Bài Học Kinh Nghiệm Đối Với Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam

suất khung và đến nay là lãi suất thoả thuận; tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại; bổ sung các nghiệp vụ tín dụng mới; mở rộng đối tượng tiếp cận tín dụng; trao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các NHTM….

Bước phát triển chính sách tín dụng của VietinBank là quá trình kế thừa, phát huy giá trị sẵn có, thay đổi để thích nghi với sự biến động của môi trường kinh tế, xã hội và phù hợp pháp luật trong từng thời kỳ, tiếp cận nhanh chóng xu thế mới, thông lệ quốc tế, các phương pháp quản lý tiên tiến… Giá trị cốt lòi là chuyển từ tư duy bao cấp sang tư duy tín dụng thị trường. Theo đó tín dụng đã hướng tới phục vụ nhu cầu hợp lý của khách hàng, tạo ra lợi nhuận trên cơ sở chấp nhận rủi ro đi kèm, các quyết định tín dụng dựa trên đánh giá lợi ích, rủi ro và có biện pháp kiểm soát rủi ro.

VietinBank đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng (phòng Quản lý rủi ro); theo dòi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ). Nhờ đó, quá trình đổi mới chính đã mang lại những kết quả quan trọng.

Bên cạnh đó, Vietinbank còn thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng; ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tượng cấp tín dụng cụ thể, tuân thủ danh mục tín dụng đã được thiết lập, có ưu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự án kinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.

Nhờ đó, quy mô tín dụng của VietinBank tăng bình quân hàng năm 31% đến nay tăng gần 170 lần so với lúc mới thành lập), đáp ứng được các nhu cầu vốn hợp lý của nền kinh tế, góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cơ cấu tín dụng theo địa bàn, đối tượng khách hàng, mục đích sử dụng vốn, ngành hàng, kỳ hạn cấp tín dụng, hình thức bảo đảm tiền vay…. được điều chỉnh theo hướng tích cực.

1.4.1.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của VIB

Trên thực tế, quản lý rủi ro tại Việt Nam thường phải đối mặt với vấn đề có quá ít hoặc quá nhiều dữ liệu nhưng không phù hợp cho quá trình phân tích đánh giá cơ hội hoặc dự phòng rủi ro. Để khắc phục vấn đề này, tại VIB có những phòng ban chuyên trách, mô hình đồng nhất, nhất quán từ các đơn vị kinh doanh đến bộ phận hỗ trợ. Mô hình 3 tầng lớp bảo vệ ( Đợn vị kinh doanh – Đơn vị quản lý – Kiểm toán nội bộ) giúp VIB tăng cường vài trò quản lý và kiểm tra hoạt động của các đơn vị kinh doanh nói riêng và của toàn hệ thống nói chung, đồng thời phòng ngừa lỗ hổng do các hình thức rủi ro gây ra như: chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố. Hiện tại, VIB đang dần dần thay đổi văn hóa của quản trị rủi ro từ “kiểm soát” sang “hợp tác” mà không ảnh hưởng đến chất lượng rủi ro tín dụng.Bộ máy độc lập, quản lý chung.

Rạch ròi về thẩm quyền quyết định tín dụng.

Xây dựng hạn mức tín dụng nội bộ và cho khách hàng.

Lượng hóa rủi to tín dụng, chủ động đối phó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ.

Chú trọng hơn việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin.

Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình - 5

Cân nhắc giữa lợi ích thu được và chi phí.

1.4.2 Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một là, tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của các ngân hàng bảo lãnh, các tổ chức mua bán nợ, kinh doanh rủi ro. Những tổ chức này sẽ góp phần tăng cường các biện pháp, giải pháp trong hoạt động tài trợ rủi ro đồng thời góp phần phát triển

đầy đủ các thị trường

Hai là, xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng, đặc biệt chú trọng đến KHCN. Đảm bảo tính độc lập trong xử lý các khoản cho vay giữa CBTD, cán bộ thẩm định và cán bộ quản lý rủi ro tín dụng. Tùy theo quy mô của chi nhánh, cấp chi nhánh cũng cần phải có đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng chuyên trách.

Ba là, xây dựng thị trường mục tiêu, mức rủi ro chấp nhận của ngân hàng. Thị trường mục tiêu được xây dựng trên cơ sở phân tích các bước sau: (1) nhận dạng thị trường tiềm năng (phân theo vùng, ngành, sản phẩm...) dựa vào tổng quan của các thành viên tham gia thị trường; (2) liệt kê được các cơ hội trong thị trường đó; (3) theo dòi được môi trường kinh doanh, đánh giá được vị trí của ngân hàng trên mỗi thị trường và theo đó điều chỉnh được thị trường mục tiêu; (4) miêu tả được các yếu tố chất và lượng của khách hàng mục tiêu trên mỗi thị trường.

