Thực Trạng Kiếm Soát Nội Bộ Đối Với Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Chi Cục Thuế Huyện Bù Gia Mập

cấu trúc hệ thống thuế được đo lường bởi các chỉ tiêu thuế suất; sự công bằng của hệ thống thuế; sự phức tạp của hệ thống thuế; mức độ áp dụng công nghệ trong khai báo thuế.

Nghiên cứu của Võ Đức Chín đã đưa ra kết luận : “Quản lý thu thuế đối với DN ở Việt Nam chưa xây dựng chiến lược phù hợp với đặc điểm tuân thủ thuế và đặc điểm hoạt động của DN. Năng lực cán bộ thuế, kỹ năng chuyên sâu, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế của một số cán bộ thuế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý và cải cách hành chính thuế. Đây cũng là yếu tố tác động làm hạn chế sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Thúy cho rằng: “Quản lý thu thuế của Nhà nước có tính quyết định dến mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Tính ổn định, minh bạch, rõ ràng của quy trình và thủ tục tuân thủ thuế như các quy trình đăng ký, kê khai, nộp thuế. Sự ổn định và mức độ minh bạch cao sẽ giảm chi phí tuân thủ và giảm rủi ro do tham nhũng và phiền hà cho doanh nghiệp”.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Việt đã kết luận : “Bộ máy quản lý thuế hoạt động có hiệu quả với các công tác tuyên truyền, công tác thanh tra, quy trình nghiệp vụ, công nghệ thông tin và đặc biệt là năng lực của cán bộ thuế có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế”.

Từ kinh nghiệm quản lý sự tuân thủ thuế của NNT các nước trên thế giới và các nghiên cứu, quá trình quản lý thuế tại Việt Nam trong thời gian qua đã cho thấy mối quan hệ quan trọng giữa hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với hành vi tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

1.6. Quy trình kiểm tra nội bộ ngành thuế

Quy trình kiểm tra nội bộ ngành thuế được ban hành kèm theo Quyết định số 212/QĐ-TCT ngày 07 tháng 3 năm 2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

(Xem Phụ lục đính kèm)

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Việc xây dựng hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với hành vi tuân thủ thuế TNDN bên cạnh các thuận lợi về trình độ nghiệp vụ nhân viên và độ ổn định trong hoạt động tuân thủ theo quy định của pháp luật thì còn tồn tại nhiều vấn đề đó là:

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về KSNB chưa hoàn chỉnh, còn trong giai đoạn xây dựng nên chưa đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu quản lý hiện nay. Hệ thống này vẫn còn thiếu nhiều yếu tố cơ bản, chế độ thông tin báo cáo giữa các đơn vị và ngành chủ quản chưa đáp ứng được yêu cầu; trình độ về quản lý tài chính của thủ trưởng nhiều đơn vị còn yếu do chỉ tập trung vào công tác chuyên môn; nhận thức về công tác kiểm tra, kiểm soát của cán bộ trong đơn vị còn chưa đầy đủ.

Mặt khác, ở Việt Nam các văn bản Luật chính thức quy định về vấn đề quản lý công tác thuế mới được hình thành những năm gần đây, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh vực này còn chưa đầy đủ và còn nhiều bất cập trong thực thi nhiệm vụ của công chức, viên chức thuế.

Vì vậy, việc hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với hành vi tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập để quản lý và sử dụng có hiệu quả nhằm đảm bảo tính ổn định của nguồn thu phục vụ cho vấn đề phúc lợi xã hội, tạo môi trường bình đẳng, thúc đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh, phát triển theo cơ chế thị trường.

Trong chương 1, luận văn cập nhật khái quát những cơ sở lý luận liên quan đến kiểm soát nội bộ cũng như giới thiệu khái quát về thuế thu nhập doanh nghiệp, quy trình kiểm tra nội bộ ngành thuế và trình tự áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế. Những tổng luận lý thuyết nêu trên làm nền tảng cho việc phát triển nội dung ở các chương tiếp theo của toàn luận văn.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIẾM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN BÙ GIA MẬP

2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Bù Gia Mập và tổ chức quản lý thuế ở Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập

2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước

Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập được thành lập theo Quyết định số 2636/QĐ-BTC ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc thành lập Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập, trực thuộc Cục Thuế tỉnh Bình Phước.

Năm 2009, Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập được tách ra từ Chi cục Thuế thị xã Phước Long với hơn 45 cán bộ công chức và người lao động, hàng năm số thu ngân sách nhà nước trên 200 tỷ đồng.

Năm 2015, Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập tách ra thành Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập và Chi cục Thuế huyện Phú Riềng. Hiện tại, Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập có 24 cán bộ công chức, số thu ngân sách nhà nước hàng năm từ 70-80 tỷ đồng.Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập là đơn vị trực thuộc Cục Thuế tỉnh Bình Phước, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn huyện Bù Gia Mập theo quy định của pháp luật.

Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Theo Quyết định 503/QĐ-TCT của Tổng Cục Thuế ngày 29/03/2010, Luật Quản lý thuế, các luật thuế và các quy định pháp luật có liên quan khác, Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cụ thể sau đây :

- Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật vềthuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn.

- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hằng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp ủy chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

- Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế như: Đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xóa nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của ngành; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

- Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế.

- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xóa nợ tiền thuế, miễn, xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.

- Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan nhà nước, các tổ

chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

- Được quyền ấn định thuế; thực hiện các biện pháp cưởng chế thi hành các quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; trích tiền từ tài khoản của các đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, các tổ chức tín dụng yêu cầu phong tỏa tài khoản; khấu trừ tiền lương hoặc thu nhập; thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên; thu tiền tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác nắm giữ; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế.

- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của cơ quan thuế, theo quy định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báocáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hànhcủa cơ quan cấp trên, của ủy ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế và khiếu nại, tốcáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cụ trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật.

- Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.

- Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu

cầu củacơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.

- Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Thuế.

- Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Chi cục Thuế theo quy định của nhà nước và của ngành thuế.

- Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật và của ngành.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.

2.1.2. Tổ chức quản lý thuế ở Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập


CHI CỤC TRƯỞNG






PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Kiểm soát nội bộ đối với hành vi tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước - 5


Đội hành chính- nhân sự- quản trị tài vụ và ấn chỉ

Đội kê khai-kế toán và tin học

Đội liên xã

Đội kiểm tra-quản lý và cưỡng chế nợ thuế

Đội Trước bạ- TNCN-TK và

NV DT-Tuyên

truyền hỗ trợ NNT

Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức của Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Lãnh đạo Chi cục Thuế gồm:

Chi cục trưởng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Phước và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế trên địa bàn huyện Bù Gia Mập. Chi cục trưởng chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp Đội trước bạ-thu nhập cá nhân- thu khác và nghiệp vụ dự toán – tuyên truyền – hỗ trợ người nộp thuế và Đội kiểm tra-quản lý và cưỡng chế nợ thuế.

Phó chi cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.Phó chi cục trưởng chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp Đội hành chính nhân sự-quản trị tài vụ và ấn chỉ, Đội kê khai kế toán thuế và tin học và Đội liên xã.

Các đội trực thuộc có trách nhiệm tham mưu giúp việc cho Chi cục trưởng và Phó chi cục trưởng:

Đội Trước bạ-Thu nhập cá nhân-Thu khác và Nghiệp vụ dự toán - Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế

Thực hiện hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục Thuế.

Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập quản lý. Xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nướcđược

giao.

Quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp

quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuê tài sản, phí, lệ phí và các khoản thu khác (sau đây gọi chung là các khoản thu về thuế đất bao gồm cả thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng, lệ phí trước bạ và thu khác) phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập quản lý.

Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập.

Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học

Thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phâncấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt,hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế.

Đội kiểm tra - quản lý và cưỡng chế nợ thuế

Thực hiện kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập.

Thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền nợ, tiền phạt đối với người thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập.

Đội thuế liên xã

Quản lý thu thuế các hộ, cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế phi nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên…)

Đội hành chính nhân sự - Quản trị Tài vụ và Ấn chỉ

Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập.

2.1.3. Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động của Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập

Về thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn

Nhiệm vụ chính trị của Chi cục Thuế là công tác thu ngân sách cho nhà nước, đây là một nhiệm vụ rất nặng nề khi áp lực từ các nguồn thu thuế và từ người nộp thuế ngày càng gia tăng. Hàng năm, sau khi nhận được chỉ tiêu giao, Lãnh đạo Chi cục Thuế chỉ đạo cụ thể cho các bộ phận chuyên môn thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế theo luật định, công khai dân chủ về thuế, hàng quý đều tổ chức đối thoại với doanh nghiệp nhằm giúp cho doanh nghiệp nắm rõ về luật thuế. Kết quả là hàng năm, số thu ngân sách

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí