Số Doanh Nghiệp Vi Phạm Và Các Loại Thuế Khác (Thu Nhập Cá Nhân, Thuế Tài Nguyên, Phí Bảo Vệ Môi Trường) Truy Thu


hơn so với quyết toán công trình.

+ Doanh nghiệp thành lập trụ sở là nhà thuê để gắn bản hiệu, mua, bán hoá đơn một thời gian bỏ trốn không liên lạc được, không có kho bãi, hàng hoá mua vào thường của các công ty bỏ trốn.

+ Xác định ưu đãi thuế TNDN cho toàn bộ thu nhập chịu thuế phát sinh trong kỳ, bao gồm cả thu nhập từ hoạt động khác, thu nhập tương ứng với sản phẩm do thuê cơ sở khác gia công.

+ Ưu đãi đ ối với dự án đầu tư mở rộng: Khi xác định giá trị tài sản cố định tăng thêm của dự án đầu tư mở rộng để tính thu nhập hưởng ưu đãi, doanh nghiệp tính cả giá trị các tài sản đã có sẵn và đã tham gia hoạt động sản xuất trước đó, đồng thời, tính luôn cả giá trị tài sản phát sinh thêm sau khi dự án đầu tư mở rộng đã hoàn thành và đi vào hoạt động.

+ Thành lập doanh nghiệp mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, nhưng mọi hoạt động diễn ra tại địa bàn khác; Đăng ký ngành nghề thuộc diện ưu đãi nhưng không th ực hiện đúng ngành nghề như đã đăng ký.

* Về thuế thu nhập cá nhân:

Số doanh nghiệp vi phạm và các loại thuế khác (Thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường) truy thu qua các năm:

Bảng 2.14: Số doanh nghiệp vi phạm và các loại thuế khác (Thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường) truy thu

ĐVT: triệu đồng


STT

Năm

Truy thu các loại thuế khác

Doanh nghiệp

Số thuế

%/tổng thuế






1

2010

7

2,353

10

2

2011

7

2,089

5

3

2012

12

4,716

17

4

2013

6

190

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp trong cơ chế tự khai, tự nộp tại Cục Thuế tỉnh An Giang - 11

Nguồn: Cục Thuế tỉnh An Giang


+ Doanh nghiệp không kê khai vào thu nhập tính thuế đối với các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, các khoản khoán công tác phí không đúng chế độ hoặc cao hơn nhiều so với mức quy định.

+ Doanh nghiệp không khấu trừ thuế, không kê khai thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn đối với các khoản lãi tiền vay trả cho các cá nhân theo hợp đồng vay vốn và khoản chi hoa hồng môi giới trả cho cá nhân không cư trú nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

* Về thuế tài nguyên:

Xác định giá tính thuế tài nguyên theo giá bán tại nơi khai thác không đúng theo quy định, thiết lập những hợp đồng vận chuyển khống để tách doanh thu vận chuyển ra khỏi doanh thu bán sản phẩm nhằm làm giảm doanh thu tính thuế tài nguyên; xác định sản lượng khai thác không đúng thực tế khai thác; kê khai nộp phí BVMT nhưng không kê khai nộp thuế tài nguyên.

2.3.2.3. Những thành tựu và hạn chế trong hoạt động thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh An Giang

Hoạt động thanh tra thuế đem lại những thành tựu sau:

Thứ nhất, việc thực hiện thanh tra đã đạt được những kết quả khả quan so với xây dựng kế hoạch, qua 04 năm đã thực hiện thanh tra trên 230 doanh nghiệp, khai thác tăng nguồn thu cho NSNN, phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm của doanh nghiệp, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách phù hợp thực tế...

Thứ hai, phát huy tác dụng của công tác thanh tra thuế theo mô hình quản lý chức năng trong cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế, giao quyền tự chủ cho NNT, CQT tập trung cho công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT và công tác thanh tra, kiểm tra thuế, thực hiện tốt chương trình cải cách, hiện đại hóa ngành thuế. Việc thanh tra theo kế hoạch hàng năm của CQT để cho NNT thấy rằng mặc dù CQT đã giao quyền tự chủ trong việc tính, tự khai, tự nộp thuế cho NNT nhưng CQT luôn luôn có biện pháp theo dõi, giám sát, kiểm tra mọi hoạt động của NNT.