Bốn là, thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ. Để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng (RRTD) cho cán bộ thẩm định RRTD, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản trị RRTD vì theo kinh nghiệm của Citibank thì không có phương pháp phân tích phức tạp, hiện đại nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá của chuyên môn về quản trị rủi ro.

Năm là, chú trọng hơn việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin. công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, tốc độ tiến bộ của công nghệ thông tin là rất nhanh, do đó cần chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ tích cực hơn cho việc phân tích, đánh giá, đo lường RRTD, thực hiện chấm điểm tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, giám sát độc lập khoản vay, chú trọng thực hiện phân nhóm khách hàng. Ngoài ra hệ thống công nghệ này hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động tín dụng: từ khâu luân chuyển, lưu trữ hồ sơ giữa chi nhánh và hội sở chính, đến khâu tác nghiệp về giải ngân, thu nợ, nhập/xuất tài sản bảo đảm cũng như hình thức của quyết định tín dụng, họp online thay vì họp trực tiếp, giải trình hồ sơ ký thông qua hệ thống điện tử, chữ ký điện tử thay vì chữ kí giấy.

Sáu là, cân nhắc giữa lợi ích thu được và chi phí. Việc xây dựng và triển khai mô hình tín dụng theo thông lệ quốc tế đòi hỏi tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Tùy điều kiện của mình mà các ngân hàng có hướng đi và lộ trình riêng. Ngoài ra cần linh hoạt trong việc áp dụng chính sách đối với khách hàng. Hay nói cách khác từng khách hàng thì ngân hàng nên có cách ứng xử khác nhau.

Tóm tắt chương 1

Trong Chương 1 Tác giả đã trình bầy được những vấn đề sau:

Một là, tổng kết cơ sở lý luận về tín dụng và rủi ro trong hoạt độn tín dụng, thông qua đó luận giải những vấn đề cấp thiết về quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng như khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân.

Hai là, hệ thống hóa có bổ sung chỉnh sửa và hoàn thiện cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Theo đó, tập trung vào một số vấn đề chủ yếu như nội dung quản trị rủi ro tín dụng, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng. Đây được coi là đóng góp khoa học mới về mặt lý luận của luận văn.

Ba là, tổng kết kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng nước ngoài, xu hướng quản trị rủi ro tín dụng và bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Trên đây là cơ sở lý luận cho việc phân tích thực trạng và đề ra hệ thống giải

pháp của các chương sau.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH


2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển

Việt Nam

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (tiền thân là Ngân hàng kiến thiết Việt Nam) được thành lập ngày 26/4/1957 trực thuộc Bộ Tài chính. Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã nhiều lần thay đổi tên gọi: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (giai đoạn năm 1957 - 1981), Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (giai đoạn năm 1981 - 1990), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (từ năm 1990 đến 5/2012). Đến tháng 6/2012, BIDV đã chính thức chuyển đổi và hoạt động như một ngân hàng thương mại cổ phần với tên gọi mới là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Hiện nay, với 57 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã kế thừa thành quả xây dựng và trở thành một trong năm ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam.

Đến năm 2013, tổng tài sản của BIDV đã đạt 550.000 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có một mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước với 118 chi nhánh cấp 1 cùng hàng ngàn Phòng, điểm giao dịch truyền thống và phi truyền thống cùng với hơn 18.000 cán bộ nhân viên. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam còn là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên thuê tổ chức định hạng tín nhiệm uy tín quốc tế Moody’s thực hiện xếp hạng tín nhiệm với kết quả đạt trần tín nhiệm quốc gia. Và cũng là Ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam triển khai phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, một bước tiến đột phá

quan trọng, tạo thêm nền tảng vững chắc cho hoạt động quản trị rủi ro theo

thông lệ quốc tế.

Mục tiêu phấn đấu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ, tăng trưởng ổn định đảm bảo chủ động giữ vững thị phần trước biến động của thị trường, hướng tới một mô hình ngân hàng hiện đại, từng bước hội nhập quốc tế theo các chuẩn mực tài chính quốc tế.

2.1.2 Giới thiệu về Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng Bình

2.1.2.1 Giới thiệu chung

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Quảng Bình là một đơn vị trực thuộc, chịu sự quản lý, giám sát về tất cả các mặt hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Tiền thân của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển tỉnh Quảng Bình là tổ cấp phát xây dựng cơ bản của ngành Tài chính chỉ gồm 3 cán bộ được thành lập từ năm 1957, ngay sau khi thành lập Ngân hàng kiến thiết Việt Nam. Ngày 20/4/1964, Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Quảng Bình được thành lập, với mục đích chính là thực hiện vai trò trực tiếp quản lý vốn đầu tư, cấp phát vốn trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Ngày 24/06/1981, Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Quảng Bình đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Quảng Bình trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, thành viên chính thức nằm trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Tháng 11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Quảng Bình được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Bình và chuyển hẳn mọi hoạt động từ cơ chế bao cấp vốn đầu tư của Nhà nước sang hoạt động kinh doanh thương mại, kinh doanh tiền tệ đa năng. Từ đó BIDV Quảng Bình đã đổi mới mạnh mẽ từ tổ chức, cán bộ, phạm vi, hình thức hoạt động để góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu chính sách tiền tệ phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Tháng 6/2012, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hoàn thành cổ phần hóa chính thức thành ngân hàng thương mại cổ phần, theo đó Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Bình được đổi tên là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình.

2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ

Chi nhánh BIDV Quảng Bình thực hiện toàn bộ các chức năng kinh doanh tiền tệ, dịch vụ Ngân hàng theo Luật các tổ chức tín dụng, gồm: Nhận tiền gửi tiền đồng và ngoại tệ; Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn các doanh nghiệp và cá nhân; Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh các loại; Thanh toán chuyển tiền trong nước, thanh toán quốc tế; Mua bán ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ; Dịch vụ thẻ, chi trả kiều hối...…

2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức

Mô hình tổ chức: BIDV Quảng Bình có 12 phòng ban tại hội sở chính và có 6 phòng giao dịch nằm ở trên các địa bàn trọng yếu của tỉnh Quảng Bình.


BAN

GIÁM ĐỐC

KHỐI QUAN HỆ KHÁCH

KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO

KHỐI TÁC

NGHIỆP

KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ

KHỐI TRỰC THUỘC

Phòng Khách hàng DN 1

Phòng Quản li rủi ro

Phòng Quản trị tín dụng

Phòng Kế hoạch tổng hợp

Phòng Giao dịch Đồng Hới

Phòng Khách hàng DN 2

Phòng Giao dịch khách hàng DN

Phòng Tài chính kế toán

Phòng GD Nguyễn Trãi

P.Khách hàng cá nhân

Phòng Giao dịch khách hàng CN

Phòng Tổ chức hành chính

Phòng Giao dịch Bắc Lý

Phòng Kinh doanh thẻ

P.Quản lý và dịch vụ KQ

Phòng Giao dịch Nam Lý

Phòng Giao dịch Quán Hàu

Hình 2.1. Mô hình tổ chức hoạt động của BIDV Quảng Bình

(Nguồn: Chức năng nhiệm vụ của các phòng trực thuộc BIDV QB

Phòng Giao dịch Bố Trạch

Ban giám đốc của chi nhánh gồm có giám đốc và 04 phó giám đốc. Trong đó, giám đốc chi nhánh là người điều hành chung và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về toàn bộ hoạt động, kết quả kinh doanh của chi nhánh. Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc theo sự phân công và ủy quyền, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các công việc được phân công, ủy quyền đó.

- Khối quan hệ khách hàng

Gồm có 02 phòng Khách hàng doanh nghiệp và 01 phòng Khách hàng cá nhân với chức năng cơ bản là đầu mối thiết lập quan hệ với khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của BIDV Quảng Bình.

- Khối quản trị rủi ro

Phòng Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả rủi ro tín dụng và các rủi ro khác của ngân hàng, là người kiểm soát thứ hai đối với các giao dịch được đề xuất bởi khối quan hệ khách hàng và các đơn vị trực thuộc. Ngoài ra phòng Quản lý rủi ro còn thực hiện chức năng duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và chức năng kiểm tra nội bộ.

- Khối tác nghiệp

Khối tác nghiệp gồm có 4 phòng: phòng Quản trị tín dụng, phòng Giao dịch khách hàng doanh nghiệp, phòng Giao dịch khách hàng cá nhân và phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ. Các phòng thuộc khối tác nghiệp là nơi hoàn tất các giao dịch do các phòng Khách hàng doanh nghiệp và Khách hàng cá nhân đã thực hiện, đề xuất và được phê duyệt, là bộ phận chịu trách nhiệm tác nghiệp cho các nghiệp vụ của ngân hàng như thanh toán, tiền vay, kinh doanh tiền tệ, tài trợ thương mại. Khối tác nghiệp chính là nơi hoàn thiện hồ sơ, xử lý giao dịch và lưu trữ chứng từ.

- Khối quản lý nội bộ

Gồm các phòng: phòng Tài chính kế toán, phòng Tổ chức hành chính, và phòng Kế hoạch tổng hợp. Các phòng thuộc khối quản lý nội bộ sẽ thực hiện các chức năng quản lý nội bộ như: xây dựng và theo dòi tình hình thực hiện kế hoạch của chi nhánh

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí