây:

2.3.3. Môi trường kiểm soát

Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập đang từng bước nỗ lực hoàn thiện bộ máy tổ chức để nâng cao năng lực quản lý điều hành hoạt động thu thuế đang trong quá trình cải cách, đổi mới thể hiện bằng việc kê khai điện tử và cải cách các thủ tục hành chính của toàn ngành thuế.

Tổ chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ, tài liệu kê khai thuế, quyết toán thuế và trả kết quả theo quy trình một cửa để phân công, phân nhiệm cho từng công chức. Công chức làm việc ở bộ phận này là những người có thâm niên công tác trong ngành, có kỹ năng xử lý tốt các hồ sơ, tài liệu, có tư cách đạo đức tốt, được đào tạo cơ bản và tuân thủ các quy định của pháp luật và văn bản hướng dẫn của ngành và đạo đức về cách ứng xử của một công chức nhà nước. Đây là những nhân tố tác động quan trọng đến tính hữu hiệu của công tác kiểm soát nội bộ ở Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập.

Công chức ở bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo quy trình một cửa thực hiện tốt công việc của mình thông qua hệ thống quản lý bằng chương trình công nghệ thông tin được kết nối với các phòng chức năng. Đây là bước cải cách thủ tục hành chính, hạn chế công việc của Đội này lại đùn đẩy cho Đội khác như trước đây gây phiền hà đến doanh nghiệp và mất nhiều thời gian nhưng công việc vẫn không được thực hiện.

Lãnh đạo Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập cũng nhận thức được rằng công tác kiểm tra, giám sát chống thất thu thuế TNDN là một trong những

chức năng rất quan trọng và cần thiết đối với công tác quản lý thu thuế. Bên cạnh đó, việc xây dựng các chuẩn mực cho công chức thuế phải xác định được đối tượng và mục tiêu phục vụ chính của mình làm nền tảng cho chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong giải quyết công việc. Hạn chế những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế với công chức thuế.

Bảng 2.6: Thống kê kết quả khảo sát của yếu tố Môi trường kiểm soát



Câu


Môi trường kiểm soát

Số người trả lời là Hoàn toàn không quan trọng


Số người trả lời là Không quan trọng

Số người trả

lời là Quan trọng ở mức trung

bình


Số người trả

lời là Quan trọng


Số người trả

lời là Rất quan trọng


Điểm trung bình



(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)


1

Lãnh đạo đơn vị đánh giá cao vai trò của kiểm soát nội bộ đối với hành vi tuân

thủ thuế TNDN.


4


3


6


3


2


2,8


2

Lãnh đạo thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe và trao đổi trực tiếp với nhân viên

cấp dưới.


1


3


2


7


5


3,7


3

Đơn vị có sự phân định

quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận.


2


2


4


3


7


3,6


4

Cán bộ và công chức tại Chi cục thuế được tuyển dụng công khai và có trình

độ chuyên môn đúng theo


2


3


4


7


2


3,2



yêu cầu (được quy định chặt chẽ bằng văn bản

tuyển dụng)








5

Việc phê duyệt dự toán thu thuế TNDN được quy định chặt chẽ bằng văn

bản.


2


3


5


5


3


3,2


6

Vấn đề đạo đức của cán bộ/công chức luôn được đặt lên hàng đầu và buộc ký cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định

về đạo đức hàng năm.


3


2


6


4


3


3,1

(Nguồn: Theo kết quả khảo sát của tác giả)

Từ kết quả trên, tác giả tính toán (xem phụ lục số 3) cho thấy: Phần lớn sự lựa chọn của các đối tượng được khảo sát về môi trường kiểm soát tập trung ở 03 yếu tố, tác giả đi sâu làm rõ, phân tích, đánh giá các yếu tố này như sau:

Đầu tiên là yếu tố “Lãnh đạo thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe và trao đổi trực tiếp với nhân viên cấp dưới.”. Yếu tố này với số người đồng ý là quan trọng và rất quan trọng 12/18 chiếm tỷ lệ cao nhất với 67% và điểm trung bình là 3,7 điểm , trong đó có tới 28% số người đánh giá rằng yếu này rất quan trọng. Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng, việc lãnh đạo thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe và trao đổi trực tiếp với nhân viên cấp dưới sẽ tạo ra trong đơn vị một môi trường làm việc thân thiện, phối hợp làm việc với nhau trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Mặt khác, nó còn giúp cho mối quan hệ làm việc giữa các công chức, giữa cấp trên và cấp dưới mật thiết chặt chẽ trên tinh thần vì công việc đúng quy định hành chính nhà nước. Còn đối với các nhà quản trị thì bên cạnh việc thực hiện tốt các quy tắc ứng xử, thì còn phải có sự công minh, minh bạch trong công việc, mọi việc được giải quyết trên tinh thần công bằng. Phải luôn kiểm soát được toàn bộ quá trình làm việc cũng như hoạt động

của đơn vị để hạn chế tối đa những sự cố sai sót xảy ra. Xây dựng khối đoàn kết nội bộ. Có như vậy, thì việc xây dựng chuẩn mực đạo đức và quy trình làm việc hợp lý sẽ giúp cho các Đội cũng như toàn Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập hoạt động hiệu quả hơn, tạo nên một môi trường làm việc thân thiện. Đây là cơ sở để Chi cục Thuế xây dựng được một môi trường làm việc hiệu quả và dễ dàng kiểm soát.

Tiếp sau là yếu tố“Đơn vị có sự phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận.” với 56% ý kiến cho rằng đây là yếu tố quan trọng cho việc xây dựng và hoàn thiện bộ phận Môi trường kiểm soát và trong đó có 39% số người cho là yếu tố rất quan trọng. Điểm trung bình của yếu tố này là 3,6 điểm cho thấy một tổ chức sẽ hoạt động rất hiệu quả nếu các Đội, các bộ phận hay các nhân viên chỉ nhận những nhiệm vụ chuyên biệt và họ chỉ chịu trách nhiệm về những gì họ làm. Điều này, giúp cho nhân viên làm việc hiệu quả, tiết kiệm được nhiều thời gian, hạn chế các sai sót, nhưng ngược lại nếu đảm nhận quá nhiều các công việc khác nhau thì rất dễ xuất hiện những sai sót và nó sẽ mang lại những rủi ro khó có thể lường trước. Bên cạnh đó, lãnh đạo của đơn vị cũng dễ nhận dạng, tìm kiếm nguyên nhân rủi ro và có biện pháp xử lý kịp thời. Như vậy, có thể thấy được rằng phân định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng cho các Đội, các bộ phận sẽ tạo được môi trường làm việc tốt, chuyên nghiệp, giảm thiểu tối đa các rủi ro trong quá trình tác nghiệp, nhận diện và kiểm soát rủi ro hiệu quả hơn nhằm mang lại hiệu quả cao hơn cho đơn vị.

Và cuối cùng là yếu tố “Cán bộ và công chức tại Chi cục thuế được tuyển dụng công khai và có trình độ chuyên môn đúng theo yêu cầu (được quy định chặt chẽ bằng văn bản tuyển dụng)”. Cơ cấu tạo nên môi trường kiểm soát chủ yếu vẫn là yếu tố con người, nên đây là yếu tố mà các đơn vị luôn đặc biệt quan tâm. Nhân viên càng có năng lực thì môi trường kiểm soát càng hoạt động có hiệu quả. Hiện nay, tuy đã được hỗ trợ bằng công nghệ thông tin, tin học nhưng yếu tố con người vẫn là yếu tố quan trọng và không thể thay thế. Từ đó, ta có thế thấy rằng công tác đào tạo, tuyển dụng con người vẫn là yếu tố then chốt để ngày càng hoàn thiện môi trường kiểm soát trong đơn vị.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023