Thứ ba, thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra theo kế hoạch được xây dựng hàng năm dựa trên cơ sở thu thập, phân tích các yếu tố rủi ro về thuế, phân tích hồ sơ kê khai thuế, báo cáo tài chính, quyết toán thuế sẽ có cơ sở khẳng định phương pháp quản lý thuế (thanh tra thuế) trên cơ sở rủi ro là phương pháp quản lý


khoa học, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội, phù hợp với chương trình cải cách, hiện đại hóa ngành thuế, trong đó ưu tiên đầu tư trang thiết bị, xây dựng cơ chế chính sách hoàn chỉnh và đầu tư cho con người có trình độ nghiệp vụ, có khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Theo xu hướng phát triển hiện nay, số lượng doanh nghiệp ngày càng phát triển nhiều, số lượng CBCC không thể tăng theo tỷ lệ tương ứng, chỉ có thể thực hiện giải pháp đầu tư vào các chương trình ứng dụng tin học, quản lý thuế theo phương pháp rủi ro và tăng cường đào tạo, trang bị nghiệp vụ đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, giáo dục đạo đức, tác phong, phương pháp làm việc khoa học mới có thể đáp ứng được yêu cầu của đơn vị.

Thứ tư, chấn chỉnh và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật của NNT, nhất là hành vi gian lận, chiếm đoạt tiền hoàn thuế của NSNN trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh An Giang của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Campuchia. Thông qua công tác thanh tra thuế đã chỉ ra được những sai phạm thường gặp của NNT, phản ánh, cung cấp thông tin cho các phòng có liên quan của Cục Thuế, các Chi cục Thuế nhằm tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về thuế.

Thứ năm, tạo nguồn thu tương đối lớn cho ngân sách nhà nước, qua 04 năm thực hiện công tác thanh tra thuế tại doanh nghiệp, đã ban hành quyết định xử lý truy thu và phạt vi phạm hành chính về thuế với số tiền trên 148 tỷ đồng.

Thứ sáu, thông qua công tác thanh tra giải quyết đơn thư tố cáo về thuế đã chấn chỉnh và xử lý kịp thời những hành vi trốn thuế, những hành vi cấu kết, gian lận, trốn thuế, những yếu kém trong công tác quản lý thuế, tạo sự công bằng trong việc thực hiện pháp luật về thuế của NNT.

Thứ bảy, thông qua công tác thanh tra thuế đã kiến nghị, đổi mới, tăng cường công tác quản lý thuế, trong đó có công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT, công tác quản lý nợ thuế, công tác kê khai kế toán thuế, công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

Bên cạnh đó, thông qua công tác thanh tra theo kế hoạch hàng năm cũng đã bộc lộ những hạn chế cần khắc phục, thay đổi cho phù hợp yêu cầu:

Thứ nhất, do áp lực phải thực hiện chỉ tiêu số cuộc thanh tra theo tỷ lệ từ 1,3

đến 1,6% / tổng số doanh nghiệp quản lý hàng năm, nên trong thực tế có nhiều


trường hợp doanh nghiệp được đưa vào kế hoạch thanh tra (để trong thời gian ngắn có thể thực hiện hoàn thành 01 cuộc), tiến hành thanh tra là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, số thuế xử lý truy thu và phạt qua thanh tra đạt ở mức thấp, không có tác dụng mang tính răng đe đối với các doanh nghiệp khác. Ngược lại, những vấn đề lớn, khó khăn liên quan đến những doanh nghiệp quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng thường mất rất nhiều thời gian để thực hiện trong khi cũng được ghi nhận thực hiện 01 cuộc thanh tra.

Thứ hai, hiệu quả lớn nhất của công tác thanh tra phải là ảnh hưởng lan tỏa từ các doanh nghiệp được thanh tra sang các doanh nghiệp khác, vì hiện nay cơ quan thuế chỉ thực hiện thanh tra số lượng doanh nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số doanh nghiệp quản lý. Tuy nhiên, hiện nay chưa có 1 thống kê, đánh giá nào của ngành thuế về việc nhân rộng kết quả công tác thanh tra vào việc giám sát, kiểm tra những doanh nghiệp khác.

Thứ ba, do trình độ CBCC còn hạn chế, một bộ phận CBCC không có tinh thần trách nhiệm cao, trong đó có một số trường hợp là trưởng đoàn thanh tra, vì vậy khi gặp những vướng mắc trong quá trình thanh tra thì tìm cách thoái thác, không quyết tâm theo đuổi giải quyết đến cùng nhằm làm sáng tỏ vấn đề (có thể lấy ý kiến các phòng ban, các ngành có liên quan, hỏi cơ quan thuế cấp trên hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách thuế...).

Thứ tư, hầu như qua thanh tra thuế rất ít những trường hợp kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách thuế cho phù hợp với yêu cầu thực tế phát sinh, kiến nghị bãi bỏ những quy định không còn phù hợp, trái với những luật khác có liên quan...

2.3.3. Thực trạng công tác kiểm soát, xử lý sau thanh tra tại Cục Thuế tỉnh An Giang

Kết quả xử lý sau thanh tra là thước đo nhiệm vụ thanh tra thuế hàng năm của ngành thuế nói riêng và Cục Thuế tỉnh An Giang nói chung. Trong những năm gần đây, công tác thanh tra thuế thuế đã đư ợc triển khai khá toàn diện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu và áp dụng nguyên tắc rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế. Theo đó, đã tập trung vào các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao, có hoạt giao dịch liên kết, chuyển giá, doanh nghiệp lỗ nhiều năm liên tục vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh... kết quả thanh tra đã mang lại những thành công nhất


định.

Bảng 2.15: Tổng hợp kết quả thanh tra thuế từ năm 2010 đến năm 2013


TT


CHỈ TIÊU


ĐVT

NĂM

2010

2011

2012

2013

1

Kế hoạch thanh tra, kiểm tra

Cuộc

45

88

71

79

2

Số đơn vị đã thanh tra, kiểm tra

Cuộc

46

62

71

53

3

Tỷ lệ % (3=2/1)

%

102%

70%

100%

67%

4

Số cuộc có xử lý truy thu

Cuộc

36

53

60

40

5

Tỷ lệ % / tổng số cuộc thanh

tra (5=4/2)


%


78%


85%


85%


75%

6

Số thuế truy thu và phạt

Triệu

30.646

47.264

35.739

35.990

7

Bình quân/cuộc thanh tra

(7=6/2)


Triệu


666


762


503


679

8

Số thuế đã nộp vào NSNN

Triệu

20.631

44,468

20.401

6.535

9

Tỷ lệ %/ số thuế theo quyết

định (9=8/6)


%


67%


94%


57%


18%

Nguồn: Phòng Thanh tra Cục thuế tỉnh An Giang

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng:

Năm 2010 Cục Thuế tỉnh An Giang đã xây dựng đưa vào kế hoạch thanh tra 45 cuộc, kết quả đã thực hiện thanh tra 46 cuộc, đạt 102% so với kế hoạch được duyệt với số tiền xử lý qua thanh tra là 30,6 tỷ đồng, số tiền xử lý bình quân 01 cuộc là 666 triệu đồng, số đã nộp vào NSNN là 20,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong 46 cuộc thanh tra, có 10 đơn vị không phát hiện vi phạm qua thanh tra và số tiền nộp vào NSNN chiếm tỷ lệ 67%/số tiền ghi trên quyết định xử lý. Điều đó chứng tỏ việc lập kế hoạch thanh tra, tiến hành thanh tra các doanh nghiệp qua đánh giá rủi ro không đồng đều, có nhiều doanh nghiệp qua thanh tra xác định rủi ro rất thấp, thậm chí không rủi ro; việc chấp hành thực hiện nộp thuế theo quyết định xử lý vi phạm hành chính của NNT không nghiêm, CQT chưa có biện pháp hữu hiệu đôn đốc thu nộp cưỡng chế thi hành quyết định.

Đến năm 2011, số cuộc thanh tra thực hiện được là 62 cuộc, đạt 70% so với


kế hoạch được duyệt, số tiền xử lý bình quân là 762 triệu đồng/ cuộc, tăng 14% so cùng kỳ 2010, tuy nhiên số cuộc có số tiền xử lý cao hơn mức bình quân chung chỉ là 7 cuộc, chiếm 11%/tổng số doanh nghiệp được thanh tra, trong đó có 09 cuộc không phát hiện vi phạm qua thanh tra; số tiền nộp vào NSNN chiếm tỷ lệ 94%/số tiền ghi trên quyết định xử lý. Điều đó chứng tỏ việc lập kế hoạch thanh tra, tiến hành thanh tra các doanh nghiệp qua đánh giá rủi ro tốt hơn năm 2010. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp qua thanh tra xác định rủi ro rất thấp, thậm chí không rủi ro; việc chấp hành thực hiện nộp thuế theo quyết định xử lý vi phạm hành chính của NNT tương đối tốt.

Năm 2012, nhận thấy số cuộc thanh tra thực hiện được là 71 cuộc, đạt 100% so với kế hoạch được duyệt, số tiền xử lý bình quân là 503 triệu đồng/ cuộc, bằng 66% so cùng kỳ năm 2011, số cuộc có số tiền xử lý cao hơn mức bình quân chung chỉ là 11 cuộc, chiếm 15%/tổng số doanh nghiệp được thanh tra, trong đó có 11 cuộc không phát hiện vi phạm qua thanh tra; số tiền nộp vào NSNN chiếm tỷ lệ 61%/số tiền ghi trên quyết định xử lý. Điều đó chứng tỏ việc lập kế hoạch thanh tra, tiến hành thanh tra các doanh nghiệp qua đánh giá rủi ro không đồng đều, có nhiều doanh nghiệp qua thanh tra xác định rủi ro rất thấp, thậm chí không rủi ro; vẫn còn tình trạng chấp hành thực hiện nộp thuế theo quyết định xử lý vi phạm hành chính của NNT không nghiêm. Tuy nhiên năm 2012, tình hình kinh tế khó khăn nên dẫn đến nhiều doanh nghiệp không chấp hành nộp thuế theo như quy định.

Năm 2013, nhận thấy số cuộc thanh tra thực hiện được là 53 cuộc, đạt 67% so với kế hoạch được duyệt, số tiền xử lý bình quân là 679 triệu đồng/ cuộc, bằng 135% so cùng kỳ năm 2012 (nếu loại trừ 03 cuộc thanh tra sau hoàn thuế, số tiền xử lý chỉ bằng 41% so cùng kỳ 2012), số cuộc có số tiền xử lý cao hơn mức bình quân chỉ là 06 cuộc, chiếm 11%/tổng số doanh nghiệp được thanh tra, trong đó có 13 cuộc không phát hiện vi phạm qua thanh tra; số tiền nộp vào NSNN chiếm tỷ lệ 18%/số tiền ghi trên quyết định xử lý. Điều đó chứng tỏ việc lập kế hoạch thanh tra, tiến hành thanh tra các doanh nghiệp qua đánh giá rủi ro không đồng đều, có nhiều doanh nghiệp qua thanh tra xác định rủi ro rất thấp, thậm chí không rủi ro; việc chấp hành thực hiện nộp thuế theo quyết định xử lý vi phạm hành chính của NNT không nghiêm túc, rất thấp, CQT chưa áp dụng các biện pháp hữu hiệu đôn đốc thu nộp


cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Từ năm 2010 đến năm 2012 trưởng đoàn thanh tra là lãnh đạo phòng nên số lượng cuộc thanh tra thực hiện tương đối lớn, phần lớn đảm bảo đúng thời gian theo quy định, số tiền xử lý qua thanh tra đạt giá trị lớn; riêng năm 2010 mặc dù số cuộc thanh tra thực hiện ít (Tổng cục Thuế không giao tỷ lệ thực hiện trên số doanh nghiệp quản lý, số lượng doanh nghiệp đưa vào kế hoạch thanh tra được Cục Thuế tỉnh An Giang xây dựng trên cơ sở nguồn nhân lực, khả năng thực hiện và có điều chỉnh giảm kế hoạch vào tháng 9) nhưng chất lượng cuộc thanh tra đạt tương đối tốt. Năm 2013 là năm vừa giao cho lãnh đạo phòng và cả cán bộ làm trưởng đoàn thanh tra (có thể không phải lãnh đạo phòng), tiến độ thanh tra thực hiện khá chậm, cả năm chỉ thực hiện được 53 cuộc, đạt 67% kế hoạch năm, số tiền xử lý chỉ 34,4 tỷ đồng (trong đó có 25,8 tỷ đồng là tiền thu hồi hoàn thuế của 03 doanh nghiệp gian lận trong việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Campuchia đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra nên hầu như không có khả năng thu hồi), nhiều cuộc thanh tra kéo dài không đảm bảo thời gian ban hành kết luận thanh tra, quyết định xử lý; số cuộc thanh tra phát hiện vi phạm chiếm tỷ lệ thấp (70%/tổng số các cuộc thanh tra), nhiều cuộc thanh tra có số thuế truy thu, phạt rất thấp thậm chí không phát hiện vi phạm. Số thuế thực nộp chỉ đạt 18% so với số tiền ghi trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Qua thanh tra đã ban hành các kết luận thanh tra xác định rõ những hành vi vi phạm pháp luật thuế, qua đó đã tăng cường công tác quản lý thuế của các bộ phận chức năng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT, nhất là đối với những sai phạm thường gặp. Bên cạnh đó, thông qua công tác thanh tra thuế các năm cũng đã kịp thời chấn chỉnh những hành vi vi phạm pháp luật thuế, đã ban hành trên 180 quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế với số tiền truy thu và phạt trên 148 tỷ đồng, đồng thời cũng đã kiến nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xử lý theo định pháp luật đối với hành vi trốn thuế, gian lận trong việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế của NSNN đối với các doanh nghiệp hòan thuế có xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia.

Qua kết quả xử lý sau thanh tra từ năm 2010 đến năm 2013 tại Cục Thuế tỉnh An Giang, chúng ta có thể thấy việc xây dựng kế hoạch thanh tra trên cơ sở phân


tích, đánh giá rủi ro về thuế đã mang lại hiệu quả tích cực, lựa chọn đúng đối tượng cần thanh tra và thanh tra đúng nội dung rủi ro đã phân tích, tiết kiệm được thời gian, nhân lực cho CQT cũng như NNT, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra.

Mặc dù thực hiện xử lý sau thanh tra bám sát theo những quy định pháp luật đề ra, tuy nhiên, công tác xử lý sau thanh tra cũng đã b ộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục.

Qua cuộc khảo sát ý kiến doanh nghiệp và CBCC ngành thuế về kết quả hoạt

động thanh tra thuế tại doanh nghiệp được đánh giá qua bảng sau:

Bảng 2.16: Kết quả khảo sát về tiêu chí kết quả thanh tra


V10: Kết quả thanh tra thuế là đúng với thực tế tại doanh nghiệp


Ý kiến

Rất không

đồng ý

Không

đồng ý

Không có

ý kiến

Đúng/

Đồng ý

Rất đúng/

Rất đồng ý

Số phiếu

6

6

10

18

10

Tỷ lệ (%)

12

12

20

36

20

V11: Kết quả thanh tra thuế giúp chấn chỉnh và xử lý kịp thời vi phạm của doanh

nghiệp


Ý kiến

Rất không

đồng ý

Không

đồng ý

Không có

ý kiến

Đúng/

Đồng ý

Rất đúng/

Rất đồng ý

Số phiếu

3

6

10

25

6

Tỷ lệ (%)

6

12

20

50

12

V12: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế phù hợp với hành vi vi phạm

của doanh nghiệp


Ý kiến

Rất không

đồng ý

Không

đồng ý

Không có

ý kiến

Đúng/

Đồng ý

Rất đúng/

Rất đồng ý

Số phiếu

6

10

8

17

9

Tỷ lệ (%)

12

20

16

34

18

V13: Xử phạt vi phạm hành chính chưa đủ sức răn đe đối với doanh nghiệp


Ý kiến

Rất không

đồng ý

Không

đồng ý

Không có

ý kiến

Đúng/

Đồng ý

Rất đúng/

Rất đồng ý

Số phiếu

6

17

11

7

9

Tỷ lệ (%)

12

34

22

14

18

Nguồn: Phụ lục 3

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 14/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